BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Phương thức trình hiện của nghiệp trên thân người ( những lời từ bi khai thị của Nam Bình Tế Điên )

Tác giả liangfulai on 2023-07-07 05:39:45
/   Phương thức trình hiện  của nghiệp trên thân người ( những lời từ bi khai thị của Nam Bình Tế Điên )

Phương thức trình hiện

của nghiệp trên thân người

( những lời từ bi khai thị của Nam Bình Tế Điên )

 

Thầy bây giờ nói rõ tình hình mà nghiệp trình hiện ra trên thân người để mọi người hiểu rõ bản thân đang ở trong hoàn cảnh của nghiệp.


Thứ nhất, nỗi đau khổ của tâm linh, cái mà chỉ ở đây là nỗi đau khổ trên mặt tâm trạng cảm xúc, cũng chính là nỗi đau khổ của tâm tình.

Thứ hai, sự tổn thương của thân thể.

Thứ ba, sự tổn thất của vật ngoài thân.

Thứ tư, nơi cách nghĩ, quan niệm phủ nhận chân lý, chánh pháp.

 

Thứ nhất, nỗi đau khổ của tâm linh.

 

Rất nhiều người trong quá trình đời người thường cảm thấy đau khổ trên mặt tâm trạng cảm xúc, một loại tình huống rõ ràng nhất chính là Nguyên Nhơn của món nợ tình đến đòi báo. Mỗi một đồ nhi hoặc mỗi một vị chúng sanh trong luỹ kiếp nhất định đều có tạo xuống những món nợ tình, chỉ khác nhau ở chỗ là nhiều và ít mà thôi, vậy nên nếu như là những người đã kết hôn rồi thì sẽ phát hiện, thật ra trong cuộc sống hôn nhân nhất định sẽ có những việc khiến cho các con cảm thấy rất đau khổ, ví dụ như : nếu như người bạn đời của con khá ư là đa tình, con bèn phải thường hay lo lắng bồn chồn, hoặc có người lúc mới kết hôn thì là vui vẻ, thế nhưng kết hôn rồi thì hay cãi vã nhau; cũng có những đồ nhi chưa có kết hôn, thế nhưng trong những năm tháng tuổi trẻ thì vẫn cứ chấp trước phải tìm đối tượng yêu đương … , những cái này thật ra đều là hiện tượng nợ tình đòi báo.

 

 

Người bình thường gặp phải cuộc sống hôn nhân không thuận, ăn ở cư xử qua lại với người bạn đời không thuận, kết quả tệ hại nhất chính là ly hôn, mà sau khi li hôn rồi lẽ nào ngày tháng bèn dễ qua hay sao ? Sau khi ly hôn cũng có thể lại tìm kiếm một đối tượng khác để tái hôn, sau đó lại đem cái kiểu mẫu cãi vã này tiếp tục dẫn đến một đoạn hôn nhân khác, một đời người trong hôn nhân đều bị Duyên Nhơn của món nợ tình đòi báo, thế nhưng tự bản thân lại chẳng biết. Nếu như luỹ kiếp nợ món nợ tình của người khác khá nặng, trong cuộc sống hôn nhân bèn sẽ trải qua một cách rất đau khổ; nếu như luỹ kiếp nợ món nợ tình người tương đối ít thì sẽ hạnh phúc nhiều thêm một chút.

 

Thứ hai, sự tổn thương của thân thể.

 

Cái mà chỉ đến ở đây chính là thân thể bị gây hại tổn thương, bất luận là bên trong hay bên ngoài cơ thể, ví dụ như bệnh tật của thân thể - trong cơ thể sinh bệnh rồi hoặc sự cố ngoài ý muốn ở bên ngoài dẫn đến thân thể bị thương. Nếu như luỹ kiếp đã từng đánh người ta, kiếp này rất có thể sẽ bị va đụng lúc tai nạn xe cộ, khiến cho thân thể bị thương chảy máu; luỹ kiếp đã từng đích thân giết hại động vật, cho nên kiếp này sinh bệnh, thân thể cần phải tiếp nhận sự phẫu thuật, hoặc bị va đụng bởi động vật rơi xuống, khiến cho thân thể bị tổn hại. Người bình thường sẽ cảm thấy rằng : “ thân thể có bệnh thì đi gặp bác sĩ khám bệnh trị liệu vậy ! Trong cuộc sống vốn dĩ có khả năng sẽ gặp phải tai nạn giao thông, có khả năng sẽ gặp phải những sự cố ngoài ý muốn … ”, thế nhưng người bình thường không biết rằng bệnh tật của thân thể có một phần nguyên nhân là do những Duyên Nhơn của các món nợ mạng luỹ kiếp, những Duyên Nhơn của món nợ máu luỹ kiếp đến đòi bồi thường; cũng chẳng biết rằng bản thân mình gặp phải tai nạn xe cộ, gặp phải việc ngoài ý muốn bị động vật rớt xuống va đụng phải chính là do sự đòi bòi thường của các Duyên Nhơn Nhân Quả.

