Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Ngộ Pháp Truyền Y Đệ Nhất )
Ngộ Pháp Truyền Y Đệ Nhất
Lục Tổ đắc pháp vào lúc 24 tuổi, lúc ấy vẫn còn tương đối trẻ, sau khi đắc pháp thì bắt đầu trải qua cuộc sống tị nạn, trốn trong đội thợ săn 15 năm.
Đến lúc năm 39 tuổi thì đến chùa Pháp Tánh ở Quảng Châu, gặp Pháp Sư Ấn Tông, pháp sư Ấn Tông cạo đầu cho Lục Tổ, Lục Tổ mới chính thức xuất gia. Năm thứ hai, Lục Tổ rời khỏi chùa Pháp Tánh để đến chùa Bảo Lâm, từ đấy ở mãi trong chùa Bảo Lâm để hoằng pháp. ( Tây Nguyên năm 677 ).
“ Chùa Bảo Lâm ” ở tỉnh Quảng Đông, huyện Khúc Giang, khoảng 60 dặm, cũng chính là chùa Nam Hoa bây giờ, trước mắt vẫn còn cung phụng nhục thân của Lục Tổ.
“ Thiều Châu ” là huyện Khúc Giang của tỉnh Quảng Đông bây giờ. Có một Thứ Sử họ Vi, tên Cừ. “ Thức Sử ” vào đời Đường là trưởng quan hành chánh của một châu, có nghĩa là Châu Trưởng. Vi Thứ Sử và đồng sự vào núi Nam Hoa, mời Lục Tổ đến giảng đường chùa Đại Phạm của huyện Khúc Giang, vì nhân duyên khai thị Phật Pháp cho chúng sanh mà thuyết pháp, chủ yếu là nói pháp “ Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật ”.
“ Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật ” là tiếng phạn. “ Ma Ha ” có nghĩa là lớn, “ Bát Nhã ” là trí tuệ; tại sao không trực tiếp nói là trí tuệ vậy ? chủ yếu là để tránh ngộ nhận cho rằng đó có nghĩa là “ Thông Minh ” , bởi vì từ “ Trí Tuệ ” trong từ điển quốc ngữ giải thích là “ Thông Minh ”. Nếu giải thích là “ Thông Minh ” thì dễ dàng bị giải sai, bởi vì thông minh là thức trí biện thông, là tác dụng của ý thức thứ sáu, thuộc về tâm ý thức; còn trí tuệ không phải là tâm ý thức, là từ tâm thanh tịnh của tự tánh bộc lộ ra ngoài.
“ Bát Nhã ” là bờ bên kia, “ Mật ” là đến, cho nên “ Ba La Mật ” là “ đến bờ bên kia ” . Ờ Ấn Độ, “ Ba La Mật ” là một câu nói vô cùng thông tục, ý là “ đến nhà ”. “ Bát Nhã Ba La Mật ” nghĩa là trí tuệ đến nhà, cũng có nghĩa là thông qua quán chiếu, thật tướng hiện tiền, thành tựu trí tuệ cứu cánh viên mãn – thật tướng bát nhã. “ bỉ ngạn ” ( bờ bên kia ) là đối với “ thử ngạn ” ( bờ bên này ) mà nói. “ Thử ngạn ” ( bờ bên này ) là sanh diệt, là phiền não; “ bỉ ngạn ” ( bờ bên kia ) chính là niết bàn, nghĩa là bất sanh bất diệt. “ Đến bờ bên kia ” chính là đạt đến cảnh giới Niết Bàn bất sanh bất diệt.
Lục Tổ Đại Sư tiến lên Pháp Tọa, Vi Thứ Sử và đồng sự , bộ thuộc …hơn 30 người, nho gia Tông Sư và học giả nổi tiếng có hơn 30 người, còn có chúng nam nữ xuất gia của Phật giáo, tu sĩ đạo gia và cư sĩ tại gia, tổng cộng hơn 1000 người, đồng thời hướng về Lục Tổ mà hành lễ, hy vọng nghe được yếu nghĩa của Phật Pháp.
Lúc Lục Tổ hoằng pháp, trong số các thính chúng ( người nghe ) thì nhân sĩ của Tam Giáo đều có, dung nạp nhau chứ không bài xích nhau, có thể phát hiện Tam Giáo vốn dĩ đồng nguyên ( cùng nguồn gốc ), vốn dĩ không thể phân chia; Tam Giáo cũng không có sự cao thấp của môn phái, không có cái vấn đề ai hay hơn ai. Nếu lấy cứu cánh cao nhất mà nói thì là như nhau, Tam Giáo tuyệt đối không có cao thấp, có cao thấp là do nhân tâm. Đại Châu Huệ Hải Thiền Sư trong “ đốn ngộ nhập đạo yếu môn luận ” nhắc đến, có người hỏi Đại Châu Huệ Hải Thiền Sư : “ Nho, Thích, Đạo Tam giáo là giống hay khác ? Huệ Hải Thiền Sư trả lời : Người đại lượng dùng thì giống, người tiểu cơ chấp chước thì khác; đều từ nhất tánh khởi dụng, cơ kiến khác nhau mà thành ra 3; mê ngộ đều do người, không ở chỗ giống khác của giáo. ” Từ đây có thể thấy, người giác ngộ thượng căn lợi trí, thấy Tam Giáo đều là nhất tánh khởi dụng, vốn dĩ chẳng có sự phân biệt cao thấp, người tiểu căn khí thì chấp mê, vọng khởi phân biệt, cứ cho rằng Tông giáo mà mình tín ngưỡng tương đối thù thắng để rồi tự khen ngợi và hủy báng cái của người khác.
Lục Tổ bảo với Tín chúng : “ Thiện tri thức ! nhất định cần phải thanh tịnh tự tâm, niệm “ Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật ”
“ Thiện Tri Thức ” nghĩa là người có thể chỉ dạy chúng sanh rời xa ác pháp, tu hành thiện pháp.
