Lập ngoại công ( Phổ Hiền Bồ Tát giáng )
Lần này vạn Phật ra hết, bàn lí việc Long Hoa thịnh hội, người và thần đều bận rộn, hội nghị Tam Tào ( Thiên Tào, Nhân Tào, Địa Tào ) toàn dựa vào công đức làm gấp, chẳng có ngoại công thì nội quả khó tu, ngoại công nhiều thì nội quả tự cường mạnh. Xưa kia khi đại đạo đơn truyền, trước tu nội quả, lại lập ngoại công mãn nguyện; nay phổ độ rộng mở thì trước hết là bàn ngoại công, rồi mới nội tu.
Đệ nhất kì công chính là thay Lão Mẫu ( Hoàng Mẫu ) tiếp dẫn các Nguyên Nhơn, thời thời khắc khắc chẳng từ chối vất vả gian khổ, tận tâm dốc sức, lấy việc cứu độ làm niệm. Thế giới ngũ trọc, kẻ ác rất nhiều; ngoại công là khó làm nhất, mà việc khó làm nếu có thể làm được thì mới xem là kì công. Nếu một người đã đắc được đại đạo, chỉ tham sự thanh nhàn tự tại, chỉ lo bản thân, chẳng lo cho người khác thì là tư tâm; hễ có tư tâm thì ông trời chẳng thích, sao có thể thành đạo đây ?
Vả lại mỗi người đều có những tội nghiệt của lũy kiếp, chẳng làm khổ công ( công phu khắc khổ vất vả ) thì sao có thể trả hết sạch nợ ? Nếu như là người cực kì ngốc nghếch thật thà thì chẳng nói bàn đạo, tự giữ đạo thì được rồi. Nếu như có chút chỗ dùng được thì lập xuống tâm chí bàn đạo. Tuy nói rằng việc bàn đạo là độ người khác, thật ra thì là đang độ bản thân. Hiện giờ là lúc khẩn cấp phổ độ Tam Tào, chẳng mau vội mà bàn, lại chậm trễ thì chẳng có công có thể bàn rồi. Thế nhưng bàn đạo cũng phải dựa theo quy củ mà làm, chớ có xem người khác như là kẻ ngốc, dùng các thủ đoạn lừa gạt để thiết lập, định ra các loại danh mục, dối gạt tiền tài của chúng sanh lấy làm sự hưởng dụng cho mình. Những người có tâm bàn đạo thì chớ có mà trầm luân với các cộng tội nghiệt.
Những người thề nguyện bàn đạo thì cho dù trải qua nghìn mài vạn khó, quyến thuộc hết cả rồi, khốn ách đến rồi cũng chẳng sanh tâm oán trách, chỉ cần một hơi vẫn còn, tuyệt chẳng thoái chí. Thất bại trong đạo trường rồi thì chỉnh đốn làm mới lại; chiếc thuyền từ hàng hỏng rồi thì chỉnh sửa lại; chẳng đem đạo bàn cho tốt chẳng về cố hương gặp Lão Mẫu ( Hoàng Mẫu ), vì để bàn đại đạo mà cho dù là chết cũng làm cho xong tốt.
Hiện nay quan trọng nhất chính là vội kịp ngoại công, chớ hoài nghi sợ rằng nội quả chẳng đủ mà ẩn tu bản thân, đấy là điều không có ích gì cả. Đợi công đức viên mãn, nghiệp nghiệt tiêu tận, tự có thần trợ. Lại tuyệt đối chớ để bị hai chữ “ không rỗi ” làm hại; cho dù là ban ngày có bận rộn lắm đi chăng nữa cũng có thể lợi dụng thời gian tối để tu dưỡng bản thân, động thì độ người, tịnh thì tu kỉ, cả hai thứ đều viên mãn.
Những người bình thường khai thiết phật đường, bàn đạo trước tiên phải có thể tự mình làm tấm gương tốt, thành kính vững chắc, khiêm cung hòa nhã, chẳng tham tiền tài, chẳng nóng giận; lại phải có nội đức; trên mặt thường mang mấy phần đạo khí, như thế mới bàn tiếp được. Cửu phẩm liên đài trên trời là dành cho những người có công.
