Phải làm sao để ứng phó với khảo nghiệm ?
Phải làm sao để ứng phó với khảo nghiệm ?
Những lời từ bi của tiên phật
Lão Mẫu từ huấn :
Có chánh đạo cứu rỗi tánh mệnh thoát rời biển khổ, đồng thời lại lệnh cho quần ma nhiễu loạn đạo bàn, các tổ sư giả dùng những tà thuyết quái đản làm mê hoặc quần chúng, thần thuật quảng đại, biến đá thành vàng, biến hóa nghìn vạn, làm mê hoặc các nguyên thai phật tử để thử xem chơn tâm có sự động niệm chăng.
Các nguyên thai phật tử nếu tin sai, lầm đường lạc lối, nghi hoặc đảo điên, một niệm tà hiện ra ma, mắc vào ma bẫy, thành con cháu của ma, đánh mất phật cảm, tùy ý vọng tham, hưởng vinh hoa, tham phú quý, danh lợi song hưởng, một niệm động thuận theo cái tâm ấy đọa xuống vực sâu, các nguyên thai phật tử kết ngũ thành bạn với quần ma, rời quang minh, vào đen tối thì thật là đáng thương.
Huấn văn của Bạch Dương Ma Vương A Tu La
Giống như mây trôi bay, khảo nghiệm thì ma đến, khảo đến ngươi mỗi bước đều khó đi, khảo đến ngươi chẳng cách nào lập được chiến quả ( thành quả chiến thắng ), khảo đến ngươi chẳng cách nào lèo lái chiếc pháp thuyền từ bi, khảo đến ngươi biến thành ốm trơ xương, vừa hành công vừa chảy rò rỉ mất công đức, đài sen Tam Thánh Cửu Phẩm ngươi chớ nghĩ rằng có thể ngồi, muốn thành phật tổ thì ngươi phải vòng qua được một ải quỷ ma đầu này của ta, ta phụng chỉ để ra đây khảo đạo, khảo rớt ngươi ta mới có công quả, khảo chẳng rớt ngươi thì lòng ta chẳng cam nguyện, ta muốn kéo ngươi tụt về sau, ta muốn kéo ngươi xuống biển sâu, khiến cho mỗi bước của ngươi đi đều khó muôn trùng, khiến cho ngươi chảy trôi trong biển khổ.
Ta muốn khảo điểm yếu của ngươi, nắm bắt lấy điểm yếu của ngươi, khiến cho ngươi chẳng có lòng tin đối với đạo, muốn khiến cho ngươi có cái nhìn lãnh đạm hờ hững chẳng lạc quan đối với tình cảm con người, tình người như giấy tờ tờ mỏng, khảo đến ngươi điên điên đảo đảo, khiến cho ngươi chẳng cách nào đứng trên đạo trường. Ta phải khảo ngươi thê li tử tán, khiến cho người chẳng cách nào đứng được trên đạo trường, xưng oai phong, đặc biệt là những người thích ra vẻ ta đây nhất, ta muốn bảo ngươi hướng về ta cúc cung 90 độ mà cầu khẩn, cầu A Tu La Vương ta cho ngươi qua được ải này.
Ta muốn thường sống ở trong “ thanh tịnh cung ” của ngươi. Ta muốn khiến cho lục thần của ngươi chẳng có chủ, muốn lôi kéo ngươi khiến ngươi cảm thấy tửu sắc tài khí ngươi đều vui thích, ta muốn dẫn đạo ngươi đi ngược lại với nguyện đã lập, muốn ngươi nhìn thấy sắc đẹp thì vui thích, đến lúc ấy thì ta có công đức rồi, ta muốn mượn nhờ vào những khách tu đạo hung dữ nhất đến khảo các ngươi, muốn mượn nhờ vào những cô gái hoặc chàng trai đẹp nhất đến dụ dỗ ngươi, ta chỗ nào cũng muốn khảo đến các ngươi chẳng chịu nổi, mới có thể hiện ra Thánh Hiền Tiên Phật, ta chính là phải khảo các ngươi, khảo các ngươi vào ma tâm, dựa vào ma tâm của các ngươi để dẫn ma bên ngoài ta đây, phải ghi nhớ lấy, ta muốn mượn ở “ thanh tịnh cung ” của ngươi.
( 1 ) Chẳng tham chẳng vọng
Những lời từ bi của Tế Công Hoạt Phật
Các đồ nhi, khi tai kiếp đến thì hết thảy mọi thứ đều hóa thành hư vô, chẳng còn gì tồn tại ! Duy chỉ có sự “ chơn tu thật luyện ” , “ chơn công thật thiện ” của con. Duy chỉ có “ chơn tâm ” của con phát huy ra ngoài, duy chỉ có “ tự tánh ” của con mới có thể soi sáng bản thân con ! Chỉ có nó mới là thật, sau này tai nạn ập đến thì dựa vào một điểm chơn linh này để cứu thế. Do vậy, tự cứu cứu người khác, hy vọng các đồ nhi đều có thể bảo vệ linh quang của chính mình, hãy tự thật tốt mà lo liệu lấy, thật tốt mà hành sự cẩn thận.
Đạo trong thời mạt pháp, các con phải mở ra cánh cửa của trí tuệ, hãy đem trí tuệ ra, chớ có đi xem những giả tướng bên ngoài, thuật lưu động tĩnh thảy đều là giả, cái gì là thật ? chỉ có “ đạo ” mới là thật.
Các con nay hãy tập trung tinh thần, chú ý thầy đến đây, chớ có chịu sự quấy nhiễu của bên ngoài, có thể nhất tâm không ? các con nhất tâm bất động, một lòng chẳng hai, toàn thần quán chú rất là quan trọng.
Các con thường lập chí, nhưng không có lập chí lâu dài. Hôm nay sau khi về nhà, biết rằng phải nhanh chóng độ người, hành công lập đức, ba ngày hôm sau thì lại quên, có ích gì ? Thầy dạy các con rằng bất kể người ta nói gì đi nữa thì con đều phải “ chẳng động tâm ”
Hãy thật tốt mà tận hết tâm mình, những tai nạn của cõi hồng trần này thường xuyên xảy đến, các con phải dùng con mắt trí tuệ, nhìn thấy cõi hồng trần này thảy đều là giả, chỉ có tâm của các con là thật. Thầy đã điểm mở ra cho con một con đường rồi, các đồ nhi hãy quay đầu lại ! hãy quay đầu ! chớ có lang thang nơi hồng trần nữa !
Nếu như các đồ nhi chẳng thể thật sự nhìn thấu được một điểm này, vậy thì vẫn là đang bị trói buộc, trong cái hữu vi, vẫn là rơi vào “ pháp hữu vi ”.
Nếu như tâm con người chẳng thể chấp trung ở một chỗ ( giữ lấy cái đạo trung chánh ) thì làm việc sẽ khó thành công ! Có thể đem cái tâm ấy chấp trung ở một chỗ thì chẳng có việc gì mà không thành; có thể lấy bổn tâm làm chủ nhân ông của con thì con có thể làm chủ chi phối được bản thân, đối với tất cả mọi thứ con cũng có thể cân bằng được rồi.
Con muốn tĩnh tọa cũng được, con có một bí quyết, bí quyết này cao siêu hơn họ. Họ ngày nào cũng ngồi ở đó, đi tĩnh tọa việc gì cũng chẳng làm, còn con thì có thể làm việc, cũng có thể tĩnh tọa, đấy chính là hai người này của con – hai mắt thủ huyền, lại có thể làm việc. Song nhân thủ nhất thổ, trung ương mậu kỉ thổ ( chữ tọa 坐 : hai người giữ lấy một mảnh đất 坐 = 人 土 人 mảnh đất Mậu Kỉ ngay chính giữa ), hai người có thể giữ lấy mảnh đất chính giữa thì mới có thể kiến tánh ! chẳng tọa giống như họ, con có thể bồi ngoại công tu nội đức, tu lâu rồi thì con tự nhiên đạt đến cảnh giới đó, thì có thể bình tâm tịnh khí. Hãy ghi nhớ lấy ! chẳng có một kinh điển nào là dạy chúng ta tham thiền đả tọa.
