Sự thù thắng của nhân duyên Di Lặc
Lời nói đầu
Chúng ta may mắn gặp được đại đạo, trở thành quyến thuộc Di lặc, chẳng ai không có cảm thụ sâu sắc pháp tướng trang nghiêm : “ giai đại hoan hỷ ” , “ đại đỗ năng dung, liễu khước nhân gian đa thiểu sự, mãn khang hoan hỷ, tiếu khai thiên hạ cổ kim sầu ”
( dịch nghĩa : “Lòng rộng bao la, quét sạch trần gian vô hạn hận , mặt đầy hoan hỷ, cười tiêu thiên hạ cổ kim sầu.” ) của Di Lặc từ tôn; đắc thụ đại đạo chí tôn chí quý khiến cho người ta lòng tràn đầy hoan hỷ, tương lai siêu thoát sanh tử luân hồi lại càng là đáng vui đáng chúc mừng. Phúc phận của các đệ tử bạch dương lũy kiếp tu tích, may mắn gặp được nhân duyên ứng vận của Di Lặc, đối với pháp duyên thù thắng này càng nên có sự hiểu biết và thể hội đi sâu vào hơn mới chẳng phụ hoành ân của ơn trên và sự từ bi của chư phật.
I. Một nhân duyên đại sự
Diệu pháp liên hoa kinh rằng : “ Chư phật thế tôn xuất hiện ở thế gian duy chỉ vì một nhân duyên đại sự ”. Một đại sự là tri kiến của phật. Mỗi vị tiên phật phụng ý chỉ của Vô Sanh Lão Mẫu, hạ sanh nhân gian truyền dương phật pháp, dạy bảo khích lệ chúng sinh mở ra tri kiến của phật. Nếu nghe khai thị bèn có thể ngộ nhập, tức tri kiến của phật “ chân tánh bổn lai ” được xuất hiện. Thật ra tri kiến của phật chỉ là tự tâm của chúng ta, càng chẳng có phật nào khác. Chỉ vì tâm chúng sanh mê muội, do đó chư phật thế tôn dựa vào nhân duyên này xuất thế, dạy bảo khích lệ nghỉ ngơi, chớ có hướng ra bên ngoài mà cầu; ở trong tự tâm bèn thường mở ra tri kiến của phật, phật tánh của tự tâm sáng hiện rõ.
Người đời tâm tà, ngu mê tạo tội, khẩu thiện tâm ác, tham sân đố kị, xu nịnh ngã mạn, làm tổn thương người, hại vật, tự mở ra tri kiến của chúng sanh; nếu có thể chánh tâm, thường sanh trí tuệ, quán chiếu tự tâm, ngừng ác hành thiện, là tự mở ra tri kiến của phật. Tiên phật giáng thế là khuyến hóa chúng sanh cần phải niệm niệm mở ra tri kiến của phật, trừ bỏ đi tri kiến của chúng sanh, mở ra tri kiến phật tức là xuất thế, mở ra tri kiến chúng sanh tức là thế gian. Do đó nhân duyên của Tiên Phật giáng thế là vì cứu độ chúng sanh ra khỏi biển khổ luân hồi của thế gian.
II. Thiên thời ứng vận
Kinh ứng kiếp rằng : “ hỗn độn sơ khai định tựu thập phật chưởng giáo ” “ thất phật trị thế, tam phật thâu viên ”. Tiên thiên nguyên thủy, một đống chẳng thể phân biệt, vô thanh vô xú ( chẳng âm thanh chẳng mùi vị ) , chẳng có tên gọi của nó. Sau đó hỗn độn sơ khai, trời đất bắt đầu định, là hội tí khai thiên, hội sửu khai khẩn địa, hội dần sinh người. Do vậy nguyên nhân giáng trần, gieo trồng nhân căn. Lúc bấy giờ, cây cỏ um tùm dày đặc, dã thú hoành hành, không thể trị thế, tuy có người mà giống như chẳng có người, chẳng thành thế giới. Đến hội mão trời giáng phật tử trị thế. Vị phật đầu tiên giáng sanh tại phương nam, tên gọi là Xích Ái Phật. Vị phật thứ hai giáng sanh tại phương bắc, tên gọi là Sanh Dục Tử. Vị phật thứ ba giáng sanh tại phương đông, tên gọi là Giáp Tam Xuân. Vị phật thứ tư giáng sanh tại phương tây, tên gọi là Dậu Trường Canh. Vị phật thứ năm giáng sanh tại phương Tây Bắc, tên gọi là Không Cốc Thần. Vị Phật thứ sáu giáng sanh tại phương Đông Nam, tên gọi là Long Dã Thị. Vị Phật thứ bảy giáng sanh tại phương Đông Bắc, tên gọi là Kế Thiên Phật.
