BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Ngộ Pháp Truyền Y Đệ Nhất 1 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 14:53:33
/Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Ngộ Pháp Truyền Y Đệ Nhất 1 )

Ngộ Pháp Truyền Y Đệ Nhất ( 1 )

 

Thần Tú sau khi làm kệ xong, nhiều lần muốn trình cho Ngũ Tổ xem, nhưng mỗi khi đi đến trước đường bèn do dự không quyết, trong lòng hoảng hốt, mồ hôi chảy toàn thân, bởi vì trong tâm của ông cứ mãi suy đi nghĩ lại vấn đề trước đó : một mặt nghĩ nếu mà trình kệ, liệu sẽ khiến cho Ngũ Tổ ngộ nhận cho rằng là vì muốn cầu Tổ vị ? Một mặt khác lại muốn cầu pháp, nếu như không trình kệ lên, cuối cùng cũng sẽ không thể đắc được.


 

Thần Tú không cách nào hạ quyết tâm, cứ như thế trước sau trải qua 4 ngày, muốn trình mà không thể trình ngay tức thì, lặp đi lặp lại 13 lần, cũng chưa thể trình bài kệ lên.

 

Thần Tú nghĩ : “ hay là đem bài kệ ngữ này viết trên bức tường ở hành lang, để Hòa Thượng tự nhìn thấy, nếu Hòa Thượng khen ngợi bài kệ tụng làm được rất hay, vậy thì mình sẽ ra mà lễ bái, nói là mình làm; nếu Hòa Thượng bảo là chưa kiến tánh, không thể đắc pháp, vậy thì uổng phí mình đã tu hành nhiều năm trong núi, càng uổng phí là một người thầy, được người ta cung kính lễ bái, còn tu đạo gì nữa ? ” . Do vậy, tâm niệmmột khi đã định, bèn vào canh ba đêm đó ( buổi tối 11 giờ đến một giờ ) tự mình cầm đèn, không để cho những người khác phát giác, đem kệ ngữ viết trên bức tường của hành lang phía nam, trình lên những kiến giải trong tâm của mình.

 

Thần Tú làm bài kệ :

 

“ Thân thị Bồ Đề thụ

Tâm như minh kính đài

Thời thời cần phất thức

Vật sứ nhợ trần ai ”

 

Kệ nói : Thân thể giống như cây Bồ Đề, tâm giống như đài gương sáng, lúc nào cũng cần phải phủi sạch, chớ để cho nó nhiễm bụi.

 

“ Thân thị Bồ Đề thụ ” , cái thân này giống như cây Bồ Đề. Thần Tú dùng cây Bồ Đề để ví von thân thể.

 

“ Tâm như minh kính đài ” : Dùng gương sáng để ví von tâm. Nếu như gương sáng, vậy thì đặt một đóa hoa trước gương, trên gương nhanh chóng hiện ảnh của đóa hoa, sau khi lấy đóa hoa ra khỏi thì lại chẳng lưu lại ảnh tượng, cho nên có câu nói : “ thánh nhân dụng tâm như kính ” ( Thánh nhân dụng tâm như gương ), cái gọi là “ sự lai tắc ứngsự khứ tắc tịnh ” ( việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh ); “ Thanh Tịnh Kinh ” nói: “ thường ứng thường tịnh ”; Cổ đức cũng nói : “ phong quá sơ trúc bất lưu thanh, nhạn quá hàn đàm bất lưu ảnh ”

 

Tạm Dịch:
 

Gió qua lay trúc
Gió đi qua rồi trúc không để lại âm thanh
Nhạn lướt mặt hồ
Nhạn bay qua mà hồ không lưu giữ  hình ảnh.

 

Tất cả cũng đều cùng một nghĩa – vô trụ.

 

“ Thời thời cần phất thức ”, phải lúc nào cũng lau phủi sạch. “ Cần phất thức ” ( siêng năng lau phủi sạch ) là công phu tiệm tu, là quan trọng tất yếu khi vẫn còn chưa kiến tánh, tuyệt đối không thể vì đó là do Thần Tú nói mà không xem trọng. Nếu hạ công phu tiệm tu không đủ sâu, muốn đốn ngộ kiến tánh cũng là không thể được. Cái gì là “ cần phất thức ” đây ? Ngoài đốn ngộ ra, đủ thứ các pháp tu trì như niệm Phật, ngồi thiền, lễ Phật, đọc kinh, trì chú, sám hối đều là vậy hết.

 

“ Vật sứ nhạ trần ai ”, là để không làm cho gương nhiễm bụi, bởi vì trên gương có bụi thì không cách nào hiện ra tướng mạo chân thật của sự vật. Nếu tâm có vọng tưởng chấp chước thì cũng giống như gương nhiễm đầy bụi, khi sự tình hiện tiền ra trước mắt cũng không có cách nhìn rõ chân tướng, ứng phó một cách thích hợp.

 

Ngũ Tổ sau khi xem xong bài kệ này, tuy biết rằng Thần Tú vẫn chưa kiến tánh, bài kệ ngữ này cũng không đủ cứu cánh, nhưng đối với những người trung hạ căn, bài kệ như thế này là rất có ích. Cho nên Ngũ Tổ vẫn khen ngợi Thần Tú một cái, muốn mọi người phải dựa theo kệ ngữ này mà tu trì.

