BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 17 - 18 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-12 15:33:32
/Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 17 - 18 )

Phần thứ mười bảy 

Cứu cánh vô ngã


Phân giải

 

Tu Bồ Đề muốn đắc đạo lí rốt ráo của việc trụ tâm, hàng phục tâm, cho nên Phật toàn lấy những việc xảy ra trên người mình để khai thị, khiến cho biết nhân không pháp không là cứu cánh vô ngã.

 

Nguyên Văn

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Phải biết rằng, vì nghĩa-lý của kinh nầy chẳng thể nghĩ-bàn được, nên quả-báo cũng không thể nghĩ-bàn được!"

 

Bấy giờ, ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật: "Bạch đức Thế-Tôn! Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, phải trụ-tâm như thế nào? Phải hàng-phục tâm mình như thế nào?".

 

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác đó, thời phải sanh-tâm như vầy: Ta phải diệt-độ tất cả chúng-sanh, diệt-độ tất cả chúng-sanh xong, mà không có một chúng-sanh nào thiệt diệt-độ.

 

Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát mà còn có tướng ngã; tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả thời chính là chẳng phải Bồ-tát.

 

Vì cớ sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Vì thiệt ra không có pháp chi phát-tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác cả?

 

Nầy Tu-Bồ-Đề, nơi ý của Ông nghĩ thế nào? – Ở nơi chỗ đức Phật Nhiên-Đăng thì Như Lai có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác chăng?"

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Không, như chỗ con hiểu nghĩa-lý của lời Phật dạy, thời ở nơi đức Phật Nhiên-Đăng, Đức Thế Tôn đã không có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác cả."

 

Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi đức Như-Lai đặng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu còn có pháp nào mà đức Như-Lai được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời đức Phật Nhiên-Đăng bèn chẳng thọ-ký cho Ta rằng: "Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni."

 

Bởi thiệt không có pháp chi để được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cho nên đức Phật Nhiên-Đăng đã thọ ký cho Ta, mà nói lời nầy:

 

"Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni." Bởi vì sao? Vì Như-Lai đó chính là nghĩa các pháp như-như.

 

Nếu có người nói rằng: Đức Như-Lai được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

 

Này Tu-Bồ-Đề! Thiệt ra không có pháp chi mà đức Phật được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

 

Này Tu-Bồ-Đề! Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác của đức Như-Lai chứng được, trong đó không thiệt, không hư, vì thế đức Như-Lai nói, tất cả pháp đều là Phật-pháp.

 

Này Tu-Bồ-Đề! Tất-cả pháp mà đức Phật nói đó, chính chẳng phải tất-cả pháp, cho nên gọi là tất-cả pháp.

 

Này Tu-Bồ-Đề! Ví như thân người cao lớn."

 

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai nói thân người cao lớn, chính là chẳng phải thân cao lớn, đó tạm gọi là thân cao lớn".

 

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Bồ-tát cũng như thế. Nếu nói lời như vầy: Ta sẽ diệt-độ vô-lượng chúng-sanh, thời vị đó không gọi là bực Bồ-tát.

 

Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi gọi là Bồ-tát.

 

Vì thế, Như Lai nói tất cả pháp, không ngã, không nhân, không chúng-sanh, không thọ-giả.

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát nói như thế nầy: Ta phải trang-nghiêm Phật-độ, thời vị ấy không gọi là bực Bồ-tát.

 

Bởi vì sao? Vì Như-Lai nói trang-nghiêm Phật độ đó, chính chẳng phải trang-nghiêm, đó tạm gọi là trang-nghiêm.

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát thông-đạt được lý không-ngã, không-pháp đó, thời Như-Lai gọi là thiệt phải bực Bồ-tát.

