BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tam thanh tứ chánh

Tác giả liangfulai on 2023-01-26 22:10:23
/Tam thanh tứ chánh

Lời nói đầu

 

Chúng ta lúc cầu đạo, trước khi điểm truyền sư truyền tam bảo cho chúng ta, trước hết sẽ đốt một tờ “ Long Thiên Biểu ”, bảo cho chúng ta biết rằng biểu văn thăng thiên, thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên. Đồng thời, lúc giảng sư giảng giải tam bảo cho chúng ta, cũng bảo với chúng ta rằng tờ Long Thiên Biểu này trước hết sẽ gửi đến chỗ của Diêm La Vương nơi địa phủ, ở đó có một quyển sổ sinh tử, sẽ trừ bỏ tên của chúng ta trên quyển số sinh tử, rồi thì tên của chúng ta sẽ chú sách ở thiên đường, từ nay về sau, chúng ta thuộc sự cai quản của tiên phật, cho nên cầu đạo chính là cầu đắc một con đường về trời.


Thế nhưng muốn trở về thiên đường, giống như chúng ta hiện tại có thể trở về được chăng ? Cầu đạo chỉ là điểm mở phật tánh của chúng ta, bảo với chúng ta rằng mỗi một người đều là phật. Phật tánh của chúng ta đều giống với phật tánh của chư thiên tiên phật, đấy là bổn tánh tiên thiên của chúng ta; thế nhưng chúng ta do những tập nhiễm của hậu thiên mà đã triêm nhiễm đủ thứ thói hư tật xấu, tính nóng nảy. Cho nên, phải thông qua quá trình tu đạo để trừ bỏ đi đủ thứ thói hư tật xấu của hậu thiên mới có thể hồi phục bổn tánh tiên thiên, và thông qua quá trình tu bàn mà mài luyện bản thân, cho nên tu đạo có tam bất rời : chẳng rời phật đường, chẳng rời kinh điển, chẳng rời thiện tri thức.


Có rất nhiều vị Tiền Hiền sẽ nói : Tôi tự mình tu tại nhà thì được rồi, cần gì nhất định phải đến phật đường ? Phải biết rằng sự thù thắng của tiên thiên phật đường là chiếc pháp thuyền lớn do Lão Mẫu từ bi vì những chúng sanh mạt hậu mà giáng xuống, là do Lão Mẫu trực tiếp quản lí thống lãnh, tiên thiên đại đạo cũng do Lão mẫu trực bàn, để cho những chúng sanh mạt hậu có thể một bước trực siêu. Do vậy tiên thiên phật đường tuy nhỏ, nhưng có thể xử lí việc độ hóa các Nguyên Nhơn. Chư Thiên Tiên Phật cũng nhất định cần phải hộ trì. Chúng ta đến phật đường để dự lớp, tu bàn, người ta nói quốc có quốc pháp, gia có gia quy, phật đường cũng có phật quy. Có câu nói rằng : “ phật quy là luật thiên giới ”. Tam thanh tứ chánh là các giới điều mà người tu đạo bàn đạo tuyệt đối nên tuân thủ.

 


I. Cái gì gọi là tam thanh ?


Viện trưởng sư huynh nói rằng : “giới hạn giữa nam nữ rõ ràng, tam thanh tứ chánh nghiêm, chánh dung và chánh sắc, chánh tâm và chánh ngôn, chánh thành từ tâm ”. Mọi người đều đã dự qua 2 ngày pháp hội rồi, cũng có tư cách có thể làm nhân viên bàn sự của đạo trường rồi. Đối với cái gì là tam thanh tứ chánh, chúng ta phải hiểu rõ ràng.

 

Cái gọi là tam thanh là chỉ : Thánh Phàm thanh, tiền tài thanh, giới hạn nam nữ thanh.

 

 

1. Thánh Phàm thanh ( rõ ràng )
 

Giới hạn giữa việc Thành và việc Phàm phải phân chia rõ ràng, tuyệt đối không được lẫn lộn với nhau không rõ ràng, tuyệt đối không được mượn Thánh tế phàm, mượn công tế tưmượn danh nghĩa của việc công để mưu giành lợi ích cá nhân )
 

Phật đường là chỗ của thần thánh, là đất sở tại thanh tịnh, tuyệt đối không được lợi dụng phật đường để làm ăn, chào bán bảo hiểm…Mục đích của chúng ta đến phật đường là tu thân dưỡng tánh, tu luyện tâm tánh, nhờ vào sự cùng tu cùng bàn của phật đường để thành toàn người khác, và thành toàn bản thân. Ngoài ra, không được có tâm khác.

