Nhận thức về Lão Mẫu
Chủ Tể Vạn Linh
Sự nhận thức đối với Vị Chủ Tể Vạn Linh của Tam Giới Thập Phương Chí Tôn Chí Quý Vô Lượng Thanh Hư Minh Minh Minh Thượng Đế
Mỗi ngày lễ phật kính bái Minh Minh Thượng Đế ( Lão Mẫu ) là ai ?
Chúng ta đến tham thảo vị chơn tể tạo hoá thiên địa vạn vật này. Ngài ấy chính là Vị Chủ Tể Vạn Linh của Tam Giới Thập Phương Chí Tôn Chí Quý Vô Lượng Thanh Hư - Minh Minh Minh Thượng Đế, đấng toàn năng, vĩnh hằng, tồn tại ở khắp mọi nơi.
Ngài là mẹ của Chư Phật ba đời, vạn tiên bồ tát, chư thiên thần thánh, cũng là vị thần Chí tôn duy nhất của vũ trụ. Minh Minh Thượng Đế ( Lão Mẫu ) không chỉ là mẹ của linh tánh, mà còn là vị đại chủ tể sáng tạo vũ trụ, sanh dục thiên địa, vận hành nhật nguyệt, trưởng dưỡng vạn vật. Minh Minh Thượng Đế là vị chơn tể vạn linh vĩnh hằng không thay đổi, vĩnh viễn tồn tại, độc nhất vô nhị, vô thỉ vô chung ( chẳng có chỗ bắt đầu, chẳng có chỗ kết thúc ), bất sanh bất diệt, tồn tại ở khắp mọi nơi, toàn năng biết hết tất cả mọi thứ. Thánh linh của Minh Minh Thượng Đế thần diệu khôn lường, biến hoá vô cùng, là nguồn gốc của vạn vật, là chủ tể của vạn hoá, do đó tôn tôn xưng là : “ Vị Chủ Tể Vạn Linh của Tam Giới Thập Phương Chí Tôn Chí Quý Vô Lượng Thanh Hư - Minh Minh Minh Thượng Đế ”.
Minh Minh Thượng Đế ( Lão Mẫu ) là gốc rễ của vô lượng trí tuệ, là khởi nguồn của vô lượng diệu hạnh, đầu nguồn của vô lượng công đức. Như sự đại nhân của vua Nghiêu, sự đại hiếu của Ngu Thuấn, đại công của Hạ Vũ, đại đức của Văn Vương, đại tài của Chu Công, cảm ứng của Lão Tử, trung thứ của Khổng Tử, năng tịnh của Thích Ca, bác ái của Giê Su, ngây thơ thuần khiết của Mục Thánh, đại từ của Quán Âm, đại chí của Văn Thù, đại hạnh của Phổ Hiền, cương chánh của Quan Thánh, linh minh của Thuần Dương … chúng thánh thập phương, chư phật ba đời, tất cả những diệu lí nghĩa lí tinh thâm ẩn mật toàn là những cái bộc lộ ra từ trong tánh thể của Minh Minh Thượng Đế ( Lão Mẫu ).
Tánh thể của Minh Minh Thượng Đế ( Lão Mẫu ) tận hư không, khắp pháp giới, hết thảy tất cả những thứ mà chúng ta nhìn thấy được, tất cả những thứ mà chúng ta không nhìn thấy được, thảy đều là những thứ do Minh Minh Thượng Đế đã biến hiện, do đó chúng ta thời thời khắc khắc đều là ở bên cạnh Lão Mẫu. Linh quang của Minh Minh Thượng Đế lớn mà vô cực ( lớn đến không có bên ngoài ), phạm vi trời đất tiểu nhi vô nội ( nhỏ đến không có bên trong ), nhỏ vào vô gián; phàm là mặt trăng mặt trời các vì sao, sông biển giếng suối, cầu vồng mây trắng, mưa sương tuyết, từng bông từng cây, từng cọng cỏ từng hòn đá, vũ trụ sâm la vạn tượng, thảy đều ở trong biển tánh của Minh Minh Thượng Đế. “ Phúc âm Johan ” nói rằng : “ Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời ( Đạo ), và Ngôi Lời ở cùng Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Ngôi Lời ở với Thiên Chúa từ nguyên thủy. Nhờ Ngôi Lời mà muôn vật được tạo thành, và nếu không có Ngài thì chẳng có gì được tạo dựng” (Jn 1:1-3). ” Ngôi lời ( Đạo ) và Thần ở cùng với nhau. Ngôi lời ( Đạo ) chính là Minh Minh Thượng Đế.