 

Chúng ta hôm nay, đắc thụ Minh Sư nhất chỉ, tuy rằng là “ nhất chỉ huyền quan là cứu cánh ”, nhất chỉ ngay lúc đó căn trần đốn đoạn, khế nhập vô sanh, nhưng không phải là do tự mình đích thân chứng đắc, mà là phật lực gia trì, thiên mệnh gia bị. Tuy dưới nhất chỉ ngay lúc đó, trực khế tánh hải, cái tâm sanh diệt bị diệt đi “ không có sanh và tử ”. Nhưng theo sau một niệm thanh tịnh trong nháy mắt thì vọng niệm lại bay tứ tung, do vậy vẫn cần phải “ thời thời cần phất thức ”.

 

“ Thời thời cần phất thức ”, rốt cuộc phải chăm chỉ lau chùi sạch như thế nào đây ? chính là quán chiếu. “ Quán chiếu ” chính là tâm không trụ tướng, không bị cảnh giới lay chuyển, cho nên nhất định cần phải nội ( bên trong ) ly ( rời khỏi ) tâm ý thức, ngoại ly cảnh giới lục trần. Minh Sư nhất chỉ điểm ngay lúc đó đốn khế nguyên tâm, đồng thời cũng chỉ điểm chúng ta tu trì như thế nào – phương pháp quán chiếu. Nên từ chỗ này ( huyền quan khiếu ) thu nhiếp tâm vọng tưởng, hàng phục vọng tưởng chấp chước. Hàng phục vọng tưởng chấp chước rồi, thì là thâu viên – trói buộc thân tâm, viên minh giác tánh rồi.

 

“ Niệm phật hiệu ” là quán chiếu, cũng là “ cần phất thức ” Mặc niệm ngũ tự chân ngôn chính là để hàng phục tâm vọng tưởng, bởi vì tâm người vọng niệm tứ tung, mãi chẳng ngừng nghĩ, nếu có thể hạ công phu mặc niệm chân ngôn, thật sự là phương pháp hữu hiệu để thu nhiếp tâm niệm. Lại còn “ Lễ Phật ” cũng là quán chiếu, cũng là “ cần phất thức ”. Phải biết rằng, một cái quỳ lạy, một cái khấu đầu cũng là phương pháp tốt để thu nhiếp tâm niệm. Khi thường khấu đầu quỳ lạy thì sẽ chuyên tâm không khởi vọng niệm, cho nên nói khấu đầu là “ cần phất thức ”. Cho nên nói tam bảo là pháp bảo tu trì, pháp bảo thành phật, tam bảo là dùng để khôi phục tâm thanh tịnh của tự tánh.

 

Thiền Tông gọi là “ cái bổn lai diện mục trước khi bố mẹ sanh ra ”, Cái gì là bổn lai diện mục ( bộ mặt vốn có ) ? Tâm thanh tịnh chính là bổn lai diện mục, tâm thanh tịnh chính là đạo. Tu đạo không gì khác là tâm thanh tịnh mà thôi. Chỉ cần phương pháp có thể đạt đến thanh tịnh thì là “ phất thức ”; giống như “ trì chú ” của mật tông, “ chỉ quán ” của thiên tông, “ niệm Phật ” của tịnh tông, những cái này đều là “ phất thức ”. Sở dĩ thêm chữ “ cần ” là biểu thị nhất định phải hạ công phu thật sâu, không phải là chỉ một thời gian đặc biệt nào, mà là 24/24 tiếng, cho nên Ân sư từ bi chỉ thị : “ chung nhật luyện thần quang ”.

 

Thần Tú làm xong bài kệ thì đi về phòng, toàn bộ những người trong chùa đều không biết việc này. Thần Tú về đến phòng vẫn cứ mãi đoán chừng phản ứng của Ngũ Tổ sau khi xem xong : “ Nếu Ngũ Tổ ngày mai nhìn thấy bài kệ mà rất vui, thì là mình có duyên với phật pháp, nếu cho rằng không được, chưa nhập đạo, , tự nhiên là do mình tạo nghiệp trong quá khứ cho nên chấp mê, lại nữa nghiệp chướng quá nặng, không thích hợp đắc pháp. Thánh ý của Ngũ Tổ thật là khó đoán ! ” Thần Tú lại ở trong phòng suy đi nghĩ lại, ngồi nằm chẳng yên, mãi đến canh năm.

 

Các vị, vọng tâm chính là nghiệp chướng, một khi vọng tâm khởi lên, phiền não sẽ đến.

 

Ngũ Tổ sớm đã biết Thần Tú vẫn chưa vào được cửa, vẫn chưa tự chứng được kiến tánh.

 

Đương nhiên, ngài cũng biết Lục Tổ đã kiến tánh rồi. Nếu đã như thế, lại hà tất phải mọi người làm kệ nữa ? Ngũ Tổ hy vọng đem cơ hội công khai, để cho chúng đệ tử tâm phục khẩu phục, đặc biệt đối với Thần Tú mà nói, lại càng quan trọng. Cho nên, Tổ vị tuyệt đối không phải là cho và nhận một cách riêng tư, Ngũ Tổ tuyệt đối không có tư tâm, cái gọi là : “ Thiên đạo vô thân, duy đức thị phụ ”

 

