BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ngay lúc ấy mới là đạo phần 2 ( Lời của thầy )

Tác giả liangfulai on 2023-07-03 19:46:34
/Ngay lúc ấy mới là đạo  phần 2     ( Lời của thầy  )

Các đồ nhi vẫn còn có chỗ nào chưa tu viên mãn vậy ? Vẫn còn có trách nhiệm gì vẫn chưa tận hết được vậy ? Đồ nhi phải nhanh chóng nhận rõ đấy ! Chớ có lại quản việc cái đạo bàn này sau này phải chuyển biến như thế nào ? chuyển giao và tiếp nhận như thế nào ? Người nào lại ra làm sao !


Những điều này nên là những việc mà các con lo lắng bận tâm đấy sao ? Các con hãy nghĩ xem : trước mắt các con, ngay lúc ấy có biết bao nhiêu những việc bức thiết khẩn cấp cần các con đi làm ? Còn các con vẫn còn nhiều tâm tư như vậy, nhiều thời gian như vậy để đi nghĩ một số những sự việc vốn dĩ không thể biết sao ? Các con có cần phải hiếu kì như thế không ? Các con chẳng phải là không dụng tâm, chỉ là đem tâm dùng sai chỗ rồi, đúng không ?

 

Những đệ tử vào cái thời đại của Lão Tổ Sư làm gì mà biết được rằng những người bàn đạo tương lai sau này sẽ đem đạo truyền khắp chân trời góc biển, đại đạo sẽ truyền đến các nước hải ngoại ? Đấy là việc mà lúc ấy họ có thể nghĩ đến được không ? Do đó nói, tất cả những việc trời này đều là sự sắp đặt an bài của ông trời, tuyệt đối chẳng phải là nằm trong khả năng của con người đấy !

 

Đồ nhi ơi ! Điều mà các con phải bận tâm là : vào cái thời kì mạt hậu này, vấn đề mà thầy và sư mẫu, lão tiền nhân, tiền nhân của các con đều một lần lại một lần nhắc nhở các con chính là giả như nếu các con chẳng bàn đạo nữa, vậy thì khi các con đối mặt với một số những vấn đề và khảo nghiệm thì phải ứng phó như thế nào đây ? Các đồ nhi hãy nghĩ nghĩ xem, đằng sau các con dẫn theo một nhóm đông người, phải đi dẫn đạo họ như thế nào đây ? Các con lại phải đi củng cố tâm của chính mình như thế nào, thật tốt mà tu trì bản thân mình như thế nào đây ? Đấy mới là những việc thực tế nhất ở ngay trước mắt đấy !

 

Các con đều là đang bàn đạo như nhau, là chẳng phân mà phân; trên mặt thể chế thì là phân, nhưng trong âm thầm riêng tư thì không được phân rõ ràng như vậy. Cũng giống như việc các con ra bên ngoài đi khai hoang bàn đạo, gặp phải có chỗ cần phải giúp đỡ thì các con có phải tận sức mà đi giúp đỡ không ? Anh ta bàn, con bàn; anh ta hồng triển, con cũng hồng triển; đạo chẳng phải đều là đạo vụ hồng triển như nhau sao, phải không ? Nếu như các con phân rõ ràng như thế, tư tâm nặng như thế, tâm phân biệt nặng như thế thì sao có thể được ! Khi con có nhân tài, có thể đi giúp đỡ người khác thì đấy là việc mà con nên cảm thấy vinh quang mới phải đấy ! đúng không ? Hy vọng các con ghi nhớ kĩ trong tâm.

 

 

 

 

Cái gì gọi là đạo vụ hồng triển, không nhất định là phải bàn ra được một mảng đạo trường to lớn như thế nào. Để thầy đây cho cái ví dụ, một quả trái rất to, thế nhưng bên trong nó đã có sâu rồi, vậy quả này còn có ích không ? Những tánh nóng nảy, thói hư tật xấu của con chẳng sửa đổi thì là con sâu, trái lại, nếu như đạo vụ tuy rằng bàn chẳng được nhiều, quả trái nhỏ nhỏ, nhưng bên trong chẳng có sâu thì nó vẫn có giá trị của nó, đúng không ? Do đó nói, thành tựu chẳng ở lớn nhỏ, mà ở chỗ xác thực, vững chắc nghiêm túc thiết thực mà làm, đồ nhi ơi ! các con phải hiểu rõ một điểm này. Đạo chính là đi làm người một cách xác thực, đi thành toàn người một cách thiết thực; có bao nhiêu người thì thành toàn bấy nhiêu người. Các con chỉ cần thật tốt mà dẫn dắt các đạo thân tu bàn đạo, thật tốt mà đi làm, người ít thì lại có gì là quan trọng đâu ?

