BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Khải thị của Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Hạnh

Tác giả liangfulai on 2023-05-30 09:38:00
/Khải thị của Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Hạnh

Các đệ tử Bạch Dương tu hành vào lúc mạt hậu nhất định cần phải thể hội thiên tâm, hiểu rõ ý thầy, mang một cái tâm cứu thế, nỗ lực độ hóa những chúng sanh trong thiên hạ. Thành tựu cuối cùng là ở chỗ có thể hành, cho nên Thiên Nhiên Sư Tôn từ bi chỉ thị rằng : “ sự bình công luận quả cuối cùng của ơn trên là dựa vào đức tánh, giới luật, tâm niệm, nguyện hạnh, hỏa hầu mà định giáng thăng, chứ chẳng ở những danh tướng phước đức bên ngoài. ”


Tin tưởng rằng đạo thật, lí thật, thiên mệnh là thật thì nên lập xuống đại nguyện, bởi vì có nguyện mới có sức, mà còn phải nỗ lực đi hành động mới có thể đạt đến mục tiêu, rốt ráo chứng quả. Cho nên các đệ tử Bạch Dương mới vào cửa phật thì đã được thiết lập chương trình giảng dạy tu hành về “ tín nguyện hành chứng ” , do vậy kết quả của việc tu hành phải xem xét tỉ mỉ cuối cùng có phải là kiên trì với nguyện đã lập, và hạnh môn ( cảnh giới tu đạo ) viên mãn mới có thể đạt đến bỉ ngạn ( bờ bên kia ), viên thành phật đạo.


Mười nguyện hạnh lớn của Phổ Hiền Bồ Tát đại biểu cho hạnh môn viên mãn, cũng là sự viên mãn của đức hạnh, phật đạo vô thượng từ đây mà thành tựu. Cho nên hạnh nguyện của Phổ Hiền là phương hướng và mục tiêu nỗ lực của các đệ tử Bạch Dương hành Bồ Tát đạo, nhờ vào sự tu trì của thập đại nguyện vương này dẫn dắt trở về cõi vô cực mới là cứu cánh viên mãn.

 

Thập đại nguyện vương này đối với việc tu hành của các đệ tử Bạch Dương có ý nghĩa và khải thị sâu xa. Hạnh nguyện Phổ Hiền tức là phải viên mãn quả đức của Như Lai, nhất định phải tu đại hạnh, mỗi một hạnh môn đều tương ứng với tự tánh, vả lại từng hạnh môn chu biến khắp pháp giới. Bất cứ một hạnh nào đều có thể rộng nhiếp tất cả mọi hạnh, tất cả mọi hạnh cũng đều hàm nhiếp ở trong một hạnh, đấy là bổn thể của hạnh Phổ Hiền.


” Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện ” là phẩm cuối cùng của “ Kinh Hoa Nghiêm ”.

Kinh Hoa nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, là kinh đệ nhất của phật môn, là lúc Thế Tôn vào lúc 35 tuổi, đêm nhìn thấy sao sáng mà ngộ đạo, lập tức khế nhập chư pháp thật tướng, sau khi chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác, 27 ngày đầu dưới cây Bồ Đề nói “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh ” cho các vị đại bồ tát, là pháp môn viên mãn của đức Thế Tôn, cũng là cương lĩnh của phật pháp, là khái luận của phật học.

 

Muốn viên mãn công đức pháp thân thanh tịnh của Như Lai thì nhất định phải tu đại hạnh. Thập đại nguyện vương mà Phổ Hiền Bồ Tát giáo thị cho thiện tài đồng tử, tức đại biểu cho hạnh môn viên mãn, do vậy được tôn là Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. Không học hạnh của Phổ Hiền thì không thể viên thành phật đạo; muốn thành tựu công đức Như Lai thì nên tu 10 loại nguyện hạnh quảng đại này. Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Vương là sự viên mãn của đức hạnh, cũng gọi là “ then chốt của Hoa Nghiêm ”, cho nên muốn thành phật thì nhất định cần phải phát đại tâm nguyện thế này, cũng nhất định cần phải có sự hành trì như vậy.

 

1. Lễ kính chư phật :

 

“ Muốn thanh tịnh tam nghiệp ( thân, khẩu, ý ) thì phải thường tu lễ kính ”

 

Điều thứ 1 trong 15 điều phật quy của các đệ tử Bạch Dương là tôn kính tiên phật, tức là cùng cái ý này. Lễ kính chư phật có chỗ khác với việc bái lạy phật bình thường. Bình thường cái gọi là bái phật thật ra đa phần là cầu phước, hoặc là sự cảm ân tôn kính đối với tiên phật, hoặc là nhiếp phục sự thần uy cảm ứng của tiên phật mà thôi. Thật ra, nghĩa thật của việc lễ kính chư phật là phải có thể học cái hạnh của phật, tức noi theo Thánh Hiền mà có thể đem sự từ bi của phật hành phân bố khắp thiên hạ, phải cầu đắc chánh tông đại đạo chứ không được rơi vào những sự mê tín của thần thông quái dị.

 

Lễ kính chư phật, phải lễ kính tất cả chư phật của tam thế thập phương; đặc biệt càng phải hiểu cái “ nhất thiết chúng sanh bổn lai thành phật ” mà trong kinh phật đã nói. Cho nên, chư phật ở đâu ? ở đâu lại có tất cả chư phật của thập phương tam thế ? nghĩa rộng mà nói, phổ kính tất cả chúng sanh tức là lễ kính chư phật ! Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng chẳng phải nói là phải “ thường tu hạ tâm, phổ hành cung kính ” ( tạm dịch : Thường phải hạ mình, cung kính mọi người ) “ nội điều tâm tánh, ngoại kính tha nhân ” đó sao ? cho nên lễ kính chư phật thật sự phải làm được đến “ nội tâm khiêm hạ là công, ngoại hành nơi lễ là đức ” ( tạm dịch : trong tâm khiêm hạ là công, bên ngoài hành lễ phép là đức )

 

Lời chỉ thị từ bi của Hoạt Phật Ân Sư : “ các con đều rất tôn kính các vị tiên phật trong phật đường, thế nhưng còn vị phật tự tánh trong tâm của các con thì sao ? các con có thật sự kính trọng hay không ? ”. Phật rằng “ tức tâm tức phật ”, vị phật thật sự rốt cuộc ở nơi đâu ? chỉ cần tất cả mọi thứ các con làm bên trong không rời tự tánh, bên ngoài không làm trái với hạnh của phật, tất cả mọi thứ hợp với thiên lý, mọi thứ không trái với lương tâm, đó mới thật sự là tôn kính tiên phật.