Từ lúc tạo ra trời đất đến nay, vĩnh năng và sự thần diệu của Minh Minh Thượng Đế là hiển nhiên rõ ràng có thể biết được, tuy rằng là mắt chẳng thể thấy, thế nhưng dựa nhờ vào những vật mà ngài đã tạo thì có thể biết được, khiến con người chẳng thể từ chối không nhận. Do đó, sự tạo hoá của trời đất, sự lên cao lặn xuống của nhật nguyệt, sự vận hành của bốn thời xuân hạ thu đông, sự thay đổi của khí hậu nóng lạnh ấm mát, sự luân phiên thay nhau theo thứ tự của ngày đêm, âm u, quang đãng, tròn khuyết, gió nổi mưa rơi, sét đánh sấm chớp, chim bay cá lội, thú chạy trùng gáy, quả vàng cỏ xanh, róc rách tiếng nước, ríu rít lời chim, cuộc đời muôn vẻ, tất cả tất cả những thứ này, thảy đều cậy nhờ vào sự vận hành của Minh Minh Thượng Đế. Nếu chẳng có linh quang của Minh Minh Thượng Đế, trời đất sẽ ngu muội chẳng linh lợi, vạn vật cũng chẳng có chỗ phát sinh. Trong cơ thể người, mắt sở dĩ có thể quan sát hình hình sắc sắc, tai có thể nghe đủ thứ các âm thanh, mũi có thể ngửi các mùi hơi, miệng có thể ăn uống, tay có thể cầm nâng nắm lấy, chân có thể đi chạy, sự vận dụng tri giác của toàn thân, đói lạnh no ấm, nóng lạnh đau ngứa, thảy đều là công năng của tự tánh.
Tiến thêm một bước quan sát, sự sáng tạo của Thượng Đế đối với kết cấu của của cơ thể người càng là kì diệu. Bây giờ chúng ta xem xét kĩ tổ chức của cơ thể người, chúng ta thật chẳng ngờ đến rằng ở trên thân của bản thân mỗi chúng ta có những động tác vừa phức tạp mà lại vừa nhất trí như thế; đầu óc là chỗ làm việc của tổng bộ chỉ huy, bề mặt lại chia thành rất nhiều những bộ phận nhỏ, mỗi bộ phận đều có công việc của mỗi bộ phận, từ tổng bộ dẫn ra một dây thô lớn : tuỷ sống; từ dây này phát sinh vô số các dây nhánh, phân bố thành mạng lưới điện thoại : hệ thống thần kinh, để truyền đạt mệnh lệnh của tổng bộ. Ngoài ra còn có hai chiếc điện thoại máy thu thanh : tai, để thu lấy những tin tức của thế giới bên ngoài; hai chiếc máy quay phim chụp ảnh : mắt, để ghi chụp lại những hình ảnh của thế giới bên ngoài; thế nhưng trong đó có một vấn đề mà giới nhiếp ảnh chẳng thể hiểu nổi chính là trên một tấm phim, ghi chụp lại vô số các hình ảnh, vả lại đều là có màu sắc cả. Ở trong động tác trăm bận bịu này lại còn thiết lập hai chỗ thí nghiệm hoá học : khứu quan và vị quan. Một máy ép và hấp thu đặc biệt : tim; Một cái máy lọc và làm sạch tự động : thận; Một cái máy sinh nhiệt, máy tiêu hoá, thường bảo trì nhiệt độ 37 độ. Cấu tạo của họng con người giống như chiếc đàn ống vậy; tác dụng của bộ xương và gân thịt giống như chiếc cầu treo vậy; tim của chúng ta ngày đêm tự động nhảy đập, nếu như là do tự mình chúng ta quản lý, đột nhiên quên mất sự nhảy động của nó thì không xong rồi, làm sao mà ổn đây ? Bây giờ thử hỏi, là ai xây dựng quản lý những bộ máy này đây ?
Minh minh linh linh một điểm sáng
Thượng đế ban con chơn bảo tạng
Vô lượng từ hoài truyền ý chỉ
Thanh hư đại hoá cứu Nguyên Hoàng
Chí Tôn vô thượng uy linh lực
Chí thiện tâm pháp phú Hiền Lương
Tam giới mưa pháp từ vân bố
( ban khắp mưa pháp, tâm từ bi quảng đại tựa như mây, che mát cho tất cả chúng sanh khắp tam giới )
Thập phương cùng gội, chầu Mẫu Nương
Vạn linh về cội vui hoan hỷ
Chơn tể vô vi cư thiên đường.