 

Có người nói rằng : “ Thầy ơi ! con cầu xin ngài cho con khỏe mạnh ! Bây giờ con có gia đình, có con cái, thầy để cho con sau 70 tuổi thì mới bắt đầu tu đạo, bàn đạo, thầy nhé ”. Loại tâm nguyện này có tốt không ? ( không tốt ) 70 tuổi sao lại chẳng tốt ? ( bàn chẳng được rồi ) , vậy thầy để cho con sống đến 60 tuổi, “ 60 tuổi con mới ra ngoài tu, bàn đạo ”, tốt không ? ( không tốt ) vì sao lại không tốt ? Bởi vì chẳng kịp rồi. Con có biết con có thể sống đến mấy tuổi không ? ( không biết ) đúng vậy ! Con nói con muốn đến sau 60 tuổi mới ra ngoài bàn đạo, chỉ sợ là con chỉ sống được đến 59 thôi đấy ! Vậy thì thầy chẳng phải là rất khó xử sao ? Thầy muốn hoàn thành tâm nguyện của con, để cho con ra ngoài tu bàn đạo, thế nhưng con lại chỉ sống được 59 tuổi, vậy chẳng phải trở thành thầy đây không từ bi rồi sao ?

 

Tu đạo là ai tu đây ? Có người nói rằng tu đạo chẳng phải là người bình thường có thể tu đâu, có một số càn đạo đều chẳng đến tu đạo, bảo rằng tu đạo là việc của phụ nữ ! “ Cái việc đến chùa cầm nhang cúng bái ấy càn đạo ( nam giới ) tôi đây mới không đụng vào ! ”, có người nói thế đấy ! Xin hỏi, sinh tử là việc của ai vậy ? ( bản thân ), tôi cứ tưởng là chỉ là việc của phụ nữ chứ ! Do đó nói, tu đạo là bản thân mình tu, bản thân mình đắc đấy ! Có người nói rằng phải đợi đến 70 tuổi mới tu đạo, thầy bèn rất lo lắng, đợi đến khi anh ta 70 tuổi rồi chẳng biết vẫn còn có đạo để tu bàn hay không ?

 

Có sự tương tụ ( tụ họp lại ) thì có sự ly biệt; có thị thì có phi, có đúng thì có sai; các con cứ là muốn nhấp nhô lên xuống trong những thị thị phi phi, đúng đúng sai sai, thành thành bại bại này, hay là muốn nhảy ra khỏi những nhân tố của những thị thị phi phi, đúng đúng sai sai, thành thành bại bại này ? Nếu như chúng ta ở bên trong cảnh khốn khó thì cũng chẳng cần phải buồn bã làm chi, bởi vì sự trôi qua của thời gian sẽ để các con rời khỏi cảnh khốn khó; thế nhưng nếu như chúng ta ở trong cảnh tốt đẹp vẹn toàn, thời gian cũng sẽ chẳng dừng nán lại, lẽ nào đến lúc ấy chúng ta lại phải đau lòng buồn bã sao ? Do đó vẫn cứ là con người xoay chuyển bên trong cảnh, phải không ? Thầy bảo với các con một câu : “ vẫy tâm tự tại sạch trong bụi ”, học cái tâm của thiền, cái tâm siêu phàm là cần phải thanh tịnh trong cái cõi hồng trần này, nếu như chẳng có những sự ô trược của bên cạnh xung quanh thì là thể hội chẳng được cảm giác trong đó đâu đấy.

