BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Nội tâm quán chiếu, tự giác chơn tu

Tác giả liangfulai on 2023-07-05 21:27:06
/Nội tâm quán chiếu, tự giác chơn tu

Sự chuẩn bị trước khi quyết chiến

 

Nam Cực Tiên Ông từ bi nói rằng : càng đến lúc cuối cùng thì “ cửa ải ” sẽ đến vào lúc con buông thả lỏng, không chú ý. Do đó nói, tu đạo bất kể ở tầng lớp nào, biết mình biết người mới có thể trăm trận trăm thắng.


“ Hiện nay ma quỷ nhập thế rồi ”, phật ma đấu nhau. Cái mà con tu hiện nay là phật đạo thì phải có tâm lý “ ứng chiến ”, giống như đang đánh nhau trên chiến trường vậy, con phải biết người ta ra những chiến thuật gì thì con mới có cách giành được thắng lợi. Nếu như con ngay đến cả đông tây nam bắc đều chẳng rõ, đến cả trận khẩu ở đâu đều không biết, vậy thì tiến vào trận chiến chắc chắn sẽ chết.

 

 

Bỏ sót mất trọng điểm thì khảo nghiệm sẽ đến

 

Do đó “ pháp ” đang nghe, càng nghe càng tiến vào chỗ tinh tủy, càng hiểu rõ ý của nó nằm ở đâu. Nếu như con không có cách nào kiên trì bền bỉ đến cùng, sức nhẫn chịu không đủ, tiên phật càng nói càng đi sâu thì con càng nghe sẽ càng mơ hồ, vừa đúng lúc có một câu nói rất quan trọng mà con chẳng nghe thấy, sau này con có thể sẽ gặp phải khảo nghiệm của một đoạn này. Con phải chú ý, mỗi một đoạn thoại mà tiên phật hiện đang nói đều có trọng điểm của mỗi đoạn thoại. Đoạn thoại này có thể con không nghe thấy, không hấp thu được, trong quá trình con dốc sức thực hành việc tu đạo, sau này con có khả năng sẽ tiếp nhận sự khảo nghiệm của một đoạn này.

 

Phá tướng tỏ lý, vì chúng sanh mà gánh nghiệp

 

Tu đạo phải nhận lý thực tu, lại còn phải phá tướng mà tỏ lý. Cái gì là tướng ? thân thể là tướng, bản thân con cũng có tướng. Con phải phá trừ tướng của bản thân, ngã tướng, ngã chấp, lại còn cái gì cũng đều là tôi, cái gì cũng đều là tôi tốt nhất, cái gì cũng phải tôi đứng hàng đầu, cái tướng này con cũng phải phá trừ.

 

Nhân tướng, tướng nhân sự ( sự việc ) , ví dụ nói : Tiền Hiền không tốt, Tiền Hiền có khuyết điểm. Con nhìn thấy cái không tốt của Tiền Hiền thì cảm thấy rằng đạo không tốt, như vậy thì là chấp trước trên nhân tướng.

 

Chúng sanh tướng cũng vậy. Chúng sanh khó mà thành toàn, đồng tu khó mà giao thiệp, tu đạo nhịn chịu không nổi sự cô đơn lẻ loi, nhìn thấy người ta thành đôi thành cặp, chỉ có mỗi mình là cô đơn một mình thì con khởi lên một tâm niệm rằng hay là mình cũng thành đôi thành cặp. Trong tất cả các tướng chúng sanh, con có chỗ chấp trước thì vẫn phải chịu những tướng này, đấy gọi là chúng sanh tướng.

 

Thọ giả tướng thì sao ? thân thể của con không tốt khỏe, con lo rằng mình chẳng thể sống lâu trăm tuổi, tu đạo cửa khẩu sanh tử tự mình chẳng thể đột phá, con tu đạo vẫn chưa thể “ xem cái chết như là trở về nhà ”, vẫn chưa cách nào thoát khỏi giới hạn ngũ hành của sanh tử; con chưa cách nào vì chúng sanh mà thật sự hy sinh đến cùng, bỏ ra công sức đến cùng, hy sinh đến chẳng còn cái gì; con vẫn còn hy vọng ăn cho thật khỏe, chẳng đau chẳng bệnh.