Ngày thứ hai, Ngũ Tổ gọi Lô Cung Phụng đến, chuẩn bị vẽ tranh trên bức tường hành lang phía nam, đột nhiên nhìn thấy bài kệ mà Thần Tú đã làm, bèn nói : “ Cung Phụng ! ông không cần vẽ nữa, vất vả cho ông từ xa đến đây. “ Kim Cang Kinh ”  nói : “ phàm sở hữu tướng giai thị hư huyễn ” ( phàm những gì có tướng đều là hư ảo ”; “ Ngũ Tổ huyết mạch đồ ” và “ Lăng Già Kinh biến tướng đồ ” đương nhiên cũng là hư ảo. Vậy thì lưu lại bài kệ này, để mọi người đọc tụng, tu trì vậy ! Dựa theo bài kệ này tu trì, thì có thể tránh rơi vào ác đạo ( tam ác đạo : địa ngục đạo, ngạ quỷ đạo, súc sinh đạo ), dựa theo bài kệ tụng này tu trì, có thể gặt hái được lợi ích rất lớn ”

 

Do vậy, bèn dặn dò đệ tử đốt nhang cung kính lễ bái bài kệ tụng này, mọi người đều đến tụng niệm bài kệ này thì có thể nhìn thấy tự tánh.

 

Các vị nghĩ xem, đấy là lời nói thật chăng ? đương nhiên chẳng phải là lời nói thật, đấy là phương tiện thiện xảo của Ngũ Tổ, là quyền thuyết ( căn cứ vào trình độ hiện tại của bạn mà cho bạn giáo pháp mà bạn có thể tiếp nhận, loại giáo pháp này không phải nghĩa chơn thật, nghĩa viên mãn nhất, nhưng có thể từng bước dẫn dắt bạn đến nghĩa chơn thật ).

 

Tuy Ngũ Tổ biết rõ Thần Tú vẫn chưa kiến tánh, bài kệ này cũng không cứu cánh, nhưng đối với chúng đệ tử mà nói, bài kệ ngữ này là bậc thang của kiến tánh, dựa theo kệ ngữ này mà tu trì có thể giúp đỡ những đệ tử này kiến tánh. Cũng giống như những thiền sư tham thỉnh cơ duyên vậy, trước khi gặp được Lục Tổ, cũng đều có công phu tụng niệm kinh điển hơn 10 năm, đấy chính là công phu thời thời cần phất thức, cho nên được Lục Tổ chỉ điểm cho thì đã khai ngộ. Nếu dựa theo kệ ngữ này mà tu trì, tuy không thể trực tiếp mượn nhờ bài kệ này mà kiến tánh, nhưng lại là quá trình tu hành tất yếu.

 

Các đệ tử sau khi đọc tụng bài kệ này đều tán thán nói : “ quá hay ! ”

 

Ngũ Tổ nhân thời điểm canh ba, gọi Thần Tú vào Pháp đường, hỏi Thần Tú rằng : “ bài kệ này là do con làm phải không ? ” . Thần tú nói : “ quả thật là do con làm, chẳng dám vọng tưởng đắc được Tổ vị, hy vọng Hòa Thượng từ bi, xem xem đệ tử có phải là có một chút trí tuệ ? ”

 

Ngũ Tổ nói : “ Bài kệ này con làm, vẫn chưa nhìn thấy bổn tánh, chỉ đến ngoài cửa, vẫn chưa vào đến bên trong cửa. Dựa theo kiến giải như thế, muốn cầu đắc vô thượng bồ đề là tuyệt đối không đắc được ” . Cho nên tiếp theo, Ngũ Tổ bèn chỉ đạo Thần Tú phương pháp tìm được vô thượng bồ đề.

 

Các vị có thể thấy, Ngũ Tổ lúc sáng ca ngợi Thần Tú trước mọi người, sau đó lại nhân canh ba, sau khi mọi người nghỉ ngơi, lại bảo Thần Tú đến pháp đường, chỉ điểm chỗ mê thất của ông ta, đấy chính là chỗ đại từ đại bi của Tổ Sư. Nếu Ngũ Tổ chỉnh sửa chỗ sai của Thần Tú ở đình lớn trước mặt đại chúng, bảo bài kệ này chỉ đến cửa ngoài chứ chưa kiến tánh, vậy thì sau này Thần Tú làm sao mà thuyết pháp cho mọi người được nữa ?

 

“ Vô Thượng Bồ Đề ” chính là Phật, cũng chính là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. “ Bồ Đề ” là giác, “ Tam ” là chánh, người nhị thừa ( A La Hán, Phích Chi Phật ) thì có giác ngộ chơn chánh. A La Hán, Phích Chi Phật tuy có chánh giác, nhưng vẫn chưa kiến tánh, nhất định phải là viên giáo ( giáo pháp đại thừa cứu cánh viên mãn ) , Bồ Tát từ sơ trụ ( trụ thứ nhất của thập trụ trong Bồ Tát thừa 52 vị ) trở lên mới kiến tánh. “ Miệu ” chính là đẳng. Bồ Tát có “ chánh đẳng chánh giác ”, “ chánh đẳng ” là tương đẳng với phật; Bồ Tát giác tri mọi người đều có giác tính tương đẳng với Phật, cho nên phát tâm độ hóa chúng sanh, do vậy Bồ Tát không chỉ tự giác – thượng cầu phật đạo, mà còn hành Bồ Tát Đạo để giác tha – hạ hóa chúng sanh, đạt đến vô thượng, giác hạnh viên mãn, thì là Phật.

