BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thanh giả thượng thanh ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-07-08 15:27:48
/Thanh giả thượng thanh     ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Các con đã rõ lí hay chưa ? Như thế nào gọi là rõ lí ? những hành vi, những lời nói đều hợp với cái “ Đạo ” này, như thế mới gọi là rõ lí, chỉ “ hiểu rõ ” chẳng ích gì, phải “ làm ” ra bên ngoài.


Các con cầu đạo đã bao lâu rồi ? 3 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm … cầu đạo bao lâu rồi chẳng phải là vấn đề quan trọng, điều quan trọng là chúng ta nghe đạo lí rồi có thể đem chúng thực hiện ra ngoàicũng giống như một ngôi nhà về đêm rất tối, ngọn đèn của chúng ta thắp sáng một cái, có phải là cả ngôi nhà đều sáng lên rồi ? Có cần phải đợi đến 10 giây, 20 giây, 3 tiếng đồng hồ mới sáng ? chẳng cần đâu ! Hôm nay nghe đạo lí rồi, tự tánh của chúng ta hiển lộ ra rồi chính là như vậy, cứ theo đó mà làm thì là đúng rồi. Đã nghe rất nhiều đạo lí, thế nhưng chẳng có đem nó thực hiện ra ngoài, vậy thì uổng phí rồi !

 

 Mọi người đã nghe rất nhiều đạo lí, đạo lí đều đã rất hiểu rồi, bình thường nghe Điểm Truyền Sư nói, nghe giảng sư nói, thầy đây lâm đàn, tiên phật lâm đàn, nghe thầy nói, nghe tiên phật nói; hôm nay hãy để thầy nghe các con nói, các con cảm thấy bản thân mình thanh khẩu rồi nên làm thế nào ? Hôm nay đến mở lớp thanh khẩu, thanh khẩu không phải chỉ là ăn chay mà thôi đâu ! Cái gọi là “ thanh khẩu ” là chỉ thứ mà ăn vào phải thanh, thứ mà ra từ miệng phải thanh. Những cái mà các con nói ra có rất thanh hay không ? do đó chúng ta khẩu đức, khẩu nghiệp nhất định chớ có đi phạm phải. Người ta tốt, chúng ta khen ngợi; người ta chẳng tốt, đấy là người ta chẳng rõ lí, chúng ta động lòng trắc ẩn thương hại họ, bởi vì họ có chấp trước, có một điểm nào đó vẫn chưa có thông đạt. Do vậy, chúng ta chẳng cần đi phê bình chỉ giáo, phê bình chỉ  giáo đều là những lời chào hỏi xã giao, gặp mặt rồi : “ ai da ! tôi có chỗ nào thiếu sót, xin các vị phê bình chỉ giáo ”, thế nhưng chúng ta thật sự tu dưỡng bản thân, là chẳng cần phê bình chỉ giáo đối với người khác đâu đấy !

 

Thầy nhìn thấy các con mọi người đều rất thành tâm, tin rằng trên mặt đạo lí thì cũng có một sự thể ngộ. Hôm nay đổi lại các con đem những tâm đắc của các con nói cho thầy nghe, được không ? lại đây, bắt đầu từ càn đạo, chú ý lắng nghe nhé ! Các con thanh khẩu rồi, con cảm thấy rằng nên làm như thế nào ? Thanh khẩu đối với con có ý nghĩa gì ? có ích lợi gì ? sau này mình phải nên thực hiện như thế nào ? Thậm chí, phát huy bản thân mình như thế nào ?

 

Lớp viên : Đồ nhi hôm nay đến tham gia lớp thanh khẩu này, cảm nhận được “ đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật ”, sau này phải dùng cái “ lí ” này để thực hành, những chỗ mà bản thân mình làm không đúng thì phải phản tỉnh, kiên định niềm tin đúng đắn, dựa theo đạo lí mà tích cực thực hành, vả lại phải tìm 3 người bạn tốt có thể dùng lời nói thẳng thừng khuyên bảo nhắc nhở mình.

 

Ân Sư : đã khai triển mở rộng đến đây rồi đấy ! Người ta nói chúng ta, thì chớ có mà nổi giận, phải khiêm tốn tiếp nhận thì người ta sau này mới dám nói. Bình thường nói chuyện thì khẩu khí giọng điệu tốt không ( không tốt lắm ), đối với người có đủ thành khẩn hay không ? không đủ thì phải tăng cường thêm nữa đấy !

