Thuận Khảo Nghịch Khảo
Thuận Khảo Nghịch Khảo
A Tu La Vương cho bạn :
muốn danh được danh
muốn lợi được lợi
thê ân tử ái
Ông trời vì để khảo nghiệm hoả hầu tu hành của người tu đạo và thử xem sự thật giả của cái tâm người ấy nên đặc biệt an bài sắp đặt giáng xuống những sự khảo nghiệm để tuyển chọn các bậc Hiền Tài, vậy nên mới có các loại thuận khảo và nghịch khảo, cũng có thể gọi tắt là ma khảo. Thánh Huấn của Hoạt Phật Sư Tôn rằng : “ Chơn đạo chơn khảo xưa nay vốn là điều khó thay đổi, hữu tình vô tình thử nghiệm căn cơ, ngọc đẹp trải qua những sự mài giũa mới thành tuyệt tác, kiên vững chí hướng mới có thể bước lên thang mây ”. Từ xưa Thánh Hiền Tiên Phật trong quá trình tu đạo của họ chẳng một ai mà không phải là thông qua đủ thứ những sự khảo nghiệm mà thành đạo được, cũng giống như sóng biển chẳng có sự cản trở của đá ngầm thì tung toé chẳng nỗi những đoá hoa sóng xinh đẹp; đời người chẳng có các loại gian khổ mài luyện thì chẳng cách nào nở ra đức tánh rực rỡ quang minh tươi sáng.
Từ xưa đến nay, anh hùng hào kiệt nhiều biết bao nhiêu, thế nhưng Thánh Hiền Tiên Phật thì lại chẳng có mấy ai, đấy là bởi vì chiến thắng người khác thì dễ dàng, còn muốn chiến thắng bản thân thì lại rất khốn khó, do vậy mà trong sách “ Trung Dung ”, Đức Khổng Từ nói rằng : “「天下國家可均也,爵祿可辭也,白刃可蹈也,中庸不可能也。」, nghĩa là “ thiên hạ, các chư hầu có thể bình trị được, chức tước bổng lộc có thể khước từ được, gươm giáo sáng quắc có thể giẫm lên được, đạo trung dung không thể làm nổi vậy. ” Vậy nên người tu đạo hễ tiến vào Phật Thánh Môn, bất luận gặp phải đủ thứ các loại thuận khảo, nghịch khảo, nhất định cần phải tâm ý kiên định; có thể buộc tâm, chẳng bị tâm buộc; có thể sai bảo vật, chẳng bị vật sai; có thể chuyển cảnh, chẳng bị cảnh chuyển, và phát nguyện nhất định phải chiến thắng bản thân mình để cầu có thể đạt đến cảnh giới thành Tiên thành Phật. Thánh Nhân rằng : “ là đạo thì tiến, chẳng phải đạo thì lui ”. Muốn thành đạo nhất định cần phải thành tâm thành ý, triệt thuỷ triệt chung thì mới được chứng quả, vậy nên ông trời sắp đem sứ mệnh trọng đại giáng xuống thân một người nào đó thì trước hết nhất định phải khiến cho ý chí của anh ta chịu sự mài luyện, khiến cho gân cốt của anh ta bị mệt lử, khiến cho cơ thể anh ta nhịn chịu cơn đói, khiến cho anh ta có rất nhiều nỗi khổ khốn cùng, làm việc cứ là chẳng thuận lợi, như thế để chấn động tâm chí của anh ta, khiến cho tánh tình của anh ta bền bỉ ngoan cường, làm tăng trưởng tài năng mà anh ta còn thiếu sót, rồi sau đó mới giáng nhiệm vụ lớn cho anh ta được.
Thuận khảo có thể giải thích là phàm là các loại thanh sắc hoá lợi ( tiền tài, lợi ích riêng tư, ca múa, nữ sắc ) , tửu sắc tài khí khiến người ta mê muội chẳng nỡ lìa khỏi mà quên quay đầu lại, dương dương đắc ý, vứt bỏ dứt tuyệt đạo niệm thì đều gọi là thuận khảo.
Nghịch khảo có thể giải thích là phàm là các loại khốn khổ gian nan, ma chướng oan nghiệt khiến người ta lo buồn ưu uất oán hận, oán trách thoái đạo thì đều gọi là nghịch khảo.
Nghịch khảo dễ ngộ, Thuận khảo khó giác. Thuận khảo sẽ dễ khiến người ta dễ ngủ quên, ngủ mê trong chiến thắng để rồi cuối cùng bị trầm luân càng lúc càng thoái lùi.