Lễ kính Chư Phật thì hai chữ “ hiếu ” “ kính ” phải làm được viên mãn. “ Hiếu dưỡng phụ mẫu, tôn kính sư trưởng ”, phải chăng đã hết sức viên mãn đạo hiếu với hai vị tôn phật trong nhà ? phải chăng thật sự có thể tận hết cái đạo của đệ tử đối với cái ân giúp cho mình thành tựu đức hạnh của sư trưởng ? không chỉ tồn cái tâm cung kính đối với những người mà đã có ân nuôi dạy mình, pháp môn này nhất định cần phải dùng cái tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng để xem và đối đãi với tất cả mọi người, như vậy mới thật sự là lễ kính chư phật ! Nếu chỉ cung kính đối với phật bồ tát, còn đối với người khác thì kém một chút, vậy thì chẳng phải là “ hạnh phổ hiền ”.


Hạnh Phổ Hiền là hạnh bình đẳng, bát luận là đối với bố mẹ, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, tất cả mọi người thiện, kẻ ác trong xã hội, đều phải dùng một cái tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, cung kính để đối đãi, thậm chí đối với tất cả mọi sự việc, vật cũng phải làm được đến cung kính viên mãn thì tức là lễ kính chư phật.

 

2. Ca ngợi Như Lai

 

“ dùng căn lưỡi vi diệu, mỗi căn lưỡi phát ra biển âm thanh vô tận, mỗi âm thanh phát ra tất cả biển ngôn từ,  khen ngợi các biển công đức của tất cả đức Như Lai ”

 

Bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu đều phải ca ngợi sự to lớn vĩ đại của công đức Như Lai. Phần trước nói lễ kính chư phật, nay lại ca ngợi Như Lai. “ Như Lai ” và “ chư phật ” lại có chỗ nào khác nhau ? bình thường đối với hai chữ “ Như Lai ” đều tưởng rằng là chỉ Phật Như Lai, thật ra Như Lai là như đến như đi, đến đi tự do; Như Lai đó cũng không đến không đi, do nó vốn chẳng có sanh diệt.

Kim Cang Kinh rằng :

“ Nếu có người nói: Đức Như-Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, thời người ấy không hiểu nghĩa của Phật nói. Bởi vì sao? Vì Như-Lai đó, không từ nơi nào lại, mà cũng không đi về đâu, nên gọi là Như-Lai! ”.

 

Ý của Như Lai là chỉ về thật tướng của tự tánh, mà thật tướng vô tướng, do đó chẳng có đến đi và sanh diệt. Cho nên nói “ chư phật ” bình thường là dựa trên tướng hoặc tùng sự mà nói; còn nói “ Như lai ” thì là từ bổn thể tự tánh mà nói, cũng chính là đối với cái chân như tự tánh mà mọi người vốn tự có đủ mà nói.

 

Quay trở về lại trên thân của mỗi người chúng ta, chúng ta chẳng phải là cũng có đủ cái chơn như tự tánh giống với chư phật bồ tát đó sao ? ca ngợi Như Lai chính là ca ngợi cái tánh đức của chơn như bổn thể của bản thân mình, là tôn quý và áo diệu như vậy.


Cái đức tánh tôn quý này sau khi chúng ta cầu đắc đại đạo bảo quý, đều có thể nhận thức được cái chân ngã ( cái tôi thật ) này, càng phải hiểu cái phật tánh bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm này chính là ở trên thân của mỗi người chúng ta.


Chẳng có gì đáng thắc mắc sau khi Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng đắc được sự truyền pháp của Đại Sư Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn xúc động nói rằng :

 

Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,

Ðâu ngờ tự tánh có thể sanh vạn pháp!


Tánh đức của tự tánh tức là công đức pháp thân thuần tịnh, chí tôn chí quý, chí linh chí hư, cho nên ca ngợi biển công đức của tất cả đức Như Lai

 

3. Quảng tu cúng dường

 

“ Bao nhiêu số vi trần trong khắp cõi Phật cùng hư không pháp giới mười phương ba đời, trong mỗi cực vi trần đều có chư Phật như số cực vi trong tất cả thế giới, nơi mỗi đức Phật có vô số Bồ Tát vây quanh nhóm họp. Tôi dùng sức hạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền mà khởi lòng tín giải rất sâu và hiện tiền tri kiến, đều đem đồ cúng dường thượng diệu mà cúng dường pháp hội của Phật. ”


Do chủng loại cúng dường rất nhiều. do vậy phải rộng tu tất cả mọi sự cúng dường. Cúng dường tức là bố thí, bố thí cũng là tu phước. Tất cả phước báo của nhân gian đều do sự bố thí cúng dường mà đến, do vậy bồ tát tu lục độ thì bố thí là hàng đầu. Người bình thường cứ tưởng rằng cúng dường tức là đốt đủ thứ nhang, thắp đủ thứ dầu trước phật, đấy chỉ là những cúng dường hữu hình. Còn Phổ Hiền Bồ Tát dùng cái tâm chân thành, thanh tịnh, quảng đại, bình đẳng để hành bố thí, dùng cái tâm như thế đi bố thí gọi là cúng dường; nếu chẳng có cái tâm như thế đi bố thí, đó chỉ có thể gọi là cầu phước. Cho nên cúng dường cũng có nghĩa là vô tướng bố thí, giống như kim cang kinh nói rằng : “ Bồ-tát, đúng nơi pháp, phải nên không- có-chỗ trụ-trước mà hành ( làm việc ) bố-thí. ” đấy mới là sự cúng dường thật.

 

Tài thí, pháp thí, vô úy thí, ba loại bố thí này chúng ta đều phải nghiêm túc mà tu học mới có thể đắc được quả báo thù thắng. Phật bồ tát dạy chúng ta tu nhân, tu nhân đắc được quả.

 

“ Trong các thứ cúng dường, pháp cúng dường là hơn hết ”. Người bình thường chỉ biết bố thí tiền tài được phước, còn bố thí pháp thì được trí tuệ. Phải biết rằng có trí tuệ viên dung thì sẽ không nghèo khổ, có trí tuệ thì sẽ điều tâm dưỡng tánh, cũng nhất định sẽ khỏe mạnh sống lâu. Cho nên Phổ Hiền Bồ Tát dùng một câu thôi mà đã nói rõ ra rằng trong tất cả các thứ cúng dường, pháp cúng dường là hơn hết, lại còn đưa ra 7 ví dụ của pháp cúng dường quảng đại vô biên.