\
Nhận thức về Lão Mẫu
Lão Mẫu là đại biểu cho người mẹ linh tánh vô hình của nhân loại chúng ta, là tổng gốc rễ căn bản của vũ trụ vạn vật, là vị thần chính tối cao trong tam giới mười phương của vũ trụ, là vị chủ tể sáng tạo vũ trụ vạn vật vạn linh.
Mẫu Quang huấn trong huấn rằng : “ Tiên Thiên chủ tể, thượng đế và dân ở cùng nhau ”.
Ngài là Hoàng Mẫu Nương, đấng chủ tể sanh dục thiên địa vạn linh chí tôn chí quý, chí minh chí hiển, mĩ đức vô thượng, chí cao vô thượng, chí tinh chí vi, chí diệu chí huyền, chí đại chí cương, chí thánh chí nhu, thế nhưng có mấy ai có thể hiểu được ? “ sanh từ đâu đến, chết từ đâu đi ? ” Muốn hiểu rõ nguyên nhân gốc gác của sanh tử thì nên nhận biết Lão Mẫu.
Trước tiên từ tam thiên Lí, Khí, Tượng để thể nhận vị chủ tể Tiên Thiên trước đã. Lí là cái chơn của Vô Cực, chưa có trời đất đã có cái Lí này trước, trời đất cùng tận cái Lí này phục sanh ở trời đất; chưa có cái thân này thì trước tiên đã có cái tánh này, thân này đã chết mà cái tánh này vẫn còn tồn tại, Lí là thông suốt trong trời đất mà siêu vượt ra bên ngoài trời đất, Lí bao trùm Khí, Khí bao trùm Vật, Vật tiếp xúc qua lại nơi vật, từ Lí đến Khí, từ Khí đến Vật, kẻ ngu chỉ biết có Vật, chẳng hiểu biết Khí, Hiền Nhơn biết Khí mà chẳng đạt nơi Lí. Tượng, u ám mà chẳng tỏ, cái tâm máu thịt, hồn phách, là âm mệnh. Khí, có tỏ có ám, nhân tâm, thức thần, cái mệnh của khí số, xuất nơi Khí, là túc mệnh. Lí, bổn thể thường sáng tỏ, đạo tâm, nguyên thần, mệnh của trời phú, xuất nơi Lí, là thiên mệnh, sách Trung Dung rằng : “ Thiên mệnh chi vị tánh ”, ý nói rằng : cái mà Thượng Thiên Lão Mẫu nơi Vô Cực Lí Vực ban phú cho chúng ta chính là cái phật tánh thanh tịnh linh minh chẳng nhiễm chẳng trước này, tức là Tiên Thiên Bổn Tôn xuất tự tánh chơn phật, Vô Y ( ỷ ) Chơn Nhân .
Hình nghĩa của chữ Lão Mẫu 「」, Mẫu (母 ) là gì ?
Minh Minh Thượng Đế ( Vô Sanh Lão Mẫu ) chẳng có hình tướng, do vậy mà Phật đường và trong kinh sách đều chẳng có tượng của Mẫu.
Nhất Quán Đạo đem chữ Mẫu 「母」xoay góc 90 độ viết ngang thành chữ , đấy là chữ biểu tượng " Vô Sanh Lão Mẫu " của Nhất Quán Đạo.
中 thêm 丷 hợp thành chữ , 「」là cội rễ lớn của thiên hạ, đại biểu cho thể, là bổn thể.
「丷 」biểu thị âm dương, đại biểu cho dụng, đạt dụng; thể dụng hợp nhất gọi là Mẫu. Có Thể mà chẳng có Dụng thì ngừng trệ Không, có Dụng mà chẳng có Thể thì là chấp tướng, thể tức là dụng, dụng tức là thể, thể dụng hợp nhất, chẳng phải phật thì là ai. 「」 , sự chưa phát của hỷ nộ ai lạc gọi là 「」.
Hỷ nộ ai lạc trong tự tánh, bởi vì “ hỷ ” thiện, “ nộ ” ác, “ ai ” ( buồn thảm ) chúng sanh mê tánh, “ lạc ” ( vui ) chúng sanh tu đạo; hỷ nộ ai lạc trong tự tánh đồng với thượng thiên, đồng với Lão Mẫu, tu Tánh quy Lí gọi là Thánh, từ Tánh nhập Tình gọi là Phàm. Những kiếp lớn vào vận cuối, đều do người người đánh mất đi cái đạo trung hoà, do đó con người ta nên nhận biết Tiên Thiên Lão Mẫu và Tự Tánh Lão Mẫu, mang giữ cái khí thanh bình trong tánh, sửa chữa uốn nắn lại nhân tâm, để chuyển hoá cái khí ác vận cuối, chuyển đổi bầu không khí, cải biến những tập tục của xã hội hiện nay, quay trở lại những phong tục đời xưa, đạt sự thanh bình trong tánh nơi thiên hạ.