 

 

 

 

Cũng giống như loại yên tĩnh thanh bình của thời khắc này, cái cảm giác an tường chúng ta đều dừng nán lại sâu trong đó, thế nhưng thời gian đang trôi qua, ai cũng không thể giữ lại vĩnh viễn thời khắc tốt đẹp nhất, nhưng chúng ta có thể sáng tạo ra nó. Tuy rằng thời gian đã qua đi, nhưng chúng ta vẫn là có thể mang cái tâm cung kính đối với tiên phật, lễ phật; có hoan hỉ, có bi thương – hoàn toàn là xem cái tâm của bản thân chúng ta. Cái đã mất đi rồi chẳng thể khôi phục lại, vậy lại hà tất phải buồn bã u sầu ? Phải biết rằng, cái duy nhất mà mình có được chính là ngay lúc ấy; chỉ có ngay lúc ấy mới là thuộc về con; nên nhìn con đường phía trước tốt đẹp, đi phương hướng tốt đẹp, vì ngày mai, vì tương lai mà nỗ lực; rốt cuộc thì chúng ta đã tận qua một phần tâm sức, rốt cuộc thì chúng ta đang làm trách nhiệm của mình. Ngay lúc ấy làm được tốt thì ngay lúc ấy đã thành rồi. Tiên Phật Bồ Tát là như thế nào mà thành ? Nhất tâm nhất niệm của họ ngay lúc ấy là từ bi, là vì chúng sanh, do đó bây giờ họ mới trở thành đối tượng để chúng sanh sùng kính sùng bái; các con cũng có thể gìn giữ loại tâm này. Các đồ nhi của thầy, khôn đạo mỗi người đều đoan trang, từ bi giống bồ tát; thầy tin rằng các con đều có thể làm được rất tốt; càn đạo mỗi người đều là dám làm dám gánh, dũng cảm đối mặt với mọi thứ, có tinh thần trách nhiệm, thầy tin rằng các con đều có thể làm được rất tốt.

 

Đồ nhi ơi ! Các con mỗi người đều có sức mạnh tiềm tàng, thế nhưng sức mạnh tiềm tàng ấy phải dựa vào ai để mở ra ? ( bản thân ) Thầy cũng nguyện ý trợ giúp các con; thầy cũng hy vọng các đồ nhi có thể phát huy sức mạnh của bản thân; thầy hy vọng sinh mệnh của các đồ nhi đều có thể huy hoàng xán lạn hơn, sinh mệnh của mỗi người các con đều có thể có ý nghĩa hơn. Tuy rằng có bi thì có hoan, thế nhưng bi thương thì cũng chẳng cần buồn bã u sầu, bởi vì cái mà chúng ta phải nắm bắt là ngay lúc ấy. Các con cảm thấy thời khắc này rất tốt không ? tâm linh an tịnh không ? thu hoạch được nhiều không ? có nguyện ý vĩnh viễn tiếp tục duy trì như thế vĩnh cửu không ?

 

Vị trí của nhân gian có ngồi thoải mái dễ chịu không ? ( chẳng ngồi thoải mái dễ chịu được ) Nếu như có một ngày khi con cảm thấy vị trí của nhân gian ngồi rất thoải mái dễ chịu, vậy thì con có thể ngồi vị trí trên trời rồi. Hiện giờ nếu vẫn còn rất khó ngồi thì biểu thị rằng vẫn còn có một khoảng cách, vẫn phải tiếp tục ngồi đấy ! Sau này con muốn thành phật ngồi ở bên trên hay là muốn làm người đứng ở bên dưới ? Các con phải làm những việc của tiên phật, tiên phật là đi khắp nơi, vả lại làm những việc mà tiên phật làm thì các con sẽ có sự từ bi và độ lượng của tiên phật, các con nguyện ý không ?

 

Vào lúc bàn cổ khai thiên của 6 vạn năm trước, việc sinh người sinh đất bắt đầu, trong khoảng thời gian ấy đã trải qua biết bao nhiêu triều đại, biết bao năm tháng, biết bao xuân thu, mãi cho đến hôm nay, các con đã đi một đoạn đường dài như thế rồi, cho đến hiện tại, đây là một lần cuối rồi, đồ nhi ơi ! Hãy chớ có mà từ bỏ; cái mà muốn hưởng thụ thì trước đây đều hưởng thụ đủ rồi; những cái mà muốn vui chơi thì trước đây cũng đều vui chơi đủ rồi; hãy nhân lúc các con vẫn còn có cái nhục thân giả thể mà nhanh chóng mượn giả tu chơn; không có cái nhục thân giả thể này thì các đồ nhi cũng chẳng cách nào tu bàn đạo đấy ! Đây là cơ hội một lần cuối rồi; ai cũng chẳng dám nắm chắc rằng có phải là vẫn còn có cơ hội kiếp sau, càng chẳng dám nắm chắc rằng kiếp sau vẫn có được thân người, có thể là súc sanh hoặc là thấp noãn thai sanh, bất cứ ai cũng đều không thể nắm chắc, không thể dự đoán; thứ mà duy nhất có thể nắm bắt chính là kiếp này, các đồ nhi phải biết rõ ràng thứ mà con muốn kiếp này là cái gì ?

