“ Một chỉ ”, “ Tam Bảo ” viên mãn có đủ ( Tam Bảo và quy y Tự Tánh Tam Bảo )
Vào cái hôm cầu đạo, Thầy Tế Công Hoạt Phật truyền thụ cho chúng ta pháp bảo quy y “ tự tánh tam bảo ” - Quan, Quyết, Ấn. Chúng ta nên thể hội nhận thức một cách sâu sắc, Nhất Quán Đạo là pháp môn kiến tánh cứu cánh ( rốt ráo ) liễu nghĩa. “ Một chỉ, Tam Bảo ” mà thầy truyền đã