Hòa hợp cộng sự ( Lời của Thầy )
Cộng sự quý ở chỗ hòa hợp, giữa mọi người tôn trọng lẫn nhau là nhân tố quan trọng để đạt thành sự việc thuận lợi viên mãn.
Sự tôn trọng thật sự chính là thấu hiểu thông cảm bao dung, nếu có sự hiểu lầm thì sự tình dễ dàng trở nên phức tạp, khó mà thành tựu; tôn trọng không phải là sự ứng phó bằng lời nói ngoài miệng, mà là sự thành khẩn, khiêm cung hòa nhã bên trong, cùng nhau gánh vác, thấu hiểu thông cảm bao dung lẫn nhau, khuyên bảo thỉnh cầu mọi người đồng tâm đồng đức, đồng chí đồng đạo, hợp tâm, yêu thương trợ giúp lẫn nhau, khích lệ và khoan thứ lẫn nhau, cùng nhau thành tựu một đại sự nhân duyên này.
Mười năm rồi
Mười năm rồi, đồ nhi nhận thấy đạo có thật hay không ?
Mười năm rồi, đồ nhi nhận thấy lí có thật hay không ?
Mười năm rồi, đồ nhi nhận thấy rằng thiên mệnh thật hay không ?
Mười năm rồi, đồ nhi nhận thấy rằng việc tiên phật mượn khiếu là thật hay không ?
Mười năm rồi, đồ nhi nhận thấy cái tâm tu đạo của bản thân mình có thật hay không ?
Mười năm rồi, đồ nhi nhận thấy cái nguyện bàn đạo của mình có thật hay không ?
Mười năm rồi, đồ nhi nhận thấy rằng tình của các đồng tu có thật hay không ?
Mười năm rồi, đồ nhi nhận thấy rằng duyên của thầy trò ta có thật hay không ?
Thầy khẳng định các đồ nhi đều thật sự là mỗi bước một dấu chân, đi mãi cho đến nay, thầy cũng tin rằng đạo tâm của đồ nhi đến hôm nay thật sự vẫn tồn tại, chỉ là một phần tâm này thật sự có còn thuần khiết chơn thành như lúc trước đây khi mới học dâng khăn hay không ? Một phần tâm này thật sự có nghiêm túc giống như trước đây lúc đang luyện nói tam bảo hay không ? Một phần tâm này thật sự có ngây thơ trong sáng như trước đây lúc đang học các bài Thánh ca hay không ? Cái gọi là rõ đạo tinh tiến nghĩa là hiểu rõ cái chơn đạo của bản thân mới có thể tinh tiến đối với phương hướng được; nếu chuyên cầu cái đạo ở bên ngoài thân thì e rằng mê mất chơn tánh mà tự bản thân chẳng biết. Đạo dễ hiểu mà khó hành. Đồ nhi vào lúc thao bàn đạo vụ của một phương phải chăng đã thờ ơ không chú ý đến việc phối hợp với đại thể ? Đồ nhi vào lúc đang âm thầm thành toàn chúng sanh phải chăng đã không chú ý đến việc tự bản thân dẫn dắt phát động ?
Mười năm rồi, đồ nhi từ chỗ đạo mới đã tu đến đạo cũ hay chưa ?
Mười năm rồi, đồ nhi từ chỗ tánh nóng nảy đã tu đến có khí chất của đạo hay chưa ?
Mười năm rồi, đồ nhi từ những oán trách đã tu đến cảm ân hay chưa ?
Mười năm rồi, đồ nhi từ sự tàn nhẫn đã tu đến nhân từ hay chưa ?
Mười năm rồi, đồ nhi từ chỗ bi quan đã tu đến lạc quan hay chưa ?
Mười năm rồi, đồ nhi từ chỗ cố chấp đã tu đến tùy hỷ hay chưa ?
Mười năm rồi, đồ nhi từ chỗ ích kỷ đã tu đến bố thí hay chưa ?
Tánh phải tu được có sự từ bi, có trí tuệ thì mới có thể thanh tịnh; tâm phải tu được có lý tính, có cảm tính thì mới có thể thanh tịnh sáng tỏ; thân phải tu được có sức khỏe, có năng lực tài cán có ích cho đời thì mới có thể cao quý; tu đạo trong thời kì bạch dương chẳng dễ, đồ nhi ơi ! Đạo của các con là tu như thế nào vậy ! Khi gặp phải nghịch cảnh thì chẳng có tâm trạng tu, đợi đến lúc thuận cảnh thì quên mất việc tu, lúc gặp phải khảo nghiệm lại khó khăn tu; lúc kinh tế đình trệ suy sụp thì càng không có thời gian tu, thầy xem thấy rằng đồ nhi thông thường đều là khi có vấn đề yêu cầu sự giúp đỡ thì mới hối hả gấp rút tu, cái tâm thái trao đổi điều kiện với ông trời đấy ! Sự tu đạo như thế này lại làm sao có thể xem là có sự thể ngộ đây ?
