Đạo đức
Tu “ Đạo ” ở chỗ “ Đức ” chớ chẳng phải là cầu phước ( tôi đến tu đạo thì nhất định phải bảo đảm cho tôi càng ngày càng khỏe mạnh, càng ngày càng có tiền. )
Nếu không thì tôi chẳng tu, chẳng tin, tôi muốn thoái lui ra khỏi đạo trường
Đấy là cách nghĩ trong lòng của rất nhiều vị đạo thân, có người trực tiếp nói ra, có người không nói ra nhưng trong lòng nghĩ như thế.
Điểm Truyền Sư của đạo trường thường đối mặt với việc các đạo thân tu đạo nhưng lại chẳng đắc được sức khỏe tiền tài phú quý mà bất mãn, thậm chí còn mang thái độ trách phạt hỏi tội chất vấn Điểm Truyền Sư rằng : “ vì sao tôi tu đạo mà vẫn sanh bệnh ? vì sao tôi tu đạo mà vẫn tổn thất tiền tài, còn nghèo hơn trước ? vì sao mà Lão Mẫu, Tiên Phật chẳng có phù hộ cho … ? ”
Mục đích tu đạo là ở chỗ Bồi đức
Mục đích tu đạo là vì cái gì ?
Vì để cho thân thể càng khỏe mạnh ?
Vậy thì nên đi tìm bác sĩ hoặc chuyên gia cố vấn sức khỏe
Vì để càng có tiền ?
Vậy thì nên đi tìm các chuyên gia quản lí tài vụ
Vì để cho cuộc sống càng có sự bảo hộ bảo đảm ?
Vậy thì nên đi mua bảo hiểm.
Đương nhiên, tu hành không phải là chẳng có phước báo; thế nhưng sức khỏe, tiền tài giàu sang thuộc về phần “ tu phước ”, chớ chẳng phải là phần “ tu đạo ”.
Nếu như muốn sức khỏe, tiền tài phú quý thì phải chuyển sang tu phước, chớ chẳng phải là đến tu đạo.
Mục đích của việc tu đạo chẳng qua là ở chỗ “ bồi đức ”, đạo đức, đạo đức, chữ “ đạo ” và chữ “ đức ” là không tách rời được, do đó thành quả sản phẩm cực tốt của việc tu đạo là “ đức ”.
Sức khỏe, tiền tài phú quý là sản phẩm phụ của việc tu đạo, chớ chẳng phải là sản phẩm chính của việc tu đạo.
“ Đạo ” chẳng có nghĩa vụ ban cho con sức khỏe, tiền tài phú quý; “ Đạo ” vốn dĩ chính là tự nhiên vô hình, vì sao phải ban cho con sức khỏe, tiền tài phú quý hữu hình ? Đạo vô hình chính là muốn cho con lí niệm về “ Đức ” vô hình.
Nếu như con thành tâm tu đạo, “ phẩm đức ” chẳng có nâng cao, vẫn là tham lam, so đo tính toán, oán hận, đố kị … vậy thì “ Đạo ” có lỗi với con, con có thể đến trách Điểm Truyền Sư rằng : “ Vì sao mà con đã tu lâu như vậy nhưng đức hạnh vẫn là tệ như thế ? phương pháp tu đạo mà đạo trường đã dạy có sai hay không ? pháp môn tu hành có phải là có sự sai lệch ? … ”, đấy là phần mà đạo trường và những người lãnh đạo đạo trường nên gánh vác. Nếu như những đạo thân mà người truyền đạo chúng ta đã tiếp dẫn thành toàn, trên mặt đạo đức của họ chẳng có sự nâng cao thì phải kiểm thảo phương pháp thành toàn của đạo trường, nội dung liệu có sai lệch ? thế nhưng nếu như tu đạo lại chẳng đắc được sức khỏe, tiền tài phú quý, về phần này thì không nên trách đạo trường, Điểm Truyền Sư.
Thân thể không khỏe thì phải đi tìm bác sĩ kiểm tra sức khỏe, việc kiếm tiền thì nên ngẫm nghĩ một cái về sức khỏe của bản thân mình, lại ngẫm nghĩ một cái về sức khỏe thân thể của người khác chính là tiền tài phú quý đấy.
Đạo trường là một nơi để rộng kết thiện duyên cùng các thiện tri thức nghiên cứu đạo lí. Đạo trường chẳng phải là cơ cấu để giúp chúng sanh kiếm tiền, mà là một nơi tu đạo bồi đức tu sửa các lí niệm cho đúng đắn. Đạo trường là nơi phải hiệp trợ chúng sanh nâng cao đạo đức sùng thiện.