Ngày nào cũng tham thiền, tĩnh tọa ở đó, như vậy thì cái mà đắc được là cái gì ? Không Không, một bộ xương, không hẳn là con có thể tịnh được, vậy thì hà tất ? uổng phí thời gian của con ! Con ngày nào cũng ngồi ở đó, thứ nhất, có lỗi với quốc gia, thứ hai, có lỗi với cha mẹ, thứ 3, có lỗi với bản thân, làm tổn hại lãng phí bản thân, hà tất tự làm khổ mình như thế ! ngược lại sao không đem thời gian tham thiền đả tọa để làm phong phú bản thân ?
Con nếu như chỉ có mỗi ngày ở nhà tham thiền đả tọa, con có thể thanh tịnh, con có thể quét hết tất cả những tạp niệm vật dục, quét đến chẳng nhiễm chút bụi trần, những thức ăn nấu qua cũng không ăn, vậy thì con được xem là đã thành rồi sau ? con đã thành tiên gì ? ai sẽ lạy con ? con chẳng có đem lại lợi ích cho xã hội, chẳng có tạo phúc cho mọi người, con chẳng có cứu qua người, ai sẽ lạy con ?
Chớ có đi học thần thông, cái gì là thần thông ? khi con thanh tâm quả dục ( trừ bỏ đi những tạp niệm của nội tâm, giảm thiểu những sự thèm muốn vật chất bên ngoài, giữ gìn tâm cảnh trong sáng thanh tịnh ) , sự tình phát sinh con có linh cảm có thể biết được họa phúc, tiềm ý thức có thể biết trước, có thể dùng thiên nhãn nhìn thấy trạng thái nhân tình thế tục, đấy chính là thần thông. Tâm của con chẳng có vật thì tự nhiên có thể dung nạp vật ( nhẫn chịu, tha thứ ) ; khi thanh tịnh thì những việc phát sanh trong tương lai đều có thể biết trước, chỉ cần tâm thường thanh tịnh, chớ có tham sân si, quét trừ sạch hết những thất tình lục dục, tâm chẳng có sự nhiễm trước thì tự nhiên sản sinh thần thông. Cái này chẳng cần học !
Muốn học tha tâm thông thì chẳng thà hãy học tha tâm pháp. Nhìn thấy người ta có khó khăn, nghĩ cách giúp người ta giải quyết, từ bi hỷ xả, tùy duyên độ hóa, chẳng lấy một pháp, chẳng xả một pháp, như thế lẽ nào chẳng phải là vạn sự thông đó ư ?
Các đồ nhi ơi, thông linh hầu đồng (nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà đồng) lâu rồi sẽ bị linh khác chiếm cứ, sau này còn có nhiều hơn những thứ như thế nữa ! cẩn thận thiên bàn gạch xóa tên con !
Ý nghĩa của việc tu hành chẳng phải là ở chỗ hiểu được bao nhiêu pháp, có những thần thông gì, mà là “ đã đem lại lợi ích cho bao nhiêu người !
Thần thông chẳng phải là sự cứu cánh rốt ráo, thần thông chống đỡ không nổi “ nghiệp lực ”, thần thông chẳng sánh nổi với “ đạo đức ”, thần thông không sánh nổi với “ hư vô ”
Đạo vốn bình thường tự nhiên, chẳng luận bàn những thứ kỳ dị, chẳng bàn về thiên cơ, chẳng cầu thần thông và thông linh hầu đồng, đấy chẳng phải là chánh đạo, đều rơi vào tả đạo bàng môn, thông linh hầu đồng khiến cho người không được thanh tịnh.
Tu đạo quan trọng nhất chính là giữ lấy “ trung hiếu tiết nghĩa ”, không thể chỗ nào cũng đi tiếp linh giá để thông linh hầu đồng, đấy chẳng phải là chánh pháp, đấy là tả đạo bàng môn. Lúc này chẳng phải là thơi cơ để thông linh, trái lại thông linh sẽ khiến cho tâm linh của con càng chẳng tịnh. Những người thông linh hầu đồng sau này sẽ còn nhiều người hơn nữa, nếu con đi lâu rồi thì thiên bàn tự nhiên sẽ xóa bỏ tên con.
Nói đến thời này mạt pháp, các con phải từ đây nhận rõ, chớ có hiếu kì, “ chỉ lo trước mắt ” thì được rồi. Chỉ hỏi bản thân vẫn còn có chỗ nào tu chưa được viên mãn ? vẫn còn trách nhiệm gì mà mình vẫn chưa tận hết sức để làm tới ? phải nhanh chóng nhận biết rõ.
Chớ có lo quản đạo bàn phải làm thế nào nữa ? chuyển biến như thế nào ? chuyển giao như thế nào ? người nào lại như thế nào ? đấy là những việc nên để cho các con lo lắng quan tâm sao ? các con hãy nghĩ xem : những việc mà các con phải làm, trước mắt, ngay lúc này của các con, có bao nhiêu những việc bức thiết cần con đi làm gấp ? các con có thể có những tâm tư nhiều như thế, thời gian nhiều như thế đi suy nghĩ cân nhắc một số những việc vốn dĩ chẳng thể biết chăng ? các con có cần phải hiếu kì như vậy chăng ? các con chính là cái mà thầy hay nói : không phải là chẳng dụng tâm, mà là đem tâm dùng sai chỗ.
Những đệ tử của Lão Tổ Sư lúc ấy nào có biết được những người bàn đạo tương lai sau này sẽ đem đạo truyền khắp các nơi xa xôi ! Đại đạo sẽ truyền đến các nước hải ngoại, đấy là việc mà lúc bấy giờ họ có thể nghĩ đến chăng ? cho nên nói tất cả những việc trời như thế đều là sự sắp đặt an bài của ý trời, tuyệt đối chẳng phải sức người có thể làm được.
Các đồ nhi ơi ! những điều mà bản thân các con cần phải “ quan tâm lo lắng ” là : vào cái thời mạt hậu này, vấn đề mà thầy và sư mẫu, lão tiền nhân, tiền nhân của các con nhắc đi nhắc lại chính là nếu như khi các con : “ chẳng bàn ” nữa, đối mặt với một số những khảo nghiệm, khi vấn đề xảy đến, phải ứng phó thế nào ?
Các con hãy nghĩ nghĩ xem, một đám đông người các con dẫn dắt theo sau, phải “ dẫn dắt chỉ đạo ” họ như thế nào đây ? phải “ củng cố ” bản thân các con như thế nào đây ? “ tu trì ” bản thân các con như thế nào đây ? đấy mới là những việc thực tế nhất ngay trước mắt.
Những lời từ bi của Nguyệt Tuệ Bồ Tát
Tu đạo chính là trừ bỏ đi những vọng tưởng, khôi phục lại bổn lai diện mục, gọi là tu đạo.
Đến mạt hậu rồi, đối với “ kim tuyến thiên mệnh ” các con không thể cẩu thả qua loa được. Phải nhận thức rõ ràng, phải thấy rõ ràng, phải nắm lấy thật vững, thiên mệnh kim tuyến nếu chẳng có, đại đạo chẳng cách nào phát triển. Hãy nhìn xem đạo vụ các nơi, là con người đã làm ra chăng ? đấy là sức mạnh của Lão Mẫu từ bi, của thiên mệnh kim tuyến mới có sự khai triển của đạo vụ các nơi. Cái Đạo này nếu chẳng có thiên mệnh kim tuyến thì chẳng phải là chơn đạo, chẳng phải chơn đạo thì không thể “ địa phủ rút tên, thiên bảng ghi danh rồi ”. Từ xưa thiên mệnh kim tuyến chính là mệnh mạch của người tu hành. Các con tuyệt đối phải theo thiên mệnh kim tuyến. Nếu như thiên mệnh kim tuyến đứt rồi, con có bàn như thế nào đi nữa cũng sẽ không hưng thịnh được.