Đồ nhi ơi ! Tu đạo phải chuyên tâm chú ý, phải càng tu thì càng Vô Ngã ( không có cái tôi ) ,
chớ có càng tu càng Vì Ngã ( vì cái tôi, vì bản thân ) ,
phải càng tu càng buông xả được, chớ có càng tu càng tham đắc.
Mười năm rồi, cuộc sống của đồ nhi có phối hợp với việc tu đạo bàn đạo không !
Mười năm rồi, nguyên tắc của đồ nhi có phối hợp với sự trọng thánh khinh phàm không !
Mười năm rồi, biểu hiện của đồ nhi có phối hợp với tài pháp song thí không !
Mười năm rồi, sự kiên trì của đồ nhi có phối hợp với việc thanh khẩu trường chay không !
Mười năm rồi, kim tuyến của đồ nhi có phối hợp với việc tôn sư trọng đạo không !
Mười năm rồi, nguyện lực của đồ nhi có phối hợp với sự tinh tiến thật tế không !
Mười năm rồi, cách nghĩ của đồ nhi có phối hợp với những lí niệm của trung tâm không !
Mười năm rồi, sự thành tâm của đồ nhi có phối hợp với trung hiếu nhân nghĩa không !
Tu đạo không phải là cứ mãi cân nhắc xem mình phải gánh vác trách nhiệm gì mới thích hợp; tu đạo không phải là cứ mãi chọn lựa mình phải ở trong môi trường hoàn cảnh gì mới thích hợp; tu đạo không phải cứ mãi so đo tính toán mình phải theo vị lãnh đạo nào mới thích hợp; tu đạo càng không phải là cứ mãi đang tám xem ai không hợp với ai, là tính cách hợp hay không hợp, là tác phong hợp hay không hợp, hay là sự tiếp xúc cư xử qua lại hợp hay không hợp. Đồ nhi chỉ cần ghi nhớ lấy hai chữ : phối hợp, phối hợp thiên thời, phổ độ tam tào, tu bàn thâu viên, phối hợp thời cục, Thánh Phàm kiêm lo, Nhân Ngã song toàn, phối hợp chúng sanh, cương nhu đều có, nhân tài thí giáo, phối hợp đạo trường, khai hoang gìn giữ, nhất quán tinh thần.
( Ghi chú : Nhân tài thí giáo : Căn cứ vào trình độ nhận biết, năng lực học tập và tố chất tự thân của các học sinh khác nhau mà lựa chọn phương pháp học tập thích hợp với đặc điểm của mỗi học sinh, phát huy những sở trường của học sinh, bù đắp cho những thiếu sót của học sinh, kích phát sự hứng thú học tập của học sinh, xây dựng niềm tin của học sinh, từ đấy mà thúc tiến sự phát triển toàn diện của học sinh .)
Mười năm rồi, đồ nhi vẫn là lúc tiến lúc thoái, làm sao đây ?
Mười năm rồi, đồ nhi vẫn là nửa công nửa tội, làm sao đây ?
Mười năm rồi, đồ nhi vẫn là oán này oán nọ, làm sao đây ?
Mười năm rồi, đồ nhi vẫn là nói thị nói phi, làm sao đây ?
Mười năm rồi, đồ nhi vẫn là qua được thì qua, chẳng cầu tinh tiến, làm sao đây ?
Mười năm rồi, đồ nhi vẫn là chẳng có tự tin chắc chắn, làm sao đây ?
Mười năm rồi, đồ nhi vẫn là chấp trước như vậy, làm sao đây ?
Đồ nhi nói xem, nên làm sao đây ? làm sao đây ? làm sao đây ?
Cứ xem xem tùy theo sự tiến triển của sự việc mà bàn, phải không ! xem thiên thời mà nên bàn, xem đạo vận mà chóng bàn, xem bản thân mà có thể bàn, xem chúng sanh mà dám bàn, xem lí niệm mà tu bàn, xem nhân duyên mà hợp bàn, xem tiền bối mà học bàn, xem đại thể mà cộng bàn.
Bàn sự có thể thuận theo tâm ý của mình mà bàn, thế nhưng bàn đạo thì phải có thể thích ứng môi trường hoàn cảnh, trong bất cứ cảnh ngộ nào đều có thể hài lòng thỏa mãn;
Bàn sự có thể dựa theo tâm ý của mình mà hành sự, thế nhưng bàn đạo thì phải kính lão tôn hiền;
Bàn sự có thể kiên trì cố chấp ý kiến của mình, thế nhưng bàn đạo thì phải trao đổi ý kiến thành toàn qua lại;
Bàn sự có thể một người nắm quyền, thế nhưng bàn đạo thì phải vạn chúng chia sẻ trách nhiệm gánh vác.