Sự đáng sợ của thuận khảo cũng giống như là cái chết của con ếch vậy. Chuyện kể rằng : " Hai anh em nhà nọ được người cha đưa cho hai con ếch và sai mỗi người hãy luộc một con theo cách của mình. Người em đặt chú ếch vào một cái nồi nước đang nóng và ngay lập tức, chú ếch phóng vụt ra ngoài. Người em không hoàn thành được nhiệm vụ mà cha đã giao cho. Còn người anh, cậu ta đặt nồi nước lạnh lên bếp, sau đó mới thả chú ếch vào. Cảm thấy không có gì nguy hiểm, chú ếch ở yên trong nồi, thậm chí, chú ta còn tò mò tự hỏi đây là cái ao gì mà bé tí tẹo, nước ao thì lại trong vắt. Sau đó, người anh bật lửa nhỏ để đun cho nước từ từ nóng lên. Khi nước ấm dần, chú ếch cảm thấy khoan khoái và cực kỳ thoải mái. Sự ấm áp mang lại cảm giác dễ chịu. Nồi nước như phòng tắm hơi, hoạt động quá giới hạn lấy đi dần sức lực và khiến cho chú ếch mê man đi trong trạng thái thư giãn. Cuối cùng, chú ếch đã bị luộc chín.
Tam Tào Phổ Độ hễ khai mở thì trong, đục song tiến, đồng thời tồn tại, vậy nên ông trời đặc biệt giáng ma khảo; người trong sạch căn cơ ( gốc rễ bám ) sâu, càng khảo càng sâu; kẻ đục căn cơ cạn, hễ khảo một cái thì nhất định thoái lùi, cũng ví như tuyết và sương giá giáng xuống thì thảo mộc đổi sắc, duy chỉ có những cây tùng bách thường xanh mà thôi. Thế nhưng khảo một lớp thì tiêu đi một lớp oan nghiệt. Con người từ luỹ kiếp đến nay tội tích như núi, hôm nay tiến đạo, oan nghiệt khăng khăng kiên quyết chẳng chịu buông tha bỏ qua, cho dù là tu đạo trì chay cũng khó mà tiêu được sạch sẽ, vậy nên ông trời giáng khảo khiến cho bạn chịu chút thiệt thòi, nếm chút đau khổ, thừ thử xem tâm ý của bạn có kiên định hay chăng. Nếu như bạn thật lòng chẳng thoái, vậy thì khảo một lần thì tiêu một lần oan nghiệt. Phổ độ cho đến nay đã khảo ra biết bao nhiêu Đại Tiên Chơn Nhân Bồ Tát ? Chẳng có ma thì chẳng thành chơn, chẳng có khảo thì chẳng thành đạo. Ông trời giáng khảo, giống như khi xưa Đường Tăng thỉnh kinh, trời định 81 kiếp nạn, nếu một nạn còn sót thì chẳng thể thành Thánh thành Phật; chỉ có trải nghiệm hết những khổ não của cõi hồng trần, lòng phàm đã chết sạch thì mới có thể chấm dứt mãi mãi xong hết, chẳng phải vất vả bôn ba nữa. Ma khảo là con đường mà người tu đạo chúng ta chắc chắn phải đi qua, do đó nói : “ có đạo nhất định có ma, đạo và ma như bóng theo hình vậy ”. Nếu muốn thành đạo thì nhất định cần phải tôi luyện ra từ trong những ma khảo, do đó nói : “ chẳng luyện chẳng thành chơn ”, Nho gia rằng : “ chẳng khảo chẳng thành Thánh ”, Thích gia rằng “ chẳng mài chẳng luyện chẳng thành Phật ”. Tục ngữ rằng : “ ngọc chẳng giũa chẳng thành tuyệt tác, vàng chẳng luyện chẳng đáng giá tiền ”, phàm những người tu đạo chúng ta trải qua những ma khảo thì phải biết rằng đấy chính là lúc ông trời đang tạo tựu chúng ta, Tử Dương Chân Nhân cũng nói rằng : “ Tu đại đạo có khó có dễ, vừa do mình cũng vừa do trời, nếu chẳng thí thiện tích âm đức, động có quần ma làm chướng duyên ”.