A. Tu hành đúng theo lời Phật dạy để cúng dường :  Những đạo lý mà trong kinh phật đã nói, ngoài việc theo lý mà thực hành ra, còn phải rộng vì người khác mà nói. Như Kim Cang Kinh nói rằng : “như có người, nơi trong kinh nầy, nhẫn đến thọ-trì một bài kệ bốn câu v.v... lại giảng nói cho người khác, thời phước-đức nầy trội hơn phước-đức trước. ” Chẳng những tự bản thân tu hành, còn dẫn người khác tu hành , tu hành dựa theo lời phật dạy như thế tức là sự cúng dường thật sự.


B. Làm lợi ích cho chúng sanh để cúng dường : niệm niệm độ hóa chúng sanh, mỗi một niệm đều là giúp đỡ cho chúng sanh, khiến cho tất cả chúng sanh đạt được đến lợi ích lớn nhất. Hoằng dương phật pháp lợi ích cho chúng sanh là sự cúng dường chư phật thật sự.


C. Nhiếp thọ chúng sanh để cúng dường : dẫn dắt chúng sanh cùng tu hành và lập mục tiêu phương hướng nỗ lực, làm gương, có thể dĩ thân thị đạo - biểu hiện đạo ra ngoài thân ( bạn đã đại diện cho đạo thì phải đem đạo biểu hiện ra ngoài, bạn đi đến đâu cũng khiến cho người ta cảm giác “ đạo ” ở đến đó. Nếu bản thân bạn làm tốt thì người ta sẽ nói đạo tốt ). Đấy chính là sự nhiếp thọ chúng sanh để cúng dường.

 

D. Chịu khổ thế cho chúng sanh để cúng dường : Bồ tát đều có cái nguyện như thế, thay thế cho chúng sanh chịu tội, chịu khổ, cũng chính là tinh thần từ bi nhìn thấy người khác chìm mà cảm thấy giống như mình đang chìm vậy, nhìn thấy người khác chịu đói cũng cảm giác giống như mình đang chịu đói vậy. Vốn dĩ có thể sống ở ngôi nhà to đẹp lộng lẫy, hưởng thụ những món ngon, nếu đổi sang ở trong ngôi nhà nhỏ, ăn cơm thô đạm bạc, tự mình tiết kiệm để giúp đỡ tất cả những chúng sanh khổ nạn, đấy là bồ tát phát nguyện chịu khổ thế cho chúng sanh để cúng dường.

 

E. Siêng năng tu tập căn lành để cúng dường : Tất cả mọi thiện pháp từ căn này mà sanh, do vậy tất cả vạn pháp chẳng rời tự tánh, do vậy tất cả mọi sự cúng dường cũng chẳng rời tự tánh, tức thông đạt tất cả các pháp môn tu trì.


F. Không bỏ hạnh Bồ Tát để cúng dường : Sự nghiệp của bồ tát là giáo hóa chúng sanh, giúp đỡ mọi chúng sanh phá mê khai ngộ, rời khổ được vui. Tận tâm tận sức như thế đi hoằng pháp lợi sanh, mọi người đều có thể làm sự nghiệp của bồ tát.

 

G. Chẳng rời tâm Bồ Ðề để cúng dường : Tâm bồ đề chính là tâm giác ngộ, lúc nào cũng bảo vệ gìn giữ một bổn tâm thanh tịnh tự tại, tức là chẳng rời tâm bồ đề để cúng dường. Chẳng những bản thân mình nỗ lực tu học, mà còn trên cầu phật đạo, dưới độ hóa chúng sanh, người người đều như thế. Kim cang kinh – phẩm thứ 12 phần tôn trọng chánh giáo cũng nói rằng : “ phải biết chỗ này, tất cả Trời, Người, A-Tu-La... trong đời, đều nên cúng-dường như là tháp miếu thờ đức Phật. Huống nữa là, có người nào hay thọ-trì, đọc-tụng, trọn cả kinh nầy!” phải biết chỗ này tức chỗ như thế này của kim cang kinh là tâm, cũng là chỗ một chỉ điểm của Minh Sư, tất cả mọi cúng dường chẳng rời tâm bồ đề này ).

 

Phật bảo với Tu Bồ Đề rằng : “ Ta nhớ lại hồi thuở trước đức Phật Nhiên-Đăng ra đời, vô-lượng vô-số kiếp về quá-khứ, Ta gặp đặng tám-trăm bốn-nghìn muôn-ức na-do-tha các đức Phật, lúc ấy Ta thảy đều hầu-hạ, cúng-dường, không có luống bỏ qua. ”, có thể thấy sự quan trọng của việc rộng tu cúng dường.

 

4. Sám hối nghiệp chướng

 

Bồ tát tự nghĩ rằng :

“ Tôi từ vô thỉ kiếp về qúa khứ, do lòng tham lam, giận dữ, ngu si khiến thân, khẩu, ý tạo vô lượng vô biên nghiệp ác. Nếu các nghiệp ác này mà có hình tướng, thì khắp cõi hư không cũng chẳng thể đựng chứa hết được. Nay tôi đem trọn cả ba nghiệp trong sạch đối trước các đức Phật và chúng Bồ Tát khắp cực vi trần cõi nước trong Pháp giới, thành tâm sám hối, về sau không tái phạm nữa, thường an trụ nơi giới pháp trong sạch đầy đủ công đức lành. Như vậy hư không giới cùng tận, chúng sanh giới cùng tận, chúng sanh nghiệp cùng tận, chúng sanh phiền não cùng tận, thì sự sám hối của tôi mới cùng tận, nhưng hư không giới cho đến chúng sanh phiền não chẳng cùng tận, nên sự sám hối của tôi đây cũng không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở thân, khẩu, ý ba nghiệp không hề nhàm mỏi. ”

 

Nghiệp tức là tạo tác. Nhất cử nhất động của thân thể, thân đang tạo tác tức là thân nghiệp. Nói chuyện thì là khẩu nghiệp; ác khẩu, lưỡng thiệt, vọng ngôn, Ỷ ngữ tức là khẩu tạo ác nghiệp. Một khi khởi tâm động niệm, trong tâm vẫn còn có vọng tưởng, tức là ý nghiệp.


Do sự tạo tác của 3 nghiệp mà tạo thành đủ thứ chướng ngại đối với chúng ta, đấy chính là nghiệp chướng. Ví dụ như mỗi một niệm nghĩ đều là nghĩ về bản thân, niệm niệm đều có cái ngã ( cái tôi ), đã chấp trước cái ngã tướng, chính là ngã chấp; ngã chấp chẳng phá dứt thì không thể thành tựu, sẽ làm chướng ngại cho sự tu hành của bản thân, đấy là nghiệp chướng.