Hiện nay có rất nhiều những người tham tâm vọng tưởng. Họ tự xưng Tổ Sư, muốn đánh mất tánh mệnh rồi. Lúc này đối với những người phản đạo bại đức, con phải vạch ranh giới đoạn tuyệt với họ, không thể dung túng. Tâm của con chớ có có tham niệm, con bất cận bất thương, chẳng gần gũi tiếp cận thì sẽ không bị thương, phải ghi nhớ lấy ! Người mà các con lãnh đạo, nếu như có một số người có bệnh chữa không khỏi thì phải để cho mọi người biết, phải ngăn chặn phòng ngừa, chớ có để bị truyền nhiễm. Trách nhiệm hiện nay của các con là phải dẫn dắt con đường tu hành đúng đắn, muốn tâm tánh của họ vào thời mạt hậu chớ có thiên lệch, mục tiêu này con phải nhận rõ. Nếu như con đi lệch rồi thì sẽ cách đích đến càng lúc càng xa.
Những lời từ bi của Nam Cực Lão Tiên Ông :
Lúc này đã đến mạt hậu, việc cấp bách nhất phải làm trước mắt là phải tu một điểm này, chớ có lại cứ mãi thả ra bên ngoài.
Nếu đã đắc đạo rồi, bồ tát đạo dùng đức nghiệp cảm hóa dẫn dắt chúng sanh là việc nhất định phải hành; trước khi minh tâm kiến tánh thì hành bồ tát đạo để khiến cho bản thân tìm thấy tánh của chính mình, phải dụng công phu, dụng tâm tiến vào mới có thể tiếp dẫn chúng sanh, nếu không thì chỉ là lấy mù dẫn dắt mọi người.
Những lời từ bi của Tam Thiên Chủ Khảo
Thần thông là từ việc bồi đạo, bồi đức đầy đủ mà có, “ niệm lực từ bi ” mới có thể có đầy đủ đạo đức. Nếu như đã có niệm lực tham vọng thì con sẽ sản sanh ra thần thông đen, đấy là điều rất đáng sợ ! Con sảnh sinh ra thần thông đen thì sẽ rơi vào ma đạo yêu đạo, liên lụy đến cửu huyền thất tổ của con cũng sẽ xuống địa ngục, bị áp dưới âm sơn, cũng sẽ rơi vào sào huyệt của ma, một khi vào sào huyệt của ma, đã định cách bàn thì vĩnh viễn chẳng thể siêu sanh !
Nương vào việc mỗi ngày trước khi ngủ, hãy sám hối những lỗi lầm sai trái của ngày hôm nay, sau đó nhắm mắt dưỡng thần 5 phút. Chúng ta dùng “ niệm lực từ bi ” để khẩn cầu ơn trên phù hộ cho đạo trường bình an, xã hội bình an, anh chị em khắp thiên hạ bình an, tuyệt đối có sự linh nghiệm ! Chỉ cần con ngày nào cũng cầu như vậy, tâm chẳng có sao lãng thì tự nhiên sẽ có đức tánh, sẽ có thần thông.
Đạo thật sự là pháp thượng thượng thừa, chỗ mà điểm truyền sư chỉ điểm cho các con chính là tâm pháp. Chúng ta là “ nhất chỉ thiền cơ ”, chính là tâm pháp, lại còn phải đi đến các nơi để ấn tâm chăng ? không cần thiết !
Những lời từ bi của Tam Thái Tử :
Tu đạo phải từ từ học tập “ lửa liu riu ”. Chúng ta phải học tập đem mình nghĩ thành đối phương, chúng sanh thì chúng ta mới đặt mình vào vị trí người khác để nghĩ cho người khác. Chớ có cứ mãi “ bạn, tôi ”, vậy thì đã chia ra rồi. Nếu như hợp tâm với đất trời, dung hợp thành một thể với nhau thì sẽ có thần thông. Lão Tiền Nhân của các con vì sao có thần thông ? bởi vì ngài có thể lấy thiên địa làm tâm, do đó có thể tương thông với trời đất, do vậy nhất định có thể biết trước được họa, phúc.
Các con đến như thế nào thì sẽ đi như thế ấy, vốn dĩ chính là một vị phật đến, thì phải làm cho thật tốt, để cho một vị phật trở về như trạng thái ban đầu, chớ có mặt mày đen tối, ô nhiễm rồi, phải trả lại bổn lai diện mục của ngài ! đến thế nào thì đi phải như thế ấy. Khi các con sinh ra đến thế gian này thì chẳng có mang gì đến, chết rồi đương nhiên cũng chẳng mang theo cái gì đi ! Người đời nay lại cứ hay muốn mang theo rất nhiều để trở về. Những thứ ấy đem về làm chi ? có buông xuống được không ? khó trách cứ mãi động tâm, hễ động tâm thì rớt xuống rồi, tiếp tục luân hồi, luân lạc xuống. Chẳng có hợp tâm với trời đất, là tâm riêng tư ích kỷ; một khi họa ập đến thì chẳng biết gì rồi; có thể đồng tâm với trời đất, như như bất động thì tự nhiên sẽ không dao động bởi ngoại cảnh.
Những lời từ bi của Đức Tuệ Bồ Tát
Thời cơ tu đạo hiện nay đã khác rồi, khắp nơi đều là điên đảo khảo, nội ngoại khảo, thất điên bát đảo khảo. Do vậy, bình thường thì phải biết “ thu tâm ”, chớ có xem nhẹ bản thân. Tiền Hiền khiển trách con, đấy là : “ thương càng sâu trách phạt càng nghiêm ” ! chớ có cứ mãi vướng mắc trong lòng. Người ta muốn chỉ đạo giáo dục con, đấy là phúc khí của con. Nếu đã muốn tu thì phải chơn thật mà tu, chớ có sợ sự phê bình quở trách của người khác, bắt đầu lại từ đầu, thay đổi bản thân, phải liễu nguyện của bản thân mình.
( 2 ) Khấu đầu chân thành
Những lời từ bi của Tế Công Hoạt Phật
Khi con gặp phải việc không thuận lợi, hãy thành tâm thành ý khấu cầu Lão Mẫu từ bi, sẽ có kỳ tích đột phá trở ngại xuất hiện.
Chúng ta chẳng cần phải nghĩ từ những chỗ lớn, hãy từ những chỗ nhỏ nhặt mà làm đức hạnh – nhìn thấy người ta có chút khổ nạn, nhìn thấy người ta có chút ngu si thì chúng ta hãy khấu đầu.
Khấu đầu quỳ lạy, lạy cái gì ? lạy tự tánh của con.
Chúng ta ngày nào cũng cầu phúc cho chúng sanh, sáng tối hiến hương khấu xong một trăm cái khấu đầu, có muốn khấu thêm nữa không là xem các con; thế nhưng hy vọng rằng các con đều có thể khấu thêm 1000 cái khấu đầu nữa, được không ? Con mỗi ngày hồi hướng 1000 cái khấu đầu thì chúng sanh được an ủi ! những oan khiếm của con sẽ không đến tìm con ! Con ngày nào cũng cầu phúc cho người khác, ngày nào cũng chà chân cho người khác, thay tã cho họ, họ còn hận con chăng ?