 

Thứ ba, sự tổn thất của vật ngoài thân.

 

Có những người bất luận làm ăn như thế nào vẫn cứ là không kiếm được tiền. Những người như thế thật ra đã bị Duyên Nhơn của món nợ tiền đến đòi báo rồi. Tự bản thân thì lại chẳng biết. Có những người thường hay gặp phải chuyện tiền tài của cải vật chất bị trộm, bị cướp giật, hoặc tài vật biến mất không cánh mà bay một cách chẳng thể lí giải nổi.

 

 

Thứ tư, nơi cách nghĩ, quan niệm phủ nhận chân lý, chánh pháp.

 

Đấy cũng là một loại phương thức trình hiện khác của nghiệp, ví dụ như có người kiên quyết không tin vào nhân quả luân hồi, sự tồn tại của sáu nẻo luân hồi; có những người kiên quyết phủ nhận trời đất cuối cùng có thẩm phán … loại hiện tượng này đến thời kì mạt pháp sẽ càng lúc càng nhiều.

 

 

Một người bởi vì gánh vật rất nặng, cho nên sẽ lưng gù eo khom; đôi chân buộc đá, trên đầu còn đội vật, sau lưng lại kéo đá rất nặng … , vừa mới nghe thầy mô tả như thế thì có thể nghĩ được rằng con người này quả thật rất vất vả khổ cực ! Mỗi một đồ nhi ở trong cái thời kì bạch dương, thời kì mạt pháp này, mỗi chúng sanh trông đều là cái dáng vẻ như thế này. Con người này đi trên con đường về trời, lên con đường dốc, trên đường còn có rất nhiều những hòn đá, những tảng đá lớn lớn nhỏ nhỏ, vả lại còn có những vật sắc nhọn nữa. Thầy nhìn thấy mỗi vị đồ nhi giống y như cái người này vậy, trên mình gánh đầy các nghiệp, những vật sắc nhọn, những hòn đá lớn lớn nhỏ nhỏ này trên đường đều là các món nghiệp của các con, vậy nên mỗi một chúng sanh, mỗi một đồ nhi muốn tu trở về Lí Thiên quả thật là phải trải qua tầng tầng lớp lớp những ải khó, vả lại tầng tầng lớp lớp những ải khó này cũng chẳng phải là trong thời gian ngắn ngủi thì có thể qua được ải đâu, mà cần phải thời gian rất dài rất lâu, bởi vì Đạo là vô cùng vô cùng viên mãn đấy, Đạo là thuần khiết vô nhiễm đấy, thế nhưng trên mình của các con có nghiệp, cũng có những cách nghĩ sai trái, vậy nên cần phải thời gian rất dài để tu. Những món nghiệp này có thể là những món nợ mạng, có khả năng là những món nợ tình, có khả năng là những món nợ tiền. Nợ mạng, nợ tiền, nợ tình thì phương pháp giải quyết đơn giản nhất chính là dùng công đức hồi hướng để tiêu nghiệpngoài ra thì phối hợp sự vận hành đạo vụ của phật đường, hoặc học tập giảng nói đạo lý đi độ người, thành toàn người, và giúp đỡ cho các hạng kinh phí của phật đường, bố thí vật công cho phật đường vận dụng … , những cái này đều là cách làm công đức. Còn việc dùng phương thức hồi hướng để tiêu nghiệp và tam thí song hành để tiêu nghiệp thì hai loại tình huống này là khác nhau đấy.

 

 

Dùng phương thức hồi hướng để tiêu nghiệp là nhắm vào những hạng mục nợ rõ ràng cụ thể để tiêu trừ, ví dụ như lúc công việc không thuận thì tiêu “ món nợ tiền ”, lúc hôn nhân không thuận tiêu “ món nợ tình ”, những người thường sanh bệnh tiêu “ món nợ mạng ”. Nếu như con trường kì phối hợp sự phát triển đạo vụ của phật đường, hoặc trợ giúp cho đủ thứ các kinh phí của phật đường, thì hạng công đức này chính là do Thầy đây và Chư Thiên Tiên Phật giúp mọi người làm sự điều chỉnh nhân quả, chớ không thể do đồ nhi nhắm vào loại nghiệp nào đó để làm sự khép án một cách mang tính tự phát. Vậy nên, nếu như khi đồ nhi muốn trực tiếp tiêu trừ những vấn đề ( món nợ nghiệp ) về mặt nào đó của bản thân, dùng phương thức công đức hồi hướng là nhanh chóng nhất lại trực tiếp nhất. Thế nhưng thầy vô cùng nhấn mạnh rằng các đồ nhi nhất định phải thực tế phối hợp sự vận hành đạo vụ của phật đường, tam thí song hành một cách thực tế, bởi vì tam thí song hành mới là đang liễu nguyện thật sự, mới có thể khiến cho bản thân mình thật sự thể hội các đạo lí nhiều mặt. 