Lại còn có một loại chướng gọi là phiền não chướng, khởi tâm động niệm đều là phiền não, bản thân phiền não chính là chướng ngại. Ngoài ra còn một loại chướng ngại là sở tri chướng, bản thân của sở tri tức là trí tuệ, cái trí tuệ vốn có vốn dĩ chẳng có chỗ nào mà không biết, chẳng có chỗ nào mà không thể, vốn dĩ chẳng phải là chướng ngại, thế nhưng nếu sở tri biến thành bất tri, nghĩa là nhất định có một loại chướng ngại đã làm trở ngại trí tuệ đức năng của chúng ta rồi, loại chướng ngại này chính là sở tri chướng.

Cái chướng ngại này chính là “ vô minh ”, sự làm trở ngại của vô minh đã cản trở cái trí tuệ, đức năng tiên thiên của chúng ta rồi, cũng làm cản trở mất cái bổn tánh tiên thiên của chúng ta, do vậy mà trí tuệ chẳng cách nào mở ra.


Làm thế nào có thể tiêu trừ nghiệp chướng, khôi phục lại bổn tâm thanh tịnh đây ? “
Nay tôi đem trọn cả ba nghiệp trong sạch đối trước các đức Phật và chúng Bồ Tát khắp cực vi trần cõi nước trong Pháp giới, thành tâm sám hối, về sau không tái phạm nữa, thường an trụ nơi giới pháp trong sạch đầy đủ công đức lành. ” đấy là phương pháp sám hối mà bồ tát dạy đã dạy cho chúng ta.


Trước hết phải có thể thanh tịnh 3 nghiệp thân khẩu ý, đấy là cơ sở nền tảng để sám hối nghiệp chướng; trong 3 nghiệp lại lấy ý nghiệp làm chủ, tâm thanh tịnh thì thân khẩu cũng theo đó mà thanh tịnh.

 

Thế nào là SÁM? Thế nào là Hối? Sám là sám trừ tội trước, từ trước tất cả các tội ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ thảy đều sám hết, chẳng bao giờ khởi nữa gọi là sám. Hối là hối cải lỗi sau, tất cả ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ... nay đã giác ngộ, đều cho đoạn dứt, chẳng bao giờ tạo nữa gọi là hối.

 

Phàm phu ngu mê, chỉ biết sám trừ tội trước, chẳng biết hối cải lỗi sau, vì chẳng hối cải, nên tội trước chẳng diệt, tội sau lại sanh, tội trước đã chẳng diệt, tội sau lại tiếp tục, như thế làm sao gọi là SÁM Hối được!


Đấy là sự khai thị của vô tướng sám hối của Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng. Tất cả các tội ác nghiệp đã có từ trước toàn bộ thảy đều sám hối, vĩnh viễn chặt đứt, vĩnh viễn không tạo trở lại mới gọi là sám hối thật sự, và cũng duy chỉ có như vậy mới có thể thật sự sám trừ nghiệp chướng.

 

Lục Tổ cũng nói rằng : “ Mê nhơn tu phước bất tu đạo, Chỉ ngôn tu phước tiện thị đạo, Bố thí cúng dường phước vô biên, Tâm trung tam ác nguyên lai tạo, Nghĩ tương tu phước dục diệt tội, Hậu thế đắc phước tội hoàn tại. ”

 

Tạm dịch : Kẻ mê tu phước chẳng tu đạo, Chỉ cho tu phước tức là đạo. Bố thí cúng dường phước vô biên, Trong tâm tam ác vẫn còn tạo. Muốn dùng tu phước để diệt tội, Kiếp sau được phước tội vẫn còn. ). Cho nên nhất định cần phải “ Ðản hướng tâm trung trừ tội duyên; Các tự tánh trung chơn sám hối. ” ( tạm dịch : Nhân duyên tội ác trừ nơi tâm, Hướng vào tự tánh chơn sám hối ). Như thế mới có thể thường an trụ nơi giới pháp trong sạch đầy đủ công đức lành.

 

5. Tùy hỷ công đức :

 

“Bao nhiêu đức Phật như số vi trần trong tất cả cõi Phật khắp hư không pháp giới mười phương ba đời, từ khi mới phát tâm vì muốn chúng sanh Nhứt thiết trí mà siêng tu cội phước chẳng tiếc thân mạng, trải qua số kiếp như số cực vi trần trong bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật. Mỗi kiếp đều thí xả đầu, mắt, tay, chân v.v...nhiều như số cực vi trong bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật, làm tất cả những hạnh khó làm như vậy, đầy đủ các món ba la mật, chứng nhập các trí địa của Bồ Tát, trọn nên qủa Vô Thượng Bồ Ðề của chư Phật, cho đến nhập Niết Bàn phân chia xá lợi. Bao nhiêu căn lành ấy tôi đều tùy hỷ cả. Ðến các loài lục thú, tứ sanh, tất cả mọi chủng loại trong tất cả mười phương thế giới kia có bao nhiều công đức, dầu nhỏ như mảy trần, tôi đều tùy hỷ. ”

 

Cảnh giới mà bồ tát tu là tận hư không khắp pháp giới “ Chư Phật Như Lai từ khi mới phát tâm vì muốn chúng sanh Nhứt thiết trí mà siêng tu cội phước chẳng tiếc thân mạng ”. Sau khi phát tâm, phải siêng tu phước tuệ. Vì tu phước tu tuệ mà chẳng tiếc thân mạng, khó hành mà có thể hành, khó tu mà có thể tu, dũng mãnh tinh tiến, Chư Phật Như Lai chính là như thế mà thành tựu.

 

Từ sơ phát tâm mãi cho đến độ hóa chúng sanh, tất cả mọi công đức đều phải học tập, cũng đều phải tùy hỷ. Ta phát tâm, hy vọng người khác cũng phát tâm; ta tu hành, hy vọng mọi người đều có thể tu hành. Có người phát tâm thì hoan hỷ tán thán ( vui vẻ khen ngợi ). Người ta có thiện công thì hoan hỷ tán thán !  người ta có thành tựu thì cũng hoan hỷ tán thán như vậy ! Ta chẳng những không đố kị, mà còn phải tận tâm tận sức trợ giúp họ, thành toàn họ.


