Tu đạo thay đổi vận mệnh ( Câu chuyện Cô quả phụ ba mươi tuổi )
Tu đạo thay đổi vận mệnh
Cô quả phụ ba mươi tuổi
Có một vị Đàn Chủ khôn đạo vốn dĩ tu đạo rất thành tâm, độ người, thanh khẩu trường chay, thiết lập phật đường …, dốc hết toàn sức đối với các Phật sự của đạo trường.
Thế nhưng vào lúc cô ta thành tâm tu đạo nhất, chồng cô lại vì tai nạn giao thông mà bị đụng gãy chân; sự việc này là một sự đả kích rất lớn đối với cô. Cô cứ ngỡ rằng mình nỗ lực tu đạo, bàn đạo như vậy thì lẽ ra phải được tiên phật phù hộ mới phải, cớ sao lại phải chịu nỗi bất hạnh thế này ?
Trong lòng phẫn nộ bất bình, suốt ngày oán trời trách người, kể lể với người khác nỗi bất mãn và oán hận trong lòng đối với đạo trường, sau đó thà rằng thoái đạo không tu nữa. Thế nhưng có lẽ là những thiện nghiệp mà cô tu đạo đến nay đã tạo xuống cực lớn, không thể phủ nhận gạt bỏ được, tiên phật chẳng vì thế mà từ bỏ cô ấy, do đó, trong một lần pháp hội nọ, Tế Công Hoạt Phật Lão Sư lâm đàn, bảo nhân viên bàn sự tìm cô ta đưa về phật đường; bàn sự nhân viên đều nói rằng : “ cô ta sẽ không đến, cô ta đã thoái đạo tâm mất rồi. ”
Tế Công Hoạt Phật Lão Sư vẫn cứ kiên trì rằng : “ chỉ cần đi tìm cô ấy, cô ấy nhất định sẽ đến; nếu không đến thì cũng phải đem kiệu rước cô ta đến. ” Khi nhân viên bàn sự đi tìm cô ấy, quả nhiên cô chẳng chút do dự mà đã nhận lời, bởi vì cô đang muốn tìm tiên phật để tính sổ !
Đến phật đường rồi, cô do trong lòng đã có chỗ bất bình, nhìn thấy Hoạt Phật Lão Sư cô cũng chẳng quỳ xuống; Lão Sư tâm bình khí hòa bảo với cô rằng : “ con chớ có giận dữ, hôm nay ta muốn đem chuyện nói rõ với con ”.
Ta hỏi con : “ Khi Ông ngoại của con qua đời, bà ngoại của con đã mấy tuổi ? ”, “ 30 tuổi. ”
Cô trong lòng bèn nghĩ, việc chồng mình bị đụng gãy chân có quan hệ gì với ông bà ngoại của mình đâu.
“ Khi cha của con qua đời, mẹ của con đã mấy tuổi ? ” Lão Sư lại hỏi tiếp.
“ 30 tuổi ”. Trong lòng cô mơ hồ có chút lo sợ bất an.
“ Con năm nay mấy tuổi ? ” Lão Sư lại hỏi. “ 30 tuổi ”. Lúc trả lời cô không khỏi rùng mình khiếp sợ sởn cả gai ốc.
“ Đúng thế, năm nay đến lượt con thủ quả ( ở góa ) ! rồi ”
Hoạt Phật Lão Sư liên tục nói không ngớt lời nhân quả trong đó rằng : thì ra cô và mẹ, bà ngoại cô 3 người kiếp trước đã liên thủ giết hại một người đàn ông, mà cô vợ của người đàn ông này năm đó đúng vào tuổi 30, ở góa đến mức vô cùng gian khổ, suốt ngày nước mắt rửa mặt, cuối cùng kìm nén không nổi nữa mà tự sát thân vong. Từ đấy vợ chồng hai người oán khí xông thiên, âm hồn chẳng tán, quyết tâm muốn phục thù, muốn 3 người họ đều nếm phải mùi vị ở góa vào tuổi 30, do đó mà báo ứng một đời một đời phát sanh, từ bà ngoại của cô đến mẹ của cô đều là 30 tuổi ở góa, thê khổ cả đời.