 

Khái luận :

 

Tu Bồ Đề đến lúc này, nghe nghĩa kinh phật nói đã hiểu rõ cái thuyết hộ niệm phó chúc chư bồ tát. Bây giờ, lại hỏi thiện nam tín nữ phát tâm bồ đề nên trụ tâm như thế nào, hàng phục tâm như thế nào ? vẫn là thánh phàm chi kiến chưa biến mất, nơi tất cả chúng sanh tức nghĩa là chẳng phải chúng sanh. Vả lại Như Lai vì người phát đại thừa mà nói, vì người phát tối thượng thừa mà nói, và thiện nam tử, thiện nữ nhân, đủ thứ công đức của việc trì kinh, kinh nghĩa quả báo, chẳng thể nghĩ bàn, bèn nghĩ đến thiện nam tử, thiện nữ nhân phát tâm bồ đề không thể không thọ trì kinh này. Nhưng mà hiện tại và về đời mạt thế sau này, những thiện nam tín nữ chưa được đích thân kế thừa đủ thứ diệu pháp mà Như Lai đã nói trước đây, chưa hẳn đột nhiên có thể lãnh hội cái thuyết tối thượng thừa của đại thừa này. Nếu lúc phát tâm bồ đề này thì nên trụ tâm như thế nào, hàng phục tâm như thế nào vẫn là ý mà kinh văn phần thứ hai của bổn kinh đã hỏi. Tự độ độ người, khẩn thiết khuyên bảo, ở đây có thể thấy. Cho nên Phật Như Lai dùng phát tâm bồ đề vô pháp để đoạn trừ pháp nghi của Tu Bồ Đề.

 

Giảng nghĩa :

 

Lúc này, Tu Bồ đề nhân cơ hội lại hỏi Phật Như Lai rằng : Thiện nam tín nữ đã phát tâm bồ đề làm thế nào có thể khiến tâm bồ đề thường trụ ? làm thế nào có thể hàng phục tâm vọng niệm ? Phật bảo với Tu Bồ Đề rằng : tâm bồ đề vốn dĩ tự có đầy đủ, chẳng qua chỉ do chúng sanh bị bụi trần nhiễm che khuất. Thiện nam tín nữ đã phát tâm bồ đề thời phải sanh tâm như thế này, như tất cả chúng sanh, phiền não, vọng tưởng, lấy xả, nhân ngã, tham sân, đố kị, đủ thứ tứ tướng, Như Lai ta phải trừ diệt độ thoát tất cả từng cái một. Nhưng mà Như Lai ta cái gọi là diệt độ chẳng qua là chỉ điểm tánh chơn, khiến cho tự ngộ, bên ngoài chẳng thấy những chúng sanh đã độ, bên trong chẳng thấy cái tôi có thể độ. Nếu chúng sanh đã thấy chơn tánh, đã diệt độ rồi thì bát nhã quán chiếu, đã thường trụ bất diệt, nói đến cùng, thật chẳng có một chúng sanh được ta độ. Đấy là do duyên cố gì đây ? chính là do những bồ tát học đạo nếu tồn cái tâm Như Lai ta phải diệt độ, giống như thế thì tứ tướng vẫn chưa trừ, thì phát tâm bồ đề từ đâu đây ? sao có thể gọi là bồ tát ? đấy lại là do duyên cố gì đây ?

 

Phật lại bảo rằng : “ này Tu Bồ Đề ! chính là tánh vốn dĩ không tịch, hoàn mĩ một cách tự nhiên, người phát tâm này chẳng qua tự tu tự ngộ mà thôi ! trong cái chân tánh,, thật chẳng có cái pháp phát tâm bồ đề.

Phật lại bảo rằng : “ này Tu Bồ Đề ! ý của ông như thế nào ? đức Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng có pháp đắc cái tâm bồ đề này chăng ?

Tu Bồ Đề đáp rằng : bạch Thế Tôn chẳng có pháp đắc cái tâm bồ đề này. Theo con hiểu những đạo lí mà thầy đã nói thì Thầy của con ở chỗ Phật Nhiên Đăng, tự tánh tự ngộ, chứ chẳng có pháp đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 

Phật lại bảo rằng : Đúng thế, này Tu Bồ Đề ! đức Như Lai lúc ấy, tất cả những hạnh đã tu thật chẳng có đắc cái pháp bồ đề.

