BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Lòng Tin Bất Thoái Chuyển ( Trích Lục Những Lời Từ Bi Của Hoạt Phật Ân Sư )

Tác giả liangfulai on 2023-06-14 22:22:26
/Lòng Tin Bất Thoái Chuyển ( Trích Lục Những Lời Từ Bi Của  Hoạt Phật Ân Sư )

 ( Trích Lục Những Lời Từ Bi Của

Hoạt Phật Ân Sư )

 

Đồ nhi ơi ! Chớ có chỉ biết cứu người, độ người, chớ có quên mất bản thân mình cũng là người, cũng là đối tượng cần phải cứu độ đấy. Cái “ Chơn Nhân ” ấy bên trong Huyền Quan Khiếu con càng phải hiểu rõ “ ngài ấy ”, tự tánh tự độ, Phật chẳng thể độ.


Sức mạnh của Tâm là lớn nhất, nếu tâm muốn làm thì tự nhiên có thể thành, nếu không thì chẳng cách nào đạt thành. Có lòng tin chẳng thoái chuyển rồi, bảo đảm con sẽ thành Tiên làm Phật làm Bồ Tát. Nếu như đối với bản thân chẳng có lòng tin, nghi ngờ liệu phải chăng có thể thành Tiên làm Phật, thì cả đời của con bèn chẳng cách nào thành Tiên làm Phật được, bởi vì con hoài nghi bản thân, chẳng có lòng tin. Bất cứ việc gì cũng đều từ lòng tin mà đến, có lòng tin thì có thể thành.

 

Con cho bản thân mình sức mạnh lòng tin thì ông trời cũng sẽ ban cho con sức mạnh lòng tin. Chỉ cần các con có lòng, chỉ cần các con bằng lòng nguyện ý, thầy cũng bằng lòng nguyện ý dẫn dắt các con, chỉ sợ rằng các con chẳng chịu ghi nhớ kĩ trong lòng những lời mà thầy đã nói, hiểu không ?

 

 

 

 

Đạo chẳng phải là khó tu, mà là cái tâm của con chẳng dễ khống chế lấy; hãy khống chế tốt cái tâm của bản thân con, để bản thân có thể bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu đều bình tâm tĩnh khí, vậy thì bất cứ là lúc nào, chỗ nào, thế giới cũng đều có thể thái bình.

Trí tuệ của người tu đạo chẳng phải là triển hiện trong những động cổ núi sâu, mà là đi thể nghiệm trong cuộc sống sinh hoạt xung quanh mình. Tâm chẳng thể tịnh, linh chẳng thể thanh, thì Đạo đương nhiên bèn chẳng cách nào khế nhập nội tâm của con được.

Người thông minh thì phải làm những việc thông minh, phải biết bình hạ tâm khí, tự phản tỉnh lấy bản thân thì mới có thể thông qua tầng tầng lớp lớp những khảo nghiệm.

Đồ nhi ơi ! Con muốn có môi trường hoàn cảnh tu đạo tốt thì trước hết phải có cái tâm trong sạch, con nếu như cứ mãi chỉ yêu cầu đòi hỏi môi trường hoàn cảnh tốt thì có ích gì hay không ? Tâm cảnh tốt thì cái gì cũng đều tốt, tâm cảnh tệ thì cái gì cũng đều tệ cả, biết không ? Con có thể làm được đến như vậy thì sự “ khảo nghiệm ” đối với con mà nói bèn giống như một cơn gió thổi qua vậy, là chẳng đại biểu cho bất cứ ý nghĩa gì cả.

 

Đạo, là người ngộ thì đắc. Tu thì cócon nếu như có thể thường bảo trì gìn giữ sự thanh tịnh thì tất có thể lãnh ngộ những chân lí của bên trong nó.

Vào cái lúc mạt hậu này chẳng có điều kì lạ gì là không có, những sự thật thật giả giả khiến cho con người ta phân chẳng rõ ràng, thế nhưng các đồ nhi ngốc phải dùng chơn trí tuệ của các con để phân biện rõ, có lí thì tiếp nhận, chẳng có lí thì hãy ngẫm nghĩ cân nhắc đắn đo rồi quyết định ! Lúc bình thường phải trau dồi nhiều vào, đọc các kinh điển của Thánh Hiền Tiên Phật, lấy kinh điển của Thánh Hiền Tiên Phật làm chỗ quy y.

 

Đồ nhi ơi !  Tu đạo có phải là trước tiên phải đạo lí thông đạt ? Đạo lí thông đạt rồi thì cái đạo mà mình hành mới không có những sự trở ngại, bởi vì đạo lí có thể dẫn mê nhập ngộ, đột phá ải khó.

Tu đạo phải cẩn ngôn thận hành, cẩn thận những lời nói hành động của chúng ta, chú ý đến những lời nói của chúng ta, phản tỉnh lại những hành vi của chúng ta thì mới có thể ít có lỗi sai. Thân thể phải nỗ lực thực hành, biết và hành phải hợp nhất thì mới có thể hiển hiện ra sự tôn quý của Đạo.