Mẫu 「」 từ ○ từ 忄, 「○」đại biểu Vô Cực, 「忄」đại biểu cho bổn tâm chơn như; người tu hành nên đốn ngộ Tiên Thiên nhất tánh, là do Vô Cực Lão Mẫu đã sanh đã hoá, nên nghĩ đến việc tu tánh liễu mệnh, báo ân liễu nguyện, thanh khẩu trai giới, lại rộng hành công đức, đạo tâm kiên cố, thay trời tuyên hoá, đem đại đạo phổ dương nơi đời, giúp trời phổ độ thâu viên để lập kì công, liễu những oan khiếm luỹ kiếp thời hồng dương, mở ra cơ nghiệp vạn bát niên của thời Bạch Dương, sau này được trở về Vô Cực Lí Thiên đoàn viên với Vô Cực Lão Mẫu.
Đường dây chính giữa của Thái Cực Đồ kéo thẳng và xuyên ra khỏi vòng biểu thị sự vượt ra bên ngoài thái cực âm dương.
Thái Cực Đồ
Chữ mẫu 母 chuyển ngay 90 độ, biểu thị Mẫu của linh tánh tiên thiên 「」. Hậu thiên 「母」là mẫu thân của nhục thể, hữu hình, ngắn tạm, cục thịt, túi da thối; còn 「」 Mẫu tiên thiên là vị chủ tể của vạn linh, là mẫu thân của linh tánh, vô hình, vĩnh cửu, linh tánh, tự tánh Như Lai.
Nhất Quán Đạo (一貫道 ) , chữ Quán 「貫」là kết hợp từ 「母」「貝」, 母 quay ngay 90 độ tức Lão Mẫu ân thí bảo 「貝 bối 」, tức là bảo bối tam bảo, là tam bảo tâm pháp.
Bảo thứ nhất phải biết phật địa của tự tánh ( mảnh đất phật của tự tánh ), huyền quan bảo địa, linh sơn phúc địa, chẳng có chỗ trụ mà sanh tâm ấy, mượn ngón tay nhìn thấy mặt trăng, mọi thứ đều là giả, duy chỉ có cái tánh này thật, tự tâm là phật, càng chớ nghi hoặc, bên ngoài chẳng có một pháp mà có thể kiến lập, bổn tâm có thể sanh vạn thứ pháp, một niệm tu hành, thì tự tánh là phật; lìa tánh thì chẳng có phật nào khác.
Bảo thứ hai, vô tự chân ngôn, thông thiên thần chú, nghiên nặng về pháp môn Từ Tâm của Di Lặc Tổ Sư, Từ Tâm Tam Muội, định huệ song tu, trì niệm phật hiệu Di Lặc, một niệm thanh tịnh một niệm phật, niệm niệm thanh tịnh niệm niệm phật, tu tập Từ Tâm, chẳng sát sanh chẳng ăn thịt, tu ngũ giới, hành thập thiện.
Bảo thứ ba, tu cái tâm xích tử ( tâm của trẻ thơ sơ sinh ) , cái đức của Hợp Đồng, quay về trời của Hợp Đồng, Chơn tánh tiên thiên là đầu nguồn của tánh mệnh con người chúng ta; con người nếu biết tánh này là phân thể của trời, gột rửa sạch hết những dục vọng khát cầu của con người, hoàn thành thể dụng đầu cuối gốc ngọn cái đức của hợp đồng, thì có thể quay trở về lại nơi trời của hợp đồng; vì chúng ta đã được sự chỉ điểm của Thiên Mệnh Minh Sư, liền tức khắc nhìn thấy bổn tâm, nên thành khẩn khư khư ghi nhớ kĩ ôm giữ trong lòng, chớ vượt qua quy giới. Tông chỉ của Thiên Đạo là ở chỗ khiến cho chúng sanh đều có thể đốn ngộ nhất tánh tiên thiên, thuần thiện vô ác, vĩnh viễn bảo vệ gìn giữ cái tâm xích tử ( tâm của trẻ thơ sơ sinh ) mới có thể đạt bổn hoàn nguyên, quay trở về lại trong lòng của Thượng Đế Từ Mẫu.