“ Tổng tịnh tâm ” chính là nhất định phải trừ bỏ tạp niệm, tâm được thanh tịnh, tất cả đều ở trong vô tâm.
Niệm “ Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật ”
Mọi người đọc đến đây có lẽ cảm thấy kỳ lạ, nếu đã “ tổng tịnh tâm ” cũng có nghĩa tất cả đều ở chỗ vô tâm, sao lại còn phải niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật ? Thật ra cái này chẳng có gì xung đột, bởi vì chỉ cần tịnh tâm, trừ bỏ tạp niệm, thì là đang niệm “ Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật ”, chứ chẳng phải là buộc bạn sau khi trừ bỏ tạp niệm rồi, sau đó miệng không ngừng niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật.
Lúc nãy có nói qua, “ Ma Ha ” nghĩa là lớn, “ Bát Nhã ” là trí tuệ, “ Ba La Mật ” là đến bờ bên kia; “ trí tuệ lớn đến bờ bên kia ” chính là “ trí tuệ cứu cánh viên mãn ”, cũng có nghĩa là thật tướng hiện tiền. Thật tướng hiện tiền thì khôi phục lại bổn lai diện mục rồi. Bản chất đặc biệt của bổn lai diện mục chính là thanh tịnh, cho nên đến bờ bên kia thì là “ thanh tịnh chí vô dư ” ; tâm đã thanh tịnh rồi, thì nghĩa là đang niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật.
Đại Sư nói xong câu này thì trầm mặc không nói. Đại Sư trầm mặc không nói chính là đang thuyết pháp, thuyết pháp gì đây ? Nói “ tổng tịnh tâm ”; ngài tĩnh mặc rất lâu, dùng hành động để biểu thị ý, khoảng thời gian này cũng khiến cho mọi người tâm tĩnh lặng xuống.
Lục Tổ tĩnh mặc rất lâu rồi, lại nói với Đại Chúng : “ Thiện tri thức ! Bồ Đề tự tánh, vốn dĩ là thanh tịnh. Chỉ cần có thể dùng tâm bồ đề thanh tịnh vô nhiễm này, thì có thể trực tiếp ngộ thành Phật. ”
“ Bồ Đề tự tánh ” chính là phật tánh, “ Phật ” nghĩa là giác, cho nên “ Bồ Đề tự tánh ” chính là giác tánh. Mã Minh Bồ Tát ở “ Đại Thừa khởi tín luận ” đã thuật lại một cách tường tận cái đạo lý vốn có “ Bổn giác ”; vốn có nghĩa là vốn tự có đầy đủ, chứ không phải là đắc được từ bên ngoài. Bản chất của “ Bồ Đề tự tánh ” chính là thanh tịnh, “ thanh tịnh ” chính là bổn lai diện mục của chúng ta. Còn “ bất giác ” tức là “ mê ”, là hư vọng vô thể, không thể tự lập, cho nên vọng niệm vốn không. Chúng ta từ sáng đến tối khởi vọng niệm, tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai, đều là hư vọng không thể đắc. Phiền não là hư vọng, đau khổ cũng là giả, khoái lạc cũng không phải là thật; khởi lên đủ thứ tâm niệm đều là hư vọng. Cho nên nói, “ Bồ Đề tự tánh, vốn dĩ thanh tịnh ”, cái nói ở đây chính là “ vô sở trụ ”. “ Đản dụng thử tâm ”, chính là “ nhi sanh kì tâm ”. “ Kim Cang Kinh ” phần thứ 14 đem hai câu này hợp lại mà nói, chính là “ sanh vô sở trụ tâm ”, cũng có nghĩa là lúc sanh tâm chính là lúc vô trụ. “ Đản dụng thử tâm ” nghĩa là chỉ cần dùng tâm thanh tịnh; ở tất cả mọi cảnh giới, ở tất cả mọi nơi, chỉ cần có thể thường giữ tâm thanh tịnh, ngay lúc ấy chính là Phật; có thể sanh tâm vô sở trụ thì là Phật, đấy chính là bổn lai diện mục của chúng ta.
“ Viên Giác Kinh ” nói : “ nhất thiết chúng sanh bổn lai thành Phật ”, đấy là dựa vào bổn giác mà nói. Trước kia đã từng bảo với quý vị, đừng có đi hỏi những chuyện nhân nhân quả quả gì gì đó, bởi vì những thứ ấy đều là nghiệp đã tạo trong quá trình sanh tử lưu chuyển, cái quả tất nhiên phải chịu, cho dù biết được rồi thì vẫn phải chịu, không cách nào tránh khỏi, là không cứu cánh. Chỉ có dưới pháp môn đại thừa của Phật, khởi phát chánh tri chánh kiến của bản thân, thành tựu bổn định của tự tánh, mà sau đó dùng căn tánh của lục căn đi ứng tất cả mọi chuyện thì mới có thể trực liễu thành Phật.
Thiện tri thức, tạm thời trước hết hãy nghe tiểu sử về trải nghiệm mà Huệ Năng cầu pháp, đắc pháp.
Gốc gác phụ thân của Lục Tổ là Phạm Dương, cũng chính là tỉnh Hà Bắc hiện nay, do bị giáng chức, đày ải ở Lĩnh Nam, làm Bá Tánh Tân Châu.
Trong quá khứ, vào thời đại nhà Đường, Ngũ Lãnh Dĩ Nam là nơi vô cùng xa xôi, cái gọi là Đông Di, Tây Nhung, Bắc Địch, Nam Man, đều là bên ngoài Trung Nguyên, là nơi vô cùng xa xôi mà chưa được khai hóa.