Phật lại bảo rằng : “ này Tu Bồ Đề ! nếu nói là có pháp khả đắc ( có thể đắc ) cái pháp bồ đề thì Phật Nhiên Đăng đã chẳng thọ kí cho ta, ngay lúc ấy đã nên truyền thụ cho ta cái pháp thành Phật rồi, lại hà tất dự báo đời sau mới làm Phật ? Thật tế là bởi vì chẳng có pháp đắc bồ đề, cho nên Phật Nhiên Đăng mới thọ kí cho ta và dự định danh hiệu thành phật đời sau gọi là Thích Ca Mâu Ni. Ông biết hàm ý của từ Như Lai chăng ? Như Lai nghĩa là bổn tánh sáng trong, chẳng nhiễm chẳng trước, như bổn lai ( cái gốc ban đầu ) , cho nên gọi là Như Lai. Nếu người ta chẳng biết cái dụng ý này, thì nói sai rằng Như Lai ta ngoài ra còn có pháp có thể đắc bồ đề.

 

Phật lại bảo rằng : này Tu Bồ Đề ! phải biết chân như tự cụ ( cụ nghĩa là có ), thật sự ngoài ra chẳng có pháp có thể đắc bồ đề.

Phật lại bảo rằng : này Tu Bồ Đề ! Như Lai ta, sở đắc bồ đề là bình đẳng chân như, thật tướng diệu pháp, không thể dựa vào sắc tướng để nhìn thấy, chẳng thể dùng lời nói để cầu, cho nên Như Lai ta nói trong đủ thứ các pháp, có thể tự ngộ chân như ( bản chất chơn thật, tánh tướng chơn thật - phật tánh ) , đều là phật pháp.

 

Phật lại bảo rằng : này Tu Bồ Đề ! Tất cả các pháp mà đức phật đã nói đó chẳng phải thật sự có tất cả các pháp đó , nhưng chỉ là mượn cái tên gọi là tất cả các pháp mà thôi !

Phật lại nói rằng : này Tu Bồ Đề ! ví như thân người, vừa cao vừa lớn, là lớn thật chăng ? Tu Bồ Đề đáp rằng : bạch Đức Thế Tôn ! pháp thể thanh tịnh, đo bằng hư không mới là lớn. Cái thân lớn mà thầy con nói là có sanh có diệt, bèn có giới hạn, đâu có đáng gọi là lớn, chẳng qua chỉ là mượn tên gọi mà thôi !

 

Phật lại bảo rằng : này Tu Bồ Đề ! Bồ Tát cũng như thế, chân như thanh tịnh, gọi là bồ tát. Độ chúng sanh vốn là việc trong bổn phận bồ tát, nếu nói ta là bồ tát, phải diệt độ tất cả chúng sanh, thì là tức là có ngã tướng, chẳng phải là Bồ Tát ! đấy là do duyên cố gì đây ?

 

Phật lại bảo rằng : này Tu Bồ Đề ! chỉ có cái thanh tịnh này gọi là bồ tát, thật chẳng có pháp khác gọi là bồ tát. Cho nên, Như Lai ta nói trong tánh chẳng có tứ tướng, chân tánh trống không, chẳng những không có chúng sanh, cũng chẳng có cái gọi là bồ tát, có thể biết càng không có cái gọi là diệt độ.

 

Phật lại bảo rằng : này Tu Bồ Đề ! nếu Bồ Tát nói, ta phải trang sức nghiêm chỉnh quốc độ của Phật, thì là ( chấp ) trước ở chỗ có tướng, không được gọi là Bồ Đề. Duyên cố này là do đức Như Lai nói trang nghiêm phật độ chẳng phải là cái trang nghiêm của bề ngoài, chẳng qua mượn cái tên gọi là trang nghiêm mà thôi !

 

Phật lại nói rằng : này Tu Bồ Đề ! nếu trực hạ đại triệt đại ngộ, nhân không pháp không, tịch tĩnh vô ngã, ngã thân ( cái thân ta ) nếu đã không, ở đâu có cái tâm trang nghiêm độ sanh, như thế thật sự là bồ đề.