 

Có rất nhiều nhà phân phối trực tiếp tiến vào đạo trường, lợi dụng nhân mạch của đạo trường để làm công việc phân phối sản phẩm trực tiếp, quảng cáo bán sản phẩm, làm ăn buôn bán; có một số người thì bán hủ đựng tro cốt, linh chi, chào bán bảo hiểm. Như vậy là đã Thánh phàm chẳng rõ ràng rồi. Hậu học phát hiện những người này sau đó đều bị khảo, cho nên chúng ta tu bàn đạo trên đạo trường phải chỗ nào cũng cẩn thận.

 

Điều thứ 17 của 101 điều tâm ngữ dặn dò của Sư Tôn rằng :
 

"Người tu Đạo, nhất định phải phân biệt rõ việc Thánh phàm, hiểu rõ công tư, hễ có sự thiên lệch sẽ dễ dàng lạc bước. Từ xưa đến nay có đạo trường nào lại mượn miếu đường Thần Thánh làm phương tiện làm ăn! Nếu ai có lòng tham, Trời sẽ trả báo cho những gì con đã gây ra, như thế sẽ không còn được trọn vẹn."

 

Sư Tôn cũng nhắc nhở : Người tu đạo không nên dính líu liên quan đến chính trị. Lão Mẫu giáng đạo, đại khai phổ độ là để cứu kiếp, để cứu những người tốt, là cứu linh tánh của con người ra khỏi biển khổ, là sự nghiệp của Thánh Hiền Tiên Phật, là âm thầm chọn người hiền lương, là lựa chọn Thánh Hiền, tuyệt đối không thể lôi kéo, làm dính líu vào một mối với chính trị.

 

Phàm là đạo thân ra tiền hoặc ra sức, cần dùng ở trên đạo trường, không được mượn danh nghĩa của đạo để khiến các đạo thân giúp đỡ cho những chuyện phàm tình riêng tư của mình để tránh tạo thành tội lỗi.


Quan hệ giữa các đạo thân với nhau không được xem là những bạn bè phàm tình để đối đãi. Nên biết rằng mọi người đều là con của cùng một Lão Mẫu, đồ đệ của cùng một Thầy, cần phải thể hội tỉ mỉ tấm lòng của Lão Mẫu và Sư Tôn Sư Mẫu, thương yêu đùm bọc nhau, khích lệ, khuyên bảo nhau sửa chữa lỗi lầm, tin tưởng, tôn trọng, cảm thông và bao dung tha thứ cho nhau. Tông chỉ này phải chân thành mà đi thực hành, tuyệt đối không để cho một tí ti phàm tình trộn lẫn vào giữa, đấy mới là Thánh Phàm thanh.


 

2. Tiền tài thanh :
 

Người bàn đạo, đối với các khoản tiền qua tay phải công xuất công nhập, đăng ký rõ ràng chính xác đến từng đồng, đến lúc thì phải bàn giao lên trên, không được có chuyện lắt léo không minh bạch rõ ràng để tránh tội. Chẳng những đối với công đức phí phải như thế, đối với tiền tài của đạo thân hiến tâm trợ đạo, giúp đỡ phật đường cũng phải như vậy.

Trong đạo trường của tiên thiên đại đạo, không có việc đi thu gom góp tiền; chỉ là các đạo thân vào đạo lâu rồi phát tâm, tự động bố thí để giúp đỡ trợ đạo, bởi vì đạo muốn mở bàn ra ngoài vẫn là cần phải có một ít tiền. Chúng ta có thể phát hiện rất nhiều vị điểm truyền sư, đàn chủ, giảng sư, nhân viên bàn sự, đạo thân tự động quyên góp để liễu tội, liễu nguyện, liễu nghiệp.


Đối với tiền tài mà đạo thân hành công, phải dùng một cách thích đáng. Tiền mà người ta muốn dùng để xây miếu, phật đường thì chúng ta phải dùng xây miếu thiết lập phật đường; tiền mà người ta dùng để in kinh sách khuyến thiện, chúng ta cũng phải dùng để in kinh sách khuyến thiện. Tiền mà người ta muốn dùng để mua trái cây hiến cúng thì cũng phải dùng vào việc mua trái cây để hiến cúng; người ta muốn dùng vào việc khai hoang trợ đạo thì chúng ta dùng vào việc khai hoang trợ đạo, không được lấy dùng riêng theo ý mình. Nếu tiền mà người ta muốn dùng để in kinh sách khuyến thiện, chúng ta dùng để xây chùa miếu, bảo rằng công đức xây miếu tương đối lớn, như thế cũng không đúng !