Cho nên người khác tu trì, chúng ta tuyệt đối không thể làm chướng ngại; gây chướng ngại cho người khác tức là làm chướng ngại bản thân. Tử Viết : “ quân tử thành nhơn chi mỹ, bất thành nhơn chi ác ” ( tạm dịch : Khổng Tử nói rằng : “ quân tử giúp người có được thành tích chứ không khiến người rơi vào thất bại ). Người ta có chuyện tốt thì mình giúp đỡ họ, thành tựu họ, họ tốt, xã hội sẽ tốt, mình cũng triêm quang, mình cũng tốt. Nghiêm túc mà tu học tùy hỷ công đức thì sẽ thành tựu công đức thật sự của bản thân.

 

Tùy hỷ công đức là đối trị cái bệnh đố kị của người tu hành. Phổ Hiền Bồ Tát còn đặc biệt đề xuất một cái nguyện này đối với pháp thân đại sĩ, có thể thấy rằng sự đố kị đối với người tu hành mà nói chẳng phải là bệnh nhỏ, bệnh nhẹ. Từ trên thân của Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng cũng có thể đại khái lãnh hội sự trầm trọng của căn bệnh này. Khi xưa sau khi Lục Tổ Huệ Năng đắc thụ y bát đại biểu cho sự truyền thừa của tổ vị, vì sao nhất định phải nhanh chóng rời khỏi, khởi hành đi về hướng nam ? nếu không thì mạng sống như ngàn cân treo sợi tóc, tai họa nhanh chóng ập đến. Những người muốn lấy tánh mệnh của ngài, đoạt lấy y bát chẳng phải toàn bộ đều là những người tu hành đó sao ? chẳng qua là bệnh đố kị ( ganh ghét ) nặng. Cũng chẳng lấy làm thắc mắc gì mà trong vô tướng sám hối thì sự sám hối của các tội như ác nghiệp đố kị là một trong số đó. Phổ Hiền Bồ Tát dạy chúng ta tùy hỷ công đức, nhổ tận gốc sự ganh ghét từ vô thỉ đến nay. Chúng ta nhìn thấy người khác có thiện sự, thiện hành, tất cả mọi cái chúng ta đều phải tùy hỷ, hoan hỷ tán thán như nhau, tương lai họ đắc được công đức lớn bao nhiêu thì chúng ta cũng có công đức lớn bấy nhiêu.


Thái Thượng Lão Quân cũng nói rằng : “ nghi mẫn nhi chi hung, lạc nhân chi thiện ” ( ý nghĩa rằng những kẻ xấu ác thường tạo ác mà chuốc lấy tai họa, chúng ta nên thương xót cho họ, khuyên bảo dẫn dắt họ, cảm hóa họ, khiến cho họ có thể cải ác hướng thiện, chuyển họa thành phước. Những người lương thiện thường hành thiện mà được phước báo, chúng ta phải vì họ mà hoan hỷ tán thán, cổ vũ khích lệ họ, thành tựu họ, khiến cho họ càng có thể tích cực hành thiện, hậu phước vô lượng ! ”

 

Sự tu học của đạo trường Bạch Dương càng nên có đủ sự tùy hỷ công đức, 15 điều phật quy cũng yêu cầu chúng ta tuân tiền đề hậu. Phải biết rằng một vị anh hùng thành tựu trong tiếng vỗ tay, còn hào kiệt có thể luân lạc ( đọa lạc ) trong sự miệt thị xem thường. Nếu như chẳng thể nỗ lực hướng dẫn và nâng đỡ hỗ trợ cho các hậu tiến ( hậu học ), tự mình trở thành xe hư cản đường ( Kỳ đà cản mũi ) , như thế chẳng những là sự tổn thất của đạo trường, càng là sự tổn thất của ông trời !

 

6. Thỉnh chuyển pháp luân


Tôi đều đem thân, khẩu, ý ba nghiệp dùng những phương tiện ân cần khuyên mời tất cả Phật nói pháp nhiệm mầu. ”,  “ tôi luôn khuyên mời tất cả các đức Phật chuyển pháp luân chơn chánh không cùng tận, niệm niệm nối ý luôn không hở, ba nghiệp thân, khẩu, ý không hề nhàm mỏi.”

 

Pháp luân thường chuyển là hoằng pháp lợi sinh. Luân đại biểu cho sự viên mãn, tất cả các pháp mà phật đã nói đều là cứu cánh viên mãn. Luân là vòng tròn, có tâm của vòng tròn, cũng có chu vi. Trung tâm chuyển động của bánh xe ở tâm vòng tròn, một điểm trung tâm vĩnh viễn bất động, nhưng lại có thể sản sinh tác dụng chuyển luân ( bánh xe quay ) , chân không mà có thể diệu hữu.

 

Tất cả các pháp chân không diệu hữu mà phật đã nói, diệu hữu tức là chân không, chân không chính là diệu hữu. Cho nên “ luân ” ( bánh xe ) đại biểu cho tất cả các pháp mà phật nói, nhưng bánh xe nhất định phải động, cũng có nghĩa là phật pháp nhất định phải hoằng dương, nếu không thì chúng sanh chẳng đắc được lợi ích, thuyết pháp vì chúng sanh chính là đang thúc đẩy bánh xe pháp.

 

Pháp luân ( bánh xe pháp ) thường chuyển mới có thể chỉ dạy cho chúng sanh phá mê khai ngộ, rời khổ được vui. Cho nên phát tâm làm sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh là sự nghiệp vĩ đại không gì sánh bằng. Do vậy trong 15 điều phật quy và 6 điều thánh nguyện đều có nguyện hành của “ trọng thánh khinh phàm ”. Pháp luân sở dĩ không thể thường chuyển đều là do trọng phàm khinh thánh. Do đó tồn tâm của các Bạch Dương tu sĩ nhất định phải lấy việc lợi ích cho chúng sinh làm chủ, mà việc hành sự cũng nhất định phải lấy sự cân nhắc cho đại thể ( toàn cục diện ) làm trọng, như thế mới có thể thật sự làm đến trọng Thánh khinh Phàm.

 

Các đệ tử tu đạo nhất định phải buông xuống tất cả mọi sự chấp trước của mình, khôi phục cái thiên tâm thuần tịnh vốn có, đi giúp đỡ chúng sanh, thành tựu chúng sanh, đi lên con đường giải thoát tâm tánh, siêu phàm nhập thánh. Vậy mới là thật sự làm đến trọng thánh khinh phàm, khiến cho pháp luân thường chuyển, tiếp tục chẳng ngừng việc hoằng pháp lợi sinh.

