BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ngũ Nhãn ( 2 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-03 20:38:40
/Ngũ Nhãn ( 2 )

Trong KINH KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MT ( Dịch Từ Phạn sang Hán: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Từ Hán sang Việt: Tỳ Kheo Thích Duy Lực, Phần 18 : Nhất Thể Đồng Quán ) có ghi rằng : 

 


“ Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như Lai có nhục nhãn chăng? 
-Bạch Thế Tôn, đúng thế! 
Như Lai có nhục nhãn
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như Lai có thiên nhãn chăng? 
-Bạch Thế Tôn, đúng thế! 
Như Lai có thiên nhãn
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như Lai có huệ nhãn chăng? 
-Bạch Thế Tôn, đúng thế! 
Như Lai có huệ nhãn
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như Lai có pháp nhãn chăng? 
-Bạch Thế Tôn, đúng thế! 
Như Lai có pháp nhãn
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như Lai có Phật nhãn chăng? 
-Bạch Thế Tôn, đúng thế! 
Như Lai có Phật nhãn. ”

 

Đấy là ngũ nhãn của phật pháp trong phật học, là phật Thế Tôn đưa ra vấn đề, hỏi Tu Bồ Đề rằng : “ Tu Bồ Đề ! ý của ông thế nào ? trong tánh thể của Như Lai, có nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, phật nhãn chăng ? ”

 

 

 

 

 

Ngũ nhãn này là sự minh giác của bên trong bổn tánh, người người đều có, cũng như lục thông vậy, thế nhưng do nguyên linh sau khi rơi vào cõi hồng trần thì bổn tánh bị vật dục làm mê, bị lục trần che lấp, do vậy mà đánh mất linh giác tiên thiên vốn có. Nay đến tam kì mạt kiếp, đại đạo phổ truyền, Minh Sư ứng vận giáng thế, mở ra con mắt trí tuệ của chúng sanh, khôi phục lại bổn lai chơn diện mục, chẳng có sự bám víu vướng mắc của lục căn lục trần, ngay lúc ấy thanh tịnh giải thoát, thật sự là một ngọn đèn sáng của cõi đời ô trược, là chiếc pháp thuyền để vạn linh rời khổ được vui. Sự truyền tam bảo ấy là mở ra chiếc khóa của nghìn kinh vạn điển; sau khi đắc đạo thì trí tuệ đại mở, muốn ngũ nhãn có đầy đủ thì phải bộc lộ sự từ bi hỷ xả, chẳng vì nghiệp chuyển, chơn tâm hiện ngay trước mắt thì gọi là phật.

 

Nhục nhãn : mắt thịt mà cha mẹ đã sanh, cũng chính là con mắt của chúng ta. Nhục nhãn có thể nhìn thấy thế giới vật chất, thế nhưng công năng của nó là thấy trước chẳng thấy sau, thấy sáng chẳng thấy tối, như chó mèo có thể nhìn thấy vật trong đêm tối, nhưng mắt của con người thì lại không có công năng ngày; thần kinh thị của nhục nhãn gắn liền với tâm; những cảm giác và tư tưởng trong tâm thì từ nhãn thần có thể khám phá nhận ra, do vậy Âm Phù Kinh nói rằng : “ nhãn giả tâm chi cơ ”, cổ nhân nói rằng : “ tà chánh quán nhãn tị ”. Nghiệp lực của chúng sanh không giống nhau, còn công năng của mắt cũng không hoàn toàn giống nhau, ví dụ như đây là một mặt tường, thế nhưng những người có mắc phải bệnh mù màu, cận thị, loạn thị, đục nhân mắt, lão thị thì nhìn thấy hoàn toàn không giống nhau; cái gọi là tất cả bệnh là do nghiệp mà sanh, thiện có thiện báo, ác có ác báo, còn nghiệp thì do tâm tạo, tâm là do sự quan sát của mắt mà phân biệt thiện ác, do vậy Khổng Tử dạy các đồ đệ của mình : “ phi lễ vật thị ” ( không hợp với lễ thì không nhìn ). Đạo đức kinh nói rằng “ ngũ sắc khiến cho người mù ”. Sách Trung Dung nói rằng : “ quân tử giới thận hồ kỳ sở bất đổ ” ( bậc quân tử ở những nơi mà người khác không nhìn thấy được thì cũng nên thận trọng và ngăn ngừa ); những từ Lễ chúc nói rằng “ nhị mục diệu hồi quang, nhất điểm chơn thái dương, nhãn tiền quán tức thị, đăng hạ khán huy hoàng ”. Do vậy, Phật Thế Tôn hỏi, một người đắc đạo có nhục nhãn bình thường hay không ? đương nhiên là có rồi, nhục nhãn chính là nhìn những hiện tượng vật lí này, chỗ khác nhau là nhãn căn thấy sắc thanh tịnh, niệm niệm tu hành pháp bát nhã ba la mật, trừ bỏ tâm mê, gọi là “ nhục nhãn ”.