 

Ngũ Tổ nói : “ muốn thành tựu vô thượng bồ đề thì nhất thiết cần phải dưới một lời nói, lập tức biết được bổn tâm của mình, nhìn thấy bổn tánh của mình là bât sanh bất diệt. Trong tất cả mọi thời điểm, niệm niệm chẳng mê, liễu liễu phân minh, có thể tự chứng cái chơn thật của tự tánh, liễu tri tất cả vạn pháp đều do tự tánh mà sanh, tất cả cảnh duyên đều không làm trở ngại thân tâm. ”

 

“ Nhất chơn nhất thiết chơn ”, khi bạn kiến tánh, nhìn thấy tất cả pháp đều là chơn thật, cũng chính là cái đạo lý mà người xưa nói : dĩ kim tố khí, khí khí giai kim ” ( dùng vàng làm thành dụng cụ, tất cả dụng cụ đều làm bằng vàng ).

 

“ Kim Cang Kinh ” đề cập đến : “ phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng ” ( phàm là có hình tướng thì đều là hư vọng ). Nhưng khi mà mình kiến tánh, nhìn thấy tất cả tướng đều là thật tướng. “ Tâm Kinh ” nói : “ chiếu kiến ngũ uẩn giai không ”, nghĩa là ngũ uẩn đều là tánh không, ngũ uẩn đều là chơn như bổn tánh. Vạn pháp đều là diệu dụng của Phật, cho nên phật xem tất cả chúng sanh đều là phật, vạn pháp đều là phật, cho nên nói : sau khi kiến tánh, phàm là có tướng đều là thật tướng, đấy chính là “ nhất chơn nhất thiết chơn ”

 

“ Vạn cảnh tự như như ”, khi đạt đến cảnh giới này, bạn ở trong tất cả mọi cảnh tuyệt đối không bị cảnh giới lay chuyển, cho dù đối mặt với lúc sanh tử gay go, vẫn có thể nói cười vui vẻ, như như bất động; và nhìn thấu vạn pháp như một, bởi vì sau khi kiến tánh, biết được tự tánh tận hư không, khắp pháp giới, vạn pháp chính là bản thân mình. Cái gọi là “ huyễn hóa không thân tức pháp thân ”, pháp thân bất sanh bất diệt, chẳng có sanh tử, người kiến tánh vọng tận tình không ( chấm dứt vọng tưởng và tình cảm), không có lo sợ. Cho nên “ tâm kinh ” nói : “ vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo vọng tưởng, cứu cánh niết bàn ”.

 

“ Như như chi tâm ” , cái tâm như như bất động, tâm mà chư pháp như một, thì là chơn thật, chơn thật chính là chơn tánh. “ nếu như là thấy, tức là tự tánh của vô thượng bồ đề ”. Giả như có thể thấy được bổn tánh không sanh diệt, không phân biệt, đấy chính là tự tánh của vô thượng bồ đề.

 

Sau khi Ngũ Tổ khai thị với Thần Tú, lại dặn dò Thần Tú: “ Con tạm thời đi xuống suy nghĩ một hai ngày, ngoài ra lại làm một bài kệ đưa đến cho ta xem, nếu kệ của con có thể vào được cửa, ta sẽ đem y pháp truyền cho con. ” Thần Tú hành lễ lui ra.

 

Lại trải qua vài ngày suy nghĩ, Thần Tú vẫn làm không ra bài kệ kiến tánh, cho nên trong tâm mơ hồ không rõ, tinh thần suy nghĩ bất an, cũng giống như một giấc mơ, ngồi đứng chẳng yên, rất là không vui.

 

Lại trải qua hai ngày, có một thanh niên là vị thành niên và vẫn chưa xuất gia từ xưởng giã gạo đi ngang qua, vừa hát bài kệ mà Thần Tú sáng tác. Huệ Năng mới nghe bèn biết bài kệ này vẫn chưa kiến tánh, tuy chưa được Ngũ Tổ chỉ dạy truyền thụ qua, nhưng sớm đã minh tâm kiến tánh, biết được đại ý của phật pháp, đương nhiên biết được bài kệ này vẫn chưa kiến tánh. Thế là bèn hỏi đồng tử : “ xin hỏi cái mà cậu tụng là kệ tụng gì ? ”

 

Đồng Tửnói : “ Tên Cát Liêu ngươi, chẳng biết Ngũ Tổ Đại Sư nói, cái quan trọng nhất của người thế gian là sanh tử đại sự, Đại Sư muốn truyền phó y bát phật pháp, chỉ thị đệ tử mỗi người tự làm một bài kệ gửi cho ngài ấy xem, nếu có thể ngộ được đại ý phật pháp, thì sẽ đem y bát phật pháp truyền cho, làm Tổ Sư đời thứ sáu. Thượng tọa Thần Tú đã viết bài kệ tụng không chấp tướng này trên bức tường hành lang phía nam, Đại sư chỉ thị đại chúng, toàn bộ mọi người đều phải tụng niệm. Lại nói rằng nếu có thể y theo bài kệ tụng này mà tu, thì có thể miễn được rơi vào tam ác đạo.