 

7. Thỉnh Phật trụ thế ( ở lại đời ):

 

  “ Các đức Như Lai như số cực vi trong tất cả cõi Phật khắp hư không pháp giới mười phương ba đời toan muốn thị hiện nhập Niết Bàn, cùng các Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, hữu học, vô học, cho đến tất cả các bậc thiện tri thức, tôi đều khuyên mời xin đừng nhập Niết Bàn, xin ở lại đời trải qua số kiếp như vi trần trong tất cả cõi Phật, vì muốn cho tất cả chúng sanh được lợi lạc. ”

 

“ hữu duyên thì gặp phật xuất thế, vô duyên gặp phật niết bàn ”. Phật pháp thường trụ ở thế gian thì người đời có phước báo, phật pháp không trụ ở thế gian thì người đời sẽ có rất nhiều tai nạn. Người tu hành từ bi vi hoài, thường cũng lập xuống thệ nguyện sâu rộng đời đời kiếp kiếp đến sinh ra ở thế gian để độ hóa chúng sanh; “ gánh kiếp cứu đời, nguyện vô chung thủy ( chẳng có sự bắt đầu và kết thúc ) ” của Bạch Thủy Thánh Đế thật sự là lòng từ bi vi hoài chẳng bỏ rơi chúng sanh của chư phật bồ tát.

 

“ Phật pháp tại thế gian, Bất ly thế gian giác, Ly thế mích bồ đề, Kháp như cầu thố giác. ” ( tạm dịch : Phật pháp tại thế gian, Chẳng rời thế gian giác, Lià thế tìm bồ đề, Cũng như tìm sừng thỏ ). Nhân gian toàn bộ đều là những tu sĩ độ chúng, ngày ngày hoằng dương phật pháp, giáo hóa, dẫn đạo chúng sanh. Người người đều biết đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, thế giới này mới có hòa bình, nhân dân mới có thể an lạc. Phật pháp phải chăng thường trụ nơi thế gian tuy là nhân duyên của thiên thời ứng vận, tất cả đều là tuân theo ý chỉ của thượng thiên, nhưng điều này càng có tương quan với sự tu trì của người đời, và cũng tương quan với sự thành tâm của người thế gian.


Những tai nạn của nhân gian, như thiên tai, những tai hại do các hiện tượng tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, động đất, gió bão tạo thành là nghiệp báo, là ác báo. Thế nhưng nghiệp báo, ác báo tùy theo chánh báo mà chuyển, cũng tùy theo sự triệu cảm của lòng người mà chuyển. Thái Thượng Cảm Ứng Biên rằng : “ phước họa vô môn, duy nhân tự triệu, thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình ” ( tạm dịch : họa phước vốn chẳng có cửa, duy chỉ có con người tự chuốc lấy, quả báo của thiện và ác như là bóng với hình ). Chúng ta không ngừng tu phước hành thiện, những người có phước báo thì ở phước địa, phật pháp thường trụ nơi thế gian.

 

Cho nên muốn thỉnh mời Phật trụ thế thì người tu hành phải không ngừng hoằng pháp lợi sinh, nỗ lực tinh tiến, tu hành theo như lời phật đã dạy, có thể có tâm như thế này, nguyện như thế này, sự hành trì như thế này thì nhất định có chỗ cảm ứng.


Thập đại nguyện vương tuy có 10 nguyện, nghiêm khắc mà nói thì 7 nguyện ở trên trong 10 nguyện lớn của Phổ Hiền thì là viên mãn. Nguyện thứ 8 đến thứ 10 ở phía sau nói về hồi hướng. Thông thường trong kệ hồi hướng thường niệm đến hồi hướng bồ đề, hồi hướng chúng sanh, hồi hướng phật đạo ( pháp giới ).

 

“ Nguyện dĩ thử công đức, trang nghiêm phật tịnh độ ( hồi hướng pháp giới – hồi hướng khắp tất cả ) , thượng báo tứ chủng ân, hạ tế tam đổ khổ ( hồi hướng chúng sanh – hằng thuận chúng sanh ), nhược hữu kiến văn giả, tất phát bồ đề tâm ( hồi hướng bồ đề - thường học tập theo Phật ), tận thử nhất báo thân, đồng sanh cực lạc quốc ”

 

8. Thường học tập theo Phật

 

Cùng thật hành bao nhiều hạnh khó làm khác, nhẫn đến ngồi dưới cây thành qủa đại Bồ Ðề, thị hiện các thứ thần thông, khởi đủ thứ các sự biến hóa, hiện đủ thứ các thân Phật ở trong đủ thứ những chúng hội” hoặc ở trong chúng hội đạo tràng của các vị đại Bồ Tát, hoặc ở trong đạo tràng của chúng hội Thinh Văn, Duyên Giác, hoặc ở trong đạo tràng của Chuyển Luân Vương, các vị Tiểu Vương cùng quyến thuộc, hoặc ở trong đạo tràng của chúng hội Cư Sĩ, Trưởng Giả, Bà La Môn cùng Sát Ðế Lợi, nhẫn đến hoặc ở trong đạo tràng của chúng hội Thiên, Long, Bát Bộ, Nhơn, Phi Nhơn v.v...ở trong các chúng hội như vậy, dùng tiếng viên mãn như đại lôi chấn, tùy theo căn tánh của mỗi loại mà giáo hóa cho chúng sanh đều được thành thục. “. Nhẫn đến thị hiện nhập Niết Bàn. Cả thảy hạnh đức như thế tôi đều học tập theo. Như đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na hiện nay, các đức Phật Như Lai như số vi trần trong tất cả cõi Phật khắp hư không pháp giới mười phương ba đời cũng như thế ấy, trong mỗi niệm tôi đều học tập theo.


Thường học tập theo phật, nghĩa là hồi hướng bồ đề. Phật nghĩa là giác, giác tức là bồ đề. Học phật muốn có thành tựu thì nhất định phải có Thầy chỉ dẫn, cũng phải có các đồng tu đạo bạn khích lệ lẫn nhau, học tập lẫn nhau, nhìn thấy những người hiền ( tài đức đều có ) thì muốn học tập noi theo để bắt kịp họ, nhìn thấy những người không hiền thì bên trong tự phản tỉnh lòng mình.