Thất phật ứng vận trị thế, sau đó Tam phật ứng vận thâu viên, Phật Nhiên Đăng là vị phật thứ tám ứng vận, là thời kì Thanh Dương, sơ hội thâu viên, đại khai Liên Trì Hội. Phật Thích Ca, vị phật thứ chín ứng vận, là thời kì Hồng Dương, nhị hội thâu viên, đại khai Linh Sơn Hội. Di Lặc Phật, vị phật thứ mười ứng vận, là thời kì Bạch Dương, tam hội thâu viên, đại khai Long Hoa Hội. Đến hội mùi khí số tận, trị thế viên mãn, hội thân nguyên linh thâu hồi, hội Dậu tượng thiên chẳng còn, hội Tuất khí thiên chẳng còn, đến hội Hợi trở về lại hỗn độn, đấy là sự vận chuyển của thiên thời một nguyên hội.
Nay đúng vào thời điểm Ngọ Mùi giao nhau, lúc mạt pháp truyền thế, Di Lặc Tổ Sư ứng vận vào thời kì Bạch Dương, là vị phật tổ thứ mười ứng vận vào nguyên hội này ( Nam Mô A Di Thập Phật Thiên Nguyên ), phụng mệnh của Lão mẫu truyền mạt hậu nhất trước này, thề nguyện hóa thế giới Sa Bà thành Liên Bang, kiến lập nhân gian tịnh thổ để đạt thành nhiệm vụ thần thánh của thập phật trị thế viên mãn.
III. Nhân duyên Di Lặc ứng vận
Từ tâm của chư phật như lai thường mang nguyện lực độ hóa chúng sanh, mà Di Lặc Tổ Sư kế thừa tuệ mệnh truyền nhau chẳng dứt của Thích Ca Phật Đà, vì việc đại thâu viên của mạt hậu nhất trước mà trở thành vị phật tương lai của một đại sự nhân duyên này, là chỗ quy y lớn của tất cả chúng sanh của thế giới sa bà. Di Lặc Tổ Sư đem toàn bộ từ tâm đức hoài của ngài, cụ thể thị hiện thành sự tu hành của những kiếp đã trải qua, đời đời kiếp kiếp đảo giá từ hàng, tùy duyên của chúng sanh mà quảng nhiếp tất cả sinh mệnh đi hướng đến đạo thành phật. Nhân duyên của những vết tích giáo hóa của Di Lặc Tổ Sư, đạo phong đức hạnh của ngài được ghi chép rõ ràng tường tận trong phật điển tổ huấn, hoặc những lời từ bi chỉ thị của Phật Đà Thích Ca, hoặc Di Lặc từ hoài đã thị hiện; kỳ vọng là mọi người có thể nhận thức được nhân duyên vết tích giáo hóa của vị phật tương lai này.
1. Đại Bảo Tích Kinh (quyển 88, pháp hội Ma Ha Ca Diếp – phần thứ 23 )
Đức Phật liền duỗi tay hữu kim sắc chói ánh sáng vi diệu được tập họp bởi những thiện căn từ vô lượng a tăng kỳ kiếp, ngón và bàn tay Phật như hoa sen rồi xoa đảnh đầu Di Lặc đại Bồ Tát mà bảo rằng : “Nầy Di Lặc ! Ta phó chúc cho ông, năm trăm năm sau đời vị lai lúc chánh pháp diệt, ông phải thủ hộ Phật Pháp Tăng bửu chớ để đoạn tuyệt”.
Phật Thích Ca Mâu Ni dự kí Di Lặc đời vị lai thành phật là điều chẳng có nghi ngờ, và cũng phó chúc Di Lặc vào 500 năm sau đời mạt thế, lúc chánh pháp diệt, phải thủ hộ chánh pháp của Như Lai, thúc đẩy lại đạo phong của chánh tông. Đấy là Đại Bồ Tát gánh vác trọng trách và sứ mệnh khó khăn nặng nhiều như thế. Cái thuyết “ Năm trăm năm sau ”, trong kim cang kinh phật cũng vài lần đề cập đến, phật rằng : “ “ sau khi đức Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau ”, đấy tuy giống như là lời giả định, nhưng vô hình trung đã trở thành lời dự đoán.
