Quả Báo của việc tự sát
Trong xã hội hiện đại, áp lực sinh tồn của mọi người rất lớn. Sự thiếu thốn của gia giáo khiến cho trẻ con từ nhỏ chưa thể hình thành nên những quy phạm hành vi tốt đẹp, đến trường rồi lại không chịu tiếp nhận sự giáo dục thêm của thầy cô, khi vào xã hội bèn chẳng cách nào thích ứng.
Vào lúc đi đến con đường cùng thì rất dễ tự sát. Có một số gia đình quan hệ vợ chồng căng thẳng, thường hay cãi vã nhau, tạo thành áp lực tư tưởng trầm trọng cho các con, tính cách của chúng bèn bị bóp méo một cách nghiêm trọng. Kết quả của gia đình bất hòa thì người bị tổn thương nặng nề nhất không ai khác hơn chính là bọn trẻ. Có người may mắn có được chức vụ cỏn con, nhưng do quá tham lam mà bị tiền tài che mắt, làm che lấp đi lí tính, to gan làm bậy, tham nhận hối lộ, coi thường vi phạm luật pháp; đợi cho đến khi mọi chuyện bại lộ, sắp bị trừng trị, tự biết tội lớn cực ác thì cũng chỉ có thể tự kết liễu đời mình.
Từ học sinh tiểu học cho đến sinh viên đại học, nghiên cứu sinh, lại đến cả các ông chủ của các công ty, đội ngũ lớn tự sát càng lúc càng nhiều. Họ tưởng rằng tự sát có thể một chuyện xong dứt thì các chuyện liên quan khác theo đó cũng đều xong dứt, nào biết rằng sự việc đi ngược lại với mong đợi, chết rồi thì nghiêm trọng không xong rồi ! Đọc qua kinh phật thì biết rồi, quả báo của việc tự sát là vô cùng nghiêm trọng, vốn dĩ không phải đơn giản như mọi người vẫn thường nghĩ, đặc biệt là những người trẻ tuổi tự sát thì tội nghiệp càng là nghiêm trọng.
Chúng ta vô tri, mơ mơ màng màng đối với việc này thì chẳng dám tự vọng giải thích. Những người thông sâu kinh phật thì rõ. “ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh ” có đề cập đến : quả báo của những người tự sát rất thảm, phàm là những ai tự sát thì đều phải tìm thế thân. Nếu tìm không được người thế thân thì ngay đến tư cách luân hồi cũng chẳng có, phải đi làm những cô hồn dã quỷ, trong vòng 77 bốn mươi chín ngày chết đi sống lại vô số lần, ví dụ như người treo cổ phải không ngừng treo cổ, người nhảy lầu phải nhảy lầu nhảy đi nhảy lại không có hồi kết. Tự sát như thế nào thì phải tiếp tục tự sát như thế ấy, đau khổ chẳng cách nào chịu nổi, khó mà miêu thuật được.
Nếu như là người trẻ tuổi tự sát, hãy nghĩ xem cha mẹ đem con đến cái thế giới này, từ nhỏ đến lớn, có biết bao nhiêu người đã từng giúp đỡ con. Nhận chịu ân của người ta vẫn chưa có mảy may báo đáp, lại tội thêm một bậc. Tội báo mà phải chịu càng nghiêm trọng, thời gian cũng càng dài; cho dù là tội đã chịu hết rồi, những cái mà nợ người ta kiếp trước vẫn phải đi trả; đến nhân gian cũng chắc chắn sẽ là lại chịu quả báo nghèo khổ, ốm đau bệnh tật, đói rách. Mọi người nói xem, đây lại hà tất tự tìm lấy khổ não như thế ? Do đó, người đời gặp chuyện thì tuyệt đối chớ dám động cái niệm đầu tự sát. Một người hễ sản sinh một niệm đầu tự sát thì sẽ có một đám lớn những con quỷ sẽ vây lấy anh ta, sẽ cho anh ta tìm cơ hội, đẩy anh ta đi chết. Một niệm đầu khởi lên thì một đám lớn những con quỷ sẽ vây quanh lấy, ít nhất 7 ngày chẳng tản, khủng khiếp biết bao ! Chúng ta làm người, ở giữa đất trời này chúng ta hạnh phúc biết bao ! Biết bao nhiêu chúng sanh ngưỡng mộ chúng ta, do đó người xưa mới nói : Chết một cách êm đềm thế nào đi nữa cũng chẳng bằng sống. Mệnh có khổ đi chăng nữa thì sống vẫn là tốt, còn tốt hơn so với cái chết êm đềm, chết êm đềm cũng chẳng bằng cứ bám lấy sự sống, thậm chí chúng ta ngay đến niệm đầu tự sát đều chớ có khởi lên, khởi lên niệm đó rồi thì phải nhanh chóng sám hối !