Xuất thân của Lục Tổ vô cùng bất hạnh, thưở nhỏ, phụ thân đã sớm qua đời, chỉ cậy nhờ mẹ nuôi dưỡng. Sau đó đi theo người mẹ lớn tuổi di dời đến Nam Hải, cũng chính là huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông của bây giờ, sống qua những tháng ngày vô cùng gian khổ bần cùng, mỗi ngày chỉ nhờ Lục Tổ đến chợ bán củi để duy trì cuộc sống.
Có một hôm, một vị khách đến chỗ Huệ Năng mua củi, dặn dò Huệ Năng đưa củi đến tiệm. Huệ Năng làm theo lời dặn, người khách nhận củi và trả tiền mua củi. Lúc Huệ Năng lui ra khỏi cửa, nhìn thấy một vị khách đang tụng kinh, kinh văn nói : “ Ứng vô sở trụ, nhi sanh kì tâm ”, Huệ Năng sau khi nghe xong, tâm bèn lập tức khai ngộ.
Cái gì là “ ứng vô sở trụ ? ” “ trụ ” chính là chấp chước, ứng vô sở trụ là nói nên không có chỗ chấp chước. Con người chấp chước cái gì ? chấp chước cảnh giới lục trần, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của lục căn, trụ ở trong cảnh giới lục trần của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, vọng khởi phân biệt, chấp chước; “ Kinh Kim Cang ” nói : “ ứng vô sở trụ ” chính là lục căn không nhiễm lục trần. “ Nhi sanh kì tâm ”, cái tâm này đương nhiên là tâm thanh tịnh. Lục Tổ sau khi nghe xong, thế giới của thân tâm đều toàn bộ buông xuống, đi vào cảnh giới này, khai ngộ ngay lúc ấy. “ Ứng vô sở trụ, nhi sanh kì tâm ” câu nói này cũng trở thành mĩ ngôn, thiện ngôn của pháp môn đốn giáo. Cái mà Lục Tổ thị hiện, chính là pháp môn đốn giáo – mới nghe kinh ngữ đã khai ngộ ngay lúc ấy. Cái mà Lục Tổ truyền pháp xiển dương cả đời cũng là pháp môn đốn giáo.
Do vậy, ngài bèn hỏi người khách : “ cái mà ông đọc tụng là kinh điển gì ? ”. Người khách nói : “ là Kim Cang Kinh ”.
“ Kim Cang Kinh ” là một bộ kinh điển tương đương có danh tiếng ở Trung Hoa, có thể nói là nhà nào cũng biết. Sở dĩ danh tiếng của “ Kim Cang Kinh ” lớn như thế là do Ngũ Tổ và Lục Tổ ra sức đề xướng. Thật ra, Đạt Ma Tổ Sư khi đến Trung Quốc, chỉ mang một quyển “ Kinh Lăng Già ” , nhưng do danh tướng của “ Kinh Lăng Già ” nhiều, mà nghĩa lý lại sâu, tuy nhiều đời đều có người nghiên cứu, nhưng không phổ cập. Mãi cho đến Đại Sư Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn mới chuyên hoằng “ Kim Cang Kinh ” , do vậy, “ Kim Cang Kinh ” đã trở thành kinh điển quan trọng nhất của Thiền Tông, bởi vì đó là cái mà Tổ Sư của pháp môn đốn giáo xiển dương. Cái mà “ Kim Cang Kinh ” nói là cái đạo thành Phật, trần thuật cái lý luận thành phật và thực tiễn đều rất hoàn chỉnh, cái gọi là “ tất cả chư Phật và pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề của chư Phật đều từ kinh này mà ra ” , là một bộ kinh điển rất đáng để nghiên cứu.
Lục Tổ lại hỏi : “ Ông từ chỗ nào mà có được bộ kinh điển này vậy ? ”
Người khách nói : “ Tôi từ Kì Châu huyện Hoàng Mai ( nay là Đông huyện Kì Thủy tỉnh Hồ Bắc ? ) chùa Đông Thiền mà có được. Ngũ Tổ Hoằng Đại Sư trụ trì trong chùa giáo hóa, môn nhân có hơn 1000 người. Tôi là ở chỗ đó đảnh lễ tham bái, nghe thụ bộ kinh điển này. ”
Cái gọi là nghe thụ, thì không chỉ là nghe mà thôi, còn phải thực tiễn phụng hành theo nghĩa lý trong kinh đã nói.
Ngụ Tổ thường khuyên người xuất gia và tại gia rằng : “ “ chỉ cần thụ trì kim cang kinh thì tự kiến tánh, trực liễu thành Phật ”.
Cái mà nói ở đây không phải là “ Kim Cang Kinh ” văn tự. Chúng ta biết được người trì tụng “ kim cang kinh ” rất nhiều, nhưng ngoài trừ Lục Tổ ra, lại có ai có thể tức khắc khai ngộ được ?
Tu học Phật pháp thì đọc kinh là rất quan trọng; lựa chọn một bộ kinh điển khế cơ rồi không ngừng đọc tụng, đấy là pháp tu hành hoàn thành cùng lúc giới, định, huệ tam bất lậu học.
Mục đích chủ yếu của đọc kinh là để hàng phục tâm vọng tưởng, khi đọc tụng bất kể hiểu nghĩa kinh hay không cũng đều không sao, từ nào cũng đọc rõ ràng, lâu rồi thì có thể kiến tánh. Nhưng mà, ở đây đặc biệt phải chỉ ra kinh văn là nói : “ đản trì kim cang kinh tức tự kiến tánh, trực liễu thành Phật ” ; cái gọi là “ tức ” nghĩa là thành tựu ngay lúc ấy, chứ không phải là trải qua việc tu trì không ngừng lâu dài mà thành tựu, cho nên cái mà ở đây chỉ, không phải là “ kim cang kinh ” của văn tự, mà là “ kim cang kinh của tự tánh ”. “ Kim Cang Tâm tổng trì luận ” nhắc đến “ Kim Cang dụ tự tánh ”, kim cang là ví như tự tánh của chúng ta, chỉ cần có thể thụ trì “ kim cang kinh ” thì là thụ trì tự tánh; có thể hồi quang phản chiếu, “ phản vấn vấn tự tánh ”, ngay lúc ấy tức thì đốn kiến chơn như bổn tánh, kiến tánh tức thành Phật.