 

 

Nghiệp trên mình đồ nhi, trên thân của mỗi một vị chúng sanh không chỉ có “ nợ nghiệp ”, mà còn bao hàm “ nghiệp thức ”. Nghiệp thức chính là những cách nghĩ, những chỗ không tốt của cá tính, bao hàm những tham, sân, si, ác khẩu, những lời thêu dệt, lưỡng thiệt, vọng ngữ, và sát, đạo, dâm; vậy nên các con không chỉ phải đối mặt với những món nợ nhân quả luỹ kiếp đuổi theo các con đến đòi, còn phải đối mặt với những nghiệp thức trên thân, trên thói quen, niệm đầu, lời nói của mình. Dẫn đến những nỗi đau khổ của tâm linh, những sự tổn thương của thân thể, những sự tổn thất của vật ngoài thân, những cái này đều là những món nợ nghiệp của luỹ kiếp. Khi các Duyên Nhơn nhân quả của luỹ kiếp đến đòi báo, các con sẽ chịu 3 thứ đau khổ kể trên; còn lại thì bởi vì những niệm đầu của con người luỹ kiếp đến nay có những cách nghĩ không đúng, đã dưỡng thành những thói quen không tốt, dẫn đến việc có những nghiệp thức không tốt, cho nên sẽ phủ nhận chân lý, chánh pháp.

Hạng thứ nhất, nỗi đau khổ của tâm linh.

Hạng thứ hai, sự tổn thương của thân thể.

Hạng thứ ba, sự tổn thất của vật ngoài thân.

 

Hạng thứ tư, nơi cách nghĩ, nơi quan niệm phủ nhận chân lý, chánh pháp.

 

 

Ba hạng trước là “ nợ nghiệp ”, hạng thứ tư là “ nghiệp thức ”. “ Nợ nghiệp ” là các Duyên Nhơn Nhân Quả, là thứ đến từ bên ngoài quấy nhiễu các con đấy. “ Nghiệp thức ” thì là tự mình tạo thành đấy, là tự mình quấy nhiễu bản thânĐồ nhi muốn tu trở về Lí Thiên một cách viên mãn thanh tịnh, nhất định cần phải giải quyết các món nợ nghiệp, cũng phải tiêu trừ các nghiệp thức. Vậy nên ngoài việc phải biết tiêu nghiệp, cũng phải biết tu thân dưỡng tánh; nợ nghiệp thì dùng công đức để hoàn trả, nghiệp thức thì dùng sự tu dưỡng để tiêu trừ.

 

 

Những cái mà các đồ nhi phải bỏ ra tâm sức thì rất nhiều, thời gian mà các con phải hy sinh phụng hiến thì rất dài, rất dài, thế nhưng chỉ cần các con nghiêm túc, có lòng nhẫn nại, có sự kiên trì, nhất định sẽ càng lúc càng trưởng thành, cũng sẽ hiểu, thể hội được càng ngày càng nhiều.

 

 

Tam thí song hành chính là phương thức liễu nguyện, vậy nên phải “ nhân nguyện mà đến, liễu nguyện mà về ”, không thể nghĩ rằng : “ mình tu 3 năm, 5 năm cảm thấy không còn ý nghĩa rồi, mình không tu nữa. ”, cũng không thể cho rằng : “ mình kiếp này không muốn tu, không tiếp tục giúp đỡ đạo vụ, dù sao thì trở về lại cõi hồng trần thì được rồi …”.

 

 

Đồ nhi à, cho dù là các con kiếp này bỏ dở giữa chừng, thế nhưng nguyện lực vẫn tồn tại, cái nguyện cứu chúng sanh của kiếp này còn chưa hoàn thành, tương lai sau này bất luận là ở kiếp nào, thầy vẫn phải tìm cơ hội để các con hoàn thành nguyện lựcđến lúc ấy, khi nghiệp của con càng nặng nhưng lại phải liễu nguyện thì sẽ càng vất vả cực khổ đấy.