 

Bởi vì các con hôm nay tham gia cái lớp này, chính là có một sự kì vọng đối với bản thân mình nên mới tham gia. Điểm Truyền Sư của các con cũng rất từ bi vì mọi người mà thiết lập cái lớp này. Chúng ta mở lớp không chỉ là đến lên lớp, mà là nương vào cái lớp này để nâng cao bản thân, khiến cho bản thân mình càng trưởng thành, những cái mà trước đây đã chấp trước thì giờ hãy đem chúng buông xuống, những điều mà trước đây không rõ thì nay hãy đem chúng làm rõ.

 

Lớp viên : Đồ nhi thật sự rất cảm ân, biết rằng ân sư cứ mãi ở bên cạnh mỗi một người chúng con để khích lệ, quan tâm đến chúng con. Khi những lúc chúng con cần sự giúp đỡ, thầy vẫn cứ là phù hộ chúng con, do đó đồ nhi sẽ chẳng thay đổi chí hướng của mình, sẽ tiếp tục tiến về trước mà đi, nhiều khó khăn đi chăng nữa cũng phải dùng chơn tâm của đồ nhi để làm viên dung nó.

 

Ân Sư : Chúng ta gặp phải vấn đề sự việc thì chớ có oán, thảy mọi thứ đều là nhân nhân quả quả, không thể khởi một chút tâm sân hận. Chúng ta gặp phải một chút vấn đề, ví dụ như người ta đối với mình không tốt, có lẽ là con cảm thấy rằng con rất đúng, nhưng không hẳn là chúng ta đều đúng ! Một cái tâm phải “ cậu càng đối xử không tốt với tớ, tớ càng phải cảm ân cậu, bởi vì cậu giúp tớ tiêu oan giải nghiệt, cậu giúp tớ tiêu tai liễu tội ”. Chúng ta phải thường tồn cái tâm cảm ân, như thế nhân quả liễu rồi thì mới tự tại, nhân quả chẳng liễu thì không thể tự tại được. Sự việc tuy rằng chưa có hạ màn ( kết thúc ) nhanh như vậy, thế nhưng cũng không hẳn là chẳng có sự chuyển cơ ( cơ hội xoay chuyển, dấu hiệu tình thế chuyển biến tốt, có hy vọng cứu vãn ) , không sao cả ! Nhưng vẫn còn có một khoảng thời gian phải đi mài đấy ! Chúng ta gặp phải khốn khó mới biết rằng bình thường chẳng có sự việc thì là điều rất hạnh phúc, nếu như không có khốn khó, chẳng có khảo nghiệm, những ngày tháng tốt lành cho con con cũng chẳng biết trân trọng lấy; do đó trải qua sự việc rồi trái lại sẽ khiến cho chúng ta trưởng thành, đấy không phải là chuyện xấu, nhất định phải tâm tồn sự cảm ân.

 

Lớp viên : Đồ nhi cảm thấy buồn nhất chính là qua chẳng nổi một ải này – sự quản giáo của cha mẹ; thường là sau khi nổi giận rồi, bản thân lại cảm thấy rất hối hận, nhưng lại rất khó khống chế được tánh nóng …

 

Ân Sư : Con hãy bình tâm tịnh khí mà nghe thầy nói, phải như thế nào mới có thể làm cảm động phụ mẫu ? ( đồ nhi chẳng biết ) con biết đấy. Thật ra người ta phản đối chúng ta hoặc không ủng hộ chúng ta, loại vấn đề này, lũy kiếp đều có nhân quả. Vậy chúng ta có sự việc thì phải có một quan niệm rất cơ bản ! “ Mình thì là không nổi nóng, không nổi giận, mình chẳng động khí  ”. Người ta nói mình không tốt, bản thân mình phải phản tỉnh có phải là quả thật đã làm không tốt. Có thể làm cảm động người khác hay không ? Có lẽ trong khoảng thời gian ngắn chẳng có cách, thế nhưng ngày tháng còn dài. Chỉ cần chúng ta chịu làm, chịu phản tỉnh, chịu đem những cái không tốt của mình sửa đổi thành tốt, con chẳng cần nói người khác, ngay cả những người trong nhà gần gũi nhất với con đều sẽ bội phục con tận đáy lòng; từ tận đáy lòng khẳng định cái “ đạo ” này , đấy chính là bài tập mà chúng ta phải làm. Có việc thì người ta sẽ giúp đỡ, có chuyện thì tiên phật bồ tát cũng sẽ giúp đỡ; thế nhưng sửa bỏ những thói hư tật xấu, bỏ tánh nóng, việc này thì vẫn là phải các con tự bản thân mình đi làm, chịu làm thì sẽ có thành tíchGặp phải sự việc thì hãy ngẫm nghĩ xem “ người ta nói rằng mình không tốt, có thể quả thật là mình làm không được viên mãn ”, một tâm niệm như thế này thì sẽ không có xung đột, sẽ chẳng có sự oán trách. Hãy thật tốt mà cố gắng !