 

Cuối mỗi năm, càng nên báo cáo tường tận lên trên về tình hình thu chi và những đạo thân nào hành công bao nhiêu trong một năm để sạch sẽ thủ tục, mới không dẫn đến việc thân gánh tội che giấu công đức của người khác.


Tiền tài của đạo thân quyên góp cũng không được lại dùng danh nghĩa của mình để quyên góp, biến thành như là tiền của mình vậy, như vậy cũng xem là tiền tài không rõ ràng.
 

Còn nhớ có một lần lúc giảng đến tiền tài thanh, Tiên Phật lâm đàn nói với một vị điểm truyền sư nọ rằng : “ con chó của con chạy đến phật đường, cắn hư một cái bái đệm của phật đường rồi, lại dùng tiền của công để mang đi tu bổ, như vậy cũng là tiền tài chẳng rõ ràng

 

Từ đây có thể thấy phật quy là rất nghiêm ngặt. Người giám đốc chúng ta phía sau là tiên phật, chúng ta là do tiên phật quản, cho nên nói : “ ngẩng đầu ba thước có thần minh ”.

 

Một đồng tiền của Phật, lớn tựa núi Tu Di, dối lòng chẳng thật báo, đội sừng khoác lông hoàntrả ) ”. Người tu đạo chúng ta đặc biệt phải chú ý đối với những điều này, tránh bôn ba vất vả cả đời trên đạo trường, kết quả vẫn trụy lạc thì thật quá ư đáng tiếc.

 

Quân tử thích những tài vật đắc được một cách chính đáng, đàng hoàng có đạo đức, không cần những tiền tài bất nghĩa. Một số loại tài vật phi pháp không được lấy :

 

  1. Trộm lấy đồ của người khác
  2. Tham ô không hợp pháp
  3. Chối bỏ nợ nần
  4. Chiếm hữu tiền công quỹ làm của riêng
  5. Lợi dụng sự tiện lợi của địa vị và chức vụ làm tổn hại đến tài vật của sự nghiệp phục vụ ( phục vụ cơ quan chính phủ, phục vụ cơ quan đoàn thể trường học …)
  1. Cậy quyền thế để giành được những tài phú phi pháp ( như một số các nhân viên công vụ không tốt cố ý gây phiền phức tạo khó khăn cho những người đến bàn sự, buộc người ta phải đưa phong bì mới chịu bàn sự cho họ )
  2. Kinh doanh phi pháp
  3. Lường gạt đầu cơ trục lợi
  4. Cờ bạc, bán dâm và những ngành nghề liên quan đến sát sanh.

 

3. Giới hạn nam nữ thanh


Người xưa nói rằng : “qua ruộng dưa thì không sửa giày, dưới gốc cây mận thì không chỉnh mũ. Nam nữ thụ thụ bất thân, càn khôn không kề vai sát bên nhau, cùng xe không ngồi chung chỗ, đi đường phân trước sau, càn khôn không nói chuyện riêng tư bí mật ”, đủ thấy sự phân chia giới hạn cực nghiêm giữa nam nữ là điều mà Cổ Thánh Tiên Hiền xem trọng. Chúng ta có thể nhìn thấy mức độ mở của xã hội hiện tại, hiện ra một loại loạn tượng. Nay đại đạo phổ truyền, trước hết phải phục hưng lại cỗ lễ, đặc biệt người tu đạo bàn đạo chúng ta đối với giới hạn nam nữ càng phải lúc nào cũng chú ý, không thể cẩu thả, đều phải tránh sự hiềm nghi để trang nghiêm vẻ ngoài.


Ví dụ như nam nữ nên tránh cùng ở trong một phòng. Nữ cũng không nên tùy tiện để cho nam dùng xe máy chở. Đối với lời nói hành động, phải đoan trang nghiêm túc, cử chỉ phải trang trọng, không được cười nói tùy tiện để tránh bị người ngoài bình luận phía sau, nói ngắn nói dài.


Giống như Tiền Nhân Lão rất chú trọng điều này. Tiền Nhân Lão nói chuyện với Lão Tiền Nhân đều chẳng dám nhìn thẳng Lão Tiền Nhân, đều vô cùng cung kính cẩn thận, đầu cuối thấp lắng nghe những lời huấn thị của Tiền Nhân Lão.