Đương đại Minh Sư chính là truyền thụ phương pháp “ phản vấn vấn tự tánh ” : “ nhất chỉ trung ương hội ” tức “ một niệm tu hành, tự thân đồng đẳng với Phật ” , đấy chính là sự thù thắng của pháp môn đốn giáo, cũng chính là sự thù thắng của Minh Sư nhất chỉ - nhất chỉ ngay lúc ấy là Phật.
Huệ Năng sau khi nghe xong, biết được thiện duyên đã gieo trồng trong đời quá khứ, lại được một vị khách cầm 12 lượng bạc đem cho, dùng làm phí sinh hoạt cho mẹ ngài, bảo ngài yên tâm mà đến Hoàng Mai tham bái Ngũ Tổ.
Huệ Năng xếp đặt xong xuôi cho cuộc sống sau này của Mẹ, bèn bái biệt Mẹ. Không ngờ mới đi có ba mươi mấy ngày thì đã tới Hoàng Mai, được lễ bái Ngũ Tổ, hoàn thành tâm nguyện.
( từ Tân châu đến Hoàng Mai, chuyến đi tầm sư phỏng đạo này của Lục Tổ tất nhiên là từ 1000 km trở lên, cho nên người xưa nói : “ thiên lý phỏng Minh Sư, vạn lý cầu khẩu quyết ”, đấy tuyệt đối không phải là từ hình dung, mà là tình hình thực tế, có thể thấy nỗi vất vả của người xưa cầu pháp )
Ngũ Tổ khi thấy Lục Tổ thì câu đầu tiên bèn hỏi : “ ngươi là người của phương nào ? muốn cầu cái gì ? ”
Huệ Năng trả lời : “ Đệ tử là bá tánh của Lĩnh Nam Tân Châu, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu làm Phật, không cầu những thứ khác ”
“ Viên Giác Kinh ” và “ Kinh Hoa Nghiêm ” đề cập đến “ nhất thiết chúng sanh bổn lai thành Phật ”, đấy là đối với Bổn Giác mà nói, cho nên thành Phật là bổn phận. Đã từng có người hỏi : “ các ông tu đạo là vì cái gì ? ”, “ đường nhiên là vì để thành Phật, nghĩa là thành tựu giác tánh viên mãn ”, người hỏi nói : “ Muốn thành Phật! có phải là quá tham lam rồi không ? Các vị, thành Phật không phải là tham lam, thành phật là tận hết bổn phận, không thành Phật là có lỗi với chính mình. Đặc biệt, nay gặp đại đạo phổ truyền, nếu không có thành tựu, quả thật là quá uổng phí gặp được tam kỳ, uổng phí thiện căn phước đức thâm hậu mà lũy thế đã gieo trồng, nhân duyên có đủ được thụ minh sư chỉ điểm, không thành Phật thì thật uổng phí !
Rất nhiều người bái Phật cầu tiêu tai, giải ách, bình an, phát tài, cầu danh, cầu lợi, cầu phước thọ, những thứ ấy đều là đồ thừa, cầu những thứ này thật là ưu tiên sai lầm, bởi vì cầu được đồ thừa rồi, tuyệt đối không thành Phật được, nhưng sau khi thành Phật rồi, đủ thứ đồ thừa tự nhiên có thể viên mãn thành tựu. Huống chi là đã có trí tuệ viên mãn, liễu tri “ chư pháp giai không, tự do tự tại ”, thân tâm vô ngại, tất xem phú quý như mây trôi, còn gì để mà theo đuổi nữa ? cho nên mục tiêu tu hành phải chính xác, phát tâm phải thật. Nếu nhân địa không thật,mà hy vọng đạt được thành tựu phật quả vô thượng, vậy thì cũng giống như nấu cát làm cơm, , cho dù nấu với thời gian rất lâu, cát vẫn là cát, sẽ chẳng là cơm.
Hôm nay ở đây nghiên cứu “ Lục Tổ Đàn Kinh ”, Lục Tổ bảo với chúng ta nguyên lý tu hành đúng đắn, chúng ta nhất định phải dựa theo chỉ thị của Lục Tổ, sửa chữa cách nghĩ sai lầm của quá khứ, thật tốt mà dựa theo pháp tu hành, càng phải hiểu Tam Bảo mà Minh Sư đã truyền thụ, tuyệt đối không chỉ là để tránh kiếp nạn của nhục thể mà thôi, mà càng phải dựa vào diệu lý của tam bảo để mà tu, để thành tựu phật quả vô thượng.
Tổ nói : “ Ngươi là người Lĩnh Nam, lại là Cát Liêu, làm sao có thể làm phật ?
Lĩnh Nam lúc bấy giờ là mảnh đất vẫn chưa khai phá, còn Cát Liêu thì là Nam Man Tử, làm sao có thể làm Phật ? Bởi vì Phật là Thánh trong các Thánh mà cả phước lẫn huệ đều tu tương đối viên mãn, nếu không có trí tuệ cao độ, không có tu phước đức vô biên, làm sao có thể làm Phật ?
