Chúng ta vì sao tu không tốt ? ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )
Chúng ta vì sao tu không tốt ? Bởi vì mỗi một người đều có những nghiệp chướng của bản thân luỹ kiếp mang đến, cũng có sự quấy nhiễu đeo bám của các oan thân trái chủ.
Phải làm thế nào để khiến cho con đường quay trở về trời của mình đi được một cách êm thấm hơn đây ? chính là phải sửa thói hư tật xấu, dẹp bỏ những tánh khí nóng giận, hành công hồi hướng; tự bản thân đều chẳng trợ giúp cho bản thân, thầy cứ mãi quạt cho, có ích gì không ? Con đường của mình thì phải tự mình mà đi, hãy ghi nhớ kĩ rằng thấy bất cứ lúc nào cũng đều sẽ ở bên cạnh bảo hộ cho các con, thế nhưng các con nhất định phải tâm tồn thiện niệm. Các con nói là thánh phàm kiêm tu, thật ra rất ít; một ngày làm việc tám tiếng đồng hồ, những người mà mỗi ngày có một tiếng đồng hồ tu đạo đều rất ít.
Chúng ta vì sao tu không tốt ? Bởi vì con mắt của chúng ta đều là thời gian nhìn hướng ra bên ngoài khá nhiều, thời gian hướng vào bên trong tự phản tỉnh khá ít. Đời người vốn dĩ là tràn đầy vô số những hỷ nộ ai lạc, những phiền não tạp niệm; mượn nhờ vào sự tu trì của tam bảo tâm pháp chính là phải khiến cho bản thân lúc nào cũng bảo trì gìn giữ sự sáng tỏ, sạch sẽ thanh tịnh, sẽ không dễ dàng tuỳ tiện bị ngoại cảnh gây khốn nhiễu; trân trọng hiện tại mới là điều quan trọng đấy, chớ có việc việc đều chờ đợi đến ngày mai, sau ngày mai lại còn có ngày mai nữa, vậy thì chớ có mà chỗ nào cũng tìm cái cớ cho bản thân, như thế rất dễ bị đoạ lạc đấy. Ôi con người ! vẫn cứ là dễ sanh ra cái tâm biếng nhác vào những lúc có thời gian rảnh rỗi; các đồ nhi bất cứ lúc nào trong từng niệm một đều phải nghĩ đến việc tu trì như thế nào thì mới có thể càng tinh tấn, càng kiến tánh, vui trong đạo đấy !
Tài, Sắc, Danh, Ăn, Ngủ, Tam độc Tham Sân Si
Buông xuống thật sự thì mới có thể tìm thấy sự tự tại trong nội tâm.
Chúng ta vì sao tu không tốt ? Bởi vì có Nhân tướng, Ngã tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng, Tam tâm tứ tướng quấy nhiễu con đến mức loạn xạ. Những thanh sắc hoá lợi ( ca múa, nữ sắc, tiền tài, tư lợi ) , những thất tình lục dục của thế giới ta bà này sẽ khiến cho các con che lấp bổn tánh. Vị mà các con mỗi ngày theo sau đều là Vô Sanh Lão Mẫu của bản thân, vị Phật Bồ Tát của chính bản thân, thế nhưng các con đều đã quên mất. Các đồ nhi phải tin tưởng vào phật tánh của chính mình, để cho chơn chủ nhân chủ trì làm chủ. Điểm quan trọng của kiếp này là nắm bắt lấy sinh mệnh hữu hạn để đi cho xong hết con đường tu đạo mà Thánh Hiền Bồ Tát đã đi qua này.
Chúng ta vì sao tu không tốt ? Bởi vì tam kì mạt kiếp, có công thì thưởng, có lỗi thì phạt. Lúc này nghiệp lực đòi rất gấp; vào những năm đại thanh toán này, đồ nhi phải có năng lực giác ngộ; hễ một khi những bệnh khổ đeo bám quấy nhiễu thân thì tuyệt đối chớ có oán trời trách người, chỉ có thể tịnh cái tâm xuống, “ cảm ân ” và “ sám hối ”. “ Sám hối vì chẳng có bàn cho tốt cái Đạo của Lão Mẫu ”, “ sám hối vì chẳng có giúp đỡ cho thánh nghiệp phổ độ Tam Tào của thầy ”, “ sám hối vì chẳng có đại biểu tốt cho đạo ” . Sám những hành vi của quá khứ trước đây thì mới có thể cho bản thân một con đường sống để đi; có bệnh, đấy là đang liễu nghiệp ! Nếu “ có thể thật lòng sám hối, thì có cơ hội sống sót trở lại ”; phải “ tâm tồn cảm ơn ”. Có người nói, tôi cầu đạo tu đạo, cớ sao lại còn sanh bệnh, lại còn những việc không được như ý, thật ra thì ông trời đã giúp các con trong âm thầm việc lớn hoá thành việc nhỏ, các con không thể lại khởi lên bất kì tâm sân hận nào nữa.
Chúng ta vì sao tu chẳng tốt ? Bởi vì khẩu quyết sáu chữ của tu đạo “ sửa thói hư, bỏ tánh xấu ” chưa có tu tốt. Tự mình phải làm chủ của bản thân, chớ có làm nô lệ của những dục vọng, những tánh khí nóng xấu. Dục vọng của con người giống như biển lớn, có ai từng hài lòng thoả mãn qua đâu ? Con người vĩnh viễn sống trong những sự theo đuổi, lúc cầu chẳng được thì mới có chỗ ưu khổ. Vạn sự vạn vật của thế gian chỉ là tạm thời cho các con mượn dùng, là mang tính tạm thời, chẳng phải là vĩnh viễn đâu; duy chỉ có linh tánh là thật, vĩnh sanh bất diệt. Các con có cơ hội thành phật, cớ sao chẳng để bản thân mình thành phật đây ?
Số lượt xem : 1002