Theo Kinh Đại tập đã nói cái thuyết “ ngũ ngũ bách niên ” ( năm trăm năm của sau năm kì khi phật diệt độ ). Phật diệt độ đến nay chính là hơn 2500 năm, do đó “ năm trăm năm sau ” mà Như Lai đã nói thật ra chính là lời dự đoán của đại đạo phổ truyền hôm nay. ( Ngũ ngũ bách niên tổng cộng chia làm 5 kì : kì giải thoát kiên cố, kì thiền định kiên cố, kì đa văn kiên cố, kì tháp tự kiên cố, kì đấu tranh kiên cố. ) mà thời kì truyền thừa của phật pháp : chánh pháp 1000 năm, tượng pháp 1000 năm, mạt pháp 1000 năm, lúc này cũng chính là năm trăm năm sau của mạt pháp.
Nay Di Lặc từ tôn có thể thụ lời phó chúc của Phật Đà, vào hôm nay của “ 500 năm sau của mạt thế đời vị lai ” làm sư tử hống, thủ hộ chánh pháp của Như Lai, đủ thấy sự hùng vĩ của nguyện lực, tuệ tâm sâu rõ sáng suốt và sứ mệnh trọng đại của Di Lặc. Đặc biệt là vào lúc chánh pháp vì tri kiến của chúng sanh mà bị ẩn giấu, hộ trì pháp A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề mà Như Lai trong trăm nghìn vạn ức na do tha a tăng kì kiếp đã tập, khai diễn chánh pháp vô thượng, làm hưng khởi trở lại Thánh đạo chánh tông, có thể thấy một đại sự nhân duyên thù thắng khó đắc của Di Lặc ứng vận.
2. Kinh Phật thuyết Quán Di Lặc Bồ tát thượng sanh Đâu Suất Thiên
Khi ấy sẽ có trăm ngàn thiên tử trỗi nhạc trời, cầm hoa trời mạn-đà-la và hoa ma-ha mạn-đà-la để rải lên họ, rồi ngợi khen rằng:
'Lành thay, lành thay, thiện nam tử! Khi ông ở Diêm-phù-đề đã rộng tu phước nghiệp nên được sanh về đây. Nơi này là trời Đâu-suất-đà. Hiện nay vị thiên chủ ở đây là Đức Di-lặc, ông hãy quy y ngài.'
Khi nghe rồi thì hãy liền đảnh lễ. Khi lễ xong thì hãy quán rõ tướng ánh sáng của lông mày trắng ở giữa đôi chân mày của Đức Di-lặc. Lập tức họ sẽ siêu việt 9 tỷ kiếp nghiệp tội sanh tử. Ngay lúc đó, Đức Bồ-Tát sẽ tùy theo túc thế nhân duyên của họ mà thuyết diệu Pháp, khiến tâm người ấy kiên cố và không còn thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo.
Lại nữa, Phật bảo ngài Ưu-ba-ly:
"Ông hãy lắng nghe! Vào đời vị lai, Di-lặc Bồ-Tát sẽ làm nơi quy y rộng lớn cho chúng sanh. Nếu có ai quy y Di-lặc Bồ-Tát, thời phải biết người này sẽ được bất thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo.
Tương lai Di Lặc Bồ Tát hạ sanh nơi nhân gian, khi chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, thì những người thực hành như vậy có thể đích thân nhìn thấy ánh hào quang của Phật, được Phật thọ ký, đắc chứng quả phật.
Tôn xưng của phật hiệu Di Lặc đời vị lai, nhân duyên vết tích giáo hóa của ngài thường nhìn thấy trong phật điển tổ huấn, như phật điển đã cho thấy Di Lặc Tổ Sư là nơi tổng quy y của tất cả chúng sanh của thế giới sa bà vào đời mạt hậu, nối tiếp sau phật thích ca mâu ni, cũng là vị chưởng trì thiên bàn của mạt hậu nhất trước đại thâu viên. Do có đại sự nhân duyên của mạt hậu nhất trước, do đó những thánh tích hóa tục độ thế của ngài chẳng dứt ở đời.
3. Kinh Phật thuyết Di Lặc hạ sanh thành phật
Di Lặc Bồ Tát giáng sanh nhân gian, như mặt trời phá mây mà ra, phóng ánh sáng khắp nơi, như sen ra khỏi nước, thanh tịnh sạch sẽ tươi. Sau khi Di Lặc giáng sanh, những tháng ngày tại gia chẳng nhiều, bèn xuất gia học đạo.