 

Về nhà phải đối diện với gương mà cười một cái, phải cười nhiều một chút đấy ! Khi nóng giận, phải xem xem lúc cười tương đối đẹp, hay là lúc nóng giận tương đối đẹp ? Cười mà ! Do đó chẳng cần dùng những sản phẩm bảo dưỡng, chớ có mà thường thường nổi nóng, nổi nóng sẽ trở nên mau già, sẽ trở thành xấu xí. Sản phẩm bảo dưỡng tốt nhất là gì ? ( cười ) “ mỉm cười ” thường thường tâm tồn sự cảm ân, tự mình từ nội tâm rất biết đủ, rất hài lòng thỏa mãn  với những gì mình đang có, thì sẽ từ nội tâm mà cười ra ngoài đấy ! Chúng ta thường nội tâm nổi giận, vậy đấy chẳng phải là điều không đáng hay sao ? Chớ có mà thường thường nổi giận đấy ! Gương mặt xinh đẹp như thế, thường hay nổi nóng để chi vậy ! Chúng ta đều ngũ quan đoan chánh, phải dùng chúng để kết thiện duyên với chúng sanh, chẳng phải là dùng để kết ác duyên với chúng sanh, phải thật tốt mà nỗ lực đấy !

 

Các đồ nhi ơi, các con hãy ngẫm nghĩ xem ! Trang điểm rồi, các con sẽ rất có sự tự tin hay không ? ( không ) Sự tự tin chẳng phải là ở cái vẻ đẹp bên ngoài, sự cao cấp của trang phục mà mình mặc, hay là có quyền có thế, chẳng phải là ở những thứ này. Một người có thể đem tự tánh, đạo đức phát huy ra ngoài, chẳng thẹn với trời đất, cũng chẳng thẹn đối với lương tâm của bản thân, đi đến đâu đều có thể ngẩng đầu ưỡn ngực, thứ này mọi người đều có, là sinh ra vốn có, chứ chẳng ở chỗ mặc rất đẹp, đi xe rất danh quý đắt tiền, chẳng ở mặt này đâu ! Chúng ta phải nghĩ xem “ chúng ta có thứ chí tôn chí quý, bất cứ những vật gì ở bên ngoài đều sánh không bằng, cũng chẳng thể dùng vàng bạc tài phú để mua đi thứ tôn quý này của mình”, do đó mà Mạnh Tử chẳng phải có nói rằng : “ phú quý không thể …” ( phú quý không thể dâm, bần tiện không thể dời, uy vũ không thể khuất – nghĩa là vinh hoa phú quý không thể làm loạn tâm mình, bần tiện khốn ách chẳng thể biến đổi chí của mình, cường lực uy vũ chẳng thể làm khuất phục tiết tháo của mình ) . Chúng ta có thứ này, bất kể là đến đâu, bất kể cảnh ngộ, vận mệnh như thế nào, chúng ta đều gìn giữ cái tâm từ bi lương thiện này. Chúng ta chẳng có hổ thẹn đối với bất cứ người nào, chẳng có hổ thẹn với lương tâm của chính mình, đương nhiên là đi đâu cũng đều rất thản nhiên, đều rất tự tại.