( 3 ) Chẳng chấp vào một pháp
Những lời từ bi của Tế Công Hoạt Phật :
Sự mượn khiếu do thời, do nơi, do người là một loại pháp mà thôi ! nói với các con rằng có tiên phật, tiên phật ở bên trong tự tánh của con, “ mượn khiếu ” chỉ là pháp môn phương tiện quyền thiết mà thôi, thầy đây mượn khiếu cũng là bất đắc dĩ, bởi vì chúng sanh mê muội quá nặng, thầy bất đắc dĩ mới như vậy.
Tiên Phật mượn khiếu là muốn khiến chúng ta rõ lý, tất cả mọi sự mọi vật đều là sự tụ hợp của nhân duyên, những lời tiên phật đã nói, chúng ta đều phải dùng trí tuệ của chúng ta để phân biệt, chớ có quá chấp trước, quá ỷ lại.
Thành toàn người phải dùng đạo lý, mượn khiếu chỉ là tạm thời mà thôi, mượn tướng để rõ lý, sau khi rõ lý thì phải phá tướng, mượn khiếu chỉ là ứng với cái thời vận này, chỉ là pháp môn mang tính ngắn ngủi tạm thời.
Vì sao có sự hiển hóa ? Những người ở các mức độ khác nhau có những nhu cầu ở những mức độ khác nhau. Con không thể vì mức độ ( trình độ cảnh giới ) của con cao mà phủ định tất cả những sự tình mà con không hiểu biết. Chúng ta cũng không thể do cảnh giới của chúng ta thấp mà không thể tiếp nhận những sự tình khác hay pháp môn khác. Bất kì sự việc gì chúng ta đều phải đứng trên lập trường khách quan, sự khách quan mới có thể dung nạp vạn vật. Chẳng có dung nạp vạn vật thì làm thế nào đạt đến thế giới đại đồng ?
( 4 ) Tiếp nhận sự tôi luyện
Những lời từ bi của Tế Công Hoạt Phật
Khi thuận đến thì chúng ta tiếp nhận, nhưng hãy ghi nhớ rằng phải tự kiềm chế bản thân, kiểm điểm nghiêm túc hành vi của mình chứ không phóng túng. Khi nghịch đến thì chúng ta cũng tiếp nhận, cho bản thân mình một cơ hội để tôi luyện, tăng trưởng trí tuệ của mình chẳng phải là rất tốt sao ?
Mong rằng các đồ nhi khi gặp phải những trắc trở thất bại thì chớ có hấp tấp thiếu suy nghĩ mà từ bỏ; nghịch cảnh chính là đang bồi dưỡng năng lực gánh vác trách nhiệm của con đấy.
Nghịch cảnh mới là cảnh địa tốt để tu đạo, thuận cảnh thì phải cẩn thận đề phòng. Trong thuận cảnh đã làm chảy mất đi biết bao nhiêu người có căn cơ phật duyên, đã đem biết bao nhiêu đại phật tổ đi mất ! Do vậy người xưa nói rằng : “ sống trong ưu sầu hoạn nạn, chết trong sự an lạc ”, Thầy phải nói rằng : “ tu đạo thành tựu trong ưu sầu hoạn nạn, thất bại trong sự an dật ”.
Khi con gặp phải những trắc trở thất bại, khi chẳng cách nào mạnh mẽ phấn chấn thì con phải tự bảo với bản thân – hãy nhanh chóng chuyển niệm. Nghịch đến có phải là phải Thuận chịu ? Con Nghịch đến Thuận chịu thì khảo đậu rồi; con Nghịch đến chẳng Thuận chịu thì nó sẽ lập đi lập lại.
Xông qua được nghịch cảnh mới có thể học được bản lĩnh; trải qua được sự khảo nghiệm mới có thể gánh vác trách nhiệm lớn. Tất cả mọi thứ xung quanh con đều là đang bồi dưỡng huấn luyện con, thành toàn con.
Mài, mài, mài, mài đến cực điểm, đau khổ đến cực điểm thì phiền não mới biến thành bồ đề. Các đồ nhi ơi ! Chớ có sợ những phiền não này, cũng chớ có sợ những đau khổ này, đấy là đang huấn luyện bồi dưỡng các con, khiến cho các con chứng đắc một quá trình của quả vị vô thượng.
Chẳng có sự trải nghiệm thì sao có thể đắc được ý niệm suy nghĩ chín chắn ! Chẳng chịu qua sự khảo nghiệm thì sao có thể chứng thực con là người có chí hướng siêu vượt phàm tục ! Chẳng có sự phối hợp của rất nhiều việc phàm tục thì lại làm sao nhìn thấy được con là người đặc biệt ?
Con đường tu đạo bất kể như thế nào, đều phải kiên trì tiếp; cho dù gặp phải khổ, gặp phải sự thất bại, gặp phải những trở ngại trắc trở, chớ có nghĩ đến việc thoái rời, đấy là cách nghĩ rất ngu muội. Con đã đi lâu như thế rồi mới nghĩ đến việc thoái rời, con chẳng phải sớm đã biết trước sẽ gặp phải trắc trở thất bại, nhất định sẽ gặp phải khảo nghiệm rồi sao ? cho nên nhất định phải kiên trì tiếp, được không ?
Tu hành nhất định cần phải học hướng về mặt quang minh sáng ngời, kiên định mà đi làm, chọn cái tốt cái thiện mà hành, biết và hành ( làm ) hợp nhất, trước sau như một, vững chắc thiết thực mà tu mà bàn, ngày ngày đổi mới bản thân, nếu không thì khi con trăm tuổi vẫn là cứ như thế, có ý nghĩa gì đâu ?
Hôm nay phải tu sửa bản thân rồi, nghĩa là phải vô cùng nghiêm túc mới có cách trừ bỏ đi những tánh nóng và thói hư tật xấu đã tồn tại trong thời gian dài. Trong quá trình tu sửa có thể sẽ vô cùng vất vả, nhưng nghịch cảnh thì dễ tu đạo ! nếu như con oán trời trách người thì chẳng cách nào tu rồi.
Hãy nghĩ xem, bình thường thân thể tốt khỏe cũng đều sẽ ngứa chỗ này, ngứa chỗ nọ, huống hồ là cần phải tu sửa trên tâm tánh ! Bệnh khó trị nhất ở thân thể chính là bệnh không thể chữa; bệnh khó trị nhất ở tâm lý chính là vấn đề nan giải, bệnh khó trị nhất ở tự tánh chính là bệnh nghi.
Con đường của đời người, con đường tu đạo, bất kể là con đi trên con đường nào, đi đến cuối cùng vào một khoảnh khắc thông đến thành công có phải là đau khổ nhất ? vậy thì con muốn chịu đựng hay là muốn từ bỏ ? Con đi đến cuối cùng, đi đến đỉnh điểm cao nhất, có lẽ cái mà con nhìn thấy là vách đứng, nhìn thấy chẳng còn đường để đi thì con cũng phải bảo với bản thân rằng bất luận thế nào cũng phải nghĩ cách ! nghĩ cách gì ? thì phải xem trí tuệ của con rồi đấy !
Những lời từ bi của Nam Hải Cổ Phật
Tu bàn đạo vốn dĩ chẳng phải là một việc dễ dàng. Nếu như nói là dễ dàng thì vì sao những người thành Thánh thành Hiền lại ít như thế ? chính là do bởi không dễ dàng thì mới sát hạch kiểm tra ra được những ai là người trên người.