 

Đời này kiếp này các con có cái nhục thân này, các con được triêm ơn trời, các con cầu đạo tu đạo, lại còn có đạo trường cho các con bàn đạo, đấy là ơn trời to lớn vĩ đại biết bao đấy ! Chẳng tu chẳng bàn là tổn thất của ai đây ? Từ xưa đến nay có đồ đệ trạng nguyên, chẳng có thầy trạng nguyên, phải không ? Các con đều là những đồ đệ trạng nguyên đấy ! Có muốn nỗ lực tiến lên không ? Các con đã hồ đồ mơ mơ màng màng trôi qua biết bao nhiêu năm rồi, vẫn còn may là ông trời từ bi, các con bây giờ vẫn còn kịp để tu bàn đạongay lúc ấy thì là đúng rồi, còn phải đợi cái gì đây ? Đợi gia đình sắp đặt an bài tốt rồi mới ra để tu sao ? Đợi sự nghiệp thành công rồi mới ra ngoài để tu bàn sao ? Đợi con sắp xếp thỏa đáng rồi mới đến giúp người khác sao ? Đợi các con lớn thêm một tí sao ? hay là đang đợi cái gì ? Thời gian của các con đều quá nhiều rồi, nhiều đến mức có thời gian có thể suy nghĩ bậy bạ lung tung, nhiều đến mức có thể so đo tính toán với người khác. Nếu như các con đem những thời gian ấy để tu lấy bản thân, dùng để giúp đỡ người khác vậy thì tốt biết bao. Các con đều đem thời gian lãng phí ở những tạp niệm vô nghĩa này, uổng trôi tháng ngày, giả treo cái danh tu đạo, đồ nhi ơi, hãy tự phản tỉnh kiểm thảo hỏi hỏi bản thân mình sau này phải thành tựu thế nào đây ?

 

Có thể các con sẽ cho rằng bản thân mình làm chẳng được tốt sẽ hổ thẹn đối mặt với thầy, nhưng không tốt thì rốt cuộc cũng đã làm rồi, làm rồi thì hãy để nó trở thành quá khứ, thành chuyện xưa, chớ có lại hồi ức nữa ! Điều mà các con phải chú trọng là hiện tại, như thế mới có thể sáng tạo ra vị lai, phải không ? Nếu như cứ mãi chìm đắm quá khứ, cứ mãi nghĩ bản thân mình quá khứ tốt đẹp, huy hoàng biết bao, vậy thì con cũng chẳng qua chỉ là người già cả mà thôi, bởi vì chỉ có người già cả mới chìm đắm bên trong những hồi ức của quá khứ; những người trẻ tuổi nên nắm bắt cái ngay lúc ấy. Thầy hy vọng các con tu đạo, tu đạo phải giống như người trẻ tuổi chân chính, vĩnh viễn giữ gìn lấy cái tâm phát ra ban đầu, vĩnh viễn gìn giữ lấy sức xông phá lớn, được không ?

 

Các con mỗi người đều hy vọng được quan tâm, được xem trọng, được yêu thương bảo vệ, thế nhưng vấn đề là ở chỗ các con muốn làm người được yêu thương bảo vệ, hay là làm người yêu thương bảo vệ người khác ? Người được yêu là vĩnh viễn đứng ở đấy bị động, chỉ có người đi yêu thương người khác mới là cực kì giàu có. Chúng ta chủ động cho người ta một cái mỉm cười, chẳng phải là muốn các con đi tặng lễ vật, mà là cho người ta một phần mỉm cười, một phần khẳng định, một phần khích lệ. Đồ nhi ơi ! Hãy thử đi làm xem, cái này đều là đạo trong cuộc sống đấy ! Cuộc sống sinh hoạt chính là tu đạo đấy !