Tiên Phật lẽ nào không phù hộ cho chúng ta ?
Đạo thân sẽ có loại quan niệm rằng “ tu đạo nhất định có thể đắc được sức khỏe, tiền tài phú quý ”, là bởi vì trong đạo trường có quá nhiều loại ví dụ thực tế do tu đạo mà đã cải thiện được sức khỏe và sự nghèo khổ bần cùng, dần dần các đạo thân bèn đem điều đó xem như là định luật của cái lẽ đương nhiên.
Trên thực tế thì tu đạo đương nhiên có tiên phật phù hộ, nhưng ở một tiền đề ( điều kiện tiên quyết ) - để chúng ta có thể phát tâm liễu nguyện tu đạo.
Thông thường mà nói, Tiên Phật sẽ phù hộ chúng ta có sự bình an, khỏe mạnh cơ bản, và mục đích là ở chỗ để khiến chúng ta có thể phát tâm tu đạo, cái gọi là “ ăn mặc đủ mà biết liêm sỉ, kho thóc đủ mà biết lễ nghĩa ”, chẳng phải là ban cho chúng ta cái phước báo của đại phú đại quý.
Nếu như ơn trên cảm thấy người này có tiền biết bố thí, hành thiện, giúp đỡ sự tu hành của những người tốt … ơn trên cũng sẽ sát hạch nhân quả rồi mới ban cho con cái phước báo mà vốn dĩ trong mệnh có hoặc không có.
Nếu như sức khỏe, tiền tài phú quý chẳng có ích mà lại còn có trở ngại đối với việc nâng cao phẩm đức, sự phát tâm tu đạo của con thì ơn trên sẽ chẳng ngăn cản, hóa giải những tai ách, kiếp số mà chúng ta vốn có, để chúng ta sanh bệnh, phá tài tiêu nghiệp theo những nghiệp chướng của bản thân, do đó mà phản tỉnh, giác ngộ sửa đổi, sau đó tiến đến nâng cao nhân cách tu hành.
Tu đạo là tuyệt đối có ích vô hại, tuyệt đối sẽ không để cho con chịu phải những tai ách chẳng có trong vận mệnh của con, sẽ không gia tăng tai họa, thế nhưng về việc có thể hay không thể tiêu đi những tai họa mà trong mệnh của chúng ta vốn có, cầu đắc được những phước báo mà trong mệnh chúng ta vốn chẳng có, vậy thì phải xem xem sức khỏe và tiền tài phú quý có phải là có trợ giúp cho việc nâng cao phẩm đức và sự phát tâm tu đạo của con ?
Tu đạo không nhất định sẽ phú quý hay bần tiện, không nhất định khỏe mạnh hay nhiều bệnh. Nếu như sự phú quý có sự trợ giúp đối với sự tu hành của một con người thì có thể ơn trên sẽ ban cho người đó tiền tài phú quý vượt quá số lượng mà trong mệnh của anh ta nên có; thế nhưng nếu như một người tu đạo vẫn còn phá tài ( tổn thất tài sản ) thì tuyệt đối sẽ chẳng phải là tu đạo dẫn đến việc phá tài, nhất định là trong mệnh của bản thân định sẵn có cái ải phá tài, còn ơn trên chẳng có hóa giải cho con là bởi vì loại khảo nghiệm này là giai đoạn con cần phải học tập từ trong đó mà phải có chỗ đột phá tiến đến nâng cao.
Có một số người trong hoàn cảnh bần tiện mới có thể nâng cao phẩm đức; có một số người ở trong hoàn cảnh môi trường phú quý mới nâng cao phẩm đức; có người phải khỏe mạnh mới nâng cao, có người phải sanh bệnh mới nâng cao; có người trường thọ mới nâng cao phẩm đức, càng có người đoản mệnh ( mạng ngắn ) mới nâng cao … nhân duyên của mỗi người đều không giống nhau, bất luận thế nào đi nữa, đối với phước họa của chúng ta thì Tiên Phật đều lấy việc nâng cao phẩm đức làm tiền đề .
Nói tóm lại thì “ Đạo vô hình muốn nâng cao cái đức vô hình vô tướng của chúng ta là chính, chớ chẳng phải nâng cao tiền tài phú quý, sức khỏe, danh lợi, địa vị … của chúng ta. ”
Số lượt xem : 474