Sự tôn xưng của các giáo qua các đời đối với Lão Mẫu :
Nho Giáo : có những tôn xưng như Thiên, Thượng Thiên, Minh Minh Thượng Đế, Duy Hoàng Thượng Đế …
Chương Nghiêu Viết trong sách Luận Ngữ nói rằng : :「予小子履,敢用玄牡,敢昭告于皇皇后帝。」“ Dư tiểu tử Lý, cảm dụng huyền mẫu, cảm chiêu cáo vu hoàng hoàng hậu đế. ” ( Dịch nghĩa : Tiểu tử tên Lí này mạo muội dùng con bò đực đen (để tế lễ), mạo muội xin cáo rõ với Thượng Đế chí tôn chí cao ) . Lời này là lúc Thương Thang sắp đem binh đi đánh dẹp Hạ Kiệt, Thương Thang đã nói lúc cầu cúng Thượng Thiên, bởi vì Hạ Kiệt có tội, do đó chẳng dám xá miễn cho hắn, phải đến thảo phạt hắn, cho nên thỉnh cầu Thượng Đế ân chuẩn.
Sách Trung dung nói: " Giao xã chi lễ, sở dĩ tự Thượng Đế dã " ( nghĩa là : Hai lễ giao xã tế trời và tế đất, cốt để phụng thờ thượng đế vậy ). Tế trời tế đất, đấy là phụng thờ vị chơn tể của trời đất vạn vật, phụng Thượng Đế, khiến người người suy tận gốc nguồn lớn của tự tánh, do đó những người giác Tánh thì mới hiểu rõ nguồn lớn của Tánh, đã hiểu rõ nguồn lớn của Tánh thì mới có thể tôn kính thành khẩn trong lòng, tận lễ nơi lễ giao xã.
Kinh Lễ, trong bài Tăng tử hỏi, có nói: “Giao xã tôn vô nhị thượng”. Nghĩa là: Lễ tế Trời Đất, tức là Thượng Đế cao cả hơn hết, chớ không có ngôi thứ hai nữa.
Phật Giáo : có những tôn xưng như : Đại Nhật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na, Vô Sanh, Chân Như, Như Lai, …
Lục Tổ Đàn Kinh phẩm Nghi Vấn nói rằng : “ nếu ngộ được Vô Sanh đốn pháp, thì thấy được tây phương chỉ trong chốc lát ”.
Đạo giáo : có những tôn xưng như Vô, Đạo, Vô Cực Thiên Tôn, Huyền Huyền Thượng Nhân, Vương Mẫu …
Đạo Đức Kinh rằng : :「天下萬物生於有,有生於無。」( Thiên hạ vạn vật sanh ư hữu, hữu sanh ư vô ) , nghĩa là : vạn vật trong thiên hạ từ “ có ” mà sinh ra, “ có ” lại từ “ không ” mà sinh ra. Lời này ý rằng từ “ Không ” mà sanh ra tất cả mọi “ Có ”, tất cả mọi “ Có ” quay trở về lại ở “ Không ”, đấy là pháp tắc tự nhiên “ Hữu Vô tướng sanh ”, tổng Mẫu thể của trước khi trời đất vạn vật vẫn chưa sanh, là “ Vô ” ( không, chẳng có ).
Thiên chúa giáo : có những tôn xưng như Thần, Jehovah, Thiên chúa, cha trời, Thượng Đế …
《 Kinh Thánh 》 Kinh Cựu Ước _Sáng thế : “ Thần Jehovah dùng bụi đất trên mặt đất tạo ra con người, thổi hơi vào trong lỗ mũi anh ta, anh ta liền trở thành người sống có linh tánh. ”
The LORD God formed the man from the dust of the ground and breathed into his nostrils the breath of life, and the man became a living being.
Hồi giáo : Allah
Kinh Koran quyển 1 : “ nhân danh Allah đấng tối cao và toàn năng, đấng rất mực độ lượng, rất mực khoan dung ”.
Nhất Quán Đạo : có những tôn xưng như Vô Sanh Lão Mẫu, Minh Minh Thượng Đế.
Vô cực sanh Thái Cực, Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng sanh Bát Quái, lại hoá vạn vật, do đó 「」cũng chính là đại biểu cho đầu nguồn của vạn vật sanh sanh chi hoá; cũng bởi vì là đầu nguồn của vạn vật sanh sanh biến hoá, cho nên gọi là dục hoá, cũng chính là đấng tạo vật của vũ trụ vạn tượng.