Chơn Nguyên Nhơn hễ tiến đạo thì phải hành công; nếu chẳng hành công thì chỉ có tiểu công tiểu quả, chẳng thành đạo hạnh nổi. Lập đức hành công là không thể thiếu đấy. Phật đường là một chiếc cầu trời, là con đường mà những người về cõi Tây chắc chắn phải đi qua, là ải quan trọng trên tiếp dưới dẫn. Dưới đất một Phật đường thì trên trời một đóa đài sen, cho nên có thể bàn ra một phật đường thì cái công thiện ấy chẳng gì lớn bằng. Kế đến là việc quyên tiền trợ đạo, là kết cái phước duyên của người trời, một vốn mà vạn lời, tồn ở trên trời, và cũng chỉ có những người thông minh mới biết tính bài toán này; nếu xả chẳng được tiền tài ra thì tiêu chẳng được oan nghiệt; cho dù là hoàng kim vạn lượng cũng khó mà mua được sanh tử. Người nghèo khổ chẳng có tiền hành công thì có thể ra sức làm những việc nhỏ nhặt, cũng đều có công. Khi ra sức thì phải nghe sự dặn dò của các tiền bối, không thể viện lí do, dùng đủ thứ cớ để từ chối, cản trở, làm hoại mất công đức.
Tuy rằng thiết lập phật đường bàn đạo là công, thế nhưng phải dựa theo quy củ, không thể tùy ý nói bừa, chỉ xoay vòng trên mặt tiền bạc, tài vụ chẳng rõ, một tay che trời, tham lam hưởng thụ, ăn mặc vọng dụng, hà khắc với người khác, đối đãi chẳng thành thật khoan hậu với người khác, hoặc giả mượn cái danh là bàn đạo mà lừa dối mọi người, thừa cơ mà lừa gạt tích lũy tiền tài, chẳng những công cực ít, trái lại còn tội lớn. Chỉ mong người đời nhanh chóng nỗ lực trên mặt ngoại công, nếu không tuổi thọ đến hết rồi, muốn bàn cũng bàn chẳng được. Đạo đời đổi dời, vận kiếp đến rồi cũng chẳng thể bàn được, đến lúc ấy thì hối hận đã muộn.
Những tháng ngày đời người ngắn ngủi tạm bợ, những nam nữ thời đại hiện nay chẳng nghĩ đến việc tạo công lập đức, trái lại còn thói xấu rất nhiều: chẳng tuân quy củ, hành vi cực kì nông nổi, tánh tình cao ngạo, động lửa nổi nóng, bới móc thị phi, mở miệng nói dối, biếng nhác, phóng đãng, giới luật chẳng thanh, hành vi lừa lọc gian trá, tâm tư bất chánh, nói những lời hồ đồ khoác lác, tinh thần hoảng hốt, sợ chịu ma khảo; nói những lời điên đảo, giả tạo lời đồn khiến lòng người hỗn loạn, tranh công đoạt lợi, keo kiệt chẳng xả, xem một đồng tiền như mạng sống; tánh khí hung bạo, tranh đấu với người … tuy rằng ở trong đạo, vẫn là tội nhân, cho dù là dẫn bao nhiêu người đồng tu, đốt bao nhiêu nén nhang, tụng bao nhiêu bộ kinh vẫn là công chẳng địch nổi tội; do vậy phải sửa bỏ thói hư tật xấu, vun bồi tâm đức, tuân quy củ, ngẫm nghĩ xem bản thân mình trên con đường đạo vẫn còn có những lỗi lầm gì; nghĩ tận thì biết, biết thì rõ, rõ thì chắc chắn sửa đổi thì có thể vô tội, vậy hành một công là được một công. Lúc này vẫn chưa thể nhìn thấy cao thấp, vẫn còn phải lên hội Long Hoa bình phán, công tội mới có thể phân minh, tí ti cũng chẳng thể chối bỏ được, đến lúc ấy thì sám hối đã muộn ! Nay mọi người có thể tự phản tỉnh kiểm thảo mình xem vẫn còn có những sai lầm gì, không thể nói là bản thân mình vô tội, cũng không được nói là không cần phải vội, chớ có tự mình lại đùa nhả bản thân nữa, đem bản thân mình lại đùa nhả trở về trong địa ngục.