 

Từ cách xưng hô của Đồng tử đối với Lục Tổ, chúng ta bèn biết được sự khác biệt giữa người kiến tánh và người chưa kiến tánh. Người kiến tánh xem và đối đãi tất cả chúng sanh đều bình đẳng, người chưa kiến tánh thì trong tâm có phân biệt. Nguyện thứ nhất trong Phổ Hiền thập đại nguyện vương – lễ kính chư phật, chính là muốn chúng ta tu cái tâm bình đẳng. Cái gọi là “ lễ kính chư phật ” chính là lễ kính tất cả chúng sanh, bao gồm chúng sanh hữu tình và chúng sanh vô tình; bổn thể của chúng sanh hữu tình gọi là phật tánh, bổn thể của chúng sanh vô tình gọi là pháp tánh, mà pháp tánh và phật tánh là cùng một tánh. Người kiến tánh biết được “ Thiên địa đồng căn, vạn vật đồng nguyên ” ( trời đất và vạn vật đều có cùng nguồn gốc ), cho nên có thể đối đãi bình đẳng với tất cả, lễ kính tất cả người, việc, vật. Cái mà “ Lễ ký ” nói : “ lễ giả, vô bất kính ” ( lễ nghĩa là không có cái gì mà không kính ), chính là cái ý nghĩa này. Đồng tử chưa kiến tánh, tâm không bình đẳng, mới có chuyện là mới mở miệng bèn gọi Lục Tổ là “ Cát Liêu ” , đấy là ý thức phân biệt.

 

Đồng tử đem lời của Ngũ Tổ đã nói với các đệ tử thuật lại một lượt, lại đem việc Thần Tú làm kệ trên hành lang và Ngũ Tổ muốn các đệ tử tụng niệm kệ ngữ, dựa theo kệ mà tu trì nói lại cho Huệ Năng nghe.

 

Lục Tổ bèn nói : “ Tôi cũng muốn tụng niệm kệ này, kết duyên đời sau, cùng sanh cực lạc phật quốc. Thượng nhân ! tôi ở đây giã gạo, đã hơn 8 tháng rồi, vẫn chưa từng đi đến trước pháp đường, xin thượng nhân có thể dẫn dắt tôi đến trước kệ tụng để lễ bái. ”

 

Lục Tổ tuy biết bài kệ này vẫn chưa kiến tánh, nhưng tâm vẫn tồn cung kính, gọi đồng tử là “ Thượng nhân ” . Phải biết rằng Thượng nhân này là cách xưng hô đối với trưởng giả đại đức và sư trưởng. Tuy đồng tử gọi Huệ Năng là Cát Liêu, nhưng Lục Tổ chẳng chút bận tâm, vẫn gọi đồng tử là thượng nhân. Từ đấy có thể thấy, người kiến tánh thấy tất cả chúng sanh bình đẳng như một.

 

Đồng Tử dẫn Huệ Năng đến trước kệ tụng lễ bái, Huệ Năng nói : “ Huệ Năng không biết chữ, xin thượng nhân đọc một lần cho tôi nghe ”. Lúc này có một vị Giang Châu Biệt Giá ( tên của một chức quan ) , gọi là Trương Nhật Dụng, bèn cao giọng đọc kệ ngữ của Thần Tú.

“ Giang Châu ” là tỉnh Giang Tây, huyện Cửu Giang của hiện nay, vốn bao gồm toàn tỉnh Giang Tây và Hồ Bắc Nam Bộ. “ Biệt giá ” là tên quan, tương đương với bí thư trưởng hiện nay.

 

Huệ Năng sau khi nghe xong, bèn nói một mình : “ tôi cũng có một kệ, hy vọng Biệt Giá giúp tôi viết xuống. ” Bởi vì Huệ Năng không biết chữ, nên hy vọng Biệt Giá có thể giúp.

 

Biệt Giá nói : “ Cát Liêu, ông cũng muốn làm kệ, chuyện này thật là hiếm thấy  ”, nghe khẩu khí này thì có thể biết được, trong lời nói của Biệt Giá cũng có sự khinh miệt.

 

Huệ Năng nghe rồi bèn nói với Biệt Giá : “ dục học vô thượng bồ đề, bất đắc khinh ư sơ học. Hạ hạ nhân hữu thượng thượng trí, thượng thượng nhân hữu vô ý trí. Nhược khinh nhân, tức hữu vô lượng vô biên tội. ”

 

Nếu như muốn học vô thượng bồ đề, cũng có nghĩa là muốn học Phật, tuyệt đối không được khởi tâm khinh mạn những người mới học Phật.

 

Bởi vì khởi tâm khinh mạn, tổn thương đối với bản thân mình sẽ rất lớn. Khi mình khởi tâm khinh mạn đối với chúng sanh, thì đã che lấp bổn tánh của bản thân, mê mất đi phật tánh, nên ghi nhớ kỹ, Phật là không khinh thị ( xem thường ) chúng sanh.

 

Tiếp theo, Huệ Năng nói : người hạ đẳng nhất cũng có trí tuệ thượng đẳng nhất, người thông minh tuyệt đỉnh cũng có lúc mai một trí tuệ. Nếu xem thường người, thì có tội vô lượng vô biên.

 

Khinh người là tâm ý thức, tâm phân biệt, tâm kiêu ngạo, là chủng ( hạt giống ) luân hồi.

 

Biệt Giá mới nghe, biết rằng mình đã sai, đấy cũng chính là đức tánh của người tu hành, có thể nhanh chóng giác ngộ, chính là cái gọi là “ chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác ngộ trễ ” .