 

Đồ nhi ơi ! Chớ có mà băn khoăn ở bên ngoài, cũng chớ có lại do dự chẳng quyết nữa, cái đạo này là thật, chẳng dối gạt con đâu. Nếu như con bảo rằng cái đạo này là giả, không sao, con đến xem một cái vậy ! Xem coi điểm nào là giả ? nếu như không có, vậy thì hãy thật tốt mà đi làm, họ đâu có bảo các con làm những việc đi ngược với thiên lí, triệt tiêu mất tính người ! đều là bảo các con hãy hiếu thuận với cha mẹ, thân ái với anh em, phải có tín với bạn bè, đều là những cái này, đấy là những điều bình thường nhất đấy. Chúng ta chỉ cần làm tốt những cái bình thường nhất, đấy chính là tu đạo; chúng ta ăn cơm đúng giờ ăn, ngủ đúng giờ ngủ, đấy chính là tu đạo, chính là đơn giản như vậy.

 

 

 

 

Ôi, người tu đạo ! dễ dàng phạm vào một lỗi bệnh chung, là lâu rồi thì sẽ nghĩ rất nhiều, rất phức tạp. Thầy đây cho các con cái ví dụ : Có một đồ nhi đã rất già rồi, râu đã một chòm lớn rồi; có một hôm Tiểu Tiên Đồng đến, rất thích chọc ghẹo người ta, hỏi ông ta rằng : “ lúc ngủ thì chòm râu ông để bên ngoài hay để bên trong ? ”. Người đó nói rằng : “ đúng rồi ! ông chẳng biết khi ngủ râu để bên ngoài hay bên trong nữa ”, kết quả là đêm hôm đó ông ta đã mất ngủ. Các con đoán xem tối hôm đó ông ta ngủ thế nào ? Ông ta suốt đêm đều nghĩ : “ râu của mình rốt cuộc phải để ngủ ở chỗ nào ? ”; kết quả là một tiếng trước đó ông đem râu để bên trong tấm chăn mền trước; sau khi ngủ một tiếng rồi, phát hiện rằng mình ngủ chẳng được, do đó ông lại đem râu để ra bên ngoài tấm chăn mền mà ngủ, vẫn là ngủ không được. Ôi ! làm sao đây ? Do vậy ông bèn quyết định thôi chẳng quản nữa, ngủ ! Mục đích là gì vậy ? ( ngủ ) tôi mặc kệ chòm râu nó ở đâu ! Sau đó ông ta mới phát hiện, thì ra khi ông ta ngủ có lúc râu ở bên trong tấm chăn, có lúc lại ở bên ngoài tấm chăn; lúc lạnh thì có khi râu sẽ tự mình chạy vào. Vậy thì là đúng rồi ! Mình mặc kệ râu nó ở đâu ! Đạo lí là như nhau.

 

“ Thầy ơi ! con bây giờ làm việc này tốt hay là đến phật đường làm việc kia tốt đây ? ”, làm việc gì thì tốt ? cái gì cũng đều tốt ! Làm việc thì là đúng rồi ! Hai việc chẳng cách nào tiến hành cùng lúc, thì phải cân nhắc xem hai cái lợi lấy cái nặng hơn, hai cái hại lấy cái nhẹ hơn, các con đều rất thông minh mà ! Lúc bình thường, tất cả mọi việc đều có thể xử lý xoay sở tốt như vậy, thế nhưng khi thật sự đến lúc thánh phàm xung đột thì “ đầu óc quay cuồng ”, sau đó bèn nói đấy là nghiệp lực. Do đó các con làm việc chớ có do dự quá nhiều, chúng ta chỉ cần đi làm một cách đơn thuần thì được rồi, chớ có quản việc râu nó ở đâu, mục đích của chúng ta là gì ? mục đích là làm việc đấy ! Một điểm này thì rất quan trọng rồi. Mục đích của mỗi người các con phải rất rõ ràng, vả lại tốt nhất là phải hợp với ý của thầy, sau đó thì đi làm.