Nghe nói rằng có một lần Tiền Nhân Lão phải đi qua đường, có một vị giảng sư càn đạo trẻ tuổi nhanh chóng hướng về phía trước đỡ Tiền Nhân Lão, nhưng Tiền Nhân Lão từ chối và tự đi qua đường một mình. Hãy nghĩ xem, Tiền Nhân Lão đã lớn tuổi rồi mà đối với giới hạn càn khôn này vẫn cẩn thận như vậy.


Đến phật đường thì là càn khôn phân ban, chính là giới hạn giữa nam nữ rõ ràng, cũng không được tùy tiện đánh vỗ đụng chạm những người khác giới.

 

Cô nam quả nữ chớ có đơn độc cùng ở trong một phòng. Phân giới của mình phải giữ cho tốt. Hôm nay tu đạo mọi mặt đều phải vô cùng nghiêm cẩn cẩn trọng.

 


II. Cái gì gọi là tứ chánh ?



Tứ chánh tức là thân chánh, tâm chánh, ngôn chánh, hành chánh.


Chúng ta thân đã là người tu đạo thì là tấm gương cho những người bình thường, đối với lời nói hành động mọi cử động nhất định lúc nào cũng phải kiểm điểm nghiêm mật, phản tỉnh sâu sắc, không được cẩu thả bất cẩn, thân tâm, lời nói, hành động mọi cái đều chánh, không có tí ti chỗ nào không thích đáng, mới có thể hiện ra sự tôn quý và cao siêu của đạo.

 

 

1. Thân chánh :


Là chỉ cử chỉ hợp lễ, không sát sanh, không trộm cấp, không tà dâm, không được đi đến những nơi không đàng hoàng, những việc làm đều phải hợp với đạo, như là :


Thân sạch sẽ đốt nhang lễ phật, y phục chỉnh tề khi tiến vào phật đường, càn khôn không được mặc áo hở ngực lộ vai. Lúc đốt nhang khấu đầu không được mặc quần ngắn, trong lòng phải tồn sự chân thành cung kính. Khi Tiên Phật lâm đàn thì không được cười nói huyên náo, không tùy tiện đi lại làm loạn buổi lễ.


Hành vi cử chỉ phải có một luồng hạo nhiên chánh khí.

 

Bốn điều quan trọng đối với việc tu thân :

 

a) Dựa vào “ giới ” để sinh hoạt – giữ ngũ giới ( sát, đạo, dâm, vọng, tửu )

b) Dựa vào “ từ ” để đối đãi với người – mỗi một vị phật bồ tát sở dĩ thành phật bồ tát, chủ yếu nhất là cái “ tâm bồ đề ” này, tâm từ bi phát ra vì chúng sanh. Kinh Hoa Nghiêm cảnh báo : " Vong  thất Bồ Đề tâm , tu chư thiện pháp , thị danh ma nghiệp "


 ( quên mất tâm Bồ Đề , tu các thiện pháp , đều là việc làm của ma  ) . Đi làm từ thiện mà đánh mất tâm Bồ Đề thì việc làm đó trở nên vô bổ và có nguy cơ tạo nghiệp . Đi làm từ thiện là thực hiện hạnh Bồ Tát. Một cư sĩ bình thường có thể thọ Bồ Tát giới và thực hành hạnh Bồ Tát trong thế giới tục đế. Bồ Tát đi thánh hóa cuộc đời nhưng nếu đánh mất Bồ Đề tâm thì sẽ bị đời tục hóa. Kinh Phổ Minh Bồ Tát nêu ra bốn điều khiến cho Bồ Tát đánh mất Bồ Đề tâm như sau :


1/ Lường gạt thầy dạy đạo của mình, không tôn kính những pháp môn và những kinh Phật mà mình đã được chỉ dạy.


2/ Gây tạo sự ngờ vực không xác đáng và sự ân hận hối tiếc vô cớ vào trong lòng người khác.
 

3/ Chửi rủa phỉ báng những kẻ cầu đạo đại thừa, rồi bêu xấu họ khắp nơi.


4/  Xun xoe nịnh hót và lòng dạ quanh co, không được thẳng thắn thật lòng khi tiếp xúc tùng sự với người đời .

 

Một khi phạm vào các điều nói trên ( trong kinh Phổ Minh ) thì các hành giả đã đánh mất Bồ Đề tâm của mình . Và như vậy thì việc bố thí , trì giới , ....đều trở nên vô nghĩa .