Lão Sư lại tiếp tục nói với cô : “ Con có biết rằng thầy đã nói biết bao nhiêu lời tốt với hai vị oan khiếm này mới khuyên được họ hồi tâm chuyển ý, cho con một cơ hội để hành công liễu nguyện, lấy công chuộc tội, mới bảo toàn được tánh mạng của chồng con hay không ? nay chẳng qua chỉ là té gãy chân, vả lại chữa trị khỏi, con còn có oán trách gì đây ? Con bây giờ đã nghe rõ rồi, quay trở về hãy nghĩ lại kĩ xem có muốn tu đạo hay không ? ”
Cô ta lập tức quỳ phịch xuống một cái, vội vàng nói rằng : “ Lão Sư từ bi, con muốn tu, muốn tu … ”
Từ câu chuyện có thật này có thể thấy rằng, tu đạo không những có thể thay đổi vận mệnh bát tự của chúng ta, còn có thể thay đổi vận mệnh bị oan khiếm kiếp trước truy đòi. Do vậy, muốn thay đổi vận mệnh thì cách có hiệu quả nhất vẫn là cầu đạo tu đạo. Vì sao mà cầu đạo, tu đạo có thể triệt để thay đổi vận mệnh vậy ?
· Cầu đạo có thể chặt đứt cái gốc rễ luân hồi, siêu thoát tam giới, tự nhiên không bị vận mệnh kiềm chế trói buộc.
· Tu đạo có thể tránh khỏi ác duyên, khiến cho cái nhân ác xấu gốc ban đầu chẳng cách nào kết quả.
· Cầu đạo gieo trồng xuống hạt giống thành phật, tu đạo tạo thiện nghiệp, cày cáy vun trồng ruộng phước như vậy, tự nhiên có thể thay đổi vận mệnh.
· Tu đạo có thể tiêu diệt những hạt giống nghiệp lực, khiến cho chúng không thể ra hoa kết trái, hình thành chướng ngại được.
· Tu đạo được tiên phật từ bi trong âm thầm xoay chuyển, khiến cho các oan khiêm không thể tùy tiện tùy ý truy đòi.
Trả Nợ Tiêu Lỗi
( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )
“Nghĩ mình độ người lại giảng đạo
In sách hành công tốn bao tiền
Tiền Nhân bảo đã cầu Thiên Đạo
Kiếp lớn hóa nhỏ, nhỏ hóa không
Huống hồ mình thường hành công đức
Cớ sao vẫn có tai kiếp nạn ! ”
Oán trời oán đất oán tiền hiền
Oán người oán thầy chẳng quan tâm
Hận mệnh hận vận hận bất tận
Bao lời ai oán, lệ tuôn trào !
Đồ nhi cớ sao không suy ngẫm ?
Con đến chuyển kiếp sáu vạn năm
Chí ít cũng vài ngàn năm lại
Chất tựa núi, xương thịt đã ăn !
Con đã tạo biết bao tội nghiệt
Duy chỉ một đời này hành công
Từng tí từng ti gộp lại tính
Chưa được hàng triệu, trăm triệu đồng
Độ người chẳng qua tiêu chút nghiệt
Chỉ mới đền tội kiếp này ăn
Mấy ngàn năm trở lên tiền kiếp
Dựa con chỉ xả chút tiền đồng
Thì muốn lấy mười đền nợ vạn
Như vậy há chẳng vô lương tâm !
“ Bảo con sẽ từ từ hoàn lại
Xin Oan nghiệt đợi chút trả xong ”
Nước chảy ra nhiều như sông lớn
Vào lại từng giọt, từng giọt rơi
Oan nghiệt đợi chẳng nổi đòi nợ
Than ôi một mạng thế là xong !
Tự mình tạo nghiệt tự mình chịu
Khi mạng phải đứt, cứu khó lòng !
Lời dạy ở trước, kiếp ở sau
Tự đồ nhi chẳng chịu nghe làm
Con mê lầm hận thầy muôn nỗi
Như thế quả thật không công bằng !
Nợ nghiệp 3 kiếp - một kiếp trả xong
Niên gián Bắc Tống, trong một thôn trang nọ có cậu bé mười tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, chân bị tàn tật. Cậu bé này không những cô đơn lẻ loi mà cuộc sống còn vô cùng khốn khổ, thậm chí dựa nhờ vào sự thí xả của hàng xóm hoặc xin ăn mà sống qua ngày.
