Tịnh Tâm Suy Ngẫm
Khắp nơi đều là đạo trường. Phật pháp chơn chính thật sự là phải tu hành trong cuộc sống ngày thường chẳng lìa thế gian.
Khi giao tiếp cư xử qua lại với người nhà, người khác, chớ có chỉ nhìn thấy những cái không đúng của người khác, mà ngược lại lúc nào cũng phải phản tỉnh soi ngược, kiểm thảo lại bản thân.
Tế Công Hoạt Phật từ bi rằng : “ Trước khi đồ nhi sắp sửa nói ra một câu nói, trước tiên hãy ngẫm nghĩ xem “ câu nói này có phải là lời nói khó nghe ? ” , nếu biết rõ rằng đấy là những lời khó nghe, thì ngay lúc ấy bèn chẳng giống người tu đạo rồi. Trước khi đồ nhi sắp nói ra một câu nói, con chẳng xác định được là lời nói đó là tốt hay là xấu, thì cách làm an toàn một chút là “ xin con hãy chớ nói ”.
Nếu như muốn thảo luận đến những hành vi của người khác không được tốt lắm thì hãy nói ôn hòa một chút, ngôn từ chớ có quá khó nghe. Còn về việc người khác tu tốt hay là không tốt thì vẫn không phải là do đồ nhi bình luận, đồ nhi chẳng phải là quan khảo thí, chẳng phải là giám sát viên, chỉ có ông trời, tiên phật có thể giám sát sự tu dưỡng của các đồ nhi tốt hay không, do đó chớ có thảo luận, phê bình lẫn nhau về sự tu dưỡng tốt hay không tốt của người khác. Khi người khác tu chẳng tốt, con ở đó lại dùng những ngôn từ không tốt để nói về họ, vậy thì con cũng giống như đối phương tu chẳng tốt rồi; khi người khác tu rất tốt, thế nhưng những ngôn từ trong miệng của con lại cứ nói họ tu rất tệ, nói rất nhiều những lời khó nghe, vậy thì con đã phạm vào cái tội lỗi hủy báng rồi, do đó bất luận là người khác tu tốt hay không tốt, đều chẳng thể dùng những lời khó nghe để nói về người khác ” .
“ Kẻ địch nguy hiểm nhất ” chính là những tập khí ( những thói hư tật xấu đã dưỡng thành trong thời gian dài ) của bản thân mình, do vậy chớ có cứ muốn đi làm thay đổi người khác để hợp với ý mình. Nên thay đổi cải biến bản thân, gặp chuyện thì cần dùng những phương thức thiện tốt, hài hòa để xử lí, sau đó thì buông nó xuống.
Phật pháp là tâm pháp, tất cả phải bắt đầu làm từ “ tu tâm ” chớ chẳng phải là muốn học để làm học vấn, cũng chẳng phải là phải học thi hay là phải học đọc thuộc lòng bao nhiêu kinh sách, so đo số lượng niệm phật nhiều ít, ngồi đả tọa bao lâu, ngủ bao nhiêu, ăn bao nhiêu, bài tập làm bao nhiêu, chấp trước cái vẻ bề ngoài phải trang nghiêm như thế nào …
Niệm phật tu hành, mục đích là ở chỗ trừ bỏ dọn sạch những tập khí dẫn hướng đến sáu nẻo, đạt đến tâm thanh tịnh chớ chẳng có những kiểu mẫu gì khác. Tu hành chẳng phải là chủ tâm cố ý tu thần thông, cũng không thể xem là đang tu công phu. ( Thần thông “ chánh ” chẳng phải là do học mà có, mà là khi chúng ta bởi vì tu hành mà đem những hạt giống của các tập khí như chấp trước, vọng tưởng … thảy đều trừ bỏ đi rồi, vậy thì công đức vốn có đủ của tâm thanh tịnh của mình tự nhiên sẽ hiện ra vận dụng ).
Bản thân phải chăng đã tịnh cái tâm xuống để suy ngẫm kĩ càng thứ mà mình muốn là thứ gì ? những gì mà mình “ đã bận bịu, đã làm ” mỗi ngày phải chăng thật sự có thể khiến cho bản thân mình an cái tâm xuống, khiến cho bản thân và người khác cư xử qua lại càng tốt hơn, người nhà càng vui vẻ hòa thuận ?
Lúc làm việc thiện là dùng cái bổn phận làm người, dùng chơn tâm đi giúp đỡ người thân và người khác, hay là dùng dục vọng, tình chấp giúp đỡ đây ?
Trong cuộc sống sinh hoạt ngày thường của mỗi ngày, trong những cái đi, ở, ngồi, nằm, phải chăng có đang thật tu một môn đi sâu vào một cách tinh tấn thật sự ? Phải chăng có thể khiến cho tâm mình càng lúc càng thanh tịnh sạch sẽ, càng lúc càng tự tại, đi hướng con đường trở về cố hương phật quốc ? hay chỉ là xoay tròn trên cái “ ảo tướng ” của văn tự và hình tướng bên ngoài ? là đang đi hướng con đường trầm luân, hay là đang đi hướng con đường xuất thế ? là đang “ bận ” phan duyên, phan tướng, hay là đang “ bận ” chơn tâm niệm phật tu hành, sửa bỏ những tập khí ( dọn bỏ những rác rưởi ) ?