Từ đối thoại ở chỗ này, các vị đừng nên ngộ nhận, tưởng rằng Ngũ Tổ xem thường Lục Tổ. Các vị nghĩ xem, dựa vào thân phận của Ngũ Tổ lúc ấy mà tương đối với Huệ Năng, lại nghe Lục Tổ nói “ chỉ cầu làm Phật, không cầu những thứ thừa thải khác ”, có thể đoán chừng trong lòng khá vui, cũng giống như cái mà Mạnh Tử đã nói “ được anh tài của thiên hạ để mà giáo dục ”, là một chuyện vui lớn của nhân gian. Ngũ Tổ nói “ người là người Lĩnh Nam, lại là Cát Liêu. Làm sao có thể làm Phật được ? ” thật ra là đang thử nghiệm, xem cái tâm cầu pháp của Lục Tổ và kiến địa của Lục Tổ như thế nào.
Lục Tổ Huệ Năng cư trú ở Quảng Đông, thuộc phía nam; Hoàng Mai nơi mà Ngũ Tổ ở là ở tỉnh Hồ Bắc, thuộc trung bộ của Trung Quốc, nhưng đối với Quảng Đông thì là ở phía Bắc. Phật tánh là tận hư không, khắp pháp giới, lớn vô lượng vô biên, vô trụ sở, vô phương sở, “ Kim Cang Kinh ” nói : “ vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ ” ( chẳng có chỗ đến và chẳng có chỗ đi ), cho nên Lục Tổ nói : “ người tuy có Nam Bắc, Phật tánh vốn không có Nam Bắc, thân Cát Liêu với Hòa Thượng không giống, nhưng phật tánh thì có gì là khác biệt ?
Thân thể là thuộc thân nghiệp báo, do nghiệp lực của kiếp trước, cho nên tạo thành thân thể tướng mạo của hôm nay; tướng mạo trưởng thành của hiện tại là căn cứ vào nhân quả nghiệp lực của kiếp trước mà hình thành, giống như kinh nhân quả đề cập đến “ kiếp này do đâu mà dung mạo xinh đẹp ? do kiếp trước dâng hoa tươi cúng phật. ” Phật có 32 tướng tốt, mỗi loại tướng tốt đều đến từ hạnh thanh tịnh nào đó; có loại hành vi tốt nào đó, thì tướng mạo tương quan sẽ đặc biệt tốt. Vì sao đặc biệt có trí tuệ ? Bởi vì có pháp thí; vì sao có tài phú ? bởi vì thích làm việc thiện bố thí. Vì sao đặc biệt khỏe mạnh ? bởi vì thường thí vô úy; đôi mắt vì sao đặc biệt xinh đẹp ? vì sao có thể sống lâu ? những cái này đều là quả báo căn cứ vào nghiệp đã tạo trong kiếp trước mà có được.
Cho nên, ngoại hình của chúng ta là tự mình tạo thành, còn bố mẹ chỉ là một cái nhân duyên để chúng ta đến thế gian. Do vậy, đối với Bố Mẹ ngoài việc cảm ân, vẫn là cảm ân. Tướng mạo của cá nhân chủ yếu nhất vẫn là đến từ nhân quả, đến từ nghiệp báo, nói tóm lại, đến từ tâm niệm. Lục Tổ nói : “ con sinh ra ở nơi chưa được khai phát, là thân Cát Liêu, Ngũ Tổ là thân Hòa Thượng, thân tướng tuy không giống nhau, nhưng Phật tánh có gì khác biệt đâu ? Lục Tổ trả lời quả thật quá hay.
Lục Tổ rất muốn nói thêm nhiều một tí, nhưng do các đệ tử đều ở bên cạnh, vì không muốn Huệ Năng bị đố kỵ, bèn mệnh lệnh cho Huệ Năng và những đồ chúng khác đi làm công việc tạp dịch.
Mục đích của “ tác vụ ” là đang tu phước, Lục Tổ lúc này đã kiến tánh rồi, có đủ phước báo vô lậu. Tiếp theo, Huệ năng bẩm bạch với Ngũ Tổ : “ Đệ tử từ tâm thường sanh phát trí tuệ và không rời khỏi tự tánh ”, cũng có nghĩa là trí tuệ này là từ tâm thanh tịnh của tự tánh mà bộc lộ ra ngoài, là tự vốn có đầy đủ chứ chẳng cần phải học tập, đấy chính là Vô Sư Trí, Tự Nhiên trí.
Cũng giống như Huệ Năng đã nói, trí tuệ của ngài là từ tâm thanh tịnh của tự tánh mà bộc lộ ra ngoài. Trí tuệ này là chúng sanh vốn dĩ tự có đủ, không phải do học mà có, nhưng hôm nay vì sao trí tuệ của chúng ta không cách nào bộc lộ vậy ? Đó là do vọng tưởng, chấp chước che lấp đi tự tánh của chúng ta, cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : “ chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ của Như Lai, do vọng tưởng, chấp chước cho nên không thể chứng đắc. Nếu không có vọng tưởng chấp chước, Vô Sư Trí, Tự Nhiên Trí tức thời hiện tiền ”. “ Vọng tưởng ” là ý thức thứ 6, “ chấp chước ” là ý thức thứ 7; vọng tưởng chấp chước này cũng giống như mây đen ở không trung vậy, tự tánh ví như mặt trời, do bị mây đen che lấp, cho nên ánh sáng không cách nào hoàn toàn hiển lộ ra ngoài. “ Nếu không có vọng tưởng chấp chước, Vô Sư Trí, Tự Nhiên Trí, tức thời hiện tiền ”. Cái “ Vô Sư Trí, Tự Nhiên Trí ” này là chúng ta vốn có, không cần thầy dạy, cũng không phải do học mà có. Như Lục Tổ có thể tự tâm thường sanh trí tuệ, chính là Vô Sư Trí, Tự Nhiên Trí của ngài, từ tâm thanh tịnh của tự tánh tự nhiên bộc lộ ra ngoài, đấy chính là phước điền vô lậu.