Hôm nay mỗi một người đều có chỗ kiểm thảo phản tỉnh đối với bản thân mình; sau khi kiểm thảo phản tỉnh rồi thì phải thực tốt mà đi thực hiện, tìm được một mục tiêu thì hãy thật tốt mà đi làm. Thầy chẳng có cái gì để có thể dạy cho các con, những thứ có thể nói thì các con đều đã hiểu, bởi vì đạo lí đều nghe rất nhiều, vả lại mỗi một người đều rất thông minh, chỉ là xem các con làm hay không làm, chỉ là chờ đợi các con đem cánh tay đẹp đẽ đưa duỗi ra để cùng nắm lấy tay thầy, chớ có cứ mãi rằng thời tiết rất lạnh nên đút vào trong túi áo túi quần, không đưa tay ra như thế thì vĩnh viễn đều nắm chẳng được tay của thầy.

 

Chúng ta thanh khẩu thì cơ bản nhất là không ăn thịt chúng sanh và ngũ huân. Thầy đây có nói rằng : “ trứng, sữa, lại còn có những thứ có liên quan đến động vật, nguyên liệu chay công nghiệp thì chúng ta chớ có mà đi ăn ”. Có khi là họ có thể trong quá trình sản xuất chế tác làm tổn thương đến sinh mạng của động vật, chúng ta cố hết sức giảm thiểu việc kết ác duyên với động vật, biết không ? Sau khi chúng ta thanh khẩu rồi, nội tâm phải càng lúc càng thanh tịnh, những thói hư tật xấu tánh nóng nên sửa đổi thì phải nhanh chóng mà đi sửa đổi. Bởi vì chính là do trong tâm chúng ta nghĩ cái gì thì miệng mới biểu đạt cái gì, con nói rằng : “ là lỗi vô ý của con, không cẩn thận nói ra ngoài ”, như vậy biểu thị nội tâm của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn thanh tịnh nên mới có những lời mà không nên nói. “ Chúng ta nói chuyện phải nói những lời có ích lợi cho chúng sanh, cho người ta lòng tin, cho người ta sự khích lệ; những lời khiến cho người ta thoái đạo, khiến cho người ta buồn bã, khiến người ta thất vọng, khiến người ta khởi lên những cuộc tranh luận bàn cãi thì đều chớ có đi nói, biết không ? Có làm được không ? Hy vọng rằng những người hữu duyên của nơi này càng lúc càng nhiều, vậy thì chúng ta hôm nay đến mở cái lớp này đều đã xem là tiến bộ hơn trước một bậc rồi. Mọi người giữa anh chị em với nhau phải hòa nhã thân thiện, phải quan tâm lẫn nhau, làm việc gì cũng bao dung lẫn nhau một cái thì chẳng sao rồi; nếu như tranh lí, tranh lí thì sẽ làm con nóng giận chết đi được, đúng không ? Cậu càng tranh tớ càng có lí, tranh đến mức về sau thì rất giận dữ; tu đạo chẳng phải là đang tranh lí; người ta nói con không đúng thì chúng ta nói : “ đúng thế, hậu học  không viên mãn, hậu học sẽ cải tiến ”, như thế thì chẳng có việc gì rồi, chẳng sao rồi. Nếu như vào ngay cái lúc ấy, con nhất định phải tranh cái lí, đến lúc đó thì giữa mọi người với nhau bèn chẳng vui vẻ rồi ! Sau hôm nay phải càng tiến bộ, từng bước từng bước một nghiêm túc thiết thực vững chắc mà đi, chớ có lại tụt lùi, hãy định cái tâm xuống.

 