Học phật là phải từ từ dọn bỏ sạch tất cả những vọng tưởng, chấp trước, phân biệt, tham, sân, si, ngạo mạn, ngũ dục, ngũ uẩn, kiến tư …, tất cả những hạt giống tập khí của lục trần trong thức thứ 8 ( kho chứa ) trong nội tâm của phàm phu, chỉ cần tâm chẳng có những hạt giống của tập khí, tâm thanh tịnh tức là thật tướng ( tâm vô tướng ).
Phàm phu dễ quên mất những khổ, không, vô thường của cuộc sống ngày thường và sự luân hồi, nhưng lại dễ dàng tùy theo một chút niềm vui thú nhỏ trước mắt mà cam tâm tình nguyện chạy theo những tập khí của mình, chẳng những thân bận, tâm càng bận hơn. Nếu có thể bắt đầu từ hôm nay trở đi chẳng lại lãng phí sinh mệnh nữa, thật tốt mà hạ công phu tu hành, bàn đạo, tâm chẳng trụ ở tất cả mọi vọng tưởng lục trần, thì có thể “ thân bận mà tâm chẳng bận ” .
Tế Công Hoạt Phật từ bi rằng : “ chớ có để bị phước phàm trói buộc mà cam nguyện làm kẻ phàm phu; hãy ngẫm nghĩ xem, đời người khó được đang gặp lúc đại khai phổ độ, có biết bao nhiêu những Nguyên Nhơn chưa có cơ hội cầu đắc đại đạo thượng thừa này. Các đồ nhi nếu đã có thể bước vào cửa phật, hiểu rõ cánh cửa của sanh tử, thì nên dựa theo chân lí này mà thật tốt tu hành, miễn được sau này vẫn phải chịu quả báo của luân hồi ”.
Đi hướng con đường ngay đúng thì chính là đi cùng một con đường với phật, nhất định sẽ càng lúc càng có trí tuệ, nhẹ nhõm tự tại và tiến bộ nhanh. Nhưng nếu như chẳng phải là đi hướng con đường ngay đúng, thì sẽ càng tu càng “ thông minh ” , và cũng sẽ càng tu càng tự cho rằng mình đúng, tập khí càng ngoan cường bám chặt, thì càng đi hướng đến con đường của sáu nẻo luân hồi. Là đi hướng con đường ngay đúng, hay là con đường rẽ lệch đây ? là thông minh hay là trí tuệ ? có thể tự bản thân trắc nghiệm một cách thành thực.
Tế Công Hoạt Phật rằng : “ Cái gì gọi là thông minh thật ? cái gì gọi là thông minh giả ? dựa vào tiêu chuẩn của các con để xem, thì những người có học thức cao, có tài ăn nói, có năng lực gọi là người thông minh. Thế nhưng, trong con mắt của tiên phật, những cái này đều là thông minh hạ hạ đẳng; dựa vào tiêu chuẩn của chư phật để xem, một người biết hồi quang phản chiếu, dũng cảm sửa lỗi, hàm dưỡng nội đức, hành đạo bàn đạo, có tài năng nhưng khiêm tốn chẳng thể hiện ra ngoài, chính là người thông minh có trí tuệ thật sự.
Cái mà con người xem là cái ở bên ngoài, cái mà Thánh Hiền Tiên Phật xem là công phu hàm dưỡng thật sự của nội tâm. ”
Lòng tin thanh tịnh, tâm cảm ân, cung kính là tổng cội nguồn của nhập pháp và thành công; nếu niềm tin chẳng chân thành, nghe được chánh pháp cũng chẳng thể tương ứng với “ duyên chánh pháp ” . Có một số người tuy rằng có cơ hội gặp nghe phật pháp, nhưng lại chẳng có triệt để đi hiểu những ý pháp của kinh sách, hoặc tuy là có nghe được những lời giảng nói của các thiện tri thức thật sự, thế nhưng “ sâu ” thì nghe chẳng hiểu, “ cạn ” thì lại cảm thấy rất bình thường, hoặc tưởng rằng chỉ cần hiểu ý nghĩa phiến diện trên tướng của lời nói văn tự thì đã là đang tu hành phật pháp rồi, nhưng lại chẳng biết rằng nếu chỉ xem hiểu tướng văn tự, còn thái độ của tâm vẫn chưa có thực hiện đem ý pháp của phật pháp “ làm ra ngoài ” thì tức là chẳng phải hiểu thật sự.
Chẳng phải là Phật, Bồ Tát chẳng từ bi, các ngài lúc nào cũng đều chẳng lìa khỏi chúng sanh. Các ngài dùng tất cả mọi biện pháp muốn giúp đỡ chúng sanh lìa tất cả mọi nỗi khổ. Thế nhưng bản thân phàm phu lại cứ chấp mê ở tất cả các tướng, những cách nghĩ tự cho rằng mình đúng đã quá sâu quá nặng rồi, do đó rất khó đem những tri kiến, cách nghĩ của cái tâm phàm phu điều chỉnh lại. Nếu tự bản thân chịu “ tiếp nhận ” phật pháp, điều chỉnh tâm thái, tức có thể lìa lục đạo.
Số lượt xem : 307