Phải biết rằng chẳng có ngọn núi lửa nào mà không thể vượt qua. Gặp chuyện thì phải nghĩ theo hướng tốt. Bình thường phải giúp người khác làm việc thiện tốt, chớ có động cái tâm hại người, chớ tham trục lợi từ người khác, kết giao nhiều với những bạn bè tri âm, kết bạn với những người lương thiện khoan hậu. Lúc bạn gặp phải những khốn khó thì tất nhiên sẽ có người giúp bạn giải thoát khỏi khốn cảnh.
Những ai mà vợ chồng bất hợp thì phải đi suy ngẫm nhiều từ góc độ con cái phải chăng có thể trưởng thành một cách lành mạnh. Nếu các bạn đã sanh chúng ra trên cõi đời này thì phải gánh lấy trách nhiệm với chúng. Người một nhà ở bên cạnh nhau thì không biết là duyên phận đã bao nhiêu kiếp tu mới có được đấy ! Bất luận là thiện duyên hay là ác duyên, là đến để đòi nợ hay là đến để trả nợ, bạn tránh cũng tránh không khỏi. Những oan thù của tiền kiếp đã định sẵn phải kiếp này liễu dứt. Không dùng cái tâm khoan dung nhường nhịn để đi hóa giải, lại trên thù thêm thù, kiếp sau vẫn phải đến chịu báo. Oan oan tương báo, chẳng có hồi dứt.
Những ai mà trong tay có quyền, chớ có nghĩ rằng tham nhận hối lộ, coi thường vi phạm pháp luật có thể che giấu khỏi người khác, tục ngữ nói rất hay rằng : muốn người ta không biết, trừ phi mình chẳng làm. Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt. Bại lộ chỉ là chuyện sớm muộn, đến cuối cùng thì rổ tre múc nước thành số không.
Cách nhìn của phật giáo đối với việc tự sát là :
1. Tự sát là tội lớn ( là giới sát sanh vô cùng nặng ), sẽ chỉ có đọa lạc ( tam ác đạo : địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh ).
2. Vong thức sau khi tự sát sau khi chết có hai loại phương thức đọa lạc :
a. Đọa lạc lặp đi lặp lại
b.Trực tiếp đọa lạc địa ngục
3. Vong thức sau khi tự sát, trừ những trường hợp cực thiểu số hoặc cực đặc biệt ra thì cực ít người đắc được thân người trở lại. Cơ hội đắc được thân người kiếp sau ngay đến một phần vạn ức đều chưa chắc có.
4. Tự sát tuyệt đối là một thứ trốn tránh. Tự sát không thể giải quyết vấn đề, chỉ sẽ khiến cho vấn đề sau này càng nhiều thêm. Nếu như bạn trốn tránh rồi thì những đau khổ sau này sẽ càng lớn càng sâu.
5. Chúng sanh trong sự luân hồi đều chịu sự chi phối nghiệp lực của túc sanh, chẳng thể tự chủ, sao có thể lấy việc tự sát để có thể một chuyện xong dứt thì các chuyện liên quan khác theo đó cũng đều xong dứt ? tự sát là sự giải thoát sai lầm, những đau khổ về sau sẽ càng lớn càng sâu. Đặc biệt là trong Kim Cang Thừa thì tự sát là điều cấm kị lớn nhất, tội ấy đồng với việc giết Phật.
