Nguyên nhân của Đạo và Kiếp cùng giáng
Tam tự Kinh rằng : Nhân chi sơ tánh bổn thiện; vô số chúng sanh đều có một bổn tánh quang minh thuần khiết.
Xã hội thế giới của ngày nay phụ tử tương tàn, huynh đệ tương sát, đoạn tuyệt tất cả cốt nhục thân tình; xã hội văn minh nhưng cổ đức tổn hại, luân thường mất đi, đem hết cổ lễ vứt đi thật xa, thật là bi thương !
Do đó, ơn trên muốn khiến cho người biết sợ những hành vi của mình nên bèn giáng xuống những hạo kiếp chưa hề thấy để trừng trị những kẻ ác nghiệt. Thế nhưng người đời chưa hẳn ai cũng ác, trong số đó cũng có một số những người lương thiện, sao có thể để cho ngọc và đá cùng bị đốt hủy, những kẻ hiền ngu, thiện ác, tốt xấu đồng thời đều bị hủy diệt chịu hại, nên mới có việc đạo và kiếp cùng giáng để độ những người lương thiện mà đại khai sự từ bi vi hoài, hoằng đạo 3 lần lâm phàm phổ hóa những bậc quân tử và người có nhân đức với hy vọng vãn hồi cứu nguy họ thoát khỏi những hạo kiếp kinh hồn, càng kì vọng mọi người chung tay hợp tác cùng giúp đỡ, kì vọng sự tái hiện của thế giới đại đồng, đấy là nguyên nhân của đạo và kiếp cùng giáng.
Những lời từ bi của Nam Cực Tiên Ông :
Lòng người tuy rằng không còn được như xưa nữa, nhưng mà vạn vật vẫn là có sinh khí, có tình sâu; Đạo và kiếp tuy rằng cùng giáng, kiếp số tuy là rất nặng, nhưng mà đạo lại tận tâm tận lực đang cứu vãn. Chư Phật Bồ Tát mang giữ lấy nguyện lực, tâm từ bi, hành vô duyên đại từ, xem chúng sanh giống như những người thân có quan hệ duyên máu để cứu giúp.
Những lời từ bi của Tế Công Hoạt Phật :
Khi tư tâm ( cái tâm riêng tư ích kỷ chỉ vì bản thân ) tích lũy đến lúc chẳng cách nào thay đổi, tai kiếp bèn đến !
Đạo do kiếp mà giáng, kiếp do tâm triệu mời mà đến; chỉ cần dùng đạo để hóa vãn nhân tâm thì kiếp nạn cũng tự nhiên chuyển hóa theo.
Những tai kiếp liên tục có đáng sợ hay không ?
Ông trời đã ra dấu hiệu biểu hiện rồi, các con vẫn còn mơ mơ hồ hồ như thế, hãy nhìn xem những oan thân trái chủ bên ngoài, bao nhiêu người đến đòi nợ ?
Thầy đây nên ngăn cản thì cũng đã ngăn cản rồi, các con vẫn chán ghét việc tu bàn đạo rất mệt, có oán khí hay không ?
Tốt nhất là hãy bắt đầu làm mới lại cái tâm đã bị làm mệt chết của các con, trừ bỏ đi những tà tư tạp niệm, sửa đổi diện mục của ngày xưa, sửa lỗi làm lại con người mới, để tránh cho thân xác của con lại tác quái chỉ lo tính cho thân xác mà thôi; thử hỏi xem cái thân xác của các con cho con mượn dùng bao nhiêu năm ?
Thời gian ngắn như vậy phải thật tốt mà thương yêu trân trọng bản thân, nhưng chớ có làm nhục, hư tổn lãng phí nó, hãy nhanh chóng mà lấy lại tinh thần !
Chẳng trì chay thì khó mà tránh tai, chẳng giữ tiết thì khó mà tránh kiếp.
Sự giữ tiết thật sự phải có thể thân chay, tâm chay, tánh chay.
Phải biết rằng : Đạo và kiếp chẳng phải hoàn toàn đều do trời giáng xuống, một nửa là do trời, một nửa là do con người tự tìm mà chuốc lấy, bởi vì lòng người bất chính, chẳng còn được như xưa, do vậy mà dẫn đến thiên tai nhân họa.
Chứ chẳng phải là ơn trên không từ bi; con người nếu như chẳng có lòng tham, sao lại gây nên nhiều nhân họa thế này ?