 

Người tu đạo có thể vì chúng sanh mà gánh lấy nghiệp. Con hôm nay có cái khí phách vì chúng sanh mà gánh lấy nghiệp thì đấy là người tu đạo con đây có cái tâm từ bi, vì chúng sanh chống đỡ những nghiệp lực này, cho dù bản thân mình chết cũng không sao, vậy thì con sẽ có thể thành tựu.

 

Giác tánh phân biện rõ ràng, dựa và chân lý để làm sự tiến thoái.

 

Những tướng này con đều phải phá trừ, bao gồm hữu hình vô hình, giống như “ cái tướng này của tiên phật ” có cần phải phá hay không Trong số những lời mà tiên phật đã nói khi lâm đàn, phải là “ hợp lý ” thì mới nghe, con mới thực hành ra bằng hành động; nếu không hợp lý, con quán sát nhận ra điều không đúng thì chớ có mà chấp trước đấy là những lời mà tiên phật đã nói.


Thời mạt hậu những khiếu thủ tam tài này liên tiếp không ngừng xuất hiện, có một số chẳng phải là ra từ chính quy chính thống. Người tu đạo thời hiện đại muôn màu muôn vẻ, nhiều cách nghĩ , các con lại không cho họ một sự giáo dục chính thống, có lúc thì dẫn dắt đúng đắn, có lúc thì dẫn dắt sai lầm, do đó con nhất định cần phải dựa vào giác tánh của chính bản thân mình để phân biệt thị phi đúng sai; là lý thì tiến, phi lý thì lui, hiểu không ?

 

Hôm nay con là một người mang theo cái nhục thể ( thân xác ) này, con nhất định có “ tánh nóng và thói hư tật xấu ”, nhất định có đủ thứ “ thiếu sót ”. Nếu như người ta chẳng dám nói con, tiên phật lâm đàn lại còn tâng bốc con lên thật cao, đó chẳng phải là tiên phật ! Do đó tiên phật lâm đàn mà còn chẳng dám nói đến khuyết điểm của con, chẳng dám nói các con, vậy thì các con phải cẩn thận; Tiền Hiền ở trên của con càng ngày càng ít; đối mặt với việc tu đạo thời mạt hậu, mọi người tự ai nấy lo, chẳng ai dám nói ai, nếu ngay cả tiên phật đều chẳng dám nói con, vậy thì con phải cẩn thận rồi đấy. Ngày nay tiên phật lâm đàn sẽ không tâng bốc con lên thật cao, vì nếu làm như thế các con sẽ té càng nặng. Do đó tiên phật chỉnh sửa “ quan niệm ” của con, bản thân con có chỗ sai thì bản thân con phải tự đi “ sửa chữa thay đổi ” lấy. Nay Tiên Phật nhắc nhở con, sau này thì phải tự bản thân con nhắc nhở chính mình. Do đó các con phải nhận thức rõ chân lý, bao gồm việc phải nhận biết những lời mà tiên phật đã nói; thật sự là lý thì tiến, phi lý thì lui; những lời của các “ Tiền Hiền ” cũng vậy.



Những lời thẳng thừng chính trực thật lòng khuyên can, tập hợp trí tuệ của mọi người để được ích lợi rộng lớn hơn, mỗi người chớ có dựa và chủ trương của bản thân mình để hành sự.