Các Hiền Sĩ Hiền Muội đều nói “ noi theo bậc Thánh Hiền ”, mọi người đều muốn trở về “ thành tiên thành phật ”, thế nhưng lại chẳng muốn mệt nhừ gân cốt, chẳng muốn tham dự sự vất vả cực khổ trong quá trình tu bàn, thử hỏi trên thế gian làm gì có chuyện tốt như thế ? Có câu nói rằng : “ muốn thành tựu phật đạo vô thượng, trước cần làm ngựa bò cho chúng sanh ”. Do vậy việc tu bàn nhất định là vất vả cực khổ, thế nhưng trong nội tâm lại là rất vui ! Nếu như con tu đạo chẳng vui vẻ, biểu thị rằng tâm con đã có vấn đề, dụng tâm của con chẳng đúng. Hôm nay chúng ta phải dẫn dắt chúng sanh trở về thì trước hết nhất định cần phải trải qua những nỗi khổ của chúng sanh thì mới có thể thể hội, giúp đỡ người khác. Nếu như con ngay cả bài kiểm tra sát hạch nho nhỏ đều không vượt qua được, vậy thì con chớ có nghĩ đến việc thành tiên thành phật, con chỉ còn cách tiếp tục lang thang lưu lạc trong biển khổ mà thôi.
Cơ duyên nghìn năm khó gặp, sự tích tu của lũy kiếp, lúc này phải kết “ quả ” rồi, tuyệt đối chớ có để cho những niệm đầu của bản thân lại mê muội lạc đường lần nữa. Hãy dựng lập nên “ đức hạnh ”, người không có đức hạnh, đức trạch chẳng sâu dày thì không cách nào thể hội được sự tôn quý của đạo; không có lòng tin, lại chẳng lập ngoại công thì chẳng cách nào tuyên dương Đạo của bậc Thánh Hiền. Phải lập ngôn, người chẳng lập ngôn thì không thể xiển đạo; nguyện không lớn thì làm sao đi hoằng đạo ?
Liễu nguyện chính là phải đi hoằng đạo. Lập đức, lập công, lập ngôn mới có thể thể hội được đạo, tuyên dương đạo, xiển dương đại đạo. Chẳng lập đức, chẳng lập công, chẳng lập ngôn thì làm sao liễu nguyện ? Do vậy, phải nhận lý thật tu, cứu độ chúng sanh liễu hoằng nguyện, trước sau như một, làm đến triệt để; giữa đường không vì khảo nghiệm mà thoái chí thì mới có thể thật sự thoát rời biển khổ.
Nương vào sự tiếp xúc qua lại giữa các đồng tu với nhau để mài luyện tâm tánh, tánh nóng, thói hư, tật xấu của con. Nương vào giữa các đồng tu để đi làm viên mãn bản thân, viên dung chúng sanh, viên mãn nguyện của con, viên mãn sứ mệnh của con.
Những lời từ bi của Nam Cực Tiên Ông
Nếu như chẳng phải là nhân tài thì ở đâu có sự khảo nghiệm lớn ? Gặp phải khảo nghiệm chính là muốn con đột phá khó khăn, lên thêm một bậc; con có thể lên thêm một bậc thì mới có thể giương con mắt nghìn dặm, đi con đường vạn dặm !
Tu bàn đạo cần phải mài, cần phải luyện, mài luyện là con đường mà tu hành chắc chắn phải trải qua; tu đạo chắc chắn có chỗ khảo nghiệm, khảo nghiệm tâm chí, khảo nghiệm trí tuệ mới biết được có tiến bộ lên thêm một bậc hay chưa ? cũng giống như một thanh kiếm, muốn trở thành kiếm tốt thì phải trải qua sự nung chảy, trải qua sự mài, trải qua sự rèn.
Việc tu đạo của Thánh Hiền Tiên Phật từ xưa đều là trải qua sự mài luyện, tôi luyện của thế gian, trải qua những phen trắc trở mới thành tựu được. Giống như vị Khâu tổ Trường Xuân là một trong Thất Chân cũng đã nếm qua không ít những nỗi khổ, 72 lần cơn đói lớn, vô số lần những cơn đói nhỏ mới tu thành Thiên Tiên Trạng Nguyên. Sự thay đổi của đời người có đến muôn vạn, chớ có tưởng rằng có thể vĩnh viễn trải qua cuộc sống rất an dật; hy vọng rằng các con phải giác tri ngay lúc này thì mới có thể khai sáng ra tiền đồ tương lai.
Những lời từ bi của Khâu tổ Trường Xuân :
Trong Thất Chân, sự tu hành của mỗi vị chân nhân chẳng có ai là không từ trong cái khổ mà thành tựu, trong số ấy đặc biệt ta thuộc “ song xà thủ khẩu ” ( hai rắn giữ miệng ) , lẽ ra phải chịu tướng chết đói, vận mệnh tệ nhất, nhưng cuối cùng vẫn là nhờ vào việc khổ tu, bố thí, rộng kết thiện duyên mà thay đổi được mệnh cách, trở thành tướng tốt lành của “ song long hí châu ” ( hai rồng giỡn châu ) , do đó mới nói “ tướng do tâm sanh ”
Tu đạo phải có đầu có đuôi, tu đến phút cuối cùng, không chỉ phải vĩnh viễn gìn giữ lấy sự phát tâm ban đầu, càng phải có sự kiên trì đến hơi thở cuối cùng, tuyệt đối không thể “ giờ ngọ thành đạo, giờ tị trụy lạc ”, nếu không thì thật đáng tiếc !
Xưa kia có vị tướng sĩ gọi là Tái Ma Y tinh thông tướng thuật, khẳng định ta là song xà thủ khẩu, lẽ ra phải chịu tướng chết đói, kiếp này chẳng có phước báo, trong mệnh đã định sẵn là sẽ chết đói, do vậy ta bèn hỏi ông ấy có cách nào để giải chăng ? Ông ấy bảo rằng không cách nào có thể thay đổi được, trừ phi chết rồi mới thôi; bất kể ông phú quý bần tiện, bất luận tại tục gia hay xuất gia, phải đói chết thì cuối cùng cũng phải đói chết, tránh không thoát khỏi, chẳng cách nào có thể hóa giải được, và đã đưa ra hai ví dụ của người xưa để ấn chứng :
Trong đó một người là Triệu Vũ Linh Vương của thời liệt quốc, là cái tướng phải đói chết.
Ông ta là vua của một nước, vì sao lại đói chết ? bởi vì ông ta có hai đứa con trai vì tranh ngôi vua mà phát động chiến tranh, lại sợ rằng cha có cái tâm thiên vị, do vậy bèn phong tỏa cửa cung trước, lại phái lính canh giữ, sau đó thì hai bên bèn chém giết lẫn nhau, liên tiếp nhiều tháng chẳng ngưng, còn trong cung thì cũng đã dùng hết lương thực, những người trong cung đều chết đói, Triệu Vũ Linh Vương đã đói 7 ngày, một giọt nước cũng chẳng có. Lúc này, Triệu Vũ Linh Vương tình cờ vô ý nhìn thấy trên cây ở trước cung có cái tổ chim, ông nảy sinh ý muốn lấy chim sẻ non để ăn, vừa đúng lúc nhìn thấy có chiếc thang dài ở cạnh, do vậy bèn đem chiếc thang dài dời đến giữa cây, cố miễn cưỡng tinh thần, leo lên cây. Nào ngờ đâu chim sẻ non đã ra khỏi tổ, chỉ để sót lại một cái trứng chim sẻ; Triệu Vũ Linh Vương cầm trong tay, đúng vào lúc muốn ăn thì đột nhiên bị chim sẻ lớn bay đến lách một cánh, tay của Triệu Vũ Linh Vương lỏng ra, khiến trứng rơi xuống vỡ ra. Chỉ do tướng mệnh của Triệu Vũ Linh Vương là phải bị đói chết, ngay đến cả một trái trứng cút cũng ăn chẳng được, cuối cùng quả thật đã chết đói rồi. Ta nghe ông ấy nói như vậy cũng đành chấp nhận số mệnh, tâm nghĩ : “ vậy thì nằm bên con suối, đói chết thì thôi ! ”
Nào ngờ đâu trong suối trôi dạt đến một quả đào, ta bèn ăn mất, sau khi no rồi nào ngờ đâu lại sống thêm 3 ngày. Sau đó ta lại mua dây xích tự trói mình trên cây và vứt chìa khóa đi, nghĩ rằng chết thì mọi chuyện đều xong dứt, nào ngờ đâu lại làm kinh động Thái Bạch Tinh Quân, ngài hóa làm một người hái thuốc hiện ra trước mặt điểm hóa cho ta rằng : “ tướng định cả đời, chỉ định được những người tầm thường, nếu là những người đại thiện, đại ác thì tướng cũng định không chuẩn. ”
Tướng chia làm trong và ngoài, có tâm tướng, có diện tướng ( tướng mặt ). Tướng bên ngoài chẳng bằng tướng bên trong, mệnh tốt chẳng bằng tâm tốt. Người đại thiện thì tướng tùy theo tâm mà biến đổi, tâm tốt thì tướng cũng tốt, người vốn dĩ phải chết trái lại được trường thọ, gặp dữ hóa lành. Người đại ác thì tướng cũng tùy theo tâm mà thay đổi, tâm xấu ác thì tướng cũng xấu ác, lẽ ra trong mệnh kết cục tốt đẹp thì trái lại lại đói chết, chuyển phước thành họa, vui thành ưu sầu.