Lúc này các đồ nhi càng phải dùng thiện tâm, thể hội lòng trời để làm việc mới có thể khiến thế gian trở về lại sự an ninh yên bình.
1. Đạo vì sao nhất định đợi kiếp mà giáng ?
Đạo, bình đạm ( nhạt ) như nước :
- Nước có thể giải khát, nhưng không như vị ngon của nước ép trái cây, nước ngọt.
- Đạo tuy rằng thù thắng, nhưng lại không hấp dẫn người như tiền tài phú quý, quyền thế, danh vị, thần thông, pháp thuật…
Đạo, vô hình như không khí
- Không khí, nhìn chẳng thấy, rờ chẳng được, bình thường không cảm thấy được sự quan trọng thiết yếu của nó, một khi thiếu oxy hoặc lúc không khí loãng mới biết sự đáng quý của không khí.
- Đạo cũng như vậy, 3 tấc hơi có thể làm đủ thứ việc, có mà chẳng biết sự hiện hữu của nó; một khi vô thường đến thì mọi việc đều ngưng, mới biết sự đáng quý của “ đạo ”.
Cho nên, nếu giáng đạo vào lúc thái bình thịnh thế ( thiên hạ an định, quốc gia hưng thịnh ), chẳng biết sự đáng quý của nó thì rất khó mà hấp dẫn được sự chú ý của con người; chỉ có lúc tai kiếp lâm đầu, gọi trời trời chẳng đáp, kêu đất đất chẳng cửa ( rơi vào cảnh khốn khó đường cùng ) , bàng hoàng không nơi nương tựa mới biết sự đáng quý của đạo. Đấy là nguyên nhân vì sao mà đạo nhất định đợi kiếp số mới giáng.
2. Nguyên do ơn trên “ giáng kiếp ”
Tục ngữ nói rằng : “ Ông trời có cái đức hiếu sinh ”, nếu đã có “ cái đức hiếu sinh ”, vì sao lại còn giáng kiếp ? Nguyên nhân xuất phát từ chỗ sau hội Thìn thì tri thức của nhân loại dần mở ra, sự phân biệt, so đo tính toán cũng dần dần sản sinh. Do vậy, đạo tâm ngày càng mờ ám, nhân tâm ngày càng tăng trưởng, lời nói sắc mặt chỉ giả tạo để lấy lòng, khẩu thị tâm phi ( lời nói trái ngược với những suy nghĩ trong lòng ) từ đấy mà khởi, mưu kế quỷ trá, tranh đấu dối lừa từ đấy mà ra; cái mà gieo trồng xuống là gốc rễ của tai họa, cái mà kết được là ác quả mới có sự báo ứng của thiện ác, mới có sự thiết lập của thiên đường, của địa ngục.
Lão Tiền Nhân Bạch Thủy Thánh Đế nói rằng : “ Lúc bắt đầu khai thiên tịch địa, từ trời mà đến, về trời mà đi, cho nên trên các sách cổ chẳng có cái từ “ địa ngục ” này, đến cả từ “ lao ngục ” cũng chẳng có. Thời đại Văn Vương là “ vẽ đất làm lao ” ( nghĩa là : thời cổ đại vẽ một phạm vi tại chỗ lấy làm ngục tù, khiến cho phạm nhân đứng ở trong phạm vi đó để biểu thị sự trừng phạt ). Những người sau đó tạo tội, trộm cắp, dâm loạn, giết người, phóng lửa, đã tạo xuống tội nghiệp mới có sự xuất hiện của địa ngục, tạo tội thì không thể trở về trời.
Vì sao con người tạo tội chẳng cách nào trở về ?
Quan hệ giữa người và đạo trong quyển “ Tánh Lí Thích Nghi ” nói rằng : Con người dựa theo đạo đức, giống như xe lửa trên đường ray, nếu như xe lửa rời đường ray, thì sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm. Con người nếu rời đạo, tại xã hội sẽ bị sự phán quyết của pháp luật, nơi âm ty chịu hình phạt của Diêm La Vương, thì sẽ rơi vào luân hồi, tứ sanh lục đạo, chuyển biến không ngừng, khổ hải vô biên.
Từ đấy có thể biết rằng sự thiết lập của thiên đường, địa ngục, sự luân hồi của tứ sanh, lục đạo đều là do con người mất đạo, bại đức.
