Gia đình chính là cõi tịnh độ, là chốn tu hành của các hiền sĩ
Sự tu hành thật sự không ở trên núi, chẳng ở trong miếu, không thể thoát lìa xã hội, không thể thoát lìa hiện thực. Phải sống trong sự tu hành, tu hành trong cuộc sống đời thường. Có người suốt ngày tụng kinh, đả toạ, khấu đầu, lần tràng hạt, tu đã nhiều năm, thế nhưng những tập khí, phiền não vẫn cứ tồn tại như cũ, tính cách, tâm thái vẫn y như cũ, chẳng có bất cứ sự thay đổi tiến bộ nào, đấy không phải là sự tu hành thật sự.
Môi trường công tác của hiền sĩ chính là đạo trường, là đàn tràng của hiền sĩ. Bất luận hiền sĩ làm ngành nghề chức vụ nào, đều phải đem sự tu hành dung nhập vào trong công việc của hiền sĩ, đối mặt với mọi cảnh giới mà trải việc luyện tánh, đối nhân luyện tâm.
Phải tận trách nhiệm và nghĩa vụ của hiền sĩ, phải tận tâm tận sức mà làm tốt mọi cái mà hiền sĩ gánh vác, phải chế tâm một chỗ, dụng tâm mà đi làm tốt mỗi một công việc.
Hãy đem đối tượng phục vụ của hiền sĩ xem như cha mẹ, chúng sanh vậy, mọi cái đều nghĩ cho lợi ích của họ, dùng cái tâm chân thành đi đối đãi mỗi một chúng sanh, quan tâm đến họ, giúp đỡ cho họ, thấu hiểu họ, bao dung lượng thứ cho họ, làm công bộc ( nhân viên phục vụ công chúng ) của chúng sanh, toàn tâm toàn ý mà đi phục vụ họ.
Khi hiền sĩ cho đi, phụng hiến mà không mong cầu bất cứ sự đến đáp nào thì đấy chính là sự tu hành của hiền sĩ, hiền sĩ sẽ đắc được niềm vui vô song. Sự nghiệp, công tác, tất cả mọi thứ của hiền sĩ đều sẽ thuận lợi. Chớ có sợ gặp phải những chướng ngại nghịch duyên, vì nó có thể tôi luyện tâm tánh của hiền sĩ, nâng cao tầng thứ của hiền sĩ, tăng trưởng trí tuệ của hiền sĩ.
Gia đình của hiền sĩ chính là cõi tịnh độ, chính là chốn tịch tịnh, phải quét dọn sạch sẽ cõi tịnh độ của hiền sĩ, bố trí một cách trang nghiêm thanh tịnh, chẳng từ mọi gian khổ vất vả, có thể nhận chịu mọi oán trách mà đi tận trách nhiệm và nghĩa vụ; lau sạch bụi trần chính là lau sạch những nghiệp chướng của hiền sĩ, quét sạch rác rưởi chính là quét sạch những phiền não của hiền sĩ.
Người nhà của hiền sĩ đều là chúng sanh, đều là các kim cang đạo hữu, đều là Phật vị lai, phải quan tâm chiếu cố họ, tôn trọng họ, chớ có làm tổn thương hay oán hận họ.
Mỗi người đều có nhân duyên của mỗi người, phước báo của mỗi người. Hiền sĩ chấp trước cái gì thì cái ấy bèn sẽ làm tổn thương hiền sĩ; hiền sĩ chấp trước ai thì người ấy bèn sẽ khiến cho hiền sĩ đau lòng. Đau khổ của con người chính là từ sự đòi hỏi người khác quá nhiều.
Mọi cái đều phải xem như mộng như huyễn ảo, hãy buông xuống tất cả những vọng niệm, thế nhưng buông xuống không phải là bỏ cuộc, từ bỏ; những cái nên làm vẫn phải đi làm, vẫn phải làm tốt.