Do vậy bí quyết của tướng có nói rằng phước nhiều thọ dài chắc chắn là do sự truyền thừa tính trung hậu trong gia đình, thọ mạng ngắn ngủi nhanh chóng kết thúc chắc chắn là do làm người phóng đãng không đàng hoàng; người lẽ ra phải chịu sự bần tiện mà chuyển thành phú quý là do anh ta tồn cái tâm tế thế cứu giúp đời; người lẽ ra được hưởng sự phú quý mà trái lại lại trở nên bần tiện là do tồn cái tâm ý chỉ biết mưu cầu lợi ích, hạnh phúc cho bản thân. Người lẽ ra trong mệnh phải chết đói mà trái lại lại ăn dùng chẳng hết là do anh ta trân trọng ngũ cốc lương thực; người lẽ ra trong mệnh được ăn dùng dư dã mà trái lại lại chịu đói khát là do anh ta bỏ phí ngũ cốc; người mà con cháu đầy đàn thì là do người ấy chắc chắn có cái đức hiếu sinh; không có con trai nối dõi thì là do tồn tâm nhất định không có phong thái nhân từ, đấy là đại khái của tâm tướng !
Huống hồ các ông là người tu đạo, xoay chuyển tạo hóa, càn khôn, đem một phàm thể tu thành tiên thể, đấy là do trên tướng định sẵn hay chăng ? Vẫn là do hạ công phu từ trong tâm, ngộ ra được, chỉ cần ông có thể tu thành địa vị thần tiên, có vị thần tiên nào mà mà đói chết ? nếu ông cứ như thế này thì sống chẳng tránh khỏi trở thành quỷ đói. Sống nếu đã vô dụng thì chết lại có ích gì ! ”. Những lời nói này đã khiến ta như mới tỉnh dậy từ trong giấc mộng, đại triệt đại ngộ, từ đấy chơn tâm tu đạo, tế khốn phù nguy, rộng kết thiện duyên, bỏ đi âm mệnh, liễu dứt túc mệnh mà đạt đến thiên mệnh, cuối cùng mới tu thành quả vị Tiên Thiên Trạng Nguyên
Các con phải có cái tinh thần vì quốc gia mà nỗ lực, gìn giữ an ninh cho xã hội, hy sinh bản thân cũng chẳng để tâm. Một đời này kiếp này, con chỉ cần làm một việc có ý nghĩa đối với đại chúng thì đủ để khiến cho con cả đời pháp hỷ tràn trề rồi; trái lại, nếu con chỉ làm có một việc xấu, cũng sẽ khiến con cả đời vĩnh viễn chùi xóa chẳng sạch, giống như cái bóng vậy.
Muốn có thành tựu thì nhất định cần phải lập chí kiên cố không dao động; bất kể là có khổ thêm nữa thì đều phải làm được một người uy vũ hùng tráng, không ngưỡng mộ sự phú quý của người khác, vô tư lự, quên mình, vui vẻ tự tại, đấy mới được xem là chơn tu hành.
Tu hành không thể tự phụ, không thể ngạo mạn, cống cao; ngạo mạn thì sẽ tự tìm phiền não tai họa, đến cuối cùng chẳng phải là vẫn phải nghe theo sự sắp đặt của vận mệnh đó sao ! Có thể tri mệnh, lập mệnh, quan trọng nhất vẫn là phải liễu mệnh !
Chỉ cần là con người thì chẳng ai có thể bảo đảm rằng nhất niệm nhất động, một lời nói, một hành động của bản thân mình đều là chánh hạnh. Mọi người đều đang trong quá trình học tập, học đạo; đã là tu sửa, có học có tu thì sẽ sửa, nhưng không thể thường dùng “ người phàm ” để làm cái cớ lúc phạm phải sai lầm !
( 5 ) Nhận lý thật tu
Những lời từ bi của Tế Công Hoạt Phật
Mạt hậu rồi, ông trời đang âm thầm khảo nghiệm con, khảo đến nỗi con chẳng biết bản thân mình thì ra đang bị khảo, khảo đến mức con chẳng biết nên làm thế nào mới tốt; nay đã tối mạt hậu rồi, ta khuyên các con mau mau “ nhận lý thật tu ” !
Không rõ lý thì những việc làm ra nhất định sẽ không hợp với đạo. Phải tôn trọng Tiền Hiền như thế nào ? đề bạt các Hậu học như thế nào ? nếu như chẳng rõ lý, cho dù con làm được hai điểm trên – tôn kính Tiền Hiền, đề bạt nâng đỡ Hậu học thì cũng nhất định là làm một cách không hợp với đạo.
Nếu con là người ở vị trí trên cao cứ mãi tư tâm, tư niệm, một đống những tham muốn riêng tư của nhân tâm, lại yêu cầu những người phía sau tôn kính con, con lúc ấy sẽ dễ dàng bị mê muội lạc lối, rất dễ điên đảo sai loạn; có cái cảm giác tự cho rằng mình cao siêu thì sẽ tự ngỡ rằng mình kiệt xuất, như thế sẽ đánh mất đi cái tâm từ bi, tâm bình đẳng, đến lúc ấy con sẽ chẳng nhận lý, chỉ nhận người, trong tâm của con chỉ nghĩ rằng : “ người nào tương đối nghe lời, người nào tương đối ân cần chu đáo, hay quan tâm đến người khác ”, lúc ấy cái tâm của con đã thiên lệch mất rồi.
Nếu con ở cấp dưới là một người chẳng rõ lý thì con làm sao tôn kính người phía trước con được ? Nếu con cũng là dùng tư tâm, ý người để tôn kính người phía trước thì sẽ rất dễ rơi vào sự xu nịnh, bợ đỡ làm vui lòng người khác, giả tạo; con làm như thế thì dễ đánh mất đi cái tâm cảm ân, tôn kính, cả đạo trường đều là đang bàn cái “ đạo tình người ”, đoán cũng biết được, vào thời kì mạt hậu, các con làm sao có cách để đối mặt với khảo nghiệm ?
Nếu không phải là dùng cái tâm thanh tịnh để làm việc, cho dù đã làm rất nhiều sự việc, bề ngoài trông có vẻ giống như công đức rất lớn, thế nhưng cuối cùng vẫn là trở về cái “ phước báo có hạn ”, vẫn là luân hồi trong tam giới; ngược lại mà nói, nếu con dùng cái tâm thanh tịnh để thay trời làm việc, tuy rằng con chỉ phụ trách việc dâng khăn, bưng bê trà nước, chỉ là dọn dẹp chỉnh trang phật đường, làm vô úy thí để nấu cơm, thế nhưng con chỉ cần dùng cái tâm thanh tịnh thì có thể khế nhập đại đạo, thật sự đạt đến cảnh giới siêu sanh liễu tử.