6. Tự sát là hành vi cực kì ích kỉ; người tự sát chỉ biết nỗi đau khổ của bản thân, nhưng lại chẳng biết rằng việc này cũng làm tổn thương đến tâm của những người nhà và bạn bè yêu thương anh ta !
7. Người tự sát sau khi chết sẽ cảm nhận nỗi đau khổ cực lớn cực lớn. Người thân của người tự sát nên lập tức cầu xin thay cho người tự sát và thỉnh mời Tăng Nhân đến siêu độ để giảm nhẹ nỗi đau khổ.
8. Người mà tự sát thành công thì Vong thức sau khi rời khỏi thân thể thì cực có khả năng bị ác quỷ nhiếp trì ( chưởng quản, khống chế ).
9. Nếu tự sát do hàm oan ( ngậm oan, bị oan ức mà chưa bày tỏ ra được ) hoặc do chịu những sự đối đãi không hợp lí mà mang mối hận ở trong lòng mà thành ra tự sát thì sau khi chết rất dễ biến thành ác quỷ, đều phải tìm người thế thân; nếu tìm không được người thế thân thì ngay đến tư cách để luân hồi cũng chẳng có, phải đi làm cô hồn dã quỷ. Những linh hồn hàm oan mà tự sát này càng đặc biệt cần giải oan thích kết ( giải oan cắt kết ).
10. Có số ít những trường hợp tự sát mà không đọa và tam ác đạo, ví dụ như các trung thần vì bảo vệ tổ quốc mà phụng hiến sinh mệnh, các liệt nữ vì bảo vệ tiết tháo kiên trinh mà tuẫn tiết ( chết ), sau khi chết vẫn có thể thăng thiên, thế nhưng sau này vẫn phải chịu quả báo của việc tự sát, không thể giải thoát khỏi sự luân hồi.
11. Đối mặt với nghịch cảnh phải không ngừng tự cường nỗ lực vươn lên, tôn trọng sinh mệnh, bao gồm bản thân là bài tập quan trọng của việc tu hành; không thể dùng bất cứ cớ gì để trốn tránh. Bất luận là điều kiện sinh tồn hoặc hoàn cảnh môi trường sinh tồn khốn khó như thế nào, bất luận có bao nhiêu các vấn đề mà chẳng cách nào giải quyết được thì đều phải kiên cường mà sống tiếp. Chúng ta gặp phải vấn đề thì phải gánh đỡ lấy, né tránh vấn đề là điều không tốt. Tạng Truyền Phật Giáo, đặc biệt là Phật Giáo Kim Cang Thừa cho rằng bất luận là đời người đau khổ như thế nào, phiền não lớn thế nào đều không thể tự sát, mà phải nghĩ cách thích ứng và khắc phục những khốn khó của đời người, vả lại tự sát cũng sẽ phá hoại phật tánh của chính bản thân. Phải biết cách chuyển phiền não thành bồ đề, sám hối và tiêu trừ nghiệp chướng.
Những người tự sát sau khi chết sẽ đi đâu ?
Những người tự sát do thọ mạng y báo chưa tận, do đó mà chẳng có nơi để đi, biến thành những cô hồn dã quỷ, phiêu đãng khắp nơi, tâm linh không được an ninh. Do vậy mà Phật giáo dựa theo những giáo hóa của đức Thế Tôn, mỗi năm vào những ngày kết thúc của việc tu hành an cư kết hạ của những người tu hành, Phật Đà rất vui vì đại chúng dụng công, cho nên trở thành ngày mà Phật hoan hỷ, chính là ngày 15 tháng 7 âm lịch. Sau đó các tín đồ phật giáo bèn vào trong cái ngày mà trời Phật hoan hỷ này mà làm pháp hội cúng dường lớn, lấy việc cúng dường trai tăng làm công đức, đồng thời mỗi ngày đều làm pháp hội suốt cả tháng 7, thí thực cho các cô hồn dã quỷ này, và để cho họ có thể nghe kinh pháp, cải tạo tâm ý niệm của họ, chớ có có những giác thụ đau khổ; nếu mỗi năm tham gia pháp hội, những cô hồn dã quỷ này công đức viên mãn lại thật tốt mà đi đầu thai. Thế nhưng những người nếu như là tự sát một lần, thì sau này cho dù lại xuất sanh làm người đi nữa, do những hạt giống ảnh tượng tự sát mà A Lại Da Thức ( tạng thức – tâm ghi nhớ những việc đã làm qua ) đã gieo trồng xuống quá sâu sắc rồi, do vậy mà sẽ có khuynh hướng lại tự sát. Bình thường mà nói, nếu như chẳng có thiện nhân duyên, hoặc tiếp xúc phật, bồ tát đến chuyển thức thần tri kiến của họ thì trước sau trong các kiếp tổng cộng sẽ có cái thuyết 7 lần tự sát. Do đó mà tự sát là hành vi ngu ngốc nhất. Nếu như xuất phát từ sự bất lực đối với cuộc sống hoặc do tình cảm không thể đắc được sự thuận lợi mà đi đến con đường tự sát, đấy là hành vi rất ngu ngốc, sau này lại sẽ có cơ hội tự sát 7 lần.