Ngày 29 tháng 7 năm 2012 vào lúc khoảng 10 giờ 30, trên bầu trời của đất nước Campuchia hiển hiện phật quang lớn của Vô Cực Lão Mẫu, có thể nói là một đại kì quan chưa từng thấy từ lúc sinh ra cho đến nay; lúc này đang đúng vào lúc tổng hội Nhất Quán Đạo ở Campuchia tổ chức hoạt động “ Thanh Niên Thành Trưởng Dinh ”; tất cả những vị Điểm Truyền Sư và hơn 300 vị cán bộ học viên tham dự đều chạy ra ngoài để xem cảnh tượng kì lạ này, cùng triêm phật quang phổ chiếu.
Ý nghĩa thật của Lão Mẫu : Lão Mẫu là nguồn năng lượng sanh sôi nảy nở không ngừng, là khởi nguồn sanh dục tạo hoá vạn vật. Đạo Đức Kinh rằng : “ Đạo sanh nhất, nhất sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật ”
Lão Mẫu là xưa nay vĩnh hằng tự tại, trường cửu vĩnh hằng, là vị chủ tể chung của tất cả sinh mệnh vạn vật
Lão Mẫu là bổn tánh lương tri, là mẫu đức từ ái nhu hoà.
Lão Mẫu là trung đạo chẳng thiên chẳng lệch.
Lão Mẫu còn gọi là Minh Minh Thượng Đế. Sách Đại Học rằng : “đại học chi đạo, tại minh minh đức ”, tức là phải hiểu rõ cái linh tánh quang minh sáng tỏ ấy, khi khôi phục phật tánh vốn dĩ “ Minh Minh Đức ” thì có thể làm chủ tể của mọi thứ, do đó gọi là “ Minh Minh Thượng Đế ”.
Lão Mẫu là gốc rễ của vô lượng trí tuệ, là gốc rễ khởi đầu của vô lượng diệu hạnh, là đầu nguồn của vô lượng công đức.
Lão Mẫu chính là Đạo, Đạo là năng lượng của sinh mệnh vũ trụ. Thanh Tịnh Kinh rằng : “Đại đạo vô hình, sanh dục thiên địa, đại đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt, đại đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật, ngô bất tri kì danh, cưỡng danh viết đạo ” ( nghĩa là đại đạo vốn dĩ vô hình vô sắc, nhưng có thể sanh dục thiên địa. Đại đạo vô tình nhưng vận hành nhật nguyệt mà sanh bốn mùa. Đại đạo không có tên nhưng có thể sinh hoá và nuôi dưỡng vạn vật. Cái vô hình, vô tình, vô danh đó không thể hình dung và miêu tả được, cũng không biết phải đặt một cái danh từ gì cho thích hợp, miễn cưỡng đặt tên cho là Đạo ).
Lão Mẫu chính là Đạo, là tự nhiên mà có, vả lại là vĩnh viễn có, là trước khi sanh thiên địa vạn vật thì có rồi. Đạo Đức Kinh rằng : “ Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất tri kì danh, tự chi viết đạo, cường vị chi danh viết đạo. ” ( nghĩa là : có một vật hỗn nhiên ( hỗn độn ) mà thành trước cả trời đất. Nó tĩnh lặng ( vô thanh ) trống không ( vô hình ) , đứng một mình mà không thay đổi ( vĩnh viễn bất biến ), vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo, miễn cưỡng gọi nó là lớn ( vô cùng ) ).
Lão Mẫu vốn chẳng có danh tướng, chỉ là quyền nghi dùng 20 chữ để tôn xưng tên của Mẫu, thật ra thì là chẳng có tên, vì để độ hoá chúng sanh nên dùng phương tiện quyền xảo mà gọi tên là : “ Minh Minh Thượng Đế Vô Lượng Thanh Hư Chí Tôn Chí Thánh Tam Giới Thập Phương Vạn Linh Chủ Tể ”
Chú thích : ( quyền nghi : xử trí một cách tạm thời biến thông, xem xét hoàn cảnh, tình hình mà xử trí cho thích hợp )
Minh Minh Thượng Đế ( Thiên Chúa Giáo ), vô lượng thanh hư ( đạo giáo ), chí tôn chí thánh ( nho giáo ) tam giới thập phương ( Thích giáo ) , vạn linh chơn tể ( Hồi giáo ).
“ Minh Minh ” là nói về bổn thể của nó
“ Thượng Đế ” là tôn vị chủ tể ấy ( chủ tể : vị cầm đầu, có năng lực chi phối, cai quản sự vật ).
“ Vô Lượng ” hình dung cái lớn của nó.
“ Thanh hư ” nói rõ cái tướng của nó.
“ Chí tôn ” : sùng bái cái địa vị ấy.
“ Chí thánh ” : kính phụng cái đức của nó.
“ Tam giới ” tức là phạm vi của nó.