Đã đến mạt hậu rồi, không thể không rõ lý được, không hiểu thì con phải hỏi nhiều, điều mà con chưa nắm bắt được thì phải thỉnh giáo thật nhiều thì con mới có thể rõ lý, mới có thể hợp đạo. Đặc biệt là đã đến tối mạt hậu, phải rất nghiêm cẩn trên phương diện tu bàn, phải có thể nghiêm giữ phật quy, nhất định trước tiên phải làm được việc trên dưới đoàn kết một lòng, nhận chuẩn thiên mệnh kim tuyến mới có khả năng đối phó với một trận ma khảo này, và cũng mới có thể đứng thẳng chẳng dao động.
Các con mọi người đều có cái tâm bồ tát, nhưng thầy phải nói rằng đấy đều là sự phát tâm ban đầu mà thôi. Các con hãy nghĩ xem, khi mới bắt đầu đi trên con đường đạo trường thì có phải là một cái tâm rất nóng hổi ? gặp phải những khảo nghiệm như thế nào cũng đều không sợ, gặp phải những khó khăn như thế nào đều có thể đi qua; thế nhưng sao giờ đây con đường càng đi thì càng hẹp ? đạo lý lẽ ra phải càng nghe thì càng rõ ràng, bàn sự lẽ ra càng bàn càng nhiều, càng có thêm cảm nhận mới đúng, vì sao mà đường càng đi càng nhỏ vậy ? Bởi vì thể ngộ không đủ sâu sắc, gặp phải hoàn cảnh không thuận thì sinh ra sự bất mãn, cái tâm oán hận, tự bản thân con bị chướng ngại mất rồi, con đường tu đạo đương nhiên sẽ càng lúc càng hẹp.
Pháp hội các nước lớp lớp mở, Tiên Phật đến từ bi khai thị nhiều huấn văn như vậy, những hàm ý bên trong khá là sâu, nhưng lại có mấy ai thật tâm đi sâu vào nghiên cứu ? hay là đã quá quen rồi nên không còn cảm giác ? có khi việc có thể nghe hiểu rõ văn tự lời nói ngay tại hiện trường rất có hạn, do vậy mà chúng ta phải âm thầm nghiên cứu nhiều thêm về huấn văn mới có thể hiểu rõ Tiên Phật đang bảo với chúng ta điều gì, muốn giúp chúng ta nâng cao điều gì ! Chớ có cứ theo thói quen hễ có huấn văn xuống thì bắt đầu tích trữ, từng quyển từng quyển một chồng lên nhau, như thế thì chẳng phải là đã làm uổng phí khổ tâm của Tiên Phật đó chăng ?
Vì sao Tiên Phật phải đến để phê những huấn văn này ? nhất định là có sự từ bi khai thị, bàn giao dặn dò gì đó đối với cái lớp này; chúng ta không hiểu thì có thể đi thỉnh giáo các Tiền Hiền, chẳng phải nói là chúng ta không hiểu thì không đi nghiên cứu. Do vậy sau khi lấy được huấn văn, phải thật tốt mà xem thì mới có thể điểm ra được những nghi hoặc trong lòng con. Lời nói có lúc không hẳn có thể lập tức bàn giao dặn dò rất rõ ràng, thế nhưng văn tự xem lâu rồi, thể hội sâu rồi thì quan niệm nhận thức về những lời nói ấy sẽ khác đi, hiểu không ?
Tu đạo nhất định cần phải “ nhận lý ”, tâm còn phải “ tịnh xuống ”, chớ có bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh bên ngoài, bất kể bên ngoài hỗn loạn bao nhiêu, nhân sự chẳng tốt bao nhiêu, thế giới biến thành như thế nào thì chúng ta vẫn phải giữ lấy cái tâm này. Nếu như hoàn cảnh bên ngoài đã không làm thay đổi được các con, chỉ cần các con không ngừng thay trời tuyên hóa thì vĩnh viễn sẽ có sự gia bị và hộ trì của ơn trên.
Lí niệm ( khái niệm do suy ngẫm hoặc suy lí mà có, khác với sự nhận thức cảm tính ) của mình đúng đắn thì sẽ không gục ngã, do vậy then chốt chủ yếu của việc các hiền đồ dẫn dắt chỉ đạo chúng sanh chính là cho chúng sanh một lí niệm đúng đắn, một phương hướng đúng đắn để tuân thủ nương theo; Con nếu chẳng có cho họ lí niệm đúng đắn thì họ sẽ chẳng cách nào hiểu được ý nghĩa của việc tu đạo ở đâu ! Tâm bất chánh thì thân làm sao mà chánh ?
Quán Âm Đại Sĩ đến phê huấn, có chép sai chữ cũng có chỗ ảo diệu của chữ sai đó, các con có phát hiện ra chăng ?
Tu đạo cũng như thế, có khi nhìn chẳng rõ chỗ sai của chính mình, cũng chẳng biết cái gì là áo diệu, nhất định phải Tiên Phật lâm đàn để chỉ điểm rõ ràng, khiến cho tỉnh ngộ thì các con mới tin. Tu bàn mà như thế này thì thật là rất nguy hiểm, bởi vì con rất dễ bị người ta lôi kéo đi; tùy tiện có một người đến tự xưng là Tiên Phật, pháp thuật của người đó rất diệu rất hay, có cầu thì chắc chắn sẽ ứng nghiệm, những gì mà các con thích, người đó đều sẽ cho con.
Ý nghĩa của việc tu đạo là ở chỗ tịnh hóa nhân tâm, khải phát lương tri, nâng cao sự tu hành, đóng chặt các cửa thức, mở ra cửa trí tuệ.
Thời đại ngày nay, “ đạo đức ” tự có trách nhiệm và sứ mệnh quan trọng của nó; truyền thống chẳng phải là không tốt, chỉ là không thể tiếp nhận một cách mù quáng; bảo thủ là tốt, nhưng mặc thủ ( cố thủ cách cũ, chẳng chịu thay đổi ) thì không đúng rồi; mặc thủ là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự lạc hậu lùi bước.
Cầu đạo rồi, chỉ cho con con đường về cực lạc cố hương, cứ theo như thế mà đi thì là không sai rồi. Vì sao tu đạo ? chính là phải rõ lý. Vì sao phải nghe đạo ? hiểu rõ đạo lý chính là để sửa đổi bản thân, tu bản thân, điều chỉnh bản thân.
Tu đạo chính là tu bản thân, chẳng phải là nhìn người mà tu, chớ có vì người ấy đối xử tốt với mình thì cảm thấy rằng không đến phật đường thì sẽ ngại quá, vậy nên mới rất miễn cưỡng mà đến. Nếu như sau này lại xuất hiện một người đối xử tốt với mình hơn so với người trước đó, lúc ấy con bị lôi kéo đi bán mất mà chẳng biết ! Trái lại, nếu như con hôm nay là do một người nào đó không tốt mà con không đến phật đường, như thế cũng không đúng, biểu thị rằng con đã rời phật quá xa, con đem tâm mình đều đặt trên thân của người mà con cho là kẻ xấu, chứ chẳng có đặt tâm mình trên thân của Lão Mẫu.
Tu đạo là tu lấy bản thân, con lo việc người khác làm gì ? Người ta chắc chắn nói chuyện chẳng dễ nghe, đấy là chuyện của người ta. Nếu như người ta mắng con một câu, con cũng mắng đáp trả lại một câu, vậy con chẳng phải là cũng giống với người ta đó sao ?
