Giải thoát và Kí thác khác nhau ( Những lời từ bi dặn dò của Hoạt Phật Ân Sư )
Cầu đạo : có thể siêu sanh liễu tử, giải thoát rốt ráo →thành Phật Đạo.
Tín giáo : là tịnh hoá nhân tâm, giúp người làm việc thiện → tu nhân đạo.
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn rằng : “ Sanh tử là việc lớn, các ngươi suốt ngày chỉ cầu phước điền, chẳng cầu lià khỏi biển khổ sanh tử, tự tánh nếu mê, phước làm sao có thể cứu được ? ”.
Tự tánh vốn dĩ là chìa khoá của vận mệnh, chẳng có chìa khoá thì mở không ra sợi dây xích của vận mệnh, nhảy không ra khỏi sự luân hồi sinh tử. Cầu đạo là chiếc chìa khoá mở ra bổn tâm tự tánh, có thể khiến người ta nhảy ra khỏi luân hồi, siêu sanh liễu tử.
Tín giáo thì tuy có thể giúp người làm việc thiện, thế nhưng chỉ có thể nói là một loại kí thác trên mặt tâm linh ( kí thác : gửi gắm, nương nhờ ) . Tự tánh nếu mê muội mất rồi, tất cả mọi phước báo đều sẽ bị hưởng tận hết, thậm chí phước chuyển thành hoạ, càng đáng tiếc hơn nữa chính là vẫn còn ở bên trong sự luân hồi của tứ sanh lục đạo; do đó muốn cầu ruộng phước thì cần phải hạ công phu nơi tâm địa của bản thân, tâm địa chính là chỗ của Minh Sư Một Chỉ “ lúc ” cầu đạo, đấy là bảo tạng nguồn tâm đấy !
Cầu đạo chẳng có gì khác, rất đơn giản, khai mở tâm mà thôi. Hãy để cho tâm của con mở ra; khi mở ra con mới có thể an ủi chúng sanh; khi mở ra con mới biết rằng thì ra con hạnh phúc biết bao, khi mở ra con mới biết rằng sự hài lòng thoả mãn của hiện tại vẫn chưa đủ, còn phải càng hài lòng thoả mãn, càng cảm ân hơn nữa. Hy vọng rằng các đồ nhi hãy mở ra cái tâm của các con, nên mở rộng tấm lòng của các con, để cho càng nhiều những điều tốt lành tiến vào.
Hy vọng rằng tâm của các đồ nhi giống như những vì sao, giống như mặt trăng sáng soi vậy; bất luận là chúng sanh ở đâu, chỉ cần khi chúng sanh cần đến ánh sáng quang minh, các con hãy mở ra ánh sáng quang minh của tự thân cho chúng sanh thiên hạ, vĩnh viễn soi sáng chúng sanh; chỉ cần mọi người có tâm, cho dù là ánh sao nho nhỏ, vẫn có thể soi sáng tất cả mọi người, vẫn có thể dẫn dắt tất cả mọi người.
Hy vọng các con sau này không ngừng xông ra đủ thứ các ải khó, không ngừng trưởng thành, dùng sinh mệnh hữu hạn để phát huy lượng vô hạn. Hãy thật tốt mà yêu thương trân trọng bản thân, hãy thật tốt mà phát huy chính mình, nhận lí thật tu, thầy ở Nam Bình Sơn chờ đợi các con, chớ có một đi không quay đầu lại; thầy đây thời thời khắc khắc chờ đợi các con, cho dù là khi các con đã mê muội mất, thầy cũng chưa từng buông bỏ các con.
Đường đi là do tự mình đi ra đấy, biết không ? Hãy trân trọng lấy sinh mệnh của chính mình, chớ có để bản thân sống uổng phí vô ích; tồn tâm tốt, nói lời tốt, làm việc tốt là điều nhất định phải ghi nhớ lấy. Hy vọng từ nay về sau, đồ nhi của thầy tâm chẳng loạn, đường chẳng lệch, có thể minh tâm kiến tánh; hy vọng các con có thể nắm lấy cái tâm của các con, nắm được định, tâm nếu định thì con đường mà chúng ta đi bèn sẽ không lệch lạc mất, sẽ không thiên lệch, biết không ? Tâm nếu định, đường chẳng lệch, các con bèn có thể minh tâm kiến tánh, minh tâm kiến tánh mới có thể trở về Vô Cực Lí Thiên. Hãy ghi nhớ kĩ lời bàn giao dặn dò của thầy, mỗi một đồ nhi hãy thật tốt mà bảo trọng. Hy vọng thầy đây sau này đến phật đường vẫn còn có thể nhìn thấy các con, có được không ? Được ! Tạm biệt các đồ nhi.
Bậc giác và kẻ mê
( Từ huấn của Sư Mẫu )
Chúng sanh, chúng nhân sở sanh chúng duyên sở thành ( do các nhân các duyên mà sanh thành ) , chúng sanh cũng là từ “ một đại sự nhân duyên ” sanh mà đến, cũng phải từ “ một đại sự nhân duyên ” diệt mà đi, đến đi sanh diệt là nhân duyên, chẳng phải tự tánh, do đó nói “ duyên khởi tánh không ”.
Luân hồi cũng là từ sự chấp trước duyên mà khởi, duyên mà chấp vào gồm có tam độc ( tham, sân, si ), ngũ uẩn ( sắc, thọ, tưởng, hành, thức ), lục trần ( sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ). Bồ Tát thừa nguyện vào sanh tử độ sanh tử, vào luân hồi chuyển pháp luân mà vô uý bố thí, là giác ngộ các tướng trần là duyên khởi duyên diệt, nơi tự tánh chẳng nhiễm buộc.
Bậc giác : chủ nhân của một đại sự nhân duyên, hành “ vô duyên đại từ, đồng thể đại bi ”.
Kẻ mê : nô lệ của một đại sự nhân duyên, bị sự mê hoặc mà sanh tử luân hồi đau khổ.
Do vậy Lục Tổ rằng “ Bồ đề tự tánh vốn dĩ thanh tịnh, chỉ cần dùng tâm này, trực liễu thành phật ”.
Số lượt xem : 584