” Thuở ấy, có cây Bồ đề tên gọi là Long Hoa, cao bốn du-thiên-na, sầm uất và tươi tốt, cành lá phủ bốn bề, che mát sáu cu-lô. Từ Thị Đại Bi tôn, ngồi dưới cây thành Phật ”
Khi Di Lặc Bồ Tát ở dưới cây Long Hoa chứng đắc phật vị cứu cánh chánh đẳng chánh giác, lúc ngài trở thành mới sinh, tam thiên đại thiên sát độ thế giới xuất hiện 6 loại chấn động, các địa thần đều chạy nối đuôi nhau bảo với nhau rằng : “ Bây giờ Di Lặc Bồ Tát đã thành phật rồi ! ”. Cái tin tức này tức khắc truyền đến Tứ Thiên Vương Cung, tất cả đều biết Di Lặc đã thành Phật.
Cái loại âm thanh của việc tranh nhau chạy đi loan báo này truyền khắp 33 cõi trời, tức 6 cõi trời dục giới : cõi trời Tứ thiên vương, cõi trời Đao Lợi, cõi trời Diễm Ma, cõi trời Đâu Suất, cõi trời Hóa Lạc, cõi trời Tha Hóa Tự Tại và chư thiên phạm thiên tứ thiền, thậm chí cõi Tứ thiền sắc cứu cánh đều hoan hỷ tán thán với nhau rằng Di lặc Bồ tát hạ sanh nhân gian , tu đạo thành công, lại chứng đắc phật vị cứu cánh vô thượng chánh đẳng chánh giác, có thể thấy rằng tu đạo thành đạo, chứng quả thành chân là tôn quý và thù thắng biết bao.
4. Kinh Duy Ma Cật
Bấy giờ Phật nói với Bồ tát Di Lặc:
“Này Di Lặc, nay ta đem Pháp giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác đã tập thành trong vô lượng kiếp phó chúc cho ngươi. Vào thời mạt thế, sau khi Phật diệt độ, ngươi nên dùng năng lực thần thông để giảng truyền rộng rãi những kinh như vầy nơi cõi Diêm-phù-đề, chớ để bị đoạn tuyệt.
IV. Duyên khởi của Thánh hiệu Di Lặc
1. “ Di Lặc ” là dịch âm tiếng phạn. Nghĩa của “Di Lặc ” dịch là “ từ thị ”
2. Phật danh “ Di Lặc ” ( từ thị ), họ của cha, họ của mẹ đều có Từ, do vậy tên là Từ thị. Tự là “ A Dật Đa ”, ý nghĩa là vô năng thắng ( chẳng có thể thắng nổi ).
Di Lặc phát nguyện thành phật trong đời vị lai, phật bèn tán thán phát tâm của ngài cực diệu. Do sau này người ta thường đem toàn tên của Di Lặc dịch là “ Từ vô năng thắng ”, ý rằng sự bộc lộ của từ tâm vô lượng hạnh là cái mà tất cả chư ma ngoại đạo chẳng thể thắng nổi. Di Lặc Bồ Tát từ lúc mới sinh ra đã phát tâm chẳng ăn thịt của chúng sanh, do nhân duyên này mà gọi tên là Từ Thị.
3. Di Lặc đã từng là người của cùng thời đại với Phật Thích Ca Mâu Ni, sanh tại nước Ba La Nại Tư. Phụ thân của ngài là tể tướng của quốc gia này. Di Lặc sinh ra có đủ 32 tướng tốt, và do mẫu thân của ngài kể từ lúc mang thai bỗng trở nên có lòng từ bi thương xót mọi khổ ách, từ mẫn mọi thứ, cảm nhận sâu rằng đấy là do nguyện lực của con gây ra, cho nên lấy tên cho con mình là “ Di Lặc ”
Di Lặc lúc nhỏ, không chỉ được sự yêu thích sâu sắc của phụ mẫu, mà sự thông tuệ và từ tâm của cậu càng giành được sự cưng yêu và tán thưởng của mọi người. Lúc bấy giờ quốc vương Ba La Ma Đạt nghe được chuyện này, sanh tâm đố kị và lo sợ, tự nghĩ rằng đứa bé này “ danh tướng rõ đẹp, nếu có phẩm đức cao đẹp, chắc chắn sẽ đoạt được ngôi của ta ”, do đó nghĩ cách nhân lúc cậu bé còn nhỏ thì đem trừ bỏ đi để cắt đứt hậu hoạn. Ý đồ như thế này của quốc vương đã bị nhân viên trong cung nghe ngóng thám thính được, bí mật báo cho tể tướng hay. Tể tướng vì thế mà quyết định gửi Di Lặc đến nước Ba Lợi Phất Đa La, tạm thời gửi ở nhờ nhà của chú của Di Lặc để đế phòng bất trắc.