Đến lúc này, thế đạo ( đạo đức xã hội ) dần suy, trên dối dưới lừa, quý tiện xâm phạm nhau, tranh đua thi thố nhau, càng xuất càng hung, cái mà gieo trồng xuống là họa căn ( gốc rễ của tai họa ), cái kết thành là quả xấu, oan tình liên kết, đeo bám quấy rầy chẳng ngưng, báo ứng phản ứng không kịp, ngày tháng tích lũy, một năm lại một năm, kiếp số từ đấy mà hình thành.
Phải biết rằng : Đạo và kiếp chẳng phải hoàn toàn đều do trời giáng xuống, một nửa là do trời, một nửa là do con người tự tìm mà chuốc lấy, bởi vì lòng người bất chính, chẳng còn được như xưa, do vậy mà dẫn đến thiên tai nhân họa. Chứ chẳng phải là ơn trên không từ bi; con người nếu như chẳng có lòng tham, sao lại gây nên nhiều nhân họa thế này ?
Từ đấy có thể biết rằng nguyên nhân của việc ơn trên giáng kiếp là đến từ nhân tâm :
Đạo tâm ngày càng mờ ám, nhân tâm ngày càng tăng trưởng
Cái mà gieo trồng xuống là “ họa căn ”, thứ mà kết thành là “ ác quả ”
Thù hận, oán khí ngày tháng tích lũy dần
Báo ứng, phản ứng chẳng kịp.
Từ đấy nhân tâm cộng nghiệp, diễn biến thành thiên tai nhân họa, hình thành những tai kiếp lớn mang tính hủy diệt.
Dưới đây, chúng ta dùng một đoạn phim “ chân tướng mà mọi người không chịu đối mặt ” để làm ấn chứng. Đoạn phim này là do phó tổng thống tiền nhiệm Al Gore ( Phó Tổng thống thứ 45 Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, ông giữ chức vụ này từ năm 1993 đến 2001 dưới thời Tổng thống Bill Clinton ) toàn tâm toàn ý vì vấn đề của sự hâm nóng toàn cầu mà bỏ ra thời gian và tinh thần sức lực, hy vọng khiến cho mọi người trên thế giới thật sự hiểu được tính nghiêm trọng của sự hâm nóng toàn cầu và ngăn chặn nó đi đến phương hướng của sự tự hủy diệt.
Trong đoạn phim này, ngoài việc giải thích nguyên nhân của “ sự hâm nóng toàn cầu ”, và những tai kiếp như lũ lụt, hạn hán, bão, vi rút bệnh truyền nhiễm, …do “ sự hâm nóng toàn cầu ” mang đến, có bài báo cáo rất tường tận. Link liên kết :
http://www.youtube.com/watch?v=MBaAtU1E2cI
Xem xong đoạn phim này khiến cho người ta ý thức đến những khác thường của khí hậu vài năm gần đây, tai nạn liên miên, vi rút truyền nhiễm lan tràn…có liên quan trực tiếp với sự hâm nóng toàn cầu, đấy là chỗ đáng để cho mọi người phản tỉnh suy nghĩ.
Ngày 17 tháng 3 năm 2007 ( Báo Liên Hiệp / báo cáo tổng hợp )
“ National Oceanic and Atmospheric Administration ( NOAA ) ( cơ quan chủ quản về khí quyển và đại dương quốc gia ) vào ngày 15 đã biểu thị một thế kỉ qua cho đến nay, nhiệt độ không khí toàn cầu cứ mỗi 10 năm tăng lên 0.06 độ C, nhưng năm 1976 đến nay thì biên độ tăng lên của nhiệt độ không khí của mỗi 10 năm nâng cao gấp 3 lần, đạt 0.18 độ C, và tình hình diễn biến càng lúc càng nghiêm trọng ác liệt. Có những ghi chép đến nay rằng mùa đông ấm nhất đều là sau năm 1995, trong đó năm 1998 ấm thứ 3, năm 2004 ấm thứ nhì, năm ngoái là ấm nhất ”
Theo báo cáo công bố của Liên Hiệp Quốc chỉ ra sự hâm nóng toàn cầu chủ yếu là do hành vi của con người tạo thành, vả lại xu thế hâm nóng mang hậu quả nghiêm trọng có thể tiếp tục vài thế kỉ. Tuyệt đại đa số các nhà khoa học chỉ ra rằng nhiệt độ không khí toàn cầu tăng lên, thủ phạm chính chính là hiệu ứng nhà kính của việc sản xuất xe hơi, công nghiệp.