Đi làm từ thiện thì cần phải kiên cố Bồ Đề tâm , phải có tâm bình đẳng, tánh trí, vô phân biệt trí .

Bài thi kệ của Lục Tổ Huệ Năng sau đây nói về tâm vô trước trong cảnh hồng trần :

   Ngột ngột bất tu thiện 
   Đằng đằng bất tạo ác 
   Tịch tịch đoạn kiến văn
   Đảng đảng  tâm vô trước 

Tạm dịch :

     Ngây ngây chẳng tu thiện,

     Bừng bừng chẳng tạo ác.

     Lẳng lặng dứt thấy nghe ( Tẩy trừ tâm phân biệt )
     Hiển bày tâm không vướng

 


       Tâm vô trước là tâm không còn vướng mắc phân biệt . Đi làm từ thiện mà còn vướng , còn chấp , còn nhân , còn ngã , ....thì vô tình đã đánh mất  hết Bồ Đề tâm !


c) Dùng “ nhẫn ” để xử sự - Lão Tiền Nhân lúc còn tại thế thường đề tặng câu đối này :

 

dung nhẫn, dung giả, dung nhân sở bất năng dung, thiên dã !

nhẫn giả, nhẫn nhân sở bất năng nhẫn, địa dã;

nhân năng hiệu thiên pháp địa đại vô bất bao, tế vô bất tải, thánh nhân dã

 

tạm dịch : Dung : bao dung tha thứ những cái mà người bình thường không thể bao dung tha thứ, thì là trời ! Nhẫn nhịn những cái mà người bình thường không thể nhẫn nhịn, thì là đất ! Con người có thể noi theo trời đất, chẳng có cái lớn nào mà không bao trùm hết, chẳng có cái nhỏ nào mà không chở được hết, thì là Thánh Nhân ! ”. Hồ Lâm Dực cũng nói rằng : “ có thể nhẫn nhịn những cái mà người bình thường chẳng thể nhẫn nhịn là có thể làm những những cái mà người bình thường chẳng thể làm ! ”, có thể thấy, “ dung nhẫn ” hai chữ này có thể biểu hiện chí đức ( đại đứcđức tánh sùng cao vĩ đại ) vô thượng của nhân loại và đủ để làm tinh thần thật sự nâng đỡ trời đất của con người, “ làm những cái mà người bình thường chẳng thể làm ” thật sự siêu vượt thế tục.


d) Dựa vào “ duyên ” để kết giao bạn bè. Bạn bè hội hợp gặp gỡ nhau tức là có duyên. Đạo thân có thể cùng hội tụ tu bàn đều là duyên.

 


2. Tâm chánh

Tâm chánh chính là không tham lam, không sân hận, không ngu si
 

Không tham lam – Có người nói rằng : thiết lập phật đường kiếm được rất nhiều tiền. Đấy là cách nghĩ của những người bình thường. Thật ra đàn chủ của phật đường đều xả tiền tài, xả lợi ích, xả thời gian, bố thí phụng hiến.

Tham quả vị đài sen – tưởng rằng đến tu đạo sau này sẽ có quả vị đài sen, thật ra những cái này đều là theo sau mà đến. Con người sau khi cầu đạo, tại Lý Thiên đều có một đóa hoa sen, trên đó có một tấm bài ghi rõ họ tên của người cầu đạo. Nếu chúng ta làm thật tốt, hoa sẽ nở ngày càng sum xuê um tùm, nếu không thì sẽ héo tàn.


Tham danh phận của đạo trường – tu đạo là tu thân dưỡng tánh, đạt bổn hoàn nguyên, con đường về trời, chứ không phải là tu để làm điểm truyền sư, giảng sư, đàn chủ, bởi vì cái danh của điểm truyền sư, giảng sư, đàn chủ chẳng có thể bảo đảm rằng tương lai nhất định thành đạo.

 

Không sân hận : Trong con đường tu đạo có đủ thứ khảo nghiệm. Chúng ta phải chăng có thể không oán trời trách người, chúng ta có thể nhịn chịu được chăng ? Có cái gọi là : “ thấp đến chỗ thấp nhất mới là cao ”. Lục Tổ Huệ Năng là một đời tổ sư cũng phải ở nhà sau bửa cũi giã gạo trải qua hơn 8 tháng, chính là cái gọi là luyện tánh như tro, hóa tánh hóa đến chẳng còn bản thân mình. Khi chúng ta có thể thể hội được sự bình đẳng của phật tánh thì chúng ta sẽ có thể “ vô ngã ” ( chẳng có cái tôi ), như đức của nước, đem lại lợi ích cho vạn vật mà chẳng kiêu ngạo, ở chỗ thấp mà không ngã lòng mất nhuệ khí, cả đời như thường chẳng thay đổi, thuận lợi suôn sẻ, chẳng bị trở ngại.