Có tâm bàn đạo thì công là chẳng ít, thế nhưng vẫn còn có rất nhiều tội lỗi, nếu không thì sao lại chiêu cảm ra trọng khảo. Đạo hễ thất bại, từ giờ chẳng bàn thì tội càng sâu nặng ! cho nên nói, tuyệt đối không được ngưng, phải kiên định tâm chí, mặc cho dù cuồng phong sóng cả vẫn nắm vững mái chèo mà lèo lái. Chỉ mong càn khôn hai đạo ( tức là nam, nữ ) đồng tâm đồng đức, hiệp lực trợ giúp, người có tiền tài thì trợ giúp tiền tài, người có sức thì giúp sức, người có thể nói thì trợ lời, cùng vượt qua biển khổ vô biên này, vĩnh hưởng sự tiêu dao, đồng quy cực lạc, lẽ nào chẳng nhanh !
Tu nội quả
Long Hoa Tam Hội, vạn pháp đều cùng truyền, chư phật hạ phàm, liễu kiếp liễu nguyện, cũng nhất định phải có nội quả hoàn mĩ mới được; nếu chẳng tu dưỡng, làm sao mà về cố hương ? Tu nội quả quan trọng hàng đầu là tĩnh tọa, tức là cái gọi là thiền tọa, trên thủ huyền quan, dưới thu đan điền, chẳng mất chơn dương, làm cho tai mắt trong ngoài, nhật nguyệt giao quang, luyện thông bách khiếu. Tiên thiên nguyên cơ tàng nơi huyền quan, điểm này chơn nhất; nếu huyền quan chẳng mở thì tự bế con đường thiên đàng.
Tĩnh tọa kị nhất là chiêu ma, hoặc tay loạn động, hoặc vọng tâm thức thần, hoặc tâm thần lo sợ bất an thì không thể tọa; tọa chẳng biết cách thì tất sẽ dẫn đến bệnh tật. Điểm này bản thân nên tham ngộ rõ ràng. Thân thể thả lỏng, tâm ý chuyên nhất, chẳng tồn vọng niệm, nguồn tâm thanh tỏ, âm dương điều tiết an hòa, tức có thể an nhiên tự tại.
Thứ đến là tu nội quả vẫn phải kiêm trừ nghiệp chướng, có thể trì kinh niệm chú để phụ trợ, công quả dễ thành. Thử nghĩ xem con người từ lũy kiếp đến nay, oan thân trái chủ của cá nhân mỗi người, mỗi cái đều có cái nhân của nó, cho nên không hóa giải thì chỗ nào cũng chịu những trở ngại nhiễu loạn, đạo quả khó thành. Nếu có thể mỗi ngày tụng niệm “ chú đại bi ” 5 biến và niệm bát tự tối thắng đại uy đức tâm chơn ngôn 『唵、阿味羅吽、佉左洛。』(ㄨㄥ . ㄜ ㄨㄟˋ ㄌㄨㄛˊ ㄏㄨㄥ ㄑㄩ ㄗㄨㄛˇ ㄌㄨㄛˋ) ( úm, a vị la hồng, khư tả lạc ) mỗi ngày ít nhất 324 biến thì có thể tiêu nghiệp chướng và bảo hộ cả nhà bình an, nếu có thể càng tinh tiến hơn, mỗi ngày tụng chơn ngôn này “ 1080 biến, chẳng những có thể giải nghiệp, lại có thể cầu trị bệnh và cầu phú quý, đơn giản tiện lợi, công đức thù thắng.
Thuyết minh :
1. Trì tụng kinh chú hoặc niệm chơn ngôn có thể không câu nệ thời gian địa điểm, bất cứ chỗ nào là đạo trường ( phòng khách, thư phòng, hoặc những nơi thanh tịnh sạch sẽ ), không nhất định phải ở trước thần phật, bởi vì tụng kinh chú chẳng phải là niệm tụng cho thần phật nghe, mà là tu trì bản thân.