 

“ Pháp môn vô lượng thệ nguyện học ”, bồ tát Phổ Hiền là bồ tát Đẳng Giác, dạy chúng ta thường học tập theo phật, do sự tu chứng của phật đã đạt đến cứu cánh viên mãn, chúng ta lấy phật để làm gương để đòi hỏi bản thân mình, tạo mẫu cho bản thân mình. Dụng tâm của phật, cách xử thế của phật, thậm chí sinh hoạt của phật đều là tấm gương tiêu chuẩn cho chúng ta học tập. “ Sơ phát tâm ” của phật - chúng ta phải học phát tâm của các ngài, sự “ tinh tiến chẳng thoái ” của phật - chúng ta phải học sự hành trì của ngài, sự “ dùng thân mạng để bố thí ” của phật – chúng ta phải học các ngài hy sinh phụng hiến, vẫn cứ là cái tâm chân thành cung kính như thế để học tập.

 

Duy chỉ có cái “ trí bồ đề Bát Nhã của chúng sanh vốn tự có, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải nhờ đại thiện tri thức khai thị dẫn dắt để đi đến kiến tánh ”.

 

Sự thù thắng của một chỉ của Minh Sư càng là cái mà các đệ tử Bạch Dương nên tự mình thật tốt mà lãnh hội thêm. Tóm lại, học phật còn phải làm được đến tam bất rời :

 

a. Không rời phật đường ( đạo trường ). Tiên thiên phật đường hữu hình có thể truyền đạo. Tự tánh phật đường vô hình có thể ấn chứng sự tôn quý của thiên mệnh.

 

b. Không rời kinh điển ( Thánh Huấn ) : những kinh điển hữu hình, tất cả đều là những kinh giáo của phật lưu truyền hậu thế, do vậy nên theo pháp mà tu trì. Đặc biệt là kinh điển vô hình, trong thân của mỗi người có một bộ kim cang kinh của tự tánh, càng là căn bản của việc học tập theo phật.

 

c. Không rời thiện tri thức ( các đạo thân đồng tu ) : Các đồng tu đạo bạn hướng dẫn và hỗ trợ nhau, khích lệ lẫn nhau, trong ba người cùng đi thì tất sẽ có người có thể làm thầy ta. Tất cả chúng sanh vốn dĩ thành phật, tất cả chư phật của tam thế thập phương đều là đối tượng để chúng ta học tập theo, chúng ta đều nên dùng tâm chân thành cung kính để học tập theo.

 

9. Hằng thuận chúng sanh :
 

Bao nhiêu chúng sanh sai khác trong tất cả cõi ở mười phương pháp giới, hư không giớichính là những loài noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, các loài nương nơi chất tứ đại mà sanh, có giống nương nơi hư không cùng cây cỏ mà sanh. Các giống sanh loại: các thứ sắc thân, các thứ hình trạng, các thứ tướng mạo, các thứ thọ lượng, các thứ tộc loại, các thứ danh hiệu, các thứ tâm tánh, các thứ tri kiến, các thứ dục lạc, các thứ ý hành, các thứ oai nghi, các thứ y phục, các thứ ăn uống, ở trong các thôn dinh, thành ấp, cung điện, nhẫn đến tất cả Thiên, Long, Bát Bộ, Nhơn, Phi Nhơn v.v...loài không không chân, loài hai chân, bốn chân, nhiều chân, loài có hình sắc, loài không có hình sắc, loài có tâm tưởng, loài không có tâm tưởng, loài chẳng phải có tâm tưởng chẳng phải không tâm tưởng. Các loài như vậy tôi đều tùy thuận tất cả mà thật hành các sự vâng thờ, cúng dường, như kính cha mẹ, như thờ bậc thầy, cùng A La Hán, nhẫn đến như đức Như Lai đồng nhau không khác. Trong các loài ấy, nếu là kẻ có bịnh thì tôi vì họ mà làm lương y, nếu ai bị lạc đường thì tôi vì họ mà chỉ cho con đường chánh, nơi đêm tối tôi vì họ mà làm ngọn đuốc sáng, người nghèo thiếu tôi làm cho được của báu. Bồ Tát bình đẳng lợi ích cho chúng sanh như vậy.

 

Vì sao thế? Vì Bồ Tát nếu có thể tùy thuận chúng sanh, thì chính là tùy thuận cúng dường các đức Phật.

Còn tôn trọng và thừa sự chúng sanh thì chính là tôn trọng và thừa sự các đức Như Lai. Nếu làm cho chúng sanh vui mừng thì chính là làm cho tất cả đức Như Lai vui mừng.

 

Vì sao thế? Vì các đức Như Lai dùng tâm đại bi mà làm thể. Nhơn nơi chúng sanh mà sanh lòng đại bi, nhơn lòng đại bi mà phát tâm bồ đề, nhơn vì nơi tâm bồ đề mà thành bậc Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.


Ví như giữa chốn sa mạc có cây thọ vương to lớn, nơi gốc cây ấy được nước rưới nhuần, thì cành lá hoa qủa thảy đều sum suê tươi tốt.

 

Cây thọ vương Bồ đề ở chốn sa mạc sanh tử rộng lớn cũng như vậy: tất cả chúng sanh là gốc rễ, Bồ Tát là hoa, Phật là qủa. Dùng nước đại bi đượm nhuần gốc rễ chúng sanh thì có thể trổ bông Bồ Tát trí huệ kết thành qủa Phật toàn giác.

 

Vì sao thế? Bởi các Bồ Tát dùng nước đại bi làm lợi ích chúng sanh, thì có thể thành tựu qủa Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Cho nên qủa Bồ Ðề thuộc về chúng sanh, vì nếu không chúng sanh, tất cả Bồ Tát trọn không thể thành đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

 

Hằng thuận chúng sanh chính là hồi hướng cho chúng sanh. Tùy thuận chúng sanh chính là phải xem tất cả mọi chúng sanh là phật, là bồ tát.


Phật nói rằng tất cả mọi chúng sanh mà ngài nhìn thấy đều có thể cùng thành phật đạo.

 

“ Thượng báo tứ chủng ân, hạ tế tam đồ khổ ”, đấy là hồi hướng chúng sanh. Phật pháp niệm niệm đều không quên sự hiếu kính. Tứ ân là : thứ nhất là ân phụ mẫu, thứ nhì là ân của thầy, thứ ba là ân của quốc gia, thứ tư là ân của chúng sanh. Tất cả mọi quốc gia, xã hội, gia đình, thậm chí tất cả đại chúng trong xã hội đều có ân đức qua lại với nhau. “ Hạ tế tam đồ khổ ”, tế là cứu độ, tam đồ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Chúng ta nỗ lực tu học, cũng phải giúp đỡ cho những chúng sanh của tam ác đạo rời khổ được vui.