Đức, phải bồi dưỡng ở đâu ? Bồi dưỡng ở bên trong cuộc sống sinh hoạt ngày thường, vào những lúc con chịu phải những sự khốn khó, những sự uỷ khuất thì càng có thể bồi dưỡng ra sự tu dưỡng, hàm dưỡng, đức hạnh của con; chẳng có trải qua tầng tầng lớp lớp những sự khảo nghiệm này thì làm sao chịu đựng nổi rất nhiều những nghiệp lực như thế ? làm sao mà bồi dưỡng ra được tánh đức của con đây ?

Đồ nhi ơi ! Ở trên con đường tu bàn đạo lâu như vậy rồi, công phu “ định tĩnh ” của con cứ mãi chẳng cách nào đạt thành, phải nên làm sao đây ? Đề thi nho nhỏ thì có thể khiến cho tâm của con nóng vội như lửa đốt vậy, chẳng cách nào ứng biến, vậy thì lúc gặp phải đại nạn, con lại phải làm sao vượt qua ải đây, đến lúc ấy chẳng phải là càng hoang mang hoảng loạn chẳng biết làm thế nào cho tốt đó sao ? Người xưa nói rằng : “ cấp trung sanh trí ”, một người mà có thể nảy sinh trí tuệ trong lúc nguy cấp thì có thể nhìn ra được anh ta có công phu tu dưỡng bao nhiêu ! Con lúc lâm nguy mà chẳng loạn thì mới có thể cho bản thân một con đường sống để chạy thoát, con dẫn ra cơ hội hy vọng sinh tồn trước rồi thì những người ở phía sau mới có hy vọng đấy ! Đồ nhi ơi ! Theo như thế mà xem thì con có thể lúc bình thường chẳng hạ công phu “ định tĩnh ” hay sao ?

 

Tu đạo - việc này nói thì đơn giản nhưng cũng thật không dễ dàng, nói là không dễ dàng gì nhưng thật ra lại cũng rất đơn giản thôi, chỉ là xem căn cơ của con.

Nếu như thật sự muốn bàn đến hai chữ “ tu hành ” thì phải thường xuyên quán chiếu thì mới có thể chạy ra khỏi sự ảo tưởng của “ Tâm ” và “ Cảnh ”, những nhược điểm của con mới có thể quan sát phát giác nhận biết ra được, đấy là công phu nội thánh của con.

 

Hy vọng đồ nhi mang giữ một cái tâm cam tâm tình nguyện tu đạo bàn đạo, kiên trì giữ vững đến cùng cho đến khi đã đậy nắp quan, hãy mang giữ cái đạo tâm của bản thân, hàm dưỡng đức hạnh của bản thân, đạo nơi thầy truyền tu nơi tự thân, đức do người tích, mệnh do trời định, đem tất cả mọi sự quang vinh đều quy về ông trời, đem tất cả mọi thành tựu thảy đều hồi hướng chúng sanh. 

 

 

Tôi Thời Thời Khắc Khắc

Tự Đòi Hỏi Bản Thân

 

 

( Những Lời Từ Bi của Tế Công Hoạt Phật trong Pháp Hội tại Phật Đường Thánh Quang ở New Zealand. )

 

 

 

Tôi thời thời khắc khắc tự đòi hỏi bản thân : tà dâm chẳng sanh nơi tâm, thị phi chẳng nói ra miệng.

Niệm niệm thanh tịnh thuần thiện, lời lời thành khẩn chẳng dối.

Bỏ ra tâm sức vì người khác thật nhiều, phước tuệ bèn tăng thêm trong ấy.

Ít vì bản thân tranh đoạt, những vướng bận nhất định sẽ tiêu giảm từ đây.

Nhiệt tình trợ giúp người, chẳng ghét bỏ những người bần tiện, tỉ mỉ quán chiếu những khiếm khuyết trong trần thế.

An phận giữ mình chẳng cưỡng cầu phú quý, dụng tâm thể nghiệm sự có đầy đủ trong sinh mệnh.

Chẳng so đó tính toán ghi nhớ những lỗi xưa của người, luôn cảm ân biết đủ; tâm linh yên tĩnh tản phát mùi hương êm dịu.

Không chỉ làm quý nhân của bản thân, còn làm quý nhân của cha mẹ, con cái, chồng, vợ, thân thích, bạn bè và chúng sanh.

Vì bản thân tạo phúc, biết phúc, trân trọng phúc, cũng tạo phúc cho cộng đồng, tạo phúc cho cái thế giới này.

Ghi Chú : Lão Sư từ bi muốn chúng ta trì niệm những lời trên mỗi ngày nhiều lần, tối thiểu 5 lần, trong thời gian 100 ngàySau mỗi lần tụng kinh xong nên trì niệm những lời trên.

 

Số lượt xem : 723