2. Tụng bát tự chơn ngôn có thể đi, ngồi, hoặc đi đường, hoặc ngồi trên xe, hoặc nghỉ ngơi đều được, chẳng có hạn chế.
3. “ úm ” của bên trong chú đại bi không niệm “ án ”, mà niệm “ om ”, hiệu lực của nó lớn, không thể để bị ảnh hưởng bởi sự lan truyền niệm sai âm sai của thế tục.
4. Làm thế nào để có thể vào trước lúc tụng niệm chú đại bi hoặc bát tự chân ngôn mà cung tụng thánh hiệu “ thập phương tam thế nhất thiết Như Lai ”, hoặc “ Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát ” 108 biến thì càng tốt.
Lập ngoại công, tu nội quả, tông chỉ ở chỗ tránh sự sanh sanh tử tử, ý ở chỗ tránh nghìn vạn kiếp luân hồi. Thời đã đến Tam Kì, Tam tai bát nạn vẫn cứ là có. Cái gọi là vận kiếp chính là thâu những kẻ ác quy về địa ngục, tiễn những người thiện lên thiên đường, chính là thúc đẩy các Nguyên Nhơn sớm trở về Tây Phương.
Những người thượng đẳng thì dễ dàng công quả cùng tiến; những người trung, hạ thì chẳng dễ hành công, toàn phải dựa vào việc trì kinh niệm chú, đả tọa, nương nhờ vào lực của thần phật để hộ trợ giải nghiệp, để minh tâm kiến tánh. Trì kinh niệm chú nhất định cần phải mở miệng niệm âm thanh nhẹ nhàng; từ sự truyền đạt của sóng âm mà tâm ấn. Những người có công, công trước quả sau, công quả dễ thành. Những người chẳng có công, chiêu nhiều ma chướng, công quả khó thành. Cho nên, phải tu nhanh, khổ tu, không đạt mục đích thì tuyệt chẳng ngưng bỏ.
Công quả có sự phân làm đại thành, tiểu thành. Người đại thành thì đan kết xuất thần, ôn dưỡng thoát xác. Người tiểu thành thì nhất khiếu thông, tam quan mở, chơn dương thượng thăng, pháp luân thường chuyển. Đại thành tiểu quả đều có thể miễn con đường của sự luân hồi.
Phổ độ hiện nay là kết mối oan duyên nợ lớn của 6 vạn năm. Sự sinh tử kế tục vốn có thì mỗi cái đều có nguyên nhân, đều chẳng như nhau. Người mà căn sâu duyên lớn, công quả khá lớn thì lúc quy không thì đan thư hạ chiếu, biết rõ ràng tự nhiên; những người mà căn cạn duyên nhỏ, công quả tương đối ít thì lúc lâm nguy cũng không tránh khỏi con ma bệnh, oan nghiệt chưa tiêu, thế nhưng nguyên thần làm chủ, tâm chẳng hôn mê, sau khi chết thì tu thêm, có thể dựa vào sự cứu trợ, đề bạt của tiên phật.
Cái mà ông trời xem trọng là cái tâm trung hiếu, cái mà ông trời ưa thích là cái khí tiết liệt ( sự kiên giữ trinh tiết ), chắc chắn sẽ được ông trời đặc biệt thí ân. Những người có công, sau khi chết thì gia phong; những người chẳng có công thì tự hủy tiền đồ. Mặc dù sự sanh tử của con chẳng thể do tự bản thân mình làm chủ quyết định, thế nhưng có thể thành tâm thành ý, làm cảm động tiên phật, trong âm thầm thêm phước thêm thọ. Nếu đã tu hành thì đặc biệt cần kiên chí thành công đến bờ, không thể nói rằng bàn chẳng được, chỉ cần chẳng từ bỏ, tận tâm dốc sức, lớn nhỏ vẫn có thành tựu; ông trời dựa vào sự hành công mà định đoạt, dựa nhân chứng quả mà thôi.
Số lượt xem : 705