Người bình thường tưởng rằng tài phú, địa vị chính là phước điền, không sai ! Đấy là phước điền, nhưng những thứ này đều là phước báo hữu lậu của nhân gian. Cái gọi là “ hữu lậu ” nghĩa là có phiền não. Người tu hành tuy tu phước, nhưng không cầu phước báo hữu lậu, như Thích Ca Mâu Ni Phật đã thị hiện, chính là xả bỏ phước báo hữu lậu; ngài xả bỏ vinh hoa phú quý, xả bỏ ngôi vua chứ không tham phước báo của nhân gian, chỉ cầu giác ngộ, do vậy đã thành tựu Thầy của người và trời.
Lục Tổ nói : “ Con đã có đủ cả phước lẫn huệ, không biết Hòa Thượng còn bảo con làm gì nữa ? ”
Nhân tiện ở đây giải thích luôn ý nghĩa “ Hòa Thượng ”, cái gọi là “ Hòa Thượng ” là hòa hợp với đại chúng, phẩm đức cao thượng, cho nên hòa thượng là cách gọi tôn kính đối với người xuất gia, không phải ai cũng có thể được gọi là hòa thượng; “ Hòa thượng ” cũng là tiếng ấn độ, ý nghĩa trong tiếng hoa là người thầy đích thân chỉ dạy, cho nên trong một ngôi chùa chỉ có trụ trì mới có tư cách gọi là hòa thượng.
Hòa Thượng là tôn xưng. Khi xưa, sở dĩ Phật Pháp có thể truyền đến Trung Quốc, là do Đông Hán Minh Đế đích thân phái Thái Âm, Tần Cảnh, Vương Tuân …18 người đến Ấn Độ cầu Phật Pháp, thỉnh Ca Diếp Ma Đằng, Trúc Pháp Lan hai vị xuất gia đến Trung Quốc để hoằng dương phật pháp, cho nên người xuất gia lúc bấy giờ có địa vị vô cùng cao. Nếu như muốn xuất gia, là phải trải qua thi cử, và số người được tuyển chọn có hạn. Sau này, sau khi mở mang hơn cho việc xuất gia, tố chất của người xuất gia tạp loạn không đều, khó tránh khỏi có một số kẻ vô lại gây tiếng xấu làm ảnh hưởng cả tập thể, diễn biến đến sau này, “ hòa thượng ” cũng không được người ta tôn kính như xưa nữa.
Tuy là như vậy, “ nếu là người tu thật sự, thì không nhìn thấy lỗi của thế gian ”, đối với Tam Bảo Phật Pháp Tăng, vẫn nên tâm tồn sự cung kính.
Ngũ Tổ nói : “ Căn tánh của người Cát Liêu này quá nhạy, người chẳng cần phải nói nữa, mau đến “ Tào Xưởng ”.
“ Căn tánh ” mà trong phật pháp nói, có cái gọi là thượng căn, trung căn, hạ căn, trong “ Thanh Tĩnh Kinh ” có cái gọi là Thượng Sĩ, Trung Sĩ, Hạ Sĩ, ý nghĩa là như nhau. Lục Tổ là người thượng căn lợi trí.
“ Tào Xưởng ” vốn dĩ là nơi nuôi ngựa, nhưng ở đây là chỉ nơi giã gạo. Ngũ Tổ mệnh lệnh Lục Tổ đến chỗ giã gạo.
Lục Tổ nghe rồi bèn chẳng nói nữa, bèn lui đến hậu viện. Hậu viện có một hành giả, sai khiến Huệ Năng làm việc chẻ củi, việc thô nặng giã gạo.
Cái gọi là “ hành giả ” là chỉ những người tu hành đội tóc trong chùa miếu. Những người như thế, có hai tình huống : một là sống trong chùa viện một thời gian ngắn, một là tuy muốn xuất gia, nhưng không biết liệu có thể thích ứng với cuộc sống xuất gia hay không, do vậy mà đội tóc sống ở trong chùa viện, trải qua cuộc sống của người xuất gia. Nếu có thể thích ứng thì cạo đi 3000 sợi phiền não, không thể thích ứng thì cởi bỏ áo Tăng, làm cư sĩ tại gia.
Như thế, trải qua 8 tháng, có một hôm Ngũ Tổ gặp Huệ Năng, bèn nói với Huệ Năng : “ ta nghĩ kiến địa của ngươi khả dụng, có thể thành tựu vô thượng Bồ Đề, có thể gánh vác gia nghiệp Như Lai. Bởi vì ta e sợ có kẻ ác sẽ làm nguy hại đến ngươi, cho nên bèn không tiếp tục nói chuyện với ngươi, ngươi biết không ? ”
Huệ Năng nói : “ Đệ tử cũng biết được dụng ý của thầy, cho nên chẳng dám đi đến trước đường, để cho những Sư Huynh đệ khác không cảm thấy con có chỗ đặc biệt nào hết. ”
Có một hôm, Ngũ Tổ cho triệu gọi tất cả đệ tử đến trước mặt, nói với mọi người rằng : “ Ta nói với các con, việc sanh tử đối với con người mà nói là một việc lớn ”
Con người từ vô thủy kiếp đến nay, sanh sanh tử tử, tử tử sanh sanh, luân chuyển không ngừng trong lục đạo luân hồi, cho nên tu hành quan trọng nhất là phải có thể “ liễu sanh tử ”. Muốn liễu sanh tử thì phải biết sanh tử là được tạo thành như thế nào, “ Kinh Lăng Nghiêm ” đề cập đến : “ tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, sanh tử tương tục, đều do không biết thường trụ chơn tâm, tánh tịnh minh thể, dụng chư vọng tưởng, suy nghĩ này không thật, do vậy mà có luân chuyển. ”
Chúng sanh mỗi ngày đều là vọng tâm dụng sự, do vậy mới tạo thành sự luân chuyển của lục đạo, tâm vọng tưởng là căn bản của luân hồi, cho nên nhà Phật nói : “ nhất niệm đầu, nhất luân hồi ”.