Thế nhưng cũng có một loại xem ra thì có vẻ là tự sát, nhưng thật ra là oan thân trái chủ một kiếp trước nào đó của họ đến đòi mạng, cố ý khống chế tâm ý niệm của họ, sai khiến họ tự sát; bởi vì sự vô tri của con người sẽ bèn ngỡ rằng cái niệm đầu này là của mình đấy, suốt ngày bị truyền dẫn một số những niệm đầu tự sát để giải thoát, cuối cùng cũng do vậy mà đi đến con đường tự sát; loại này là một loại do nhân duyên quả báo, đương nhiên là sau khi chết vẫn là một cô hồn dã quỷ.
Thanh Vân Đại Sư trong lúc khai thị có nói rằng : “ Người Trung Quốc nói rằng chết êm đềm chẳng bằng cứ bám sống, thế nhưng có một số người cảm thấy rằng bản thân mình sống chẳng có ý nghĩa, cho nên muốn tự mình kết liễu. Họ cho rằng làm như thế vừa chẳng làm tổn thương hại đến người khác, đâu có liên quan gì với người khác, làm gì có cái vấn đề đạo đức không đạo đức đây ? Thật ra, theo cách nhìn của phật giáo thì tự sát vẫn là sát sanh, là hành vi không đạo đức; phật pháp không cho phép người tự sát. Bởi vì sinh mệnh của một con người chẳng phải là thuộc về cá nhân sở hữu; Cái thân có máu thịt này trước hết là do tinh cha huyết mẹ kết hợp mà sanh dưỡng, vả lại tiếp nhận từ xã hội đủ thứ cần thiết để mạnh khỏe to lớn, trưởng thành. Sự hoàn thành của sinh mệnh là do chúng duyên của xã hội đại chúng mà thành tựu, đương nhiên cũng nên đền đáp lại xã hội đại chúng, do vậy mà mỗi một con người đều có nghĩa vụ khiến cho bản thân mình sống được càng hạnh phúc càng có ý nghĩa, thế nhưng không có quyền lợi hủy diệt bất cứ sinh mệnh nào. Điều quan trọng nhất chính là phải có thể sống một cách hoan hỷ, một cách tràn đầy hy vọng, đặc biệt là sống một cách mà trong tâm có thế giới, có chúng sanh, có nhân quả, có đạo lý. Cũng giống như trước đó đã đề cập, sinh mệnh của mỗi người đều chẳng phải là của bản thân đâu; sinh mệnh là cùng sanh cùng có giữa trời đất đấy; bản thân mình chỉ có tư cách đem bản thân mình phụng hiến vì đại chúng, chỉ có tận sức khiến cho sinh mệnh sống một cách có ý nghĩa và có giá trị, thế nhưng không có sự tự do ngược đãi tàn hại sinh mệnh.
Thân làm người thì phải xây dựng cảm giác tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, người thân, với những người mà mình đã nhận ân huệ từ họ như cha mẹ, thầy cô … chúng ta vẫn chưa báo ân, trách nhiệm vẫn chưa xong, sao có thể chết một cái thì xong chuyện.
Sinh mệnh không chỉ thuộc về bản thân, hãy thật tốt mà sống !
Số lượt xem : 982