Chú Ba Bà Li của Di Lặc là quốc sư của nước Ba Lợi Phất Đa La, thông tuệ cao rộng, trí tuệ hiển đạt, có tài năng đặc biệt, thuộc hạ gồm 500 đệ tử, thường đi theo thầy học tập. Ba Bà Li nhìn thấy tướng mạo đặc biệt của Di Lặc, trí tuệ thông minh lanh lợi, càng thêm thương yêu bảo vệ, bèn truyền thụ cho tất cả học vấn, chẳng qua một năm mà Di Lặc hoàn toàn thông đạt. Ba Bà Li do nghe thấy đủ thứ công đức trí năng của Phật Đà, sanh tâm vui vẻ, đặc biệt phái nhóm Di Lặc 16 người đại biểu đi trước để thỉnh cầu sự chỉ dạy rõ ràng tường tận của đức phật. Nhóm Di Lặc 16 người đích thân đến trước phật, đính lễ thụ giáo, đích thân lắng nghe phật pháp, 16 người lúc ấy đều đắc pháp nhãn thanh tịnh, mỗi người đều cầu phật xuất gia, trở thành những đệ tử thường theo bên mình của Phật Đà.
4. Di Lặc tôn giả từ tâm vô lượng, chẳng bỏ chúng sanh của thế gian, quan sát thấy chúng sanh gặp phải sự xâm phạm của tam tai bát nạn và chịu đựng sự dày vò của những đau khổ sinh tử luân hồi, nên đã cửu chuyển thập sinh nhiều lần hóa tích nhân duyên, thị hiện ở nhân gian, ví dụ như :
Hạ sanh kiếp thứ nhất tên gọi là Đàm Ma Lưu Chi ( Phật Thế Tôn khai thị cho A Nan Tôn Giả )
Hạ sanh kiếp thứ hai tên gọi là Tì Kim Da Vô Cấu ( ghi chép trong Bi Hoa Kinh )
Hạ sanh kiếp thứ ba tên gọi là Hiền Hành ( Di Lặc Bồ Tát sở vấn bổn nguyện kinh )
Hạ sanh kiếp thứ tứ tên gọi là Vũ Thất ( Kinh Đại Bảo Tích )
Hạ sanh kiếp thứ năm tên gọi là Di Lặc ( Di Lặc hạ sanh kinh )
Hạ sanh kiếp thứ sáu tên gọi là Phó Hấp, người ta gọi là Phó Đại Phu ( Cảnh Đức truyền đăng lục )
Hạ sanh kiếp thứ bảy tên gọi là Bố Đại Hòa Thượng ( thời kì đường mạt )
Hạ sanh kiếp thứ tám tên gọi là Lí Đình Ngọc ( Vạn Tổ Quy chân kinh )
Hạ sanh kiếp thứ chín tên gọi là Từ Hoàn Vô, đạo hiệu Cát Nam ( Chánh Tông Đạo Thống Bảo Giám )
Hạ sanh kiếp thứ mười tên gọi là Lộ trung Nhất, đạo hiệu là Thông Lí Tử ( Chánh Tông Đạo Thống Bảo Giám )
Kệ rằng :
Di-lặc, chân Di-lặc
Phân thân trăm ngàn ức
Luôn luôn bảo người đời
Người đời tự chẳng biết.
Tuy rằng Phật Thế Tôn từng dự đoán Di Lặc tương lai hạ sanh nơi nhân gian và những gì đã kể ra ở trên hình như có mâu thuẫn, nhưng Phật Di Lặc đại từ đại bi, trước khi vẫn chưa đại khai phổ độ, đã nhiều lần hóa thân nơi nhân gian, đều là để làm công tác chuẩn bị cho mạt hậu thâu viên, mục đích là để người đời cầu sanh Đâu Suất Thiên, lắng nghe Di Lặc giáo hóa dựa theo pháp tu trì, đợi công đức viên mãn, tương lai Di Lặc hạ sanh thành Phật, lúc khai diễn Long Hoa Tam Hội, lại theo Di Lặc hạ sanh nhân gian, hoàn thành sứ mệnh phổ độ thâu viên.
Số lượt xem : 491