Phía trước cái thôn này có một con sông. Những người dân trong thôn và người đi đường qua lại cần phải lội nước mà qua, đặc biệt là những người già lớn tuổi thì vô cùng bất tiện. Mỗi khi nước sông dâng lên thì càng là chẳng cách nào thông hành được. Thế nhưng mỗi năm qua đi, ai cũng chẳng muốn cải biến nó. Chỉ có cậu bé này mỗi ngày nhặt nhạnh những hòn đá, chất ở bên sông. Người ta nhìn thấy thì hỏi cậu bé này cớ sao phải nhặt những hòn đá chất bên sông vậy ? Cậu bé trả lời rằng muốn xây một chiếc cầu đá để cho những người trong thôn đi lại tiện lợi. Mọi người không cho rằng việc cậu làm là đúng, cho rằng cậu bé đang nói những lời điên rồ, phần lớn đều cười ha ha xong chuyện. Thế nhưng ngày tích tháng lũy, năm lại qua năm, những hòn đá đã chất thành ngọn núi nhỏ. Những người trong thôn bắt đầu thay đổi sự nhận thức, và bị tinh thần của đứa trẻ này khiến cho cảm động mà bắt đầu tham dự vào các hành động nhặt sỏi đá, thu gom đá, xây đắp cầu. Người làng mời các thợ thủ công đến bắt đầu việc xây dựng cầu đá. Cậu bé tàn tật này càng dốc hết toàn tâm vào trong đó.
Cầu vẫn chưa xây xong thì cậu bé này trong một lần đục đá bị văng trúng làm mù hai mắt. Mọi người thương tiếc đau xót, oán hận thay cho cậu, trách ông trời bất công, nói rằng hỡi ôi một đứa bé đáng thương như thế này một lòng vì mọi người lại chuốc lấy sự báo ứng như vậy. Thế nhưng bản thân đứa bé này thì lại chẳng có chút lời oán trách, mỗi ngày đều lần mò ở hiện trường xây cầu làm những việc mà sức mình có thể làm được. Dưới sự đồng tâm hiệp lực của mọi người, cây cầu cuối cùng cũng đã xây hoàn thành.
Mọi người hoan hô mừng rỡ khôn xiết; không ai là không đem ánh mắt vừa xót thương tiếc nuối, vừa tán thán tụ hướng về người của cậu bé lẻ loi cô độc vốn dĩ đã một chân tàn tật, nay lại mù mất hai con mắt. Cậu bé tuy rằng cái gì cũng nhìn không thấy, thế nhưng trên gương mặt hiền lành của cậu đã lộ ra nụ cười vui vẻ nhất của cả đời người. Thật nhanh chóng, một trận mưa to không mong mà đến dường như muốn vì cây cầu đá này rửa sạch đi những bụi bám nổi trên cầu. Thế nhưng sau một tiếng sét lớn inh tai như muốn điếc đến nơi, mọi người phát hiện ra rằng cậu bé này đã bị sét lớn đánh trúng, ngã trên mặt đất mà thân vong. Mọi người đều kinh ngạc sửng sốt, sau đó thì tình cảm đè nén chẳng nổi đã tuôn phọt ra, than thở cậu bé mệnh khổ, trách móc ông trời bất công …
Chính là vào lúc này, vừa đúng lúc Bao Chửng Bao Tướng Gia mà dân gian gọi là Thanh Thiên Đại Lão Gia xử lí việc công ngang qua đến đây. Bá tánh không ngớt ngăn kiệu quan lại, vì cậu bé mà kêu gào bất bình đòi một sự đối đãi hợp lí công bằng. Họ chất vấn Bao Chửng tướng gia rằng : “ người tốt vì sao không được quả báo tốt đẹp ? ” “ từ nay về sau làm sao mà làm người tốt được đây ? ” Bao Tướng Gia bị những tâm trạng cảm xúc của người làng lôi cuốn theo, cất bút viết nhanh, sau khi viết xuống 6 chữ “ thà làm ác, chớ làm thiện ” thì phủi tay áo, trong lòng bất mãn mà bỏ đi.