3. Nguyên do ơn trên “ giáng đạo ”
Kiếp số đã thành, ơn trên không thể không giáng kiếp để thu dọn những ác nghiệt này, nhưng nếu chỉ giáng kiếp, nếu chẳng giáng đạo lại chẳng thể cứu hộ những người lương thiện, do đó cần phải đạo kiếp cùng giáng. Cho nên, Duy Hoàng từ bi, đặc biệt giáng xuống chân đạo :
Thời kì thứ 1 : là thủy kiếp của Thanh Dương. Kiếp số có 9 kiếp, đạo quân chưởng giáo, Phật Nhiên Đăng chủ trì, đạo giáng nơi quân vương tướng soái, là Long Hán sơ hội, cứu độ 2 ức tiên nhân thành đạo.
Thời kì thứ 2 : là hỏa kiếp của Hồng Dương, kiếp số tăng gấp đôi thành 18 kiếp, Phật Thích Ca chưởng giáo, đức Di Đà chủ trì, đạo giáng nơi Sư Nho, là Xích Minh thứ hội, cũng cứu 2 ức chân phật tử thành đạo.
Thời kì thứ 3 : là Diên Khang Phong kiếp của Bạch Dương, nhân tâm bại hoại, còn ghê gớm hơn trước, do vậy mà tam tai bát nạn cùng giáng xuống, 9 lần 9 thành 81 kiếp, gọi là tam kì mạt kiếp. Thiên Đạo giáng thế. Đạo giáng nho môn, Di Lặc Phật chưởng giáo, nho đồng chủ trì, đạo giáng thứ dân hỏa trạch ( người dân bá tánh ), đại khai phổ độ, phổ biến khắp Tam Tào, phải cứu hồi 92 ức tàn linh.
Thiên Đạo là “ phi thời bất giáng, phi nhân bất truyền ”. Giờ đây thiên thời đã đến, chính là lúc Nguyên thai phật tử phải về trời, vì thế Thiên Đạo đại khai phổ độ, phải thức tỉnh tất cả nguyên nhân – nguyên thai phật tử. Chúng ta nên biết rằng : từ hội Tý khai thiên, hội Sửu lập địa, hồi Dần giáng người, đến bây giờ là lúc Ngọ Mùi giao thế, chúng ta đã chia tay với Lão Mẫu Nương ( người mẹ của linh tánh ) hơn 60000 năm. Khi chúng ta chia tay với Lão Mẫu tại Tam Sơn Pha, Lão Mẫu đã căn dặn chúng ta phải nhớ về nhà – Vô Cực Lý Thiên, nhưng giờ đây chúng ta đã lạc mất, trở thành con nghé lạc loài.
Giờ đây thiên thời khẩn cấp, tam tai bát nạn ( Tam tai : thủy, hỏa, phong. Bát nạn : hạn hán, lũ lụt, đói khát, ôn dịch, nạn sâu keo, thú dữ, tinh quái, quỷ dữ ) đã đến gần, Lão Mẫu ơn trên cho Thiên Đạo quý báu giáng xuống trần gian, phái Minh Sư chỉ điểm cho chúng ta, để mọi người đều có thể cầu đạo, tu đạo và tìm được con đường về trời, cứu vãn tính mạng của chúng ta; mặc khác truyền tam bảo, bảo hộ sinh mạng của chúng ta để hành công lập đức. Vì thế hai ba ngàn năm trước, Lão Mẫu đã phái Ngũ Giáo Thánh Nhân xuống trần gian giảng kinh thuyết pháp, thuyết giảng đạo đức nhơn nghĩa, truyền bá phúc âm, và lưu lại nhiều kinh sách, mở đường chuẩn bị cho thiên đạo giáng thế đại khai phổ độ hôm nay. Vì vậy, trong tất cả sách kinh để lại của Ngũ Giáo Thánh Nhân cũng có dự ngôn về việc này. Đặc biệt vì Thiên Đạo giáng thế đại khai phổ độ thời nay, chính là lúc nghìn cân treo sợi tóc, tai kiếp liên miên, Tịnh Cung chẳng lưu một Bồ Tát, Thiên Đàng bất lưu một thần tiên. Tất cả thần thánh tiên phật đều xuống trần gian trợ đạo, khắp nơi hiển hóa và thường đích thân đến Đàn viết sách chỉ dạy, thuyết pháp, thậm chí trong những bài Thánh Ca, tiên phật đã gửi gắm tấm lòng mong đợi của Lão Mẫu , khổ tâm vì cứu độ chúng sinh của tất cả Thánh Phật và thiên thời khẩn cấp bây giờ…tìm đủ mọi cách để thức tỉnh chúng sinh.