 

Thiên nhãn : là nói về năng lực của thị giác siêu vượt thế giới vật chất bình thường, chẳng phân ngày, đêm, xa, gần đều có thể nhìn thấy, nói một cách khác, con mắt giống như X-quang vậy, những chướng ngại vật chất đều có thể nhìn thấu. Vào thời đại xuân thu chiến quốc, có vị danh y tên là Biển Thước, bởi vì đã uống thuốc của dị nhân Trường Tang Quân, sau một tháng thì mắt có thể nhìn thấy được ngũ tạng lục phủ, do vậy mà chẩn đoán bệnh tật cực kì là chính xác. Khi vực Đài Loan có một vị giáo sư Giang Thiếu Luân đã thành đạo, nghe nói rằng đã uống Bành Trướng Tễ, do vậy mà có thể nhìn thấy nhiều loại thế giới mà sáng tác ra một quyển :” Đa trùng vũ trụ khoa học và nhân sinh ” để chứng thực vũ trụ là đa trùng ( nhiều tầng, nhiều lớp ). Phương pháp đắc được thiên nhãn có hai loại : một loại là thiên nhãn nghiệp báo nhiều đời tiền kiếp tu trì ( là đặc dị công năng bẩm sanh ), một loại khác là tu giới định tuệ, tu đến tam bảo sung túc, khi công năng của sinh mệnh sung túc thịnh vượng đến cực điểm thì có cảnh giới này. Hôm nay, Minh Sư mở ra huyền quan khiếu của chúng ta cũng chính là mở ra con mắt thứ 3, sau này chỉ cần tiếp tục nghiên cứu đạo lí, hiểu nhân quả, nhìn thấy trong sắc thân có pháp thân, báo thân, quán tất cả chúng sanh đều có phật tánh, khởi tâm bi mẫn thương xót, rộng độ hữu duyên, trăm tuổi sau này linh tánh từ huyền quan cửa chánh hồi thiên, gọi là thiên nhãn thông.

 

Tuệ nhãn : Minh Sư chỉ điểm cho chúng ta huyền quan khiếu, là phương tiện dẫn đạo “ nương ngón tay thấy trăng ”, tuy rằng đắc một chỉ, thế nhưng chẳng nghĩ đến cái chỉ ấy, cũng không chấp trước cái tâm có đắc; do ngón tay mà nhìn thấy mặt trăng, nương nhờ vào một chỉ này mà khế ngộ chủ nhân ông bên trong huyền quan khiếu; sau này khởi tâm động niệm, lấy chủ nhân ông làm chủ phụ trách quản lí sự vụ, không dựa vào thức thần dụng sự nữa thì dục vọng chẳng sanh, tâm si chẳng khởi, chẳng nhiễm vi trần, lúc nào cũng dựa vào tự tánh bát nhã, phản quán nội chiếu, khiến cho trí chúc thường tỏ, đại mở trí tuệ, nhìn thấy tất cả chúng sanh đều có bát nhã tuệ tánh, soi thấy diệu lí của chơn không vô tướng, gọi là tuệ nhãn thông.

trí chúc : trí tuệ có thể quán sát rõ ràng tất cả, như nến soi vật )

 

Phật nhãn : Phật nhãn, ngoài việc có đầy đủ bốn nhãn trên ra, tất cả mọi thứ tam giới chẳng có cái nào mà không thấy triệt, tánh chơn thật của vạn sự vạn vật, chẳng có cái nào mà không tham ngộ chứng biết; những diễn biến của thiên thời, sự phổ truyền của đại đạo chẳng cái nào mà không biết rõ, thảy mọi tế hoặc đều vĩnh viễn dứt tận; tự tánh quang minh phổ chiếu, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu đều lấy chơn tánh làm chủ, toàn ở tánh quang diệu dụng, do vậy phát ra tâm bình đẳng đại từ đại bi, rộng độ hữu duyên, hiệp trợ ông trời phổ bàn thâu viên, đạt đến giác hành viên mãn, gọi là có đầy đủ “ phật nhãn ”. Sau khi đắc đạo, muốn ngũ nhãn có đủ, Minh Sư mượn nhờ vào ánh sáng đèn của Vô Cực để điểm thắp ngọn đèn sáng tự tánh, ngũ nhãn khai thông, giống như mặt trời quang minh vậy, phải đem sự quang huy sáng ngời của tự tánh bộc lộ ra ngoài, tràn đầy sự từ bi hỷ xả, ở tất cả mọi nơi quán chiếu tự tánh, tinh tiến tu trì, biết và hành hợp nhất; thể, dụng chẳng hai, bổn tánh nhất định đại phóng quang minh.

 

Kim Cang Kinh Lục Tổ khẩu quyết rằng : “ Tất cả mọi người thảy đều có ngũ nhãn, vì bị mê che lấp nên chẳng thể tự thấy. Do vậy Phật dạy chúng sanh trừ đi tâm mê, tức ngũ nhãn khai thông mở mắt ” . Thế nhưng người đời chỉ còn nhục nhãn, nếu ngay đến luân lí đạo đức chẳng tuân thủ, như dâm dục quá độ, e rằng ngay đến nhục nhãn cũng sẽ mất đi công năng, sự quang minh cũng khó bảo tồn rồi; do đó cái kiến của minh tâm kiến tánh là ngũ nhãn đều có đủ. Nhất thể đồng quán khải phát chỉ đạo, dẫn đường chúng sanh thảy đều có thể phá mê khai ngộ, phước tuệ song tu, đều thành cảnh giới của chánh đẳng chánh giác.

 

Sự chú giải về ý nghĩa của ngũ nhãn ở trên, hy vọng mọi người nghiên cứu, đi sâu vào tìm hiểu và tín thụ phụng hành.

 

Số lượt xem : 588