 

 

Không ngu si : cho dù gặp phải bất kì những khảo nghiệm gì, cũng có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chẳng si mê ở tất cả hình tướng bên ngoài.


Tâm chánh chính là phải trừ bỏ đi những tà vọng của tham sân si, mọi tư tưởng hợp với trung đạo, không quá khích tiêu cực. không cuồng nhiệt manh động, chẳng si mê chấp trước, chẳng đối đãi phân biệt, một mảnh công tâm, cùng trợ đạo bàn.

 

 

3. Ngôn chánh

Những gì nói ra đều dựa vào chân lí đạo đức làm lý luận căn cứ.
 

Bản thân người tu đạo nên bồi dưỡng nhận thức đối với chân lí đạo đức, đặc biệt là những người gánh vác nhiệm vụ thần thánh thừa tiên khải hậu ( kế thừa đời trước, khải phát đời sau ) . Đối với đạo nghĩa đạo thống thì tùy lúc tùy chỗ mà nhắc lại với mọi người để duy trì bảo hộ chánh pháp, đồng trợ thiên bàn.

 

Rất nhiều người đều nói rằng tiên thiên đại đạo không có kinh điển của mình, thật ra tất cả mọi kinh điển đều là xiển thuật sự khả quý của một chỉ điểm của Minh Sư. Trọng điểm của chúng ta là truyền đạo, âm thầm tuyển chọn người hiền lương, tuyển chọn Thánh Hiền, cứu kiếp. Kinh điển của các giáo đều là giáo hóa.

 

Thật ra những lời huấn do tiên phật lâm đàn phê chính là một bộ bộ kinh điển của Bạch Dương. Do vậy chúng ta phải đọc Thánh Huấn nhiều vào, tìm hiểu thật nhiều về ý chỉ của Thánh Hiền Tiên Phật, lúc xiển thuật đạo cũng dùng những lời nói của Thầy và Tiên Phật cho thật nhiều vào để nói.

Không ác khẩu, không lưỡng thiệt, không vọng ngữ, không kì ngữ.

Những lời mà người có trí tuệ nói đều là những lời có ích, không nói lung tung những lời thị thị phi phi.

 

 

4. Hành chánh

 

Những gì mà người tu đạo làm và nghĩ đều là hợp với đạo đức, chẳng oán trời trách người, tiếp đãi không chu đáo đối với bậc tôn trưởng, không giả mượn danh nghĩa làm việc thiện để lường gạt tiền của người, không lập kế hãm hại người, không hoang dâm kiêu ngạo tự đại, không trộm cắp cướp đoạt, không lạm dụng dùng sai tiền công đức, tất cả mọi hành vi không trái với đạo đức.


Tu đạo chẳng ngoài việc bồi đức, đạo phải lấy đức làm dựa dẫm.

Tuân thủ tam cang ngũ thường, tứ duy bát đức.


Tam cang : quân thần cang, phu thê cang, phụ tử cang

Ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Bát đức : Hiếu đễ trung tín, lễ nghĩa liêm sỉ.


Tứ chánh ở trên : thân chánh, tâm chánh, ngôn chánh, hành chánh, mỗi thứ phải được chánh mới có thể hiện ra sự tôn quý và cao siêu của đạo. Đấy cũng là biểu hiện cụ thể mà người tu đạo bàn đạo nên có. Nếu có thể như vậy mới là danh tiếng nhất trí với thực tế, chẳng thẹn với lòng. Nếu như không kiểm điểm trói buộc thân mình, cử chỉ phóng đãng, tâm mất sự khắc chế, lòng ngập tràn những dục vọng riêng tư, tùy ý phê bình, hành vi cẩu thả, động thì điên đảo. Nếu có những hành vi loại này thì là rỗng mang cái tên tu đạo bàn đạo, vậy thì có khác gì với những phàm phu tục tử bên ngoài ?



Tam thanh tứ chánh là những giới điều mà những người tu bàn đạo chúng ta muốn bàn đạo thật tốt nhất định cần phải nghiêm ngặt gìn giữ tam thanh tứ chánh, không được vi phạm mới có thể trên hợp lòng trời dưới hợp ý người.

Số lượt xem : 3215