Đời người giống như một vở kịch, kịch đã mở màn rồi thì hiền sĩ phải tiếp tục diễn xuống, thế nhưng hiền sĩ phải biết rõ rõ ràng ràng rằng hiền dĩ đang diễn kịch, làm gì mà có vợ chồng thật sự ? làm gì mà có con cái thật sự ? hiền sĩ vừa phải diễn tốt vai diễn của mình, lại vừa chớ có mà “ kịch giả xem như là thật ”.
Thật ra nhân gian vốn chẳng phải là ngôi nhà cũ của chúng ta. Chúng sanh chẳng qua chỉ là những người khách qua đường vội vội vàng vàng mà thôi, có cái gì đáng chấp trước đâu, có gì đáng để so đo tính toán đâu, bớt nói một câu thì lại có thể làm sao ? lùi một bước thì lại có thể làm sao ? Phàm việc gì cũng chớ có chỉ suy ngẫm cho bản thân, phải suy ngẫm cho đối phương.
Chỉ có dứt bỏ đi sự ích kỉ, sự lợi mình, sự tự ái, thì hiền sĩ mới có thể tự tại. Hiền sĩ thật sự có cái tâm từ bi, tâm bồ đề rồi thì ngay đến các sơn thần thổ địa đều sẽ trợ giúp hiền sĩ. Chỉ cần hiền sĩ tu như lí như pháp, chân tâm thành ý mà đi làm, người khác bèn tự nhiên sẽ tôn trọng, ưa thích hiền sĩ.
Hiền sĩ đối đãi người khác như thế nào thì người khác cũng sẽ đối đãi với hiền sĩ như thế nấy; chớ có cứ mãi oán trời trách người, chớ có cứ mãi bới móc những thói hư tật xấu của người ta, mãi nhìn người khác không thuận mắt; chớ có cứ mãi muốn đi cải biến người khác, mà trước tiên hãy điều chỉnh cho tốt tâm thái của bản thân đã, tu tốt cái tâm của chính mình, mọi cảnh đều sẽ chuyển đổi theo tâm.
Nếu như khi hiền sĩ dùng tấm lòng rộng rãi để dung nạp mọi cái, bao dung mọi cái, thì hiền sĩ bèn sẽ không có những chuyện nghĩ không thông, bèn nhìn thấy mọi người đều là người tốt, thấy mọi việc đều là việc tốt, thấy mọi cảnh đều là cảnh tốt, có thể thường soi thấy khuyết điểm của bản thân, có thể không ngớt bỏ đi những ngã chấp, đấy chính là sự tu hành, nếu không thì tu cái gì đây ?
Thật ra, tu hành và cuộc sống, công việc vốn chẳng mâu thuẫn. Phật tánh là cái mà mỗi người chúng ta đều có, thế nhưng mọi người đã rơi vào những sự việc phồn tạp bận rộn, cứ mãi bôn tẩu tìm cầu khắp nơi mà quên đi, thất lạc chính mình, chẳng biết rằng thứ mà quan trọng nhất, quý báu nhất nên tìm kiếm từ trong tâm của chính mình.
Lợi ích, diệu dụng của tam bảo thì quá nhiều rồi, thế nhưng phải vận dụng vào trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, dùng nơi tự thân. Nếu như khi tâm không bình tĩnh, hãy niệm niệm ngũ tự chân ngôn; khi có vấn đề, không tịnh xuống nổi thì hãy niệm niệm ngũ tự chân ngôn, bèn sẽ có diệu trí tuệ.
Phật chính là ở trong tâm; vị Phật thật sự chính là ở trong tâm của chính mình. Chúng ta nhất định phải có lòng tin, lòng tin lớn bao nhiêu thì thành tựu bèn lớn bấy nhiêu; hãy nghiêm túc mà học, kiên trì mà tu, thật tốt mà học, tu, giảng, bàn, hành, kiếp này nhất định có thể giải thoát.
Số lượt xem : 475