 

 

Nghiệp mà các con hiện đang gánh đã nặng nề như thế, nếu như lại đổi sang mấy kiếp sau mới tiếp tục liễu nguyện, vậy thì nghiệp của các con sẽ gánh càng lúc càng nặng, đến mấy kiếp sau thì không còn giống như con người này đứng thẳng như thế, mà cái lưng của các con thật sự sẽ cong xuống, vậy nên hiện nay thời kì mạt pháp, Hoàng Mẫu khai xá phương thức hồi hướng để tiêu nghiệp, mọi người khi có năng lực thì hãy cố hết sức nhanh chóng có thể để mà tiêu nghiệp, nếu không thì theo sự tích luỹ của thời gian, nghiệp sẽ càng lúc càng nặng, sẽ tích luỹ càng lúc càng nhiều. Nếu như các con chẳng có cái nguyện phổ độ Tam Tào, Thầy và Tiên Phật chẳng cần phải xoay chuyển các con đến phật đường Bạch Dương, vậy nên các đồ nhi đều là có những nguyện lực rất lớn đấy, nếu như nguyện lực rất lớn, thì đương nhiên những cái mà phải làm, phải hộ trì sẽ càng nhiều.

 

Thầy cứ nhắc nhở hết lần này lại lần khác, xin các đồ nhi hãy nhanh chóng dẫn đưa người nhà đến cầu đạo để tránh khi thiên tai nhân hoạ ập đến, người nhà của các con bởi vì chưa có cầu đạodo vậy mà thầy đây chẳng cách nào bảo đảm cho họ. Các con đã cầu đạo, thậm chí đã lập nguyện thanh khẩu, cũng có những đồ nhi đã gánh thiên chức của đàn chủ, khi thiên tai nhân hoạ ập đến, hoặc là khi những nhân quả của các con đến đòi báo, thầy đây đều có thể giúp đỡ các con xoay chuyển đến mức độ rất lớn, thế nhưng mà người nhà của các con thì ngay đến cả cầu đạo cũng đều chưa có, như thế thì thầy đây lấy gì để bảo đảm cho họ đây ?

 

 

Nếu như bản thân các con bình thường rất phối hợp đạo vụ, còn người nhà của các con tuy rằng chưa có cầu đạo, khi tai nạn phát sinh thì ít nhiều vẫn có thể bởi vì các con mà triêm được một ít quangthế nhưng nếu như lượng công đức mà con bình thường phối hợp đạo vụ và tiêu nghiệp tự mình đều chẳng đủ dùng, những người nhà chưa có cầu đạo muốn triêm quang của các con bèn sẽ rất khó khăn, do đó đồ nhi nhất định phải hết sức khích lệ người nhà của các con đến cầu đạo, thầy đều không lo lắng việc phải giúp đồ nhi gánh nhiều thêm một chút những nợ nghiệp nhân quả, thế nhưng đồ nhi chớ có mà từ bỏ cơ hội độ người cầu đạo.

 

 

Những tai hoạ của thiên địa mạt kiếp sẽ càng lúc càng nhiều, tần suất của nhân quả đối án sẽ càng ngày càng cao, thầy đây trong cõi vô hình rất nỗ lực, rất bận rộn, đồ nhi cũng phải rất nỗ lực, rất bận rộn. Thầy đây không sợ gánh lấy nghiệp của chúng sanh, thế nhưng các con nhất định cần phải thực tế đi dẫn duyên, không thể nào cảm thấy rằng “ có độ được người hay không đều không sao ”, có rất nhiều những mối duyên phận đã xoay chuyển đến bên mình của các con rồi, bèn chỉ cần các con mở miệng thì có thể độ được đối phương, cái miệng quý của các con đều chẳng dám mở, thầy đây làm sao mà gia trì ? Chúng ta đến là để liễu nguyện đấy, là để cứu chúng sanh đấy, chớ có nghĩ ngợi quá nhiều, chớ có tồn quá nhiều những cách nghĩ, cũng chớ có mà lo lắng người rất khó độ. Trong số các bá tánh, những người mà phật duyên thâm hậu cũng rất nhiều, lại còn có rất nhiều những người mang đại nguyện phổ độ tam tào ở trong đó, chỉ cần các con phát nguyện, bằng lòng đi độ người cầu đạo, chịu đi nói đạo lý cho người ta nghe, thầy đây bất cứ lúc nào cũng sẽ giúp các con gia tăng trí tuệ. “ Chớ có mà e sợ việc nói đạo lý, các con đều là những người kiến chứng của thiên mệnh ”, đấy là sự dặn dò rất thận trọng, rất nghiêm túc của thầy dành cho các đồ nhi, đồ nhi phải đi làm, các vị đồ nhi hãy cho thầy một lời hứa có được không ? Mọi người đều phải đi làm, mỗi một vị đồ nhi đều phải đi làm, nếu không tai hoạ ập đến, các con nếu như chưa từng tận sức qua, quả thật sẽ hối hận đấy !

Số lượt xem : 321