“ Thập phương ” : là nói rằng nó ở khắp mọi nơi.
“ Vạn linh ” : dùng ở vạn linh.
“ Chơn tể ” : là vĩnh hằng bất biến.
Minh Minh : hiểu rõ phật tánh, đức tánh quang minh sáng ngời trong sáng cao thượng, tự tánh vốn có đầy đủ tất cả mọi công đức, mọi trí tuệ, mọi thần thông.
Thượng Đế : trung tâm then chốt quan trọng, tam giới thập phương Mẫu làm chủ, dưỡng dục Thánh phàm một gốc linh, Thượng Đế là mẹ của Chư Phật.
Vô lượng : tràn đầy cả vũ trụ, nói chỗ lớn thì trong thiên hạ chẳng có gì có thể bao chứa được nó, lớn đến không còn có ngoài, mỹ đức đầy đủ, toả sáng gọi là đại.
Thanh hư : lìa tất cả các tướng gọi là Chư Phật, nhìn thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai, tức thấy bổn thể thanh hư.
Chí tôn : tôn sùng đến cực điểm, nếu không có phẩm đức cao đẹp tuyệt vời, thì đạo lý tuyệt vời cao cả vĩ đại cũng không thể ngưng tụ ở lòng.
Chí thánh : thánh đức chí thiện chí mĩ, đức là gốc, đại đức đôn hoá.
Tam giới : sắc giới, dục giới, vô sắc giới hay còn gọi thiên đường, nhân gian, địa ngục là tam giới.
Thập phương : vũ trụ thái hư, thái không ( không gian vũ trụ ) , tận hư không, khắp pháp giới.
Vạn linh : Chư Phật Bồ Tát, Tiên Chân La Hán và tất cả những động vật hàm linh của tứ sanh lục đạo.
Chơn tể : chủ tể chơn thường. Dùng chân lí bất biến của Đạo để ứng vật, theo chân lý này mà hành sẽ tìm lại được bản tính ban đầu. Sự tĩnh lặng đích thực luôn thích ứng với sự vật và luôn khiến ta giác ngộ được chân tính. Tự tánh chẳng biến đổi, thiên mệnh vĩnh sống còn.
Chúng ta vì sao phải ở cùng với Vô Sanh Lão Mẫu ? Bởi vì Vô Sanh Lão Mẫu là mẹ của Chư Phật; mỗi một chúng sanh trên thế giới đều là phân linh của thượng thiên lão mẫu, mà cái phân linh này chỉ cần trải qua sự hun đúc thì đủ đề làm Nghiêu, Thuấn; Vô Sanh Lão Mẫu là bổn thể của chư phật, là bổn thể của ngàn vạn ức phật, đều thực hiện trên “ Vô Sanh ”. Nghĩa của Vô Sanh tức là chẳng có thiện ác, chẳng có sự đối đãi, chẳng có sự phân biệt, quy y hướng về phật tánh thanh tịnh vô nhiễm. Chúng ta nếu đã là đến từ Lí Thiên, là phân linh của Hoàng Mẫu vô cực, vậy thì phải bất cứ lúc nào cũng ở cùng Vô Sanh Lão Mẫu, tự tánh tự độ, giác ngộ tự tánh lí thiên, tự tánh lão mẫu. Chúng ta tu bàn đạo phải thời thời khắc khắc cảm kích hoài niệm thiên ân sư đức, tin sâu rằng tất cả những đóng góp của bản thân chúng ta đối với đạo trường đều là do ân điển của thượng thiên lão mẫu, chư thiên tiên phật, vạn tiên bồ tát giúp đỡ trợ đạo gia trì hộ trì, còn con người chỉ là công cụ hoằng đạo mà thôi; niệm niệm nhớ về Lão Mẫu, niệm niệm nhớ nghĩ đến chúng sanh, càng nguyện đem công quả của bản thân mình rộng thí nơi dân, cho dù là trở về Dao Trì rồi cũng thừa nguyện lại đến, cùng trợ thiên bàn, cùng một cái tâm từ bi với Lão Mẫu, cùng một Từ nguyện với Tổ Sư, cùng một đức Bi với Sư Tôn Sư Mẫu, kiến đạo thành đạo, vận chuyển càn khôn.
Hoạt Phật Sư Tôn từ bi dặn dò rằng : “ muốn thành tựu vô thượng bồ đề, trước phải làm trâu ngựa cho chúng sanh ”. Tâm của chúng ta tức là phật, phật tức tâm, tâm tức Mẫu, Mẫu tức tâm; hợp đồng là trên có thể hợp với Vô Cực Lão Mẫu, dưới có thể cùng chúng sanh dung thành một thể, hoàn chỉnh không thể tách, chẳng có giới hạn, tức là “ hỗn hàm trường sanh bất lão thiên ”.
