Phải thường quay về phật đường học tập ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )
Điểm thứ nhất : Thường tiếp cận phật đường có thể nhận được ánh từ quang phổ chiếu của Hoàng Mẫu, nhận được sự phổ chiếu của phật quang, có thể khiến cho cái tâm hỗn loạn được yên tĩnh an định, bài trừ những tà niệm, khiến cho nguyên thần càng trở nên thanh tịnh.
Tu đạo phải thường tiếp cận phật đường. Chớ có xem nhẹ rằng đến đấy chẳng có gì, nó có tác dụng tốt ảnh hưởng trong vô hình đối với đồ nhi đấy; sự phổ chiếu của phật quang là vô hình, phật quang có vạn luồng ánh hào quang chói lọi,đồ nhi nhiều thêm một lần tiếp cận phật đường thì hoá bỏ được nhiều thêm một phần bẩm tánh của các con, nhuyễn hoá một phần cái tâm tánh ngoan cố. Còn ơn trên trong lúc hoá giải các con sẽ khiến cho các con dần dần thay đổi trong sự bất tri bất giác. Đạo là dùng mỗi một phút để tu, mỗi một ngày để dưỡng tánh, các con phải thật sự đi dụng công phu.
Điểm thứ hai : Trở về phật đường tiếp nhận sự tịnh hoá của chân lý, có thể quét trừ những suy nghĩ tâm tư tà bậy mà sanh phát thiện niệm, thiện tâm, thiện trí.
Điểm thứ ba : Hiểu biết được rất nhiều thiên cơ và pháp môn tu thân của thời kì mạt hậu này, những thông điệp của Tam Tào phổ độ, phương pháp làm thế nào để tiêu oan giải nghiệt và siêu sanh liễu tử.
Điểm thứ tư : Đến phật đường học được phật quy lễ tiết, và lễ nghi đối nhân xử thế, có thể khuyên nhủ động viên nhau sửa bỏ những thói quen không tốt, trở thành những tấm gương sáng tiêu biểu tốt đẹp.
Trong kinh Di Lặc Thượng Sanh có nhắc đến sự tu tập “ Tu Lục Sự Pháp có thể thượng phẩm vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ ”, Phật bảo ngài Ưu-ba-ly rằng :
" Đây là nhân duyên của Di-lặc Bồ-Tát, tịch ở Diêm-phù-đề và sanh về trời Đâu-suất.
Sau khi Phật diệt độ, trong chúng đệ tử của Ta, nếu có ai tinh tấn, tu mọi công đức và uy nghi không khiếm khuyết, họ quét dọn chùa tháp sạch sẽ, hoặc dùng các loại hương thơm và hoa quý để cúng dường, tu hành các loại tam-muội, thâm nhập chánh thọ, và đọc tụng Kinh điển, thì những người như thế cần phải chí tâm. Tuy chưa đoạn trừ kết sử nhưng sẽ đắc Lục Thông. Họ phải nên nhất tâm tưởng nhớ hình tượng của Đức Di-lặc và xưng tụng danh hiệu ngài.
Những người như vậy, nếu trong một niệm khoảnh mà thọ Bát Quan Trai, tu các nghiệp thanh tịnh, cùng phát thệ nguyện sâu rộng, thời sau khi mạng chung, họ sẽ ví như vị tráng sĩ co duỗi cánh tay, trong khoảnh khắc liền vãng sanh về trời Đâu-suất và ngồi kiết già trên hoa sen. Khi ấy sẽ có trăm ngàn thiên tử trỗi nhạc trời, cầm hoa trời mạn-đà-la và hoa ma-ha mạn-đà-la để rải lên họ, rồi ngợi khen rằng:
'Lành thay, lành thay, thiện nam tử! Khi ông ở Diêm-phù-đề đã rộng tu phước nghiệp nên được sanh về đây. Nơi này là trời Đâu-suất-đà. Hiện nay vị thiên chủ ở đây là Đức Di-lặc, ông hãy quy y ngài.'
Khi nghe rồi thì hãy liền đảnh lễ. Khi lễ xong thì hãy quán rõ tướng ánh sáng của lông mày trắng ở giữa đôi chân mày của Đức Di-lặc. Lập tức họ sẽ siêu việt 90 ức kiếp nghiệp tội sanh tử. Ngay lúc đó, Đức Bồ-Tát sẽ tùy theo túc thế nhân duyên của họ mà thuyết diệu Pháp, khiến tâm người ấy kiên cố và không còn thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo.
Các chúng sanh như vậy, nếu ai thanh tịnh được các nghiệp và tu hành Lục Sự Pháp, thì nhất định sẽ sanh lên trời Đâu-suất và gặp Đức Di-lặc. Họ cũng sẽ theo Đức Di-lặc xuống Diêm-phù-đề để nghe Pháp ở hội thứ nhất. Vào đời vị lai, họ sẽ gặp hết thảy chư Phật trong Hiền Kiếp. Trong kiếp Tinh Tú, họ cũng gặp chư Phật Thế Tôn và sẽ ở trước chư Phật được thọ ký Bồ-đề."
Tổng quan toàn bộ nghi thức hiến cúng mồng một, mười lăm thì chẳng phải chính là đang hành Lục Sự Pháp của ngài Di Lặc Tổ Sư đó sao ?
1. Đến phật đường tham dự hiến cúng, hành tam thí ( tài thí, pháp thí, vô uý thí ) chính là “ tu mọi công đức ”.