Con đường đạo mà muốn thuận lợi thì nhất định cần phải lũy tích kinh nghiệm, đạo tâm muốn bất biến thì nhất định cần phải tích lũy đạo học; đạo phạm ( phong phạm ) muốn thường tồn thì nhất định cần phải tích lũy đức hạnh; đạo trường muốn an vững thì nhất định cần phải tích lũy tinh thần.
Mười năm rồi, đồ nhi đều chỉ biết lau rửa tay nhưng lại chẳng biết rửa sạch tâm !
Mười năm rồi, đồ nhi đều chỉ biết tham giá nhưng lại chẳng biết về nhà !
Mười năm rồi, đồ nhi đều chỉ biết sắp ban nhưng lại chẳng biết chỉnh tề !
Mười năm rồi, đồ nhi đều chỉ biết chấp lễ nhưng lại chẳng biết trang nghiêm !
Mười năm rồi, đồ nhi đều chỉ biết phát tâm nhưng lại chẳng biết khổ tâm !
Mười năm rồi, đồ nhi đều chỉ biết tu đạo nhưng lại chẳng biết hộ đạo !
Mười năm rồi, đồ nhi đều chỉ biết phụ trách nhưng lại chẳng biết hy sinh !
Mười năm rồi, đồ nhi đều biết từ bi nhưng lại chẳng biết hỷ xả !
Thứ nhất, sứ mệnh nên gánh vác phải tự biết lấy. Thứ nhì, đạo vụ nên thúc đẩy mở rộng phải thông hiểu. Thứ ba, bước chân nên tuân thủ đi theo phải nhận biết lấy. Thứ tư, phương hướng của nơi kí thác cuối cùng phải biết rõ. Đồ nhi ơi ! Đi trên con đường tu bàn sao có thể không ý thức vậy ? Đồi với con đường ra của tâm tánh sao lại có thể hiểu không sâu không toàn diện ? phải vậy không ? Nên biết rằng, biết bao nhiêu nhân duyên hội hợp mới có thể có căn cơ, biết bao nhiêu căn cơ bám vững mới có được cơ hội, biết bao nhiêu cơ hội nắm bắt mới có thể có sự tham dự, biết bao nhiêu sự tham dự tham gia mới có thể có được một phần, biết bao nhiêu những trải nghiệm khảo nghiệm mới có thể có sự thể hội, biết bao nhiêu sự thể hội cảm động mới có thể có sự phát tâm, biết bao nhiêu sự phát tâm tu bàn mới có thể có đạo khí, biết bao nhiêu đạo khí ngưng tụ mới có thể có sức mạnh, làm Tiền Hiền khó hay là làm Hậu Học khó đây ? Là càn đạo dễ tu hay là khôn đạo dễ luyện ? là tài thí dễ dàng hay là pháp thí đơn giản đây ? là mục tiêu vĩ đại hay là quá trình đặc sắc đây ?
Mười năm rồi, đồ nhi hãy tinh tiến thêm một chút có được không ?
Mười năm rồi, đồ nhi càng rõ lí một chút có được không !
Mười năm rồi, đồ nhi hãy dám gánh vác một chút có được không !
Mười năm rồi, đồ nhi hãy buông xuống thêm một chút có được không !
Mười năm rồi, đồ nhi hãy sửa đổi tánh khí một chút có được không !
Mười năm rồi, đồ nhi hãy có thể tự chủ một chút có được không !
Mười năm rồi, đồ nhi hãy có thể đi ra ngoài một chút có được không !
Mười năm rồi, đồ nhi hãy có tầm nhìn xa một chút có được không !
Có những đồ nhi một chút khảo nghiệm thôi thì đã không được rồi, có một số đồ nhi một chút áp lực thôi thì đã không ổn rồi, có những đồ nhi một chút uẩn khúc ( chịu sự đối đãi bất bình ) thì đã không ổn rồi, có những đồ nhi một chút khổ nạn thì đã không xong rồi; hành đạo chớ có bị động, hành đạo phải chủ động, hành đạo chớ có cố gắng dùng thủ đoạn để dành được sự sủng ái của người khác; hành đạo phải thông lí, hành đạo chớ có phóng túng, hành đạo phải cẩn thận nghiêm túc thiết thực.
Mười năm rồi, đồ nhi tiền phải kiếm, tâm có phải tu không !