Làm thế nào để ở cùng với Vô Sanh Lão Mẫu ? Chúng ta nếu như có thể đem tất cả những vọng tâm đã phóng dật trong các thanh sắc đều thâu về nơi Linh Sơn tự tánh “ huyền quan bảo địa ” ngay lúc ấy, ngay lúc ấy chúng ta bèn có thể ở cùng với Vô Sanh Lão Mẫu rồi, do đó ánh sáng tướng bạch hào giữa hai lông mày phóng đại quang minh, đồng thời mỗi một tia sáng của hào quang đều có thể hộ vệ chúng sanh trong vô hình, khiến cho chẳng bị ma nhiễu bệnh hại. Vô Sanh Lão Mẫu và các Nguyên Thai Phật Tử lúc nào cũng trong mối quan hệ mật thiết với nhau, và dùng pháp vô vi đang nhiếp thụ các phật tử quay trở về lại nguồn gốc ban đầu. Tông chỉ của Thiên Đạo ở chỗ khiến chúng sanh đều có thể đốn ngộ Tiên Thiên nhất tánh, thuần thiện vô ác, vĩnh viễn bảo vệ cái tâm xích tử ( tâm của trẻ thơ sơ sinh ) thì mới có thể đạt bổn hoàn nguyên, quay trở về lại trong lòng của Từ Mẫu.
Chúng ta tu đạo tu tâm, khi nhân tâm vọng động, phải nhanh chóng thâu buộc về, trong Di Lặc Chân Kinh nói : “ lao thuyên ý mã niệm vô sanh ” ( buộc chặt ý ngựa niệm chẳng sanh ), phải đạt đến một niệm chẳng sanh, nhìn thấy trăng sáng tự tánh, từ bổn tánh trực tiếp bộc lộ ra. Tu đạo trước tiên cần phải trừ bỏ đi Ngã tướng, buông xuống Nhân Tâm, hiển lộ Thiên Tâm, Chân Tâm, ngay lúc ấy mới có thể như như bất động, thật sự trở thành tịnh độ, có thể cùng ở với Vô Sanh Lão Mẫu.
Vô Sanh Lão Mẫu ở khắp mọi nơi, cũng chẳng ở khắp mọi nơi, chúng ta ôm giữ lấy trung đạo, ôm giữ Vô Sanh Lão Mẫu tức có thể tránh kiếp tị nạn mà tiêu dao tự tại, như chim đại bàng vỗ đôi cánh, cưỡi mây bay lên cao 9 vạn dặm, tức 6 và 3; Sáu là sáu nẻo luân hồi, Ba là pháp tam thừa, mà thẳng lên Vô Cực Lí Vực - Nhất Phật Thừa, là cái cảnh giới phật nhất vô sở đắc, nhất vô sở nhiễm, lìa mọi pháp tướng, vạn pháp hoàn chỉnh đầy đủ, vạn pháp đều thông.
Về Lí Thiên, chẳng nguyện đến nữa, đấy là đoạn kiến ( sự thấy ngắn, sự hiểu biết ít ỏi ).
Chúng ta vẫn là phàm phu tục tử, bất kể tu như thế nào, đều chẳng cách nào đến cảnh giới của Phật. Nếu như tồn niệm thế này thì là rơi vào “đoản ” “ thường ” nhị kiến.
Chúng ta nếu có thể “ Chơn nhân tĩnh toạ ” tức có thể cùng ở với Vô Sanh Lão Mẫu, ý rằng trong tất cả mọi thời điểm, ở tất cả mọi nơi đều chẳng lìa tự tánh chơn phật, chẳng lìa thiên lí lương tâm, niệm niệm chẳng ngu, thường sanh trí tuệ, công đức ở bên trong pháp thân, phải ngay đến cái tâm trở về lại đến bổn tánh ấy cũng buông xuống thì mới xem là không chấp trước đấy ! Mượn vào huyền quan thể ngộ bổn tánh bất sanh bất diệt, đem thức thứ 8 hoá đi, vạn niệm quy về một niệm, thông qua công phu phản tỉnh, một niệm mà suất tánh, một niệm quy về vô niệm, vô niệm quy y hướng về Vô Sanh Lão Mẫu, quy y hướng về phật tánh chân như chân không, mới là công phu tu trì thật sự, đấy cũng là chỗ thù thắng của đại đạo.
Số lượt xem : 3232