 

 

Phần thứ mười tám 

Nhất thể đồng quán

 

Phân giải

 

Ở đây nói tâm, phật, và chúng sanh là ba cái không khác biệt. Rời chúng sanh chẳng có phật, rời Phật chẳng có chúng sanh, rời tâm cũng chẳng có chúng sanh, cũng chẳng có phật. Trong tâm của chúng sanh đều có phật tánh, nhưng đi lại lục đạo, tuỳ theo nghiệp mà bị lay chuyển. Trong tánh hải của phật, vốn có chúng sanh, nhưng bao la vạn hữu, tuỳ duyên bất biến. Tên tuy có phàm thánh, thể của nó thì là một. Chỗ khác biệt của nó là ở chỗ chúng sanh tuỳ theo nghiệp diễn biến mà đánh mất bổn thể, phật chẳng vì nghiệp chuyển, mà liễu ngộ chân tâm. Chỗ tinh vi khó thấy giữa chuyển và bất chuyển của nó là chân vọng tâm làm then chốt. Ngộ thì toàn tướng thành tánh, tức chỗ vọng thấy chơn. Mê thì toàn tánh thành tướng, tức chỗ chơn khởi vọng. Chơn vọng đồng thời, bất nhất bất dị ( chẳng phải một mà cũng chẳng phải khác ) . Cái gọi là nhất thể đồng quán, tức là nói phật tánh vốn có của chúng sanh, so với phật vốn dĩ vô nhị vô biệt chẳng hai, chẳng khác ) , phật biết chúng sanh là đồng thể ( cùng một thể ), do đồng thể mà khởi đại bi.

 

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có nhục nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai có nhục-nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có thiên-nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có thiên-nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có huệ-nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có huệ-nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có pháp-nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có pháp nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có Phật-nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có Phật-nhãn."

 

Ngũ nhãn : nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, phật nhãn mà trong kinh đã nói đều là minh giác ở trong tánh. Phàm thấy đủ hình sắc của chúng sanh là nhục nhãn, sắc thân tự có nhục nhãn. Phàm thấy đại thiên thế giới huệ tánh phổ chiếu, ánh sáng nhiếp đại thiên (大千) là thiên nhãn. Phàm thấy bát nhã của tự tánh, phản quán nội chiếu, trí chúc thường rõ ( trí tuệ có thể quan sát rõ ràng tất cả, như nến soi vật ) là huệ nhãn. Phàm thấy tất cả các pháp đều Không, hiểu tất cả các pháp Không, hiểu thấu thế giới, là pháp nhãn. Phàm phóng đại quang minh, phá tất cả mọi u ám, chân tánh thường sáng rõ, trên từ chư thiên, dưới đến Cửu u ( phía sau âm sơn của cõi u minh của âm tào địa phủ có Cửu u thập bát ( 18 ) ngục, theo truyền thuyết thần thoại cổ đại trung quốc ) hoàn toàn chẳng có tí chướng ngại, là phật nhãn. )

 

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như bao nhiêu cát trong sông Hằng, đức Phật có nói là cát chăng?" . Đại để chúng sanh đều có ngũ nhãn này, chẳng khác với Phật. Nhưng do bị tứ tướng lục trần che khuất, chỉ có mắt thịt mà thôi. Sách nho viết : Tâm của Thánh Nhân có Khiếu ( 竅 ), tức cái gọi là Ngũ nhãn.

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai nói là cát."

 

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Ví như có bao nhiêu cát trong một sông Hằng, thì cũng có số những sông Hằng, bằng số cát như thế, cõi Phật như bao nhiêu số cát trong những-sông-Hằng đó, như thế, cõi Phật có nhiều chăng?"

 

Số những sông Hằng bằng số cát trong một sông Hằng, lấy một hạt cát ví von một sông Hằng, ví von hết số cát ấy, thì cái nhiều của sông đã là vô lượng. Lại lấy bao nhiêu số cát trong những sông Hằng đó để ví von thế giới, một hạt cát ví von một thế giới, mỗi một thế giới có con số Tam thiên đại thiên thì thế giới lại thành vô lượng vô viên. )

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều!"

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Bao nhiêu thứ tâm-niệm của tất cả chúng-sanh trong ngần ấy cõi nước, đức Như-Lai đều biết rõ. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói các thứ tâm đều là chẳng-phải-tâm, đó gọi là tâm. Vì cớ sao thế? Nầy Tu-Bồ-Đề! Tâm quá-khứ không có chi mà đặng, tâm hiện-tại không có chi mà đặng, tâm vị-lai không có chi mà đặng.

