Có “ Năm Nguyên Nhân ” sẽ kết thành quyến thuộc ( Những lời từ bi của Hoạt Phật Sư Tôn )
Thứ nhất : “ oan gia ”
Cái gì gọi là “ Oan Gia ” ? Bởi vì đánh giết, vậy nên cậu nợ tôi, tôi oán hận cậu; kiếp này cậu hại tôi, kiếp sau tôi hại cậu, đấy gọi là Oan gia. Con có xem qua những vụ án hung sát chưa ? Giết người rồi sau đó lại tự sát, cùng nhau đến địa phủ kết án, đấy gọi là “ Oan gia ”. Một số người không biết rằng Oan gia rất lợi hại, trước khi kết hôn trông đối phương cảm thấy vô cùng vô cùng vừa mắt, sau khi kết hôn thì trở mặt thành thù.
Nhân quả sẽ che lấp trí tuệ và lí tính của con người, làm những người, việc, vật mà con cảm thấy rất tốt hoặc rất muốn truy cầu theo đuổi; thế nhưng hễ một khi nhân quả hiện tiền thì đối phương bèn chuyển biến lớn 180 độ, đấy gọi là Oan gia, cho nên vợ chồng sẽ càng nhìn càng đáng ghét, đấy là từ đâu mà đến vậy ? ( Oan Gia )
Thứ hai : “ Chủ nợ ”
Ví như kiếp trước con nợ người ta 100 lượng, con chẳng có tiền hoàn trả, kiếp sau làm cha của cậu ta, đã tồn giữ một số gia tài, kết quả là chưa hưởng thụ được thì đã chết mất rồi, đem tiền tài để lại cho con cái kế thừa, đấy cũng là đang trả nợ.
Nếu nói thế thì trong lòng của các bậc cha mẹ sẽ rất buồn, đã tồn tiền của cả đời người mua nhà lầu, xe hơi … cái gì cũng đều có, thế nhưng con chính là nợ người ta, cho con cái của con thì là vui vẻ cam nguyện đấy, nếu bảo các con đem tiền tài để bố thì hoặc để giúp đỡ người khác, các con chưa chắc sẽ bằng lòng, vậy nên đồ nhi phải nhìn thấu.
Thứ ba, “ trả nợ ”
Có người mới sinh ra thì mệnh rất khổ rồi, như khôn đạo có một số người tuổi còn nhỏ thì đã bị đem bán rồi; có một số cha mẹ thường hay sinh bệnh, hoặc là gì đó, từ sáng đến tối cứ đưa tay vòi tiền con cái. Có một số cha mẹ nằm bệnh lâu năm, con cái phải làm trâu làm ngựa đấy; cũng có những cha mẹ đòi hỏi vô độ, con cái phải làm trâu, làm ngựa đấy, đấy đều là thuộc về “ nợ nần nhau ”.
Thứ tư, “ Bổn nguyện ”
Có người sắp chết rồi, bảo rằng kiếp sau muốn kết thành vợ chồng, đấy gọi là ước nguyện. Cũng có người nợ tiền người khác, kết quả là anh ta bảo rằng kiếp sau muốn làm trâu, làm ngựa để trả nợ, đấy cũng gọi là ước nguyện, làm quyến thuộc cõi súc sanh của gia đình anh ta, làm chó, làm trâu, làm heo, dê, ngựa của gia đình anh ta; vẫn là làm trâu, ngựa của cửa Phật vẫn tốt hơn, làm voi rồng của cửa Phật, làm quyến thuộc của Phật tốt hơn, ước loại nguyện này tốt hơn một chút vậy, tối thiểu thì để cho Phật Tổ cưỡi cũng có thể vinh quang về trời.
Thứ năm, “ Chơn Hữu ”
Cái gọi là “ Chơn Hữu ” chính là Thiện Tri Thức thị hiện thân quyến thuộc làm phương tiện độ hoá. Trong một gia đình có những kim đồng ngọc nữ, hoặc Tiên Chân Bồ Tát ước nguyện nơi Tiên Thiên muốn đến độ hoá những người trong nhà này, độ hoá một phương, độ hoá những người hữu duyên, đấy gọi là “ Chơn Hữu ”, hoặc là luỹ kiếp các con là những đồng tu, cùng nhau ước nguyện nói rằng kiếp sau nếu như cậu khai ngộ trước thì cậu đến độ tôi; tôi nếu như khai ngộ trước thì tôi bèn độ cậu, đấy cũng là một loại ước nguyện, như thế có thể sẽ kết làm quyến thuộc, cũng có thể kết làm bạn bè thân thích.
Số lượt xem : 1492