 

Chúng ta nghiên cứu đọc kinh điển đọc đến chỗ này cũng phải có thể kiểm thảo, phản tỉnh bản thân, cái mà kinh điển ghi lại là thị hiện thuyết pháp của Phật, Bồ Tát, nhà Hiền Triết, chúng ta tự mình phải có thể nhờ đó mà phản tỉnh học tập, đấy mới là trọng điểm.

 

Biệt Giá nói : “ Ông cứ đọc bài kệ ra, tôi sẽ viết lên cho ông, nếu ông đắc pháp, nhất thiết cần phải trước tiên đến độ tôi, đừng có quên câu nói này. ”

 

Biệt Giá nhận lời viết kệ ngữ cho Lục Tổ, chỉ hy vọng Lục Tổ sau khi đắc pháp, trước tiên phải đến độ ông ta. Chúng ta không biết Lục Tổ lúc trụ thế, có độ Biệt Giá hay không, nhưng mà Biệt Giá viết kệ ngữ cho Lục Tổ, nhất định là có nhân duyên của nó, mà sau khi viết kệ xong, đương nhiên cũng gieo xuống cái nhân duyên được độ sau này.

Huệ Năng làm bài kệ :

 

“ Bồ Đề bổn vô thụ

Minh kính diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai ? ”

 

Tự tánh ở nơi đâu ? tự tánh không chỉ ở trên điểm này ( huyền quan khiếu ), tự tánh là tận hư không, khắp pháp giới, vô sở bất tại ( chẳng nơi nào không có ).

 

 Vậy Minh Sư nhất chỉ điểm lại là cái gì ? Minh Sư nhất chỉ, ngay lúc đó căn trần đốn đoạn, khế nhập vô sanh, cho nên nghĩa thật của Minh Sư nhất chỉ điểm chính là “ ly tướng ”; duy có ly tướng mới có thể “ chứng chơn 

 

“ Huyền quan khiếu ” là diệu khiếu mà Ân Sư chỉ đạo chúng ta “ nhiếp thụ lục căn, ly tướng chứng chánh ”, là nơi có thể bắt tay vào nhanh chóng thu nhiếp lục căn. Từ huyền quan thu nhiếp trở lại, chính là để ly tướng, “ Kinh Kim Cang ” nói : “ ly nhất thiết chư tướng, tắc danh chư Phật ” ( rời khỏi tất cả các tướng thì là Phật ); ly tướng chính là Phật, đấy chính là đạo lý “ nhất chỉ thành Phật ”. Chúng ta không có trí tuệ là do chấp tướng, lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần, chỗ nào cũng chấp chước, cho nên dựa vào huyền quan, thu nhiếp hết thảy vọng tâm, chủ yếu là ly tướng. Ly tướng thì có thể khai mở trí tuệ, kiến phật tánh, liễu sanh tử, cho nên huyền quan nhất khiếu còn gọi là “ cánh cửa sanh tử ”.

 

“ Bồ đề bổn vô thụ ”, tự tánh là vô sở bất tại ( không nơi nào không có )! Giác tánh, phật tánh vô tướng, ở đâu mà có cây ?

 

“ Minh kính diệc phi đài ”, minh kính là chỉ tâm, tâm không có hình tượng, làm gì mà có đài ?

 

“ Bổn lai vô nhất vật ” là chư pháp thật tướng.

 

“ Hà xứ nhạ trần ai ” Trần ai chính là vọng niệm, phiền não, chư pháp thật tướng vốn dĩ thanh thanh tịnh tịnh, là không tịch, ở đâu mà có bụi bặm ?

 

Tham, sân, si, mạn, nghi, tửu, sắc, tài, khí những thứ này đều là vật, đều là trần ai, là hư vọng, vốn dĩ không liên can gì đến cái chân tâm của chúng ta, không làm trở ngại. Cho nên, tất cả vọng niệm sẽ không làm ô nhiễm phật tánh của chúng ta, cũng giống như mây đen là không làm ô nhiễm mặt trời. Nó chỉ là tạm thời che đi ánh mặt trời. Cũng vậy, vọng niệm sẽ che lấp Phật tánh của chúng ta, nhưng rốt cuộc là hư vọng, nhưng mà chúng ta lại vì cái vô minh của những hư vọng này mà đang chịu sự luân hồi.

 

Chúng ta hãy nghĩ kỹ xem, chúng ta chẳng phải là mỗi ngày dùng vọng tâm, đang theo đuổi những thứ hư vọng trên đời mà tạo ra đủ thứ tội nghiệp, dẫn đến chịu luân hồi quả báo, như thế chẳng phải là oan uổng lắm sao ?

 

Biệt Giá viết xong bài kệ cho Huệ Năng, chúng đệ tử của Ngũ Tổ cũng đều rất kinh hãi, không có ai là không kinh ngạc. Mọi người thảo luận với nhau rằng : “ thật kỳ lạ ! không thể dựa vào tướng mạo bên ngoài mà đánh giá người, vì sao mà chưa trải qua thời gian bao lâu, ông ta lại trở thành nhục thân bồ tát ? ”

 

Ngũ Tổ thấy bài kệ của Tuệ Năng cực cao, kinh ngạc quá, lại sợ có người tới làm hại ông ta, nên dùng đế giày xóa đi bài kệ này. Ngũ Tổ nói : “ bài kệ ngữ này vẫn chưa kiến tánh ”,mọi người tưởng quả thật là vậy thì những nghi hoặc trong lòng cũng tiêu trừ đi và không để ý đến nữa.