 

Phi tâm ( chẳng phải tâm ), tâm thể của người vốn dĩ hư tịnh, tất cả vọng niệm từ trong hỷ ( vui ), nộ ( giận ), ai ( bi ai ), lạc ( khoái lạc ), ái ( yêu ),  ( ác ), bi ( sầu bi ), khủng ( sợ hãi ) mà sanh, đều chẳng phải cái tâm bổn nhiên bổn lai diện mục ), do đó gọi là chẳng phải tâm.

 

Nhớ nghĩ chuyện trước đây gọi là tâm quá khứ. Nghĩ đến chuyện bây giờ gọi là tâm hiện tại. Nghĩ đến chuyện sau này gọi là tâm vị lai. Bất khả đắc nghĩa là vốn dĩ chẳng có.

 

Khái luận

 

Phần văn trên phá pháp chấp, ngã chấp, kết hợp để thông đạt pháp vô ngã. Không nói vô pháp ( chẳng có pháp ), mà nói  pháp ngã ( chẳng có pháp ngã ) , thì biết rằng pháp diệt là ngoan không, không đáng nói là viên minh diệu giácChấp pháp thì trụ tướng, cũng không đáng nói là viên minh diệu giác. Pháp vô ngãpháp phi hữu mà chẳng rơi vào Pháp phi vô mà không ngưng trệ nơi Tích, chính là biết rằng phi phápphi phi pháp. Có thể đạt nghĩa thật tướng của nó, mà quên là phi pháp, phi phi pháp, cảnh giới bậc này, chẳng có khả năng phản quán nội chiếu, thì không thể nhận ra sự vi diệu của nó. Cho nên phần này lấy ngũ nhãn quán sa giới ( thế giới nhiều như số cát sông Hằng ) để hỏi. Muốn quán ( quan sát, xem xét ) người, trước hãy quán mình, quán thấy giác tánh vốn dĩ thanh tịnh của mình thì biết đấy là tâm bồ đề, tức cái gọi là đạo tâm. Sau khi quán thấy mình khởi ý niệm tứ tung, tức biết đấy chẳng phải là tâm bồ đề, cũng tức là cái gọi là nhân tâm. Chúng sanh của sa giới đều có phật tánh, do đó nói là thế giới của phật. Phật dựa vào quán kỉ ( quán bản thân ) để quán nhân ( quán người khác ) thì chúng sanh một thể. Bao nhiêu thứ tâm niệm của chúng sanh trong ngần ấy cõi nước, đức Như Lai đều biết rõ. Chúng sanh chạy theo nhân tâm, chẳng theo đạo tâm, do đó nói đều là chẳng phải tâm, là lấy cái tên gọi là tâm. Đủ thứ tâm quá khứ, hiện tại, vị lai đều là vọng tâm, vốn dĩ trong giác tánh là chẳng có. Phải nói rằng, cái thể thật tâm, linh khí của tiên thiên chính là cái người người đều có, là vô cực, vốn dĩ thanh tịnh vô vi, nhưng bị trần lao của hậu thiên che khuất, muốn người ở trong đấy phân biệt ra nhân tâm, đạo tâm thì không thể không có công phu quán chiếu nhận ra. Ngũ nhãn chánh có sự thần diệu của việc nhận ra, không nhận ra thì không thể thông đạt pháp vô ngã.

 

Phụ ngôn

 

Đắc Sơn Thiền Sư nghiên cứu tinh thông luật tạng, thông đạt tánh tướng chư kinh. Đức Sơn Đại Sư họ Chu, vì thường diễn thuyết kinh Kim Cang Bát Nhã lấy đó làm đắc ý nhất, nên thời nhân gọi Sư là Chu Kim Cang. Lúc bấy giờ, nghe Nam phương Thiền tông thịnh hành, Sư rất bất bình nói với sa môn :

 