Mười năm rồi, đồ nhi việc phải làm, đạo có phải bàn không !
Mười năm rồi, đồ nhi công phải lập, duyên có phải rộng không !
Mười năm rồi, đồ nhi đạo phải an, đức có phải bồi không !
Mười năm rồi, đồ nhi việc phải thành, ý có phải đồng không !
Mười năm rồi, đồ nhi tội phải tiêu, nguyện có phải liễu không !
Mười năm rồi, đồ nhi hành phải xa, đường có phải lát không !
Mười năm rồi, đồ nhi nhà phải lớn, người có phải hòa không !
Mười năm rồi đấy ! Những cái mà thầy nên nói cũng đã nói rồi, những cái mà đồ nhi nên nghe cũng đã nghe rồi, những cái mà thầy nên làm cũng đã làm rồi, những cái mà đồ nhi nên có cũng đã có rồi, những cái mà ông trời nên khảo cũng đã khảo rồi, nơi mà đồ nhi nên ở cũng đã ở rồi, những cái mà ông trời nên ứng cũng đã ứng rồi, những cái mà đồ nhi nên đắc cũng đắc được rồi, những cái khác còn lại thì xem coi đồ nhi có muốn hay không mà thôi, xem xem coi đồ nhi có muốn học tập nữa, xem xem coi đồ nhi có muốn tích cực nữa, có muốn tiếp tục nữa, có muốn trân trọng nữa không thôi. Đồ nhi phải trân trọng mình có căn cơ thâm hậu, đồ nhi phải trân trọng có nhân duyên đi tiếp nữa, đồ nhi phải trân trọng có sự dẫn dắt của các tiền bối, đồ nhi phải trân trọng có sự khai phát soi sáng của chân lí, đồ nhi phải trân trọng có thân thể khỏe mạnh, đồ nhi phải trân trọng có trách nhiệm có thể gánh vác, đồ nhi phải trân trọng có cơ hội có thể ra sức, đồ nhi phải trân trọng có sự hòa thiện làm chỗ quy dựa. Phải Thánh Phàm kiêm lo ( chăm lo cả việc thánh việc phàm ), chớ có nói rằng chẳng dành ra được thời gian; phải tài pháp song thí, chớ có nói rằng làm không được hoàn toàn, phải đồng tâm hiệp lực, chớ có nói rằng đạt không thành tâm nguyện, phải công đức song tiến, chớ có nói rằng thành chẳng nổi Thánh Hiền.
Mười năm rồi, đồ nhi đạo tâm có chuyên chưa ?
Mười năm rồi, đồ nhi điểm đạo có chuyên chưa ?
Mười năm rồi, đồ nhi lên bục giảng có chuyên chưa ?
Mười năm rồi, đồ nhi nấu ăn có chuyên chưa ?
Mười năm rồi, đồ nhi có chuyên bới tìm những thói hư tật xấu của bản thân chưa ?
Mười năm rồi, đồ nhi có chuyên tìm những phiền phức cho các đồng tu không ?
Mười năm rồi, đồ nhi có chuyên khiến cho các Tiền Hiền nhức đầu không ?
Mười năm rồi, đồ nhi có chuyên khuấy động thị phi không đây ?
Đồ nhi ơi, có chuyên hay không ? chuyên và không chuyên, chỉ xem đồ nhi chuyên đến đâu, chỉ sợ đồ nhi đều chuyên đi đến địa ngục thôi ! Đồ nhi ơi ! Thầy phải hỏi các con rồi, học lực của đồ nhi đã học cao đến mức nào rồi ? có học đến cao đẳng đại học chưa ? là chuyên ngành gì đây ? Ôi ! chuyên gia có chuyên môn, vậy thầy hỏi các đồ nhi, các chuyên gia y học có biết cứu trị cho linh tánh không ? Các chuyên gia tâm lý có biết trừ bỏ đi những vô minh không ? Các chuyên gia thiên văn có biết thiên đường ở đâu không ? Các chuyên gia thám hiểm có biết cánh cửa sanh tử ở đâu không ? Ôi ! tu sửa vòi ống nước đấy, chẳng biết uống nước nhớ nguồn; lát đường đấy, chẳng biết đường ra ở chỗ nào ? thí giáo dục đấy, chẳng biết trung hiếu nhân nghĩa. Chuyên tâm học tập chẳng sợ không có cơ hội thoát rời hoàn cảnh môi trường khốn khổ, chuyên tâm bỏ ra tâm sức chẳng sợ không có sự cảm ứng thu về; chuyên tâm phụ trách không sợ chẳng có nhân duyên thành tựu; chuyên tâm xây dựng chẳng sợ không có lầu cao vạn trượng.
Số lượt xem : 520