 

 

Qua hôm sau, Ngũ Tổ im lặng tới chỗ cối giã gạo, thấy Tuệ Năng lấy đá cột vào eo cho đủ sức để giã gạo, Ngũ Tổ nói : “ người cầu đạo vì pháp quên đi cực nhọc vất vả của thân thể, chính là nên như thế đấy ! ”

Ngũ Tổ nói câu này là đang khen ngợi Lục Tổ, khích lệ Lục Tổ vì giã gạo mà có thể chẳng từ gian khổ, sau này hoằng pháp lại càng nên như thế.

 

Thế là ngài hỏi Huệ Năng : “ gạo đã giã xong chưa ? ”

 

Tuệ Năng nói : “ Gạo giã lâu rồi, chỉ còn thiếu sàng thôi. ”

 

Thầy trò một hỏi một trả lời, nghe thì như đang bàn về chuyện giã gạo, thật ra bên trong hàm nghĩa sâu.

 

Ý mà Ngũ Tổ hỏi là “ con đã kiến tánh chưa ? ”

 

Tuệ Năng trả lời : “ con sớm đã kiến tánh rồi, chỉ là vẫn chưa có người làm ấn chứng cho con ”.

 

Ngũ Tổ bèn dùng thiền trượng gõ cối ba cái rồi đi. Tuệ Năng đã hiểu ý của Ngũ Tổ, tới khuya canh ba đi vào trong phòng cầu pháp.

 

Ở đây không tránh khỏi khiến người ta nghi hoặc, tại sao Ngũ Tổ gõ ba cái, Tuệ Năng bèn biết được ý của Ngũ Tổ ? Đạo lý rất đơn giản, bởi vì người kiến tánh tất nhiên có tha tâm thông, tâm tâm tương ấn với nhau, đối với tâm ý của đối phương, tự nhiên liễu liễu phân minh.

 

Ở đây cũng cần phải đặc biệt nhắc nhở là người có tha tâm thông chưa chắc đã kiến tánh, do vậy tuyệt đối không nên khắc ý đi học thần thông. Người kiến tánh nhất định có vô lượng thần thông, bởi vì cái này là thiên nhiên vốn có, nhưng nếu mình đi học thần thông thì sẽ che lấp việc kiến tánh, và cái mà học được cũng chỉ là một ít thần thông mà thôi.

 

Ngũ Tổ dùng cà sa che lại, không cho ai thấy, sau đó nói “ Kim Cang Kinh ” cho Tuệ Năng, dùng “ Kim Cang Kinh ” để chứng đạo cho Tuệ Năng. Khi nói đến “ ứng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm ” Tuệ Năng ngay lúc đó triệt ngộ chân lý “ nhất thiết vạn pháp bất ly tự tánh ” .

 

Chúng ta lúc cầu đạo, điểm truyền sư thay mặt cho ân sư thỉnh đàn, thỉnh chư thiên tiên phật, vạn tiên bồ tát hộ đàn, dụng ý của nó là ở “ không để cho người ta thấy ”, cho nên thỉnh đàn và dùng cà sa che lại đều có cùng một công dụng hiệu quả.

 

“ Kinh Kim Cang ” nói : “ nói là Phật pháp đó tức chẳng phải phật pháp ”, văn tự phi văn tự. Ngũ Tổ nói “ Kim Cang Kinh ” cho Tuệ Năng, mục đích chủ yếu nhất không ở việc giảng thuyết văn tự, mà là mượn “ Kim cang Kinh ” của văn tự để ấn chứng “ tự tánh kim cang kinh ”.

 

Tại sao Tuệ Năng đến “ ứng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm ” mà đại ngộ vậy ? Điều này cũng ứng  với cái chân lý mà Ngũ Tổ đã nói ở phía sau : “ Phật Phật duy truyền bổn thể, Sư sư mật phó bổn tâm ”. Cái gọi là “ ứng vô sở trụ ”, “ trụ ” chính là ý nghĩa chấp chước, bị cảnh giới lay chuyển, bị cảnh giới lôi kéo.

 

“ Ứng vô sở trụ ” chính là khi lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần, tâm không bị lục trần lôi kéo – ly tướng vô trụ. Như thế thì pháp thể thanh tịnh, khế nhập bổn thể.

 

“ Nhi sanh kỳ tâm ” chính là y thể khởi dụng. Thể thanh tịnh, tác dụng dựa vào thể mà khởi đương nhiên cũng là thanh tịnh. Cho nên, “ nhi sanh kỳ tâm ” , cái sanh ra chính là tâm thanh tịnh của tự tánh, cũng chính là bổn tâm, tâm vốn dĩ tự thanh tịnh.

 

Chúng ta thường nói “ đạo chánh, lý chánh, thiên mệnh chánh ”, rốt cuộc thế nào mới là được cho là chánh đây ? nên là cái mà Ân Sư truyền và cái mà Tam Giáo Thánh Nhân đã truyền là một thứ, vô nhị vô biệt với cái mà các đời Tổ Sư đã truyền, đều là bổn thể, bổn tâm, như thế mới có thể xem là chơn.

 

Nhất chỉ điểm của Ân Sư ngay lúc đó ly tướng vô trụ, nhất chỉ ngay lúc đó nhất niệm thanh tịnh, rời ngôn ngữ, văn tự, tâm duyên chư tướng; một chỉ ngay lúc đó, lục căn thanh tịnh, khế nhập bổn thể; đấy chính là cái gọi là “ trực tiệt căn nguyên phật sở ấn ”.