“Kẻ xuất gia muôn kiếp học uy nghi của Phật, vạn kiếp học tế hạnh của Phật. Vả lại vẫn chưa được thành phật mà những kẻ ma ở phương Nam dám nói ‘Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.’ Ta phải ruồng tận hang ổ của chúng, diệt hết đống ma quái để đền ân Phật.” Do đó, Sư bèn khăn gói lên đường, mang theo bộ Thanh Long sớ sao ra khỏi nước Thục, tới Lễ Dương. Giữa đường, bụng đói meo, nhìn thấy có bà lão ở quán trà bán bánh rán. Đức Sơn Đại Sư bèn vào trong quán mua bánh ăn cho đỡ đói. Bà lão của quán trà chỉ gánh của Sư hỏi : gánh này gói mang thứ gì ? Đức Sơn Đại Sư đáp : đó là Thanh Long Sớ Sao. Bà lão hỏi rằng : là nói kinh gì ? Sư đáp rằng : là nói kinh kim cang. Bà Lão nói rằng : ta có một câu hỏi, nếu ông có thể trả lời thì xin cúng dường bánh điểm tâm này, bằng đáp không được, mời thầy nhanh chóng rời khỏi. Sư ưng ý, bà liền hỏi : “Trong kinh Kim cương có nói ‘Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc.’ Vậy không biết ý của thầy là Thầy điểm cái tâm nào? ” Sư lặng thinh, không đáp được, đành gánh gói mà lúng túng đi nơi khác. Người đàn bà đã chỉ Sư đến tham vấn Thiền sư Long Đàm Sùng Tín. Sau đó, ông ở đó ngày càng tinh tiến, cuối cùng đại triệt đại ngộ, đã thành đạo rồi.

 

Lục Tổ nói : “ niệm trước, niệm sau và niệm nay, niệm niệm chẳng bị tà kiến nhiễm. ” . Trương Chuyết rằng : “ nhất niệm bất sanh toàn thể hiện. ”

Do thuộc phi tâm ( chẳng phải tâm ) , cho nên có cái tên gọi là tâm, nếu biết tâm thể tĩnh hư, vốn chẳng có một vật thì quá khứ, hiện tại, vị lại đều chẳng can đến việc của tâm, lại ở đâu có bao nhiêu thứ tâm niệm khả đắc mà gọi tên ?

 

Giảng nghĩa

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có nhục nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai có nhục-nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có thiên-nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có thiên-nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có huệ-nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có huệ-nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có pháp-nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có pháp nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có Phật-nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có Phật-nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như bao nhiêu cát trong sông Hằng, đức Phật có nói là cát chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai nói là cát."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Ví như có bao nhiêu cát trong một sông Hằng, thì cũng có số những sông Hằng, bằng số cát như thế, cõi Phật như bao nhiêu số cát trong những-sông-Hằng đó, như thế, cõi Phật có nhiều chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều!"

 

Phật lại bảo với Tu Bồ Đề rằng : Chẳng cần nói chi cho xa xôi đến những cõi như bao nhiêu số cát trong sông Hằng, cho dù gần như trong quốc độ của ông, tâm của tất cả chúng sanh, tuỳ tình mà chuyển biến, chạy theo cảnh mà sanh, điên đảo vọng tưởng, các các nhất tâm, chủng chủng bất nhất, đức Như Lai dựa vào ngũ nhãn thanh tĩnh đều thấy hết đều biết hết. Đấy là do duyên cố gì đây ? tất cả tâm mà đức Như Lai đã nói đều là vọng tâm của chúng sanh, chẳng phải chân tâm thường trụ ở trong tánh, biết chẳng phải là cái tâm của vọng tâm mới có thể hiện cái bổn thể của Bồ Đề. Đấy mới có thể gọi là tâm. Là do duyên cố gì vậy ?

 

Phật lại bảo rằng : “ này Tu Bồ Đề ! cái phi tâm ( chẳng phải tâm ) mà đức Như Lai đã nói là cái chân tâm thường trụ, tịch nhiên bất động, vật đến thì giác.

Quá khứ chẳng có tâm ngừng trệ, hiện tại chẳng có tâm chấp trước, vị lai chẳng có tâm dự kì ( kì vọng trước ), phản quán bên trong thì tam tâm đều bất khả đắc ( vốn dĩ chẳng có ). Biết cái bất khả đắc của nó, thì cái bát nhã thanh thanh tịnh tịnh hiện ra, chính là cái gọi là tâm tịnh mà đạo tâm sanh, đấy mới là cái chân tâm của Bồ Đề, là nhất thể đồng quán.

Số lượt xem : 465