“ Kinh Lăng Nghiêm ” cũng nói : “ thập phương Như Lai đồng nhất đạo cố, xuất ly sanh tử, giai dĩ trực tâm. ”
“ trực tâm ” chính là trực phát tâm, là chơn tâm, là từ tâm thanh tịnh của tự tánh bộc lộ ra ngoài. Cho nên trên tất cả cảnh giới, không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp chước, niệm niệm chánh niệm. Cái “ chánh ” này là siêu vượt cái chánh của tà chánh, cũng có nghĩa là không nghĩ thiện, không nghĩ ác, hai bên đều không chấp chước, trung đạo không tồn, ngay lúc ấy chính là trung đạo. Chánh tri chánh kiến như thế này, mới có thể nhảy ra khỏi lục đạo luân hồi.
Một chỉ ngay lúc ấy rời khỏi hai bên, xả cả chính giữa, thanh tịnh đến cực, khế nhập vô sanh, trực siêu tam giới, liễu sanh tử, cho nên mới nói : “ chẳng có sanh và tử ”
Ngũ Tổ huấn thị đệ tử : “ Các con cả ngày từ sáng đến tối chỉ biết cầu phước điền, không cầu siêu sanh liễu tử, xuất ly sanh tử khổ hải. Người nếu mê mất đi tự tánh thì phước đức đã tu lại làm sao có thể cứu vãn được sự trầm luân của lục đạo luân hồi ?
Cái phước điền nói ở đây và cái phước điền mà Lục Tổ đã nói ở phía trước : “ Đệ tử tự tâm thường sanh trí tuệ, bất lý tự tánh, tức là phước điền ” là không giống nhau. Cái “ phước điền ” mà Lục Tổ đã nói là chỉ phước báo vô lậu thanh tịnh, Ngũ Tổ ở đây nói cái “ phước điền ” mà các đệ tử đã cầu là chỉ phước điền của phước báo nhân thiên hữu lậu.
Cho nên ở “ Kim Cang Kinh ” , trước sau có 9 lần nhắc đến thụ trì “ Kim Cang Kinh ” cho đến 4 câu kệ, phước ấy thắng hơn cả tam thiên đại thiên thế giới thất bảo hoăc sự bố thí của thân mạng. Vì sao cái phước báo dùng 4 câu kệ để nói cho người khác nghe lại thắng hơn vô lượng vô biên thất bảo, thậm chí hơn cả cái phước đức dùng thân mạng để bố thí vậy ? Bởi vì dùng 4 câu kệ nói cho người khác nghe có thể giúp chúng sanh liễu sanh tử, chứng vô thượng Bồ Đề, còn cái phước đức do bố thí thất bảo chỉ có thể được phước báo nhân thiên. Phước báo nhân thiên hưởng hết rồi, thì giống như “ Vĩnh Gia Đại Sư chứng đạo ca ” đã nói : Do như ngưỡng tiễn xạ hư không, thế lực tận, tiễn hoàn trụy, chiêu đắc lai sanh bất như ý ” ( như tên bắn, xé hư không bay vút, sức hết rồi tên vẫn rớt mà thôi, lúc phước hết, sanh lại cuộc đời không như ý ), phước báo kiếp này hưởng hết rồi, kiếp sau nhất định phải chịu khổ.
Ngũ Tổ tiếp theo lại bảo với chúng đệ tử, mục đích triệu tập mọi người lại lần này là “ Các con mỗi người tự đi quán chiếu trí tuệ của mình, dựa vào bổn tâm bát nhã tự tánh của mình mà làm một bài kệ trình lên cho ta xem. Nếu đã ngộ đại ý phật pháp thì ta bèn truyền phó tâm pháp và y bát của các đời Tổ cho, trở thành Tổ Sư đời thứ 6. Hỏa tốc tiến hành, không được chậm trễ, nếu suy nghĩ là không xài được, người kiến tánh là trong lời nói sẽ thấy ngay, giống như xách dao ra trận, là thấy được ngay ”
Phải biết rằng suy nghĩ là chấp chước, thuộc ý thức thứ 7. Giống như chúng ta viết văn chương, câu câu đều suy nghĩ cân nhắc, từ từ cân nhắc, viết càng hay đi nữa thì hết thảy đều là ý thức suy nghĩ.
Người kiến tánh, chỉ cần một lời là có thể đốn nhiên lãnh ngộ, nếu được như thế, tuy là đang trong lúc gay go vung dao trên trận tuyến, vẫn có thể bảo trì như như bất động.
Bởi vì người kiến tánh, không có ngã chấp, pháp chấp, đã tự chứng được thân thể là hư ảo, cho nên đối mặt với đao xe ra trận, vẫn có thể như như bất động; người đó không có sanh tử, cho dù bị giết chết rồi, cũng chẳng qua chỉ là “ liễu nghiệp cũ ”, nghiệp liễu rồi thì hoàn hương. Cho nên, chúng ta đang đối mặt với tất cả nhân quả báo ứng, không nên trốn tránh, phải “ tùy duyên mà liễu nghiệp cũ, tuyệt đối không tạo thêm tai ương mới ”. Nói triệt để hơn một chút, đao thương hư ảo là không làm tổn thương được phật tánh chơn thật. Người kiến tánh, chiếu kiến sắc thân ngũ uẩn đều là tánh không, đều là chơn như bổn tánh, không vì vật mà tổn thương.