Thầy đem phương pháp tốt ( hô hấp hít thở ) dạy cho mọi người, mọi người phải thường thường làm, tự bản thân mình thường xuyên nghĩ rằng “ mình hít hơi phải hít thật dài, hít thật sâu ”, tự nhiên tâm trạng của chúng ta sẽ không nhấp nhô lên xuống, sẽ bình ổn, các con chịu làm thì công phu sẽ sâu, không chịu làm thì chẳng có công phu. Tuy rằng hô hấp chẳng phải là việc gì kiệt xuất to tát, thế nhưng con có thể nắm bắt được bí quyết của sự hít thở thì có thể giảm thiểu rất nhiều những phiền phức ! Ví dụ như nói, bởi vì sự không thoải mái do bệnh tật dẫn đến, bởi vì sự không vui vẻ do tánh nóng giận không tốt dẫn đến, những thứ này đều có thể từ từ giải quyết, đạo lí chẳng có gì rất khốn khó, rất to tát, rất thâm thúy này đều là phải dựa vào chúng ta đi làmSau đó thường hồi quang phản chiếu chỗ của tự tánh chúng ta, tự mình mặc niệm phật hiệu thật nhiều vào, chớ có bình thường lúc chẳng có việc thì đông dòm dòm, tây ngó ngó, “ wow ! lại giảm giá bán rồi, lại đi mua quần áo rồi, hoặc là ngồi xuống một cái thì nhà đông dài nhà tây ngắn ( bàn luận những chuyện thị phi tốt xấu đúng sai của người khác ), rất lãng phí sinh mệnh; hễ cứ có thời gian rảnh rỗi - “ Nam mô thiên nguyên thái bảo A Di Đà Phật ”, phải thường mặc niệm trong tâm. Tuy rằng người ta nói niệm kinh là pháp gì ? ( pháp tiểu thừa ) cái chữ “ thừa ” ấy chính là nói rằng “ nó là công cụ chuyên chở nhỏ ”, tuy rằng là nhỏ, thế nhưng vẫn còn tốt hơn so với việc con đứng ở đó hoặc đi bộ, chính là dùng phương pháp để giúp đỡ bản thân; chúng ta chẳng phải là đánh gõ niệm xướng, mà là tự mình mặc niệm, rất rõ ràng tâm của mình, liễu liễu phân minh; chớ có để cho tâm của mình lúc thì chạy đông, lúc thì chạy tây, cái gì đều chẳng nắm giữ được, tu đạo như thế này thì sẽ chẳng có công phu. Chúng ta chính là phải thường đem cái tâm đã phóng thả ra bên ngoài thâu trở về lại, thâu về đến nơi của tự tánh. Chẳng có việc thì niệm niệm phật hiệu, chú ý một cái sự hít thở của bản thân mình sâu hay không, dài hay không, phải thường thường làm !

 

Đạo thân có khốn khó, mọi người giúp đỡ, rất nhiều phương pháp mà ! Hãy tụng kinh chúc phúc họ. Chớ có nói rằng người khác cho chúng ta khốn khó, lúc cho chúng ta những khảo nghiệm thì chớ có mà đi trù yểm nguyền rủa người khác đấy ! Chúng ta phải chúc phúc họ việc gì cũng như ý, tâm trạng vui vẻ; chúng ta phải lúc nào cũng chúc phúc họ, sự quấy nhiễu của chúng ta sẽ càng lúc càng ít. Nếu như người ta đối xử không tốt với mình, chúng ta lại phát ra những niệm đầu không tốt “ tớ phải trù yểm nguyền rủa cậu, để cậu đi ra ngoài đụng phải gốc cây lớn ”, như thế thì mối ác duyên này sẽ chẳng có đoạn dứt.

 

Chúng ta phải rất cảm ân quốc gia của chúng ta chăm lo cho chúng ta, cảm ân chính phủ đang bảo vệ chúng ta; phàm việc gì cũng tâm tồn cảm ân. Ở trong nhà thì cảm ân phụ mẫu của chúng ta, cảm tạ người nhà của chúng ta, cảm ân chồng, cảm ân vợ, cảm tạ con cái của chúng ta; cảm tạ con cái để làm gì vậy ? cảm tạ sự đến của các con để cho cuộc đời của chúng ta muôn màu muôn vẻ, bất kể là vất vả cực khổ cũng được, vui cũng được. Thế nhưng quay đầu lại để nghĩ thì đều là một quá trình trải nghiệm của đời người; những thiện duyên, ác duyên của chúng ta chính là đem chúng liễu rồi thì tốt rồithiện duyên thì chúng ta thiện liễu, ác duyên chúng ta cũng phải thiện liễu, chớ có mà  lại ác duyên lại thêm ác duyên nữa, vĩnh viễn chẳng xong chẳng liễu, vậy thì rất vất vả khổ sở rồi.

 

Thật ra thầy cảm thấy rằng các con đang ngồi ở đây không nên chỉ có như vậy ! Thầy đã xem qua căn cơ của các con, nhân duyên lũy kiếp của các con, mọi người đều có không gian phát huy rất tốt, chớ có xem thường bản thân; mỗi một người đều là một vị nhân tài rất tốt, đều là những sứ giả của ông trời, hãy thật tốt mà làm. Những cái mà chúng ta làm sẽ không giống như “ tiền ” vậy, một khi đánh rơi mất hoặc là gặp tên trộm, hoặc là gặp phải những cái khác ngoài ý muốn thì không thấy nữa rồicái thứ này, chúng ta hành công liễu nguyện, làm rồi thì là người khác trộm chẳng đem đi được, lấy chẳng được, đấy mới là sự bảo hiểm có lợi nhất ! Chẳng cần phải đi đâu để mua bảo hiểm tốt nhất, đấy chính là bảo hiểm tốt nhất, vả lại là “ một vốn vạn lời vạn vạn lời .