Các con đều phải hiểu được những lời nói và hành động của các Tiền Hiền. Chỗ mà các Tiền Hiền không đúng thì các con phải có cảm xúc chính nghĩa, cái gì là trung ? con dám dùng những lời thẳng thừng thật lòng để khuyên can Tiền Hiền. Người tu đạo phải có chánh khí, lúc cần phải nói thì mình phải đi nói; mọi người phải đoàn kết nhất trí, đồng tâm hiệp lực, tập hợp trí tuệ của nhiều người để được ích lợi rộng lớn hơn, để nghĩ ra những cách tốt nhất. Mọi người đều có một phần trách nhiệm trong việc xây dựng, giúp đỡ đạo trường, không phải như là có một số người chỉ khoanh tay đứng nhìn, có người đứng ở vị trí thật là cao đang nhìn những người ở dưới đấu đá với nhau, đấy chẳng phải là bổn ý mà người tu đạo nên có. Đã đến thời mạt hậu rồi, càng phải tập hợp trí tuệ của mọi người để gặt hái được lợi ích lớn hơn, càng cần mọi người cùng chung tay trợ giúp hợp sức hoàn thành, cho dù mọi người tiết lộ “ những khiếm khuyết ” của nhau, cho dù mọi người đã nói đến “ chỗ đau ”, chúng ta cũng đều phải hồi quang phản chiếu.


Khi cần phải nhắc nhở lẫn nhau thì cũng phải nhắc nhở lẫn nhau. Có vấn đề thì cũng cần phải mọi người cùng nhau để giải quyết. Đạo trường gặp phải khảo nghiệm cũng là do mọi người cứ hay dựa vào chủ trương của chính mình mà hành sự ! mỗi nơi đều làm theo cá nhân mình, sau đó lại đi so đo ai độ người nhiều, thành toàn người nhiều, người phụ trách sẽ cảm thấy rất hãnh diện, rất có sĩ diện. Tu đạo chẳng phải ở chỗ “ tu sĩ diện ”, tu đến cuối cùng biến thành “ nắm quyền ”, con nói xem đạo trường ấy sẽ không có khảo nghiệm chăng ?

 

Trên dưới không hợp, khảo nghiệm tự chuốc

 

Tiên Phật thường bảo với chúng ta rằng, trên dưới hòa hợp, đồng tâm hiệp lực, các con đã hợp ở chỗ nào ? Giảng sư đã hợp chưa ? các đàn chủ đã hợp chưa ? giữa các điểm truyền sư đã hợp chưa ? mọi người đều chẳng hợp ! Khi gặp chuyện lại cứ trách trời khảo người nghiệm, trời khảo người nghiệm chỗ nào ? chẳng phải là các con tự chuốc lấy mà có đấy sao ! Hiện nay đối mặt với thời cuộc đạo trường mạt hậu, các con càng phải như đi trên băng mỏng, như đối mặt với vực sâu, từng bước một mà đi, từ từ mà hiệp nghị, thương thảo với nhau, mỗi người đều ra một phần tâm, một phần sức để vượt qua đợt “ khảo nghiệm trí tuệ này ”.

 


Mượn cảnh để điều tâm, điều hình, điều tánh, điều khí.

Nam Hải Cổ Phật từ bi :


Hy vọng các hiền sĩ làm phong phú thêm bản thân, đặt nền móng thật vững chắc, nếu không thì cuồng phong bão vũ đến một cái sẽ rất dễ bị lung lay. Giữa những người tu đạo với nhau phải dìu dắt khích lệ nhau, bao dung thật nhiều cho người khác, chớ có thường hay so đo tính toán. Trong quá trình tu đạo, phải mượn cảnh để điều tâm, mượn lý để điều tánh, nương vào cái tâm bình lặng để điều khí, đoạn thoại này hy vọng các hiền sĩ hãy ghi nhớ kĩ trong tâm.


 

Trừ vọng bỏ tham, an giữ bổn phận trên địa vị mình đang đứng.

 
Nam Cực Tiên Ông từ bi :


Chỉ cần tâm của các con không có vọng động, chẳng có tham sân si, an giữ bổn phận trên địa vị mình đang đứng, giữ lấy nguyện lực của bản thân, giữ lấy bổn phận của mình để đi làm, “ chớ có phan duyên cầu mong nhiều, như vậy thì khảo nghiệm sẽ ít ”; chỉ nguyện các con đồng tâm hiệp lực, tập hợp trí tuệ của mọi người để được ích lợi rộng lớn hơn, mỗi người đều xông qua được ải cuối !

 

Số lượt xem : 314