Trên là nguyên do của việc ơn trên giáng kiếp giáng đạo. Tuy rằng giáng đạo giáng kiếp quyền ấy là ở trời, thế nhưng then chốt là ở con người; rốt cuộc thiên tâm là theo lòng người mà chuyển. Nếu không có ác nghiệp, oán khí ngưng kết quá nặng lại làm sao dẫn phát sự giáng xuống của thiên tai, nhân họa ?
4. Nhận rõ sự thật của “ đạo kiếp cùng giáng ”
Liên quan đến sự thật “ đạo và kiếp cùng giáng ”, nếu sớm mấy năm trước mà nói, tin chắc rằng chẳng mấy ai chịu tin. Thế nhưng sự thật hơn cả sự hùng biện, sự phổ truyền của thiên đạo sau chiến tranh từ Thượng Hải, Thiên Tân, Thường Châu, Cáp Nhĩ Tân, An Đông, Ninh Ba, Thành Đô các nơi truyền vào. Trong khoảng thời gian đó, tuy rằng quan khảo liên tiếp, đạo trường nhiều lần bị tổn thương, nhưng dưới sự phù hộ của thiên ân sư đức và sự nỗ lực của Tiền Nhân thuộc các tổ, rốt cuộc đã được hợp pháp hóa; giữa vài chục năm phát triển thành đạo môn lớn nhất của Đài Loan, phật đường phổ biến khắp toàn Đài Loan, đạo thân phổ biến khắp các giai cấp tầng lớp, tính ra có 13 tổ 18 nhánh; đạo thân phổ biến khắp Thất Đại Châu ( Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Đại Dương, Châu Bắc Mĩ, Châu Nam Mĩ, Châu Nam Cực ) hơn 60 quốc gia.
Về phần mạt kiếp mà nói, năm 1984 Tiên Phật đã nói qua “ thiên thời khẩn cấp, hãy nhanh chóng mà tu đạo ”; chỉ là lúc bấy giờ tai nạn vẫn chưa nhiều như vậy, cho nên mọi người đều thờ ơ bỏ mặc. Thế nhưng kể từ sau khi bước vào thiên niên kỷ mới, tình hình lại khác rồi; những tai kiếp lớn mang tính thế giới từng vụ từng vụ không ngừng phát sinh, con người mới ý thức đến tai kiếp thật sự đã đến rồi.
5. Đạo ứng vận của “ đạo kiếp cùng giáng ”
Thầy Tế Công Hoạt Phật nói rằng : đây là lúc quan trọng quyết định sự sinh tử tồn vong, là thăng là giáng chính là ở giữa một niệm của các đồ nhi, chớ có sống qua loa qua tháng ngày, một ngày hồ đồ lại một ngày; trời đất phải hủy hoại, chẳng có chân công, chẳng có thật đức, không chân công, không thật bàn, tương lai đều phải trở thành tàn linh.
Sư Mẫu Nguyệt Tuệ nói rằng : các đồ nhi ơi, thời cục hiện tại vẫn là “ nguy cơ ”, chớ có tưởng rằng hiện tại rất yên bình, hiện tại là “ bắt đầu của sự không yên bình ”, còn tâm của các con cũng rất hỗn loạn. Thường thường nghe các con nói : “ sói đến rồi ! sói đến rồi ! ”, kết quả đều không thấy đến. Con người lơ là lỏng lẻo, thanh thản không cảm thấy lo nghĩ rồi, sói mới thật sự đến xâm lấn tấn công cừu non. Hy vọng các con phải tự trân trọng lấy bản thân, tích cực hành công liễu nguyện.
Do đó, hôm nay chúng ta giảng giải về “ đạo kiếp cùng giáng ” chẳng phải là đang tạo ra sự khủng hoảng sợ hãi, mà là hy vọng mọi người có thể nhận rõ thiên thời, có thể trong cảnh an lạc mà nghĩ đến những nguy hiểm, khổ nạn có thể xuất hiện, không được có cái tâm lý rằng sống qua được ngày nào thì hay ngày đó, chẳng có sự cầu tiến; nên xây dựng ý thức nguy cơ để tu đạo, vì bản thân, vì người nhà, vì chúng sanh của thế giới mà nỗ lực.