 

Kinh Hoa Nghiêm rằng : “ tình đồng vô tình, đồng viên chủng trí ”, tất cả những chúng sanh hữu tình, vô tình đều có thể viên mãn trí tuệ của phật. Kim cang kinh nói rằng : “bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. 

 

Tất cả những chúng sanh khổ nạn chúng ta phải tận tâm tận sức giúp đỡ họ. Tất cả nguồn gốc căn nguyên khổ nạn của mọi chúng sanh đều là mê muội điên đảo. Muốn giúp đỡ cho những chúng sanh khổ nạn thì nhất định cần phải khiến họ có thể tu học phật pháp, có cách nghĩ, cách nhìn đúng đắn đối với tất cả mọi sự lý của cuộc đời con người. Như thế mới có thể giải quyết vấn đề.


Như thế viên mãn thành tựu tất cả mọi loài chúng sanh, có đầy đủ từ tâm vô lượng của “ vô duyên đại từ, đồng thể đại bi ”, và “ Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả. ” mới là tinh thần của bồ tát, cũng mới thật sự là hằng thuận mọi chúng sanh. Do vậy bồ tát có thể tùy thuận chúng sanh thì là tùy thuận cúng dường chư phật . Nếu chẳng có chúng sanh thì tất cả bồ tát chẳng thể thành tựu.

 

10. Phổ giai hồi hướng ( Hồi hướng khắp tất cả )

 

“ Từ sự lễ kính ban đầu nhẫn đến tùy thuận có bao nhiêu công đức, thảy đều đem hồi hướng cho tất cả chúng sanh khắp trong hư không pháp giới. Nguyện cho tất cả chúng sanh thường được an lạc, không các bịnh khổ, muốn thật hành pháp ác thảy đều không thành, còn tu nghiệp lành thì đều mau thành tựu. Ðóng chặt cửa của tất cả các ác thú, mở bày đường chánh Nhơn Thiên Niết Bàn. Nếu các chúng sanh do vì trước kia tích tập ( chứa nhóm ) các nghiệp ác nên chiêu cảm tất cả qủa rất khổ, tôi đều chịu thế cho, khiến chúng sanh đều được giải thoát, rốt ráo thành tựu qủa Vô Thượng Bồ Ðề. Bồ Tát tu hạnh hồi hướng như vậy. Cõi hư không cùng tận, cõi chúng sanh cùng tận, nghiệp chúng sanh cùng tận, phiền não chúng sanh cùng tận, sự hồi hướng của tôi vẫn không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, thân khẩu, ý ba nghiệp không hề nhàm mỏi. ”

 

Đấy là hồi hướng pháp giới, cũng tức là hồi hướng phật đạo. Từ chỗ lễ kính chư phật, ca ngợi đức Như Lai, rộng tu cúng dường, sám hối nghiệp chướng …mãi cho đến hằng thuận chúng sanh, tất cả mọi công đức thảy đều hồi hướng.


Công đức hồi hướng cho người khác rồi, vậy bản thân mình lẽ nào chẳng còn công đức nữa ? Công là công phu mình tu hành, đức là thành tựu của sự tu hành. Công đức ở bên trong pháp thân của tự tánh, công đức cần phải thấy bên trong tự tánh, sự hồi hướng công đức là sự rộng lớn của tâm lượng, thật chất thì chẳng có bất cứ sự giảm bớt nào, như đạo đức kinh đã nói : “ Thánh nhân bất tích, kí dĩ vị nhân kỉ dũ hữu, kí dĩ dữ nhân kỉ dũ đa ” ( tạm dịch : Bậc Thánh nhân vô dục, không tích trữ, càng giúp người mình lại càng có dư, càng cho người mình lại càng có nhiều )

 

Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng nói rằng : Công đức ở trong Pháp Thân, chẳng ở tại tu phước. Sư lại nói : Kiến tánh là công, bình đẳng là đức, niệm niệm vô ngại, thường thấy cái diệu dụng chân thật của tự tánh gọi là công đức. Trong tâm khiêm tốn là công, ngoài hành lễ phép là đức; tự tánh kiến lập vạn pháp là công, tâm thể lià niệm là đức; chẳng rời tự tánh là công, ứng dụng vô nhiễm là đức. Muốn tìm kiếm Pháp Thân của công đức, phải y theo đây thực hành mới là chơn công đức. Người tu hạnh công đức, tâm chẳng khinh người, thường hành pháp cung kính. Tâm nếu khinh người, nhơn ngã chẳng dứt tức là tự chẳng có công, tự tánh hư vọng chẳng thật tức là tự chẳng có đức, vì ngã chấp quá lớn, nên thường khinh bỉ tất cả. Thiện tri thức, niệm niệm chẳng gián đoạn là công, tâm bình đẳng, hạnh ngay thẳng là đức; tự tu tánh là công, tự tu thân là đức. Thiện tri thức, công đức phải do tự tánh tự thấy, chẳng phải bố thí cúng dường mà cầu được, nên phước đức và công đức khác nhau là vậy.


Cho nên sự hồi hướng công đức là đang khai thác tâm lượng, đem quét dọn sạch hết những thói xấu của sự phân biệt chấp trước, “ Nguyện cho tất cả chúng sanh thường được an lạc, không các bịnh khổ ” và “ khiến chúng sanh đều được giải thoát, rốt ráo thành tựu qủa Vô Thượng Bồ Ðề ”, sự hồi hướng với tâm nguyện như thế khai thác phát triển tâm lượng của chúng ta, làm viên mãn công đức tu hành.

 

Sự hồi hướng công đức cũng hiện ra sự độ lượng của người tu đạo, giống như kim cang kinh đã nói : “Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả ” thiệt không có chúng-sanh nào đức Như-Lai độ cả. Nếu có chúng-sanh mà đức Như-Lai độ đó, thời đức Như-Lai còn có tướng ngã, nhơn, chúng-sanh, thọ-giả.” Do vậy “ Nếu nói lời như vầy: Ta sẽ diệt-độ vô-lượng chúng-sanh, thì vị đó không gọi là bậc Bồ-tát. Tất cả mọi công đức hồi hướng khắp tất cả pháp giới, hồi hướng pháp giới tự tánh vốn dĩ thanh tịnh.

 

Sự hồi hướng như thế nhất định cần phải làm đến : “Cõi hư không cùng tận, cõi chúng sanh cùng tận, nghiệp chúng sanh cùng tận, phiền não chúng sanh cùng tận ” mà sự hồi hướng của tôi vẫn không cùng tận

Số lượt xem : 796