 

Bảo thứ nhất “ huyền quan khiếu ” , là then chốt khế nhập sự huyền diệu, là diệu khiếu; chúng ta nên thường xuyên dựa vào huyền quan khiếu hồi quang phản chiếu, khế nhập bổn thể.

 

Bảo thứ hai “ Khẩu quyết ” tại nhân địa tu hành, là chân ngôn hàng phục vọng niệm, quả địa là vì y thể khởi dụng – tánh, tâm , thân cả ba đều nhất quán, cũng có nghĩa là suất tánh. Suất tánh là trực phát tâm, bổn tâm, tâm thanh tịnh của tự tánh.

 

“ Nhất thiết vạn pháp bất ly tự tánh ” đấy là chư pháp thật tướng; Vạn pháp vì tự tánh huyễn hóa, cho nên tự tánh hàm vạn pháp, vạn pháp ở trong tự tánh. Cái gọi là ngoài tâm thì không có pháp, pháp ngoại vô tâm; tâm tức là pháp, pháp tức là tâm, hằng sa Chư Phật đều chứng đắc như thế. “ thanh tịnh kinh ” nói : “ nhân năng thường thanh tịnh, thiên hạ tất giai quy ” . Người có thể thường thanh tịnh, khế ngộ tánh thể, tâm bao thái hư, thiên địa vạn vật không có gì không ở trong tâm ta. Mạnh Tử cũng nói : “ vạn vật giai bị ư ngã ”. Cái ngã ( tôi ) này không phải là cái tiểu ngã ( cái tôi nhỏ ) của nhục thể, mà là cái ngã lớn ( cái tôi lớn ) tận hư không khắp pháp giới. Cái mà  Tam giáo Thánh nhân nói, lời khác ý chẳng khác, khác đường đồng quy.

 

Do vậy Tuệ Năng mới thốt lên : “ thì ra tự tánh vốn dĩ chính là thanh tịnh như thế ! thì ra tự tánh vốn dĩ không sanh, vốn dĩ không diệt ! thì ra tự tánh vốn dĩ viên mãn đầy đủ ! thì ra tự tánh vốn dĩ như như bất động,  không có dao động ! thì ra tự tánh có thể sanh tất cả vạn pháp.

 

Năm câu này có thể nói là báo cáo tâm đắc của Lục Tổ đã khai ngộ, trong đó quan trọng nhất là chữ “ bổn ” ( vốn ) ; cái “ bổn lai diện mục ” ( bộ mặt vốn có ) mà thiền tông nói là vô sở tu vi, bất giả ngoại cầu. Chư Phật như thế, chúng sanh lẽ nào lại không như thế ? cho nên nói chúng sanh và phật bình đẳng, vô nhị vô biệt. Lục Tổ Huệ Năng nói ra năm câu như thế, có thể thấy đã ngộ đến bổn lai diện mục, đại triệt đại ngộ rồi.

 

Tuệ Năng vào canh ba đã thụ được Như Lai chánh pháp, tất cả những người ở trong chùa đều không biết. Ngũ Tổ bèn truyền thụ tâm pháp đốn giáo và tín vật như y bát cho Tuệ Năng và dặn dò Tuệ Năng, bảo rằng : “ thiện tự hộ niệm, quảng độ hữu tình, lưu bố tương lai, vô lệnh đoạn tuyệt ”. ( Mi đã là đời Tổ thứ 6 rồi, tự mình phải thật tốt mà hộ trì chánh niệm, khiến cho ngoại duyên bất nhập, nội thiện có thể được sanh khởi, quảng độ tất cả chúng sanh hữu tình, đem pháp môn đốn giáo này lưu truyền đến đời sau, không để cho nó bị đoạn tuyệt. )

 

Một đời Tổ Sư sau khi đem tâm pháp truyền cho đệ tử, nhất định sẽ có cái để dặn dò. Cái mà Ngũ Tổ dặn dò không gì khác ngoài tự giác và hóa tha ( độ hóa người khác ) ; “ quảng độ hữu tình ” là hóa tha, “ thiện tự hộ niệm ” là tự giác.

 

Khi chúng ta cầu tam bảo, Ân sư cũng có chỗ dặn dò chúng ta : “ Nay con đắc nhất chỉ, phiêu phiêu nơi thiên đường, chẳng có sanh và tử, cả ngày luyện thần quang ”. Nhất chỉ liễu sanh tử. Minh Sư nhất chỉ là cứu cánh. Tuy đắc nhất chỉ, vẫn phải tinh tiến tu trì, cho nên mới nói “ cả ngày luyện thần quang ”, đấy chính là cái gọi là “ tiên đắc hậu tu ”, tuy đắc đạo, vẫn phải dựa vào sự tu trì tam bảo tâm pháp, 24 trên 24 tiếng không để cho ác niệm sanh khởi, không để cho phật tánh thanh tịnh sáng ngời bị che lấp. Ân Sư càng dặn dò : “ Nếu con không thể liễu nguyện, khó mà về cố hương ”. Cho nên, chúng ta cần phải tôn kính chiếu theo lời dặn dò của Ân Sư, tinh tiến liễu nguyện, thông qua việc thực hiện 10 điều đại nguyện, khiến cho phật tánh sáng ngời phổ chiếu tất cả chúng sanh.

Số lượt xem : 681