Sự tu đạo sau khi đắc đạo
Cái gì gọi là chơn nhân tĩnh tọa ? chính là hai mắt thủ huyền, hai vai buông thõng xuống, lưỡi chống hàm trên, khí quán đan điền, lúc này nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý chẳng khởi tác dụng, lấy chơn tánh làm chủ, đạt đến cảnh giới vô tư vô lự, gọi là chơn nhân tĩnh tọa.
“ Kinh Thượng Thiên Thánh Mẫu ” viết rằng : “ huyền quan khiếu, đương bảo bối. Vô Phùng Tháp, thâu thần khí ”, đại nghĩa là nói rằng huyền quan khiếu là cánh cửa ra vào của linh tánh, là bảo tạng vô giá. Cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra huyền quan khiếu mới có thể tìm thấy vị chủ nhân ông của tự tánh, cũng giống như muốn gieo giống rau quả thì trước tiên phải tìm thấy mảnh đất của mình ở đâu ? sau đó trồng trọt trên mảnh đất của chính mình thì cái mà thu thành mới là cái của mình. Nếu như gieo trồng rau quả mà lại gieo trồng đến trên mảnh đất của người khác, kết quả là người khác thu thành đem đi mất rồi, lẽ nào chẳng phải là đã bận rộn một cách uổng phí công ? Tu đạo bàn đạo cũng như thế, trước tiên phải tìm thấy một mảnh ruộng tốt của chính mình – phương thốn bảo địa ( Tâm ) ở chỗ nào, sau đó mới dụng công phu trên phương thốn bảo địa, để ngưng tụ tinh thần đạo khí, sau đó mới có thể kết thành đạo quả, đạo lí cũng như nhau.
Những từ trong phần “ Lễ Chúc ” lúc bàn đạo nói rằng : “ nay con được một chỉ, phiêu phiêu nơi thiên đường, chẳng có sanh và tử, suốt ngày luyện thần quang ”. Người tu hành cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra ổ khóa vàng huyền quan, nương nhờ vào một chỉ của Minh Sư, dựa vào sự gia bị của Thiên Mệnh, sự tu trì của tự lực, mở ra khiếu trí tuệ của chúng ta, ngay lúc ấy khế nhập chơn không, lại hiển lộ đức hạnh thiện mĩ, giống như phiêu phiêu nơi thiên đường vậy, thanh tịnh giải thoát, nhìn thấy vị Bồ Tát của bản thân, việc siêu sanh liễu tử đại sự đã xong, sau này chỉ cần suốt ngày luyện Thần Quang, chẳng rời tự tánh, một mặt độ chúng sanh, mặt khác liễu nghiệp chướng thì có thể từng bước từng bước hướng đến cái đạo thành Phật, đấy chính là chỗ thù thắng nhất của Nhất Quán Đạo so với các tôn giáo khác.
Kim Cang Kinh nói rằng : “ Phàm hễ có tướng, đều là hư vọng ”. Những vật chất hữu hình hữu tướng trên thế gian đều là nhân duyên kết hợp mà thành; trải qua những sự tàn phá của năm tháng, rồi cũng sẽ có một ngày bị hủy hoại. Những người tu hành, nội tâm nếu đã dọn dẹp sạch sẽ, đối với tất cả mọi hình tượng của môi trường hoàn cảnh thế giới bên ngoài phải cho rằng đều là những hình tượng giả chớ không được chấp trước.
Tâm, hình, vật, 3 thứ này là gốc rễ của sáu nẻo luân hồi; có “ tâm ” thì có dục vọng; có “ hình ” thì có phiền não; có “ vật ” thì có tham cầu. Người tu đạo có thể phá trừ 3 thứ giả tướng trên, tâm linh thanh tịnh, không bị những vật dục quấy nhiễu thì chơn không tự tánh bèn có thể hiển lộ ra ngoài.
Số lượt xem : 641