Thế nhưng, nỗ lực như thế nào ? cứu vãn như thế nào ? làm lắng xuống các tai kiếp như thế nào ?
Thầy Tế Công Hoạt Phật nói rằng : chỉ cần dùng “ đạo ” để độ hóa cứu vãn nhân tâm thì kiếp nạn cũng tự nhiên chuyển hóa theo.
Mạnh Tử nói rằng : “天下溺,援之以道” “ Thiên hạ nịch, viện chi dĩ đạo ” ( tạm dịch nghĩa : người trong thiên hạ chìm đắm thì dùng đạo để cứu ”. Chị dâu rơi xuống nước thì có thể dùng tay để cứu; nhưng nếu là những tai kiếp mang phạm vi lớn của người trong thiên hạ, dựa vào sức của một mình mình làm sao mà có thể cứu vãn được, chỉ có sức mạnh của “ đạo hóa nhân tâm ”, “ đạo hóa thiên hạ ”, trừ bỏ đi những sự ích kỷ, thù hận và bạo lực của thế gian mới có thể làm suy yếu sức mạnh dẫn phát tai kiếp.
Nam Cực Lão Tiên Ông nói rằng : Hôm nay đạo và kiếp cùng giáng, kiếp giáng rồi thì là sức của đạo chẳng đủ, mà lúc này cần nhất sức của đạo để đề phòng che chở, nếu không các con chỉ phòng dịch là khó có thể đề phòng hiệu quả, cái mà con phải phòng là “ sự thất tán của nhân tâm ”, “ sự bất kiên của đạo tâm ”, cái mà đáng sợ là “ tâm của con chẳng cách nào cứu ”
Ý nghĩa rằng : Kiếp nạn sở dĩ hình thành là ở chỗ do “ sức của đạo chẳng đủ ”, mà sức của đạo mạnh hay yếu đến từ đâu ? đến từ chỗ chánh tà của nhân tâm. Nhân tâm chánh thì sức của đạo sẽ lớn, tự nhiên mưa thuận gió hòa, quốc thái bình an; nhân tâm tà thì sức của đạo yếu, đại tự nhiên mất đi “ sự cân bằng ”, tự nhiên tạo thành khí hậu khác thường, tai nạn cũng sẽ phát sinh.
Do vậy, muốn cho bi kịch không phát sinh, chỉ có đem đạo phổ biến khắp thế giới, mọi người phát huy sức mạnh của đạo tâm, hóa nhân tâm thành lương thiện mới có thể cải thiện sự không cân bằng của sinh thái và khí hậu, hóa giải, giảm xuống những sự phát sanh của tai kiếp.
Điều thứ 88 “ Tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn ” : Ngay lúc này quả đất đã khô cằn và nhiều lỗ thủng, nếu không cố gắng hết sức tu sửa và thay đổi, thì quả tinh cầu đẹp đẽ này sẽ bị hao mòn và hủy diệt trong tay các con. Tiên Phật ở khắp phương pháp giới đều lo lắng cho các con. Đồ nhi à ! ngoài việc làm những công tác bảo vệ môi trường thuộc về đạo đức trong tâm linh, còn phải thật sự hỗ trợ và tham gia những hoạt động bảo vệ môi trường.
Cho nên, hôm nay chúng ta tu đạo, ngoài việc xem trọng “ bảo vệ môi trường tâm linh ” ra, còn phải xem trọng “ việc bảo vệ môi trường sinh thái ”, không khai khẩn quá độ và không thích hợp, không phá rừng, giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên, giảm thiểu sự thải khí carbon dioxide, càng nên tích cực hoàn thành trách nhiệm “ đạo hóa thiên hạ ”, kỉ lập lập nhân, kỉ đạt đạt nhân, phát huy phật quang của tự tánh, đem tuệ mệnh này truyền khắp thế giới, khiến cho chúng sanh của thế giới tránh sự uy hiếp của kiếp nạn, kiến lập nên nhân gian tịnh độ, hoàn thành sứ mệnh mà ơn trên đã giao phó mới không uổng một kiếp người.
Số lượt xem : 1321