 

Những cái mà thầy nên nói thì cũng đã nói rồi, các vị đồ nhi, thầy tin rằng các con cũng có mục tiêu phương hướng của bản thân mình, giữa mọi người với nhau phải thân thiện hòa nhã. Đạo trường không thân thiện hòa nhã thì không giống như một đạo trường, trong nhà không thân thiện hòa nhã thì không giống như gia đình của một người tu đạo. Bản thân mình bình thường phải bình tâm tịnh khí thì mới giống như một người tu đạo. Chúng ta phải để cho tổ tiên triêm quang, phải để cho phụ mẫu triêm quang, phải khiến cho gia đình trở nên tốt, phải khiến cho vận mệnh trở nên tốt, chính là bắt tay vào làm từ chính bản thân mìnhchẳng phải là đi xem bói, đổi vận mệnh, phải sửa đổi từ những thói hư tật xấu, tánh nóng căn bản nhất của bản thân, thường phản quán ( nhìn, quan sát ngược lại ) bản thân mình, đời người như thế thì mới có sự chuyển biến tốt được, gia đình cũng sẽ càng lúc càng hạnh phúc, xã hội cũng sẽ càng lúc càng an định. Các con hãy nghĩ xem “ nếu như trong một đêm tối mịt, mỗi người đều thắp sáng ngọn đèn, có phải là sự đen tối bèn chẳng thấy rồi ? “ phải ”, nếu như con thường thường nói rằng : “ đèn của cậu sao chẳng thắp sáng một chút ? ”, còn đèn của bản thân mình đều chẳng thắp, vậy chẳng phải rất buồn cười hay sao ? Chúng ta đem đèn của chính mình thắp sáng, để cho những người qua đường sẽ không bị vấp ngã, sẽ không đi nhầm đến cống nước, sửa đổi vận mệnh chính là mỗi người phải cầu ở bản thân mình.

 

Giữa các Tiền Hiền và Hậu Học phải cảm ân lẫn nhau, phải cảm ân Tiền Hiền đưa dẫn chúng ta đến đạo trường, cũng phải càng thêm quan tâm chăm sóc đến các hậu học; bất kể là gặp phải bất cứ sự việc gì, trước đây có bất cứ mối ác cảm thù hằn gì, bây giờ đều phải buông xuốngtừ giờ trở đi xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa người với người, để cho lộ trình tu đạo của chúng ta càng thêm thuận lợi, càng vững chắc thiết thực, càng tốt đẹpChớ có mà ngốc nghếch cứ mãi nóng giận, rất lãng phí năng lượng của chúng ta, rất lãng phí nguyên khí đấy ! hãy thật tốt mà cố gắng ! Chỉ cần mọi người có tâm, thầy đây đều ở bên cạnh giúp đỡ các con, chư thiên tiên phật bồ tát đều hộ trì.

 

“ Hoạt động bạn thẳng lời ” , mỗi người ít nhất phải tìm 3 người có thể đến khuyên bảo chúng ta vào những lúc sự việc chúng ta làm không viên mãn, người đến nhắc nhở chúng ta những lúc làm không được tốt, cả đạo trường đều phải mở rộng thi hành “ hoạt động bạn thẳng lời ” này.

 

 

Nam mô Di Lặc Tôn Phật ; Nam mô Tế Công Hoạt Phật

 

Phật, Ma

chỉ là sự phân biệt ở giữa một niệm

 

 

Hôm nay con thành toàn người, con chính là Phật

 

Con khảo rớt người, con chính là Ma

 

Một cái tâm niệm, có thể tạo tựu một Thánh Hiền

 

Một cái tâm niệm, cũng có thể tạo tựu một Ma đầu

 

Do vậy tâm tánh của tự bản thân mình phải nắm bắt khống chế được

 

Tâm niệm chớ có loạn động, chớ có tùy tiện khởi tâm động niệm.

 

                     ( Những lời dặn dò của Thiên Nhiên Cổ Phật )

 

 

 

Số lượt xem : 496