 

Đồ nhi ơi, tu đạo chẳng phải là ở phật đường mới có đạo, phải hiểu rõ cái đạo lí này, bởi vì bản thân của việc tu đạo chính là cuộc sống, phải sống ra sinh mệnh thật sự của các con, hiểu không ? Một người tu hành chính là phải đem nó thực hành ra bên ngoài ở trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của conVào cái thời mạt hậu này, phải đặc biệt chú ý đến tâm niệm của mình; các con thường nói “ cậu thắng được người khác thì cậu là anh hùng, cậu thắng được chính mình thì cậu là Thánh Hiền ”, mà cái này thì xem con đi tu trì bản thân mình như thế nào, đi sửa đổi những thói hư tật xấu, tánh nóng của bản thân con như thế nào rồi, hãy buông xuống cái nhân tâm, thiên kiến của con, chỉ lưu giữ lại cái thiên tâm, bảo lưu cái lương tâm bổn tánh của con, lúc ấy mới có thể hợp đồng với Thánh Hiền; nếu như chỉ yêu cầu cái nhân tâm của các con đồng với Thánh Hiền, đấy là điều không thể; chỉ có buông xuống cái tư tâm thiên kiến của bản thân, Ngã chấp Ngã kiến, thói hư tật xấu, tánh nóng thì loại tâm này mới có cách đồng với Thánh Hiền, hiểu không ?

 

 

Đồ nhi ơi, đạo ở trên tự bản thân, chẳng phải là chỉ có ở một điểm này đâu ! Lão Tiền Nhân của các con đã nói qua rồi, đạo ở từng li từng tí trong cuộc sống. Thời điểm thức dậy đến rồi thì phải dậy, việc bàn xong rồi thì đi ngủ; lúc nên thức dậy thì thức dậy, lúc nên ăn cơm thì ăn cơm, lúc nên ngủ thì ngủ, đấy là đạo.

 

Các con phải học biết khắc chế bản thân, chớ có để cho bản thân mình quá hưởng thụ; nếu như con cảm thấy rằng chẳng sao, con có thể việc gì cũng tùy ý lại chẳng trầm mê, trong những biến động mà con vẫn có thể lấy được sự an tịnh, trong những biến động mà con cũng có thể ứng dụng hoạt bát, vậy thì thầy đây chẳng yêu cầu con. Nếu như con ở chốn lầu xanh vẫn có thể gìn giữ một cái tâm thuần khiết lại không vượt ra ngoài quy củ, vậy thì đạo của con đang triển hiện trong cuộc sống sinh hoạt rồi.

 

Cha, mẹ ở nhà phải hành đạo gì ? Nếu như cha chẳng nhân từ, con chẳng hiếu thảo, vậy thì cái xã hội này sẽ biến thành như thế nào ? Thường thường nghe người ta nói rằng cha không ra cha, con chẳng ra con, đấy là các con bắt đầu nhìn thấy cái “ không đúng ” của người khác và cái “ đúng ” của bản thân mình, nghe có hiểu không ? Con cảm thấy cha của con chẳng nhân từ, vậy là con nhìn thấy ông ấy không nhân từ thì con có phải là cũng sẽ theo vậy mà bất hiếu, theo vậy mà không nhân từ ? Bởi vì cha không tốt, cho nên đem cái tấm gương này cho mình xem, do đó mình cũng không tốt theo. Ông ta nếu như đã chẳng nhân từ thì mình cũng bất hiếu, đấy gọi là sự đáp lễ có đi có lại, đúng không ? Hôm nay muốn hóa cái thế giới này thành liên hoa bang ( cõi nước hoa sen thanh tịnh ) thì phải nhìn cái đúng của người khác, nhận cái không đúng của bản thân; cha chẳng nhân từ, con cũng bất hiếu theo, vậy là sai lầm đấy.

 

Đồ nhi có biết thiên hạ vì sao đại loạn không ? Bởi vì mọi người đều chẳng có ở yên với địa vị mình đang ở mà nỗ lực đi làm tốt những việc mình nên làm. Thế nhưng người bây giờ sẽ nghĩ : “ muốn tôi tu đạo, làm người tốt, hành hiếu đạo thì cậu phải cho tôi một môi trường như thế thì tôi mới có thể làm tốt được ”. Cha, mẹ, một người đam mê cờ bạc, một người ham ăn ham chơi, cái đứa con này làm sao có thể làm tốt ? Nếu như cha chẳng rõ lí, chẳng nhân từ, cũng chẳng giống người làm cha làm mẹ, xin hỏi, con của họ có phải là có thể không tốt theo ? ( Không được ) Vậy thì nên thế nào đây ? Vẫn là phải làm tốt bổn phận làm con. Nếu như mỗi người đều tận cái đạo bổn phận của mình, vậy thì mỗi nơi đều là đạo trường của các con.