Các Đệ Tử nghe lời dặn dò của Ngũ Tổ rồi, sau khi lui ra, bèn bảo với nhau rằng: “ những người chúng ta đây không cần phải tịnh tâm dụng ý nghĩ làm kệ ngữ gì, cho dù làm rồi trình cho Hòa Thượng xem thì cũng có ích gì đâu ? ”
Thần Tú lúc bấy giờ đã là tấm gương cho chúng sư huynh đệ, thường chỉ dạy mọi người và thuyết pháp cho các sư huynh đệ nghe. Lúc Ngũ Tổ muốn mọi người làm bài kệ, mọi người đều cho rằng: Thượng Tọa Thần Tú hiện là Thầy dạy của chúng ta, nhất định là ngài sẽ được, nếu chúng ta khinh mạn mà làm bài kệ, cũng chỉ là uổng phí tâm sức mà thôi.
Ở đây giới thiệu một chút về Thần Tú. Trước khi thần Tú xuất gia, đã đọc phổ biến các sách kinh sử, đối với học vấn thế gian thì sớm đã thông đạt. Gặp được Nhẫn Đại Sư, nhận thấy rằng thiền phong của Nhẫn Đại Sư khả kính, cho nên bèn lễ bái dưới cửa của Nhẫn Đại Sư. Lúc mới bắt đầu, ngài cũng giống như Lục Tổ chẻ củi giã gạo, làm công việc tạp dịch phục vụ mọi người. Do biện tài vô ngại, học thức quảng bác, nhận được sự tôn trọng của mọi người, cho nên Ngũ Tổ cho ngài thăng lên làm thủ tọa, thường lên đài thuyết pháp. Đợi đến sau khi Nhẫn Đại Sư viên tịch, bèn đến núi Giang Lăng Đang Dương hoằng pháp. Lúc ấy, có rất nhiều người học Phật đều học pháp ở Thần Tú, thậm chí đến Võ Tắc Thiên cũng triệu thỉnh vào cung phong làm Quốc Sư, vả lại đích thân quỳ bái, thành khẩn cúng dường. Từ đấy có thể biết Thần Tú lúc bấy giờ là vị thiền sư cực kỳ có tiếng.
Mọi người sau khi nghe xong cũng ngưng cái tâm làm kệ, đều nói : “ chúng ta sau này cứ dựa vào thầy Tú là được rồi, hà tất đi làm kệ chi cho phiền phức ? ”
Nhưng mà Ngũ Tổ thì không phải nói vậy, ngài nói : “ Nhữ đẳng ” , biểu thị tư chất của mỗi người đều có cơ hội thành Phật. Cho nên những người này đã phạm sai lầm nghiêm trọng, nghĩa là Thích Ca Mâu Ni Phật chỉ thị đệ tử, tu học thì nên “ dựa vào pháp chứ không dựa vào người ” . Dựa vào pháp gì ? dựa vào phật pháp, dựa vào chánh pháp, nhận lý thực tu. Phải nhận lý gì đây ? chính là nhận chơn lý – chơn lý của tự tánh; cái mà phật pháp nói, chẳng qua là khởi phát bổn giác tự tánh của mỗi một người và để chúng ta hạ công phu thật nhiều từ kinh điển, nhận lý thật tu.
Tuy rằng đạo trường có mối quan hệ giữa Tiền Hiền và Hậu Học, nhưng điều quan trọng nhất của Tiền Hiền là khởi phát, dẫn dắt Hậu Học giác ngộ chơn lý của tự tánh. Còn về lời nói của Tiền Hiền, là đúng hay là sai, cái nào có thể tiếp thụ, cái nào không thể tiếp thụ, như pháp hay không như pháp, các vị phải dựa theo chơn lý mà đi phán đoán, cuối cùng cũng phải y ( dựa ) pháp chứ không y người.
Thần Tú nghĩ : “ Chư vị sư huynh đệ không muốn làm kệ trình lên cho Hòa Thượng xem, là bởi vì mình là Thầy dạy của họ. Ta nhất định phải làm kệ, trình lên cho Hòa Thượng, nếu mà không trình kệ, làm sao mà Hòa Thượng biết được kiến giải trong tâm của mình là sâu hay cạn ? Mục đích mà ta trình kệ, nếu là vì pháp, vậy thì đó là thiện, nếu là vì để cầu kế thừa Tổ vị, vậy thì đó là ác; thế này thì khác gì với tâm phàm phu vì muốn tranh đoạt tổ vị ? nhưng nếu như không trình kệ, cuối cùng cũng sẽ không đắc pháp, thật là khó xử ! thật là khó xử !
Từ chỗ này có thể nhìn thấy, Thần tú chỗ nào cũng rơi vào suy nghĩ giữa cái làm kệ và không làm, do dự không quyết, chính là bởi vì dùng tâm ý thức để đo lường, kết quả rơi vào lưỡng nan, giống như là thế nào cũng không đúng.
Phía trước hành lang pháp đường của Ngũ Tổ, có bức tường 3 mặt, dự tính là mời Cung Phụng Lô Trân vẽ tranh ở đây. “ Cung Phụng ” là tên quan của đời đường, là chức vị phong tặng đối với những kỹ năng đặc thù như văn học, mỹ thuật, cái mà phụ trách chính là những việc như văn học, mỹ thuật. Cái hành lang phía trước đường này, vốn dĩ là Ngũ Tổ dự tính mời Lô Trân Cung Phụng vẽ “ biến tướng kinh Lăng Già ”, cũng có nghĩa là đem những sự lý mà kinh Lăng Già đã nói dùng tranh để vẽ ra. Lại còn có “ Ngũ Tổ huyết mạch đồ ”, chính là điển cố câu chuyện bắt đầu từ Đạt Ma Tổ Sư truyền pháp cho Nhị Tổ thần Quang, cho đến Ngũ Tổ, dùng phương thức đồ họa để biểu hiện ra ngoài, lưu truyền cúng dường cho đại chúng.
Số lượt xem : 546