2. Nghi thức trang nghiêm chính là “ uy nghi không khiếm khuyết ”.
3. Chỉnh lý dọn dẹp phật đường chính là “ quét dọn chùa tháp sạch sẽ. ”
4. Hiến cúng phẩm vật chính là “ dùng các loại hương thơm và hoa quý để cúng dường ”.
5. Chuyên tâm chú ý khấu đầu chính là “ tu hành các loại tam muội, thâm nhập chánh thọ ”.
6. Xưng tụng Phật hiệu và đọc tụng kinh Di Lặc … chính là “ đọc tụng kinh điển ”.
Đấy là phương thức thù thắng tiện lợi vĩ đại của Tổ Sư từ bi nhiếp thụ chúng sanh, thân là các đệ tử của Di Lặc Tổ Sư, sao có thể không đi cảm nhận sâu sắc và thúc đẩy mở rộng ?
Lại nữa, các đạo thân lúc bình thường ngoài việc phối hợp giúp đỡ đạo vụ, mỗi phật đường có thể tự thành lập quỹ công đức, để cho những đạo thân tiếp cận mỗi lần quay về phật đường tham dự và hiến cúng có cơ hội hành tài thí hộ trì cho việc thúc đẩy mở rộng đạo vụ. Sau khi khấu đầu xong, lại cùng nhau niệm văn sám hối để sám hối nghiệp chướng, niệm hồi hướng văn, và đem các công đức đọc tụng kinh điển hoặc đem những công đức mà ngày thường đã hành trì hồi hướng lại cho chúng sanh. Lại nữa, sau khi hiến cúng xong, các đạo thân có thể ngồi lại để đàm đạo, chia sẽ phật học, đạo học, bàn về tu hành, nếu như phật đường có thể vận hành như thế, thì nghi thức hiến cúng mồng một, mười lăm của phật đường chẳng phải chính là đang hành mười loại hạnh nguyện quảng đại của ngài Phổ Hiền Bồ Tát đó sao ?
( Ghi chú : mười loại hạnh nguyện quảng đại của Phổ Hiền Bồ Tát chính là :
1. Lễ kính Chư Phật
2. Xưng tán Như Lai
3. Rộng tu cúng dường
4. Sám hối nghiệp chướng
5. Tuỳ hỷ công đức
6. Thỉnh chuyển pháp luân
7. Thỉnh Phật trụ thế
8. Thường tuỳ Phật học
9. Hằng thuận chúng sanh
10. Hồi hướng khắp tất cả
Vậy nên, hiến cúng mồng một, mười lăm là tu Lục Sự Pháp của Di Lặc Bồ Tát, là hành Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh. Mọi người hãy cùng nhau đem lí niệm này truyền đạt, đem pháp này thúc đẩy mở rộng, để cho các đạo thân bắt đầu cảm nhận được vận mệnh đã thay đổi, nghiệp chướng đã giảm thiểu, chấp trước càng buông xuống rồi, càng nhìn thấu sự sanh tử rồi, trí tuệ càng khai mở rồi, thì các đạo thân bèn sẽ bằng lòng quay về tham dự. Hãy khiến cho lễ hiến cúng mồng một, mười lăm trở thành phương tiện bồ tát hạnh để độ hoá chúng sanh.
Ngoài ra, mỗi lần mồng một, mười lăm, khi các đạo thân quay về phật đường để hiến cúng khấu đầu thì các Tổ Tiên của những đạo thân quay về phật đường tham gia cũng sẽ quỳ ở phía bên ngoài cửa phật đường cùng nhau khấu đầu triêm lãnh phật quang phổ chiếu. Ở ngoài cửa sẽ có Quan Pháp Luật Chủ và Lữ Pháp Luật Chủ đảm nhiệm Thượng Hạ chấp lễ.
Khấu đầu mồng 1, 15
Thầy Tế Công Hoạt Phật trong một lần từ bi lâm đàn khai thị tại phật đường Từ Thánh ở đài bắc nói về sự thù thắng của việc cầu đạo, thầy có đề cập đến rằng Cửu Huyền Thất Tổ có trên 6 vạn 5 nghìn người. Thầy đặc biệt nhấn mạnh con số này là từ hội dần lúc con người giáng thế đến nay, tất cả cửu huyền thất tổ, cũng chính là tất cả cửu huyền thất tổ bao gồm luỹ kiếp luân hồi đến nay, chính là tổng số của hơn sáu vạn năm. Thiên đạo thù thắng biết bao. Một người cầu đạo, tu đạo, bàn đạo mà cửu huyền thất tổ đều triêm quang. Chỉ tính mỗi cửu huyền thất tổ của mỗi một người chúng ta luỹ kiếp đến nay thôi thì mỗi người đã có hơn 6 vạn 5 nghìn vị rồi; nếu như cả nhà các vị có 10 người cầu đạo, tu đạo, bàn đạo thì 10 người sinh tử luân hồi sáu vạn năm nay, Cửu Huyền Thất Tổ hợp lại bèn có hơn 65 vạn người rồi đấy !
“ Một đứa con đắc đạo, tu đạo, bàn đạo thì Cửu Huyền Thất Tổ đồng triêm quang, một đứa con thành đạo thì Cửu Huyền Thất Tổ đồng siêu sanh. ”
Số lượt xem : 677