 

Các con có biết bản thân mình phải tận cái đạo gì không ? Ở trong môi trường hoàn cảnh hoặc trong đạo trường của bản thân các con thường hiển hiện ra mỗi cái pháp tướng khác nhau. Ví dụ như, ở trong trường thì là pháp tướng của trường học; trên đạo trường thì là pháp tướng của bàn sự nhân viên; Còn hôm nay các con ngồi ở đây nghe thì là pháp tướng của lớp viên. Có câu nói rằng : “ một loại gạo nuôi trăm loại người ”, có phải là chẳng phân người da trắng, người da đen, người da vàng, người da hồng, toàn bộ đều ăn gạo như nhau ? Vậy thì nếu đã một loại gạo nuôi trăm loại người, ăn đều là như nhau, con người lại vì sao mà có trăm loại cá tính vậy ? Vì sao có trăm loại tánh nóng tật xấu vậy ? Đấy chính là chỗ đau đầu. Do đó, các con hôm nay phải học làm người; cha mẹ của các con từ nhỏ thì đã bắt đầu dạy bảo các con, giữa người với người phải tiếp xúc qua lại như thế nào, phải không ? Cá tính giữa người với người khác nhau nhiều như vậy, tánh nóng thói hư của cá nhân lại khác nhau, các đồ nhi phải ứng xử qua lại với người ta như thế nào đây ? Đấy là công phu đấy ! Do đó mới phải có đạo, phải có cái tâm bao dung, phải bao dung tất cả những khuyết điểm của đối phương; nhìn thấy những khuyết điểm của người khác thì chúng ta phải phản tỉnh bản thân mình có phải là cũng đã làm được rất ngay đúng ?

 

Bởi vì các đồ nhi thân gánh chức vị ấy thì thường thường vì cái chức vị ấy mà phiền; thế nhưng vì sao người xưa bảo rằng “ thiên hạ vốn không việc, kẻ phàm tự chuốc phiền ” vậy ? Con chỉ cần ở yên vị trí hiện tại mà làm cho tốt, đem bổn phận của mình làm cho tốt thì được rồi, chớ có lại đi phiền não những chuyện khác. Con học cho tốt việc học của con thì chẳng cần lo quản việc người khác có phải là lợi hại hơn con không ! Núi này cao có núi khác cao hơn, mỗi người đều muốn lấy hạng nhất, vậy ai lấy hạng nhì đây ? Do đó có rất nhiều việc đều là bản thân mình nghĩ, tự mình đi tìm chuốc phiền não đấy. Có cần phải vậy không ? Đồ nhi ơi ! Điều mà các con thật sự cần phải phiền não là cái gì, biết không ? Là phiền não về đức tánh của con có đủ không đấy ! Con người sợ nhất là đức tánh chẳng đủ, biết không ?

 

Con người sống trên đời này, các con liệu có biết điều quan trọng nhất là làm gì không ? Theo đuổi thiên thời đấy. Đáng sợ nhất là không nắm bắt được thời cơ. Cái gì là lỡ mất thời cơ vậy ? nên là lúc con phải đi hành động mà con lại chẳng làm được, lỡ mất cơ hội tốt đẹp này, gọi là lỡ mất thời cơ. Cũng giống như các con ở trên đường nhìn thấy một cụ già té ngã, có phải là con nên đỡ cụ ấy đứng dậy ? Thế nhưng lúc ấy con tam tâm lưỡng ý : “ mình có phải đi đỡ không ? người khác nhìn thấy có cười nhạo mình không ? ”, sau đó từ từ thì con vượt qua cụ già này rồi. Cụ già ấy có thể được người ta đỡ dậy, hoặc có thể vẫn còn ở đấy, thế nhưng sau khi con đi qua đoạn đường này rồi, nếu như lại muốn quay đầu đi đỡ ông cụ ấy dậy thì đã không còn kịp nữa rồi, bởi vì đã chẳng còn nhìn thấy ông cụ ấy nữa. Lúc này sự khiển trách trong tâm con có nặng không ? Đấy chính là cái cảm giác lỡ mất cơ hội. Do đó hãy nhân lúc vở kịch lớn Bạch Dương vẫn còn đang thịnh hành thì hãy nhanh chóng nắm bắt lấy cơ hội này mà đi làm đấy !

 

 

Số lượt xem : 430