Trở về đến kinh thành, Bao Đại Nhân đem sự việc công này, ngay đến những việc nghe nhìn thấy trên đường đi đều bẩm tấu rõ với hoàng thượng, nhưng lại giấu đi việc mình viết chữ, bởi vì cho dù rằng trong lòng vô cùng không hiểu nổi việc cậu bé ấy hành thiện nhưng lại được ác báo, thế nhưng sau khi suy nghĩ rất kĩ thì vẫn là cảm thấy không ổn đối với 6 chữ như thế mà mình đã viết; nào ngờ đâu hoàng thượng sau khi thoái triều nhất định muốn kéo ông đến hậu cung để nói một số chuyện riêng tư. Thì ra là mấy hôm trước, hoàng thượng đã thêm được một vị Long Tử. Tiểu hoàng tử vô cùng khiến người ta yêu thích, thế nhưng cả ngày khóc lóc. Do đó hoàng thượng đặc biệt mời Lão Bao đến xem xem. Lão Bao nhìn thấy da thịt cậu bé như tuyết, trên cánh tay mềm trắng của cậu có một hàng chữ. Tiến gần về trước để nhìn một cái thì đúng chính là 6 chữ “ thà làm ác, chớ làm thiện ” ấy mà mình đã viết. Mặt lúc bấy giờ đột nhiên trong chốc lát mà thẹn đỏ đến tận cổ, vội vàng đưa tay xóa các chữ đi. Lão Bao đưa tay ra một cái xóa này không sao cả, vết chữ trên cánh tay của tiểu hoàng tử chỉ trong nháy mắt đã trở nên không còn tung tích gì nữa !
Kể ra thì cũng thú vị thật, 6 chữ ấy trên tay của Hoàng Tử trong mắt của Bao Chửng thì là chữ, nhưng trong mắt của người khác thì chẳng qua là thai kí ( cái bớt, vết chàm ). Hoàng Thượng nhìn thấy vết bớt trên tay của tiểu hoàng tử bị Lão Bao xóa đi, chỉ sợ rằng đã xóa đi phước căn, bèn to tiếng trách mắng Bao Chửng. Bao Chửng vội vàng quỳ xuống, miệng nói : “ tội thần đáng chết ”, sau đó đem đầu đuôi câu chuyện của việc mình đã viết chữ lúc nổi giận kể ra hết một lượt.
Hoàng thượng cảm thấy chuyện vô cùng kì dị khác thường, bèn mệnh cho Lão Bao dùng gối ấm dương đến địa phủ để làm rõ sự việc. Lão Bao gối đầu trên chiếc gối âm dương đến địa phủ một chuyến, chân tướng sự việc rõ hiện ra hết. Thì ra là cậu bé ấy kiếp trước tạo ác đa đoan, tội nghiệp vô cùng lớn. Để trả tội ác của một kiếp ấy thì cần ác báo của 3 kiếp mới có thể trả hết sạch. Thần vốn dĩ sắp đặt an bài rằng kiếp thứ nhất phải cô độc lẻ loi với tấm thân tàn tật; kiếp thứ hai bị hai mắt mù lòa với quảng đời còn lại, kiếp thứ ba bị sét đáng banh xác nơi hoang dã.
Cậu bé ấy kiếp thứ nhất chuyển sanh bị nghèo khốn tàn tật, nhưng triệt để sửa chữa những tội lỗi trước đây, chỉ muốn làm việc tốt cho người khác; do vậy mà thần bèn để cậu ta một kiếp mà trả nghiệp của hai kiếp, khiến cho cậu ta bị đá văng trúng mù cả hai mắt; thế nhưng cậu bé không oán trời trách người, chỉ là âm thầm làm chuyện tốt cho người khác. Thần bèn đem những nghiệp lực của kiếp thứ 3 cũng đem qua một kiếp trả, cho nên sét đánh chết đi. Diêm Vương hỏi Bao Chửng : ác nghiệp 3 kiếp một kiếp trả xong, ông nói là tốt hay là không tốt ? Một kiếp mà đã trả xong nghiệp 3 kiếp, bởi vì cậu ta chuyên làm việc thiện, trong lòng chỉ là nghĩ đến những người khác, chẳng chút cân nhắc nghĩ ngợi đến bản thân, tích đức rất nhiều, do vậy mà sau khi chết lập tức chuyển sanh thành đương kim thái tử, hưởng thụ phước phận thiên tử.
Người đời chẳng rõ chân tướng, chỉ nhìn thấy được tất cả những vẻ bề ngoài ở trước mắt thì cho rằng thiên đạo bất công, chẳng nguyện ý tin tưởng thiên lí thiện ác có báo nữa. Trên thật tế thì báo ứng như bóng theo hình, chỉ là do người bình thường nhìn chẳng thấy nhân duyên mà thôi.
Hành thiện chẳng thấy thiện ( báo )
kiếp trước có khiếm khuyết
Số lượt xem : 585