Các thứ ma khảo, bất cứ ai nếu khi gặp phải thì hãy ngẫm nghĩ lời mà Viện Trưởng Đại Nhân đã nói : “ Khảo là sự khảo công khai rõ ràng, Ma là sự khảo ngầm không rõ ràng, Khảo dễ nhận biết, Ma chẳng dễ nhận biết ”. Nói tóm lại thì “ vui giận yêu ghét ” bốn chữ này, nếu như phàm là chẳng trung tiết ( chẳng ở mức độ vừa phải ) thì đều đã đi vào ma cảnh rồi. Vậy nên tu đạo phải biết thấu ma tướng, nếu không thì chẳng phòng ma chống ma, trái lại còn trợ ma thành ma, đáng sợ biết bao ! Trang Chu nói rằng : “ Yến bờ rào sao biết chí hướng của hồng hộc ( thiên nga ) , sâu bọ mùa hè sao có thể luận bàn chuyện băng tuyết mùa đông, ếch đáy giếng chẳng tin trời bao la rộng lớn ”. Khổng Tử rằng : “ Đạo cao thì huỷ đến, đức tu thì báng hưng ” ( báng hưng : nổi lên rầm rộ những lời dị nghị nói xấu ) , từ đây có thể thấy rằng có đạo thì có ma, là cái lí nhất định rồi. Chúng ta tu đạo nhất định cần phải cảnh giác cẩn thận, khích lệ mang tinh thần vô vi chẳng sợ hãi, tồn sự độ lượng “ người ta không biết đến mình mà mình không giận ” thì mới không dẫn đến chịu sự bao vây của ma khảo đấy ! Ma khảo là một thứ khẳng định đối với người tu hành, người mà chân tâm tu hành thì chúng ma mới đến để khảo nghiệm, người mà chẳng có thật tâm tu hành thì chúng ma mới chán oải bỏ mặc chẳng màng đếm xỉa đến, vậy nên gặp phải ma khảo là việc tốt, chẳng gặp phải ma khảo thì biểu thị rằng chúng ta vốn dĩ vẫn chưa tiến vào sự tu hành thật sự, cho dù là nghe đạo mấy chục năm trời cũng như vậy thôi. Thường hay có người cứ tưởng rằng mình đã đang đi trên con đường tu bàn đạo của đạo trường, đang tu đạo, thật ra vẫn chẳng biết rằng bản thân mình chỉ là đang mù tu quáng luyện mà thôi. Nam Cực Tiên Ông nói rằng : “ khảo chẳng làm động được cái tâm của con thì chẳng được xem là khảo nghiệm, thông qua được sự khảo nghiệm thì trở về đến đầu nguồn của tánh mệnh, thông chẳng qua được sự khảo nghiệm thì đi đến điểm cuối kết thúc của đời người ”.
Chúng ta phải đối mặt với những sự khảo nghiệm tu đạo như thế nào đây ?
- Hãy hành công liễu nguyện thật nhiều, tam thí song tiến để tiêu oan nghiệt. Thơ rằng : “ Sanh tử xương như núi, nhân quả vẫn tuần hoàn, muốn tiêu nợ oan nghiệt, vẫn cần đức trước tiên ”.
- Hãy tiếp cận phật đường thật nhiều, gần gũi các thiện tri thức để trưởng dưỡng đạo tâm, xa lìa ma chướng.
- Hãy đọc những bài thánh huấn của Tiên Phật và kinh điển tam giáo thật nhiều để kiên định lòng tin đối với đạo. Thánh Huấn của Hoạt Phật Sư Tôn rằng : “ Người nghiệm Trời khảo thử chơn ý, trời diễn đào thải tuyển Hiền Nho, minh khảo ám khảo nhận biết rõ, thuận khảo nghịch khảo chẳng khiếp sợ, học tu giảng bàn thật nghiêm túc, bồi đức thoát trần noi thiên nga, ngàn ma vạn khảo chẳng thoái chí, được người tôn kính đức chẳng nhỏ ”.
Nói tóm lại thì những người thật tâm tu đạo đều sẽ gặp phải những nghịch cảnh trắc trở dày vò, từ từ sẽ giảm bớt những sự quyến luyến đối với trần thế mà tuôn vọt trào dâng ra cái tâm bồ đề, kế đến đạo tâm kiên định. Một người nếu chẳng có những sự khảo nghiệm của nghịch cảnh, thì cho dù là có tâm tu hành, đạo chí cũng sẽ chìm đắm. Đối với một người có tâm tu hành mà nói, nghịch cảnh sẽ khiến cho đạo niệm khởi tử hồi sinh, cho dù đối mặt với nghịch cảnh và những sự trắc trở dày vò cũng vẫn có thể tâm sanh cảm ân, từ trong đó mà thể ngộ một sự khế cơ ( chuyển cơ, then chốt chuyển biến của sự vật ) khác của đạo; còn đối với một người chẳng có tâm tu hành mà nói thì nghịch cảnh và những trắc trở dày vò sẽ khiến cho anh ta tự mình đào thải, cho dù là những trắc trở dày vò nho nhỏ cũng sẽ khiến anh ta nẩy sinh ra ý niệm thoái đạo, vậy nên thành bại chẳng do trời, cũng chẳng do Phật, mà là nắm bắt trong tay của mỗi một người.
Số lượt xem : 1314