Đức bất phối vị, tất hữu tai ương
Vì sao mà những thanh niên ngày nay dễ dàng chết sớm ?
Vì sao mà rất nhiều những người trẻ tuổi hễ mới nổi tiếng thì đã chết ?
Vì sao mà có một số các quan viên hễ thăng quan thì bị bệnh nặng ? Vì sao mà có một số người nhà vừa mới xây xong thì người đã xảy ra tai nạn xe hơi mà qua đời ?
Vì sao vậy ?
Chính là bốn chữ - “ đức bất phối vị ”
Tất cả những tiền tài, phú quý, trí tuệ, tất cả mọi thứ của chúng ta, Lão Tổ Tông dùng một chữ để đại biểu gọi là Vật.
Hậu đức ( đức dày ) mới có thể gánh chở vạn vật.
Hậu, nghĩa là thâm hậu, sâu dày
Đức : dựa theo quy luật tự nhiên mà đi làm, sinh hoạt, làm người, làm việc
Tải nghĩa là gánh chở
Vật, nghĩa là phước báo của chúng ta
Trái lại với câu nói “ đức bất phối vị ”.
Vị chính là sự đãi ngộ của chúng ta, nghĩa là đức hạnh của chúng ta không tương xứng với phước báo của chúng ta.
Ví dụ như nói, ở đây có một cái bàn, nó có thể gánh chịu được khối lượng nặng 10 kg mà bạn nhất định muốn đem trong lượng 15, 20, 50 kg đặt lên nó, vậy thì chúng ta hãy xem cái bàn này sẽ thế nào ? nó sẽ bắt đầu rung lắc, bắt đầu biến dạng rồi, xuất hiện điềm báo trước khi đổ sập nứt vỡ. Do vậy chúng ta phải hiểu cổ huấn “ hậu đức tải vật ”.
Tiền bạc, quyền lực, danh vọng đều là những phước báo của mình, đều là những vật đè áp lên mình đấy, bạn có thể gánh đỡ nổi không ?
Dựa vào cái gì để gánh đỡ ? dựa vào đức hạnh phù hợp với quy luật vạn vật.
Những ai làm cha mẹ, làm ông, bà phải thường đem câu nói hãy trân trọng trân tiếc phước báo nói với con cháu của mình, sẽ vô cùng có lợi ích đối với chúng.
Phước báo chính là sự hưởng thụ của chúng ta, ví dụ như nói mình được ăn ngon, được mặc đẹp, những cái này đều gọi là phước báo.
Người trung quốc nói quý tiếc cái ăn, quý tiếc cái mặc, bạn phải trân tiếc nó, người quý tiếc phước.
Bạn phải tích lũy từng tí một những phước báo của mình.
Quá khứ có câu nói rằng : “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo” (quân tử [tuy] chuộng của cải, nhưng lấy [của cải phải] đúng với đạo nghĩa). Cái đạo này quá quan trọng rồi, sanh tử hay là tồn vong ?
Có những thương nhân dùng những thủ đoạn phi pháp đi muốn những thứ mà trong mệnh chứa chẳng nổi, đấy chẳng phải là chuốc họa hay sao ? do vậy mà những ví dụ bị phán hình ngồi tù còn ít hay sao ?
Đức hạnh của họ và sự đãi ngộ của họ, phước báo của họ chẳng tương xứng.
Nếu bạn chẳng có đức hạnh mà muốn những cái hưởng thụ quá lớn, muốn xe Benz, ngựa quý, biệt thự hào hoa, mỗi bữa cơm đều hàng nghìn hàng vạn … đấy chính là tiêu hao cái phước báo của mình, làm hao tổn đi phước báo của mình.
Những người thời nay theo đuổi danh lợi một cách điên cuồng, vì để nổi danh mà chẳng tiếc mọi giá, vì để kiếm tiền mà chẳng tiếc mọi thủ đoạn, hoàn toàn chẳng biết gì về đạo đức, kết quả thì thế nào ?
“ luân thường quai suyễn, kiến lập tiêu vong, đức bất phối vị, tất hữu tai ương ”
Làm trái với luân thường đại đạo, quy luật tự nhiên thì sẽ nhanh chóng nhìn thấy sự tiêu vong; đức chẳng tương xứng với vị trí của mình thì chắc chắn sẽ có tai ương ”
Những học sinh, con trẻ hiện nay đều như thế.
Chúng bất kể mình là thân phận gì, cứ là muốn những thứ tốt nhất.
Bây giờ một đồng tiền chẳng kiếm, bèn muốn những thứ tốt nhất, ai dạy thế ?
Truyền hình dạy, xã hội đang dạy, gia trưởng cũng đang dạy, thầy cô cũng đang dạy;
Trẻ con chẳng biết, hưởng phước quá nhiều rồi sẽ như thế nào đây ?
Lão Tổ Tông của chúng ta nói rằng, điều này sẽ làm tổn hao phước báo.
Những người lớn tuổi của chúng ta trước đây nói “ tổn phước hao thọ ” là có đạo lí đấy.
Mọi người chớ có quên mất rằng thọ mạng và phước báo đều là năng lượng; bản thân con người chính là cái thể năng lượng.
Thứ tình yêu ấy của chúng ta hiện nay đối với con cái hoàn toàn là trái ngược lại với tri thức lẽ thường.
Bạn càng cưng yêu, chúng sinh bệnh càng nhiều, càng dễ xảy ra tai họa, càng dễ ngắn mệnh chết yểu.
Những người trẻ tuổi vì sao mà nhiều người qua đời lúc tuổi đời còn trẻ lại nhiều đến như vậy ?
Hơn 30 tuổi, đột phát bệnh tật vì sao lại nhiều như vậy ?
Bởi vì phước báo, năng lượng của họ nhanh chóng tiêu hao mất rồi.
Do đó mà ăn và dùng một cách giản dị quả thật có lợi ích.
Hiểu rõ cái đạo lí này rồi thì mới biết rằng đức dày tải vật, bạn mới dám tiêu thụ.
Bạn chẳng biết nghĩ nghĩ xem người ta có những đức hạnh và phước báo như thế nào mới có thể ngồi ở trên cái vị trí ấy, mới có thể ngồi yên vững được. Lại nói thêm một câu trong “ Chu Dịch ” rằng :
“Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh. Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương” ( Nhà tích thiện, niềm vui có thừa; nhà tích ác, ương họa có thừa)
Bạn nhìn thấy người ta phát tài, nhìn thấy người ta nổi tiếng, nhìn thấy người ta làm giáo sư, làm lãnh đạo … trong lòng bèn bất bình, nhưng bạn có nghĩ qua rằng tổ thượng của người ta có đức hạnh lớn biết bao nhiêu, bạn có hay không ?
Ưa thích bỏ ra, phước báo sẽ càng lúc càng nhiều;
Ưa thích cảm ân, thuận lợi sẽ càng lúc càng nhiều;
Ưa thích trợ người, quý nhân sẽ càng lúc càng nhiều;
Ưa thích oán trách, phiền não sẽ càng lúc càng nhiều;
Ưa thích biết đủ, niềm vui sẽ càng lúc càng nhiều;
Ưa thích trốn tránh, thất bại sẽ càng lúc càng nhiều;
Ưa thích chia sẻ, bạn bè sẽ càng lúc càng nhiều;
Ưa thích nổi giận, bệnh tật sẽ càng lúc càng nhiều;
Ưa thích trục lợi, nghèo khổ sẽ càng lúc càng nhiều;
Ưa thích bố thí, phú quý sẽ càng lúc càng nhiều.
Số lượt xem : 1503