Phật Đường – Pháp Thuyền
Phật đường của nhân gian giống như một chiếc pháp thuyền vậy, chỉ mong rằng những người đã lên chiếc pháp thuyền này rồi đều có thể hướng tới đích đến, chớ có nhảy xuống khỏi thuyền giữa đường.
Phật đường giống như chiếc pháp thuyền của Di Lặc Tổ Sư vậy, chạy lướt trên biển khổ đời người, dọc đường độ người lên thuyền, là một chiếc pháp thuyền có thể che gió tránh sóng, lái hướng đến bến bờ bên kia.
Rất nhiều đạo thân bởi vì những sự phân tranh về mặt nhân sự của đạo trường mà lưỡng lự bồi hồi trong sự chọn lựa mâu thuẫn không biết có nên lui khỏi đạo trường hay không. Những thị thị phi phi của đạo trường khiến cho rất nhiều đạo thân thất vọng đau lòng là sự thật, thế nhưng chỉ cần chiếc pháp thuyền này vẫn có công năng cứu độ chúng sanh thì bất luận là nhân sự như thế nào cũng đều đáng được tiếp tục hộ trì, hiệp trợ, thành tựu cho chiếc pháp thuyền này.
Khi Thuyền xảy ra hỏa hoạn, không phải chỉ có các thủy thủ có trách nhiệm dập tắt lửa, mà tất cả mọi người trên thuyền đều có cùng trách nhiệm, còn nước còn tát.
Nếu như bởi vì có một chút vướng mắc rối rắm mặt nhân sự, đạo thân từng người từng người một rời khỏi thuyền, thì chiếc pháp thuyền cũng chẳng thể lái tiếp được nữa, chúng ta cũng bèn do đó mà đã phụ lòng ông trời, phụ lòng Tổ Sư rồi. Do đó chỉ hỏi xem chiếc pháp thuyền này vẫn còn có thể cứu độ chúng sanh hay không ? Nếu như có thể thì đáng để tiếp tục lưu lại. Nếu quả thật không thể, ngoại trừ bản thân mình tiếp tục tu trì thì vẫn là phải tìm được một chiếc pháp thuyền có thể hành công liễu nguyện để báo đáp Thiên Ân Sư Đức.
Chỉ cần hỏi lòng không thẹn, chớ hỏi những thị phi của đạo trường.
Chỉ cần cái đạo trường này vẫn có thể cứu độ chúng sanh thì chúng ta không nên dễ dàng từ bỏ. Có thể giúp đỡ chút ít trên chiếc pháp thuyền của Di Lặc Tổ Sư, cho dù chỉ là đến để quét dọn lau chùi, nấu cơm, sắp ban, lau phật đèn … đều là niềm vinh dự vô thượng, hà tất đi xem, đi nghe những thị phi ? Chỉ cần là những nơi có người thì nhất định là sẽ có thị phi, bởi vì nhân gian chẳng phải là tịnh độ.
Mỗi một người tu đạo đều phải chịu trách nhiệm trực tiếp với ông trời; những sự phê bình đánh giá của người khác đều không quan trọng. Chỉ cần bản thân mình cảm thấy chẳng thẹn, chẳng phụ lòng, chẳng có lỗi với ơn trên thì không cần phải quan tâm đến những ấn tượng cảm nghĩ của bất cứ người nào, khảo đạo hay trợ đạo, chỉ có ông trời có thể bình luận xét đoán; chúng ta càng chẳng cần phải đi bình luận xét đoán những công và tội của người khác, đấy không phải là chức trách của chúng ta; ơn trên tự có sứ giả đang giám thị đốc thúc từng hành vi từng lời nói của mọi người chúng ta.
Trong đạo trường, mỗi người đều là các đạo huynh, đệ, tỉ, muội bình đẳng; chẳng có ai có tư cách bài trừ, bài xích bất cứ ai; quan trọng nhất là chỉ cần chúng ta không từ bỏ đạo thì ơn trên sẽ không từ bỏ chúng ta. Chỉ cần nắm chắc lấy đường kim tuyến của Di Lặc Tổ Sư, ngồi yên trên chiếc pháp thuyền lớn của Di Lặc Tổ Sư, chớ có lại nhảy về lại biển khổ, chúng ta rồi cũng sẽ đến được bờ bên kia.
Trên con đường tu đạo nếu như chúng ta chỉ có mỗi một mình mình thì khi trời mưa đường trơn sẽ khó tránh bị trơn ngã. Nhưng nếu mọi người tay nắm lấy tay thì khi chúng ta té ngã, tay của những người khác vẫn có thể nắm bắt kéo lấy tay chúng ta đúng lúc. Khi chúng ta khốn hoặc không biết nên làm thế nào, khi chúng ta mỏng manh yếu đuối vấp té thì bên cạnh chúng ta vẫn có lực lượng luồng sức mạnh kéo lấy chúng ta, khiến chúng ta không đến mức rơi quá sâu rơi quá nặng. Vầng sáng đến từ Lão Mẫu, những tình nghĩa hữu nghị như người nhà của các đạo thân đều là nguồn lực lượng sức mạnh ấy.
Trên con đường tu đạo chúng ta chẳng có cô độc, cho dù là tất cả mọi người đều đã quay lưng từ bỏ con rồi thì ông trời vẫn sẽ không từ bỏ con. Cánh tay của Lão Mẫu, tấm lòng của Di Lặc Tổ Sư, sự quan tâm của Lão Sư Tế Công, giọt nước mắt của Sư Mẫu, ánh mắt của Tiền Nhân … vĩnh viễn bên cạnh con cùng đi qua những đen tối hắc ám. Hỡi những người có duyên với chiếc pháp thuyền Di Lặc, chớ có dễ dàng từ bỏ thuyền !
Ngoại cảnh có thể là cộng nghiệp ( nghiệp chung ), nhưng tâm cảnh chắc chắn là cá nghiệp ( nghiệp riêng ) , do đó chớ có vì những lời nói hành động của người khác mà buông bỏ sự tu hành của bản thân. Mục đích tu hành cũng không phải là để con thay đổi người khác, mà là không ngừng cải biến bản thân mình ngày càng tốt hơn để ảnh hưởng người khác.
Số lượt xem : 985