Tu đạo phải thời thời khắc khắc đều quản tốt bản thân, phải biết rằng mỗi một lời mà con nói, tâm con dùng, việc con làm phải chăng là giống với tâm của Thầy, tâm của Lão Mẫu ? Nếu là giống như vậy thì cho dù con bị người ta hiểu lầm thì con cũng chớ có sợ, bởi vì hoàn cảnh bên ngoài chẳng thay đổi được con, các con là thành tâm kính ý.
Có chăng con đã thật lòng tu lấy bản thân, sửa đổi bản thân ? Chớ có chỉ xem các Tiền Hiền tu, nghiệp của chính mình cần phải bản thân mình đi liễu lấy, tự mình đói rồi thì tự mình ăn cơm, vậy thì mới có cảm giác ăn no bụng, chỉ là tưởng tượng mình đã no rồi thì thật sự sẽ no chăng ? Sau khi đắc đạo rồi cũng phải tu, đắc rồi không tu thì là đã đắc một cách vô ích.
Cái “ Đạo ” hôm nay chẳng phải là của ai; đạo trường, phật đường cũng chẳng phải là của ai, đều là của Lão Mẫu ! có biết không ? Khi chúng ta tĩnh lặng ngồi xuống thì có thể nghĩ xem bản thân mình có những lỗi lầm sai trái gì, có những chỗ nào không tốt thì hãy thật tốt mà “ điều chỉnh ” một cái, có thể “ xin lỗi ” với người ta, có thể “ nói ” với người ta để khiến cho người ta hiểu, tuyệt đối chớ có làm những việc để sau này phải hối hận.
Phải thường xuyên hồi quang phản chiếu, hỏi bản thân có bao nhiêu lần đi ngược lại với nguyện đã lập ? có bao nhiêu những việc “ nên làm ” mà chưa làm, bao nhiêu nguyện “ nên liễu ” mà chưa liễu ? Chúng ta xả chẳng được, quên chẳng được cái chấp ngã của mình như thế, vì những “ hiểu sai ” mà khiến cho uổng phí những lời thề nguyện đã lập, phát sinh một chút khổ thì tâm đã nảy sinh sự thoái chí, thì chẳng làm, chẳng tu, chẳng bàn ?
Bàn đạo có mệt chăng ? Không mệt thì sao lại mặt mày ủ rũ ? có phải là mỗi lần đều khóc trước phật ? mặt ủ rũ chính là gương mặt khóc, phải tươi cười, cười mới giải được nghìn sầu, và cũng mới có thể khiến cho mình thoát rời hoàn cảnh khốn khổ, hãy ngẩng đầu mà cười ! Phải mở khiếu, biết được lúc nào nên nói những lời gì ? lúc nào nên phản tỉnh bản thân ? lúc nào nên độ hóa chúng sanh ?
Con đường tu đạo có gập gềnh không ? Phải chịu đựng sắc mặt của người khác thì tâm trạng ngay lúc ấy như thế nào ? chớ có để bị kích động đến mức giống như con ma cháu ma vậy !
Đạo là sinh mà không chiếm cho mình, làm mà không cậy công, để cho vạn vật tự lớn lên mà mình không làm chủ, làm mà vô vi; sao có thể là chuyên lấy cá nhân sùng bái, tham lam vọng tưởng sở hữu bao nhiêu diện tích phật đường để đề cao địa vị cá nhân, giành được sự xem trọng của người khác ?
Tu đạo là tự tu, chẳng phải là xem người khác tu. Con có tu tốt, con có sửa bỏ những tánh nóng giận, bỏ trừ thói hư tật xấu, còn người ta khiếm khuyết thiếu sót thì sao con không bao dung cho họ ? bao dung cho người khác chính là đại đức của con.
Tu bản thân thì rất khó khăn, nói người khác thì rất dễ dàng. Con người vĩnh viễn đều là nhìn thấy những lỗi lầm của người khác, rất ít nhìn thấy những sai trái của bản thân, do đó mới có đau khổ. Con người nếu nhìn thấy những chỗ không đúng của bản thân, vậy thì nhìn thấy người khác đều là phật rồi.
Các đồ nhi ơi, các con không bắt tay vào hạ công phu hướng về nhân tâm của bản thân mình thì quá muộn rồi ! Việc tránh kiếp tị nạn, khiến cho thân thể mình khỏe mạnh phải bắt tay vào từ đâu ? ( tâm ) đúng vậy. Tất cả mọi nghiệp chướng phải dựa vào chính bản thân mình đi gánh chịu lấy; tất cả mọi hy vọng phải dựa vào bản thân để triển khai ! Thời nay chẳng phải là thời Tiên Phật đến phù hộ cho con, Điểm Truyền Sư đến bảo vệ giúp đỡ con nữa rồi.
Tiền bạc, tài sản, thân tình, nhà cửa, tất cả mọi thứ ấy con có thể bảo tồn được bao lâu ? Ta hỏi con, tiền bạc của các con hiện nay được các con bảo trì bao lâu ? chẳng biết được con số ! đúng vậy, đời người vô thường, những thứ ấy đã là thứ “ bất định số ”, điều quan trọng là các con phải làm thế nào khiến cho tâm của mình càng điềm tĩnh an tường ? làm thế nào để khiến cho bản thân an định ? có phải là dùng “ cái hữu hình đi đổi lấy vô hình, có hạn đi đổi lấy cái vô hạn ” ? sinh mệnh vô hạn là công đức vô hạn ! Chẳng bàn về công đức, bàn về công đức thì dễ rơi vào sự chấp trước, hãy bàn về tự tâm. Các đồ nhi đã hiểu rõ được tâm của bản thân mình hay chưa ?
Chuyển niệm thế nào ? Phương thức tốt nhất chính là ngày nào cũng xem sách Thánh, nghe đạo lý để “ hồi quang phản chiếu ”, con hiểu không ? Một ngày chẳng đọc sách thì mặt mày khiến cho người ta cảm thấy phát ghét ! Ta hỏi con, các con mỗi ngày khai hoang xiển đạo, có hay không mỗi ngày đều đọc sách, đọc vào trong tâm, có không ? Khi đọc sách, trước hãy khiến cho bản thân hiểu rõ “ mình có phạm vào điều này hay không ? ” Khi con tiếp nhận từ nội tâm của mình rồi, khi nói ra từ nội tâm, người khác sẽ tiếp nhận hay không ? sẽ tiếp nhận đấy ! con sẽ rất cảm tính ( đa cảm nhạy cảm ). Cái gì gọi là “ cảm tính ” ? chính là giảng đạo giảng nhập tâm. Cái gì gọi là “ giảng nhập tâm ” ? trước hết vào tâm của chính mình, tự nhiên có thể khiến cho các đạo thân cảm động; dẫn dắt chúng sanh phải dẫn tâm !
Các con mỗi ngày khi soi gương, hãy nhắc nhở bản thân, cái “ tâm ” hôm nay có tốt hay không ? Hôm nay mình đã làm được lời bàn giao dặn dò của thầy chăng ? đã đọc sách chưa ? mình đã hồi quang phản chiếu chưa ? mình đã dùng tâm từ bi để dẫn dắt chúng sanh hay chưa ?
Khi con độ hóa chúng sanh, bạt mạng xông về phía trước thường thì sẽ phạm vào một tật xấu : sau khi xông qua rồi, vào lúc đêm khuya tĩnh lặng, khi có mỗi một mình mình, con sẽ cảm thấy rất trống rỗng. Vì sao vậy ? bởi vì nội tâm của con chẳng có làm phong phú thêm. Khi con độ hóa chúng sanh, một lòng chỉ nghĩ đến các đạo thân, con thật sự là muốn độ họ đến phật đường, thế nhưng nguồn lương thực nội tâm con lại thiếu thốn rất nhiều. Hiểu không ? khi độ người khác, thuận tiện con hãy độ cả bản thân; khi con cứu người khác, thuận tiện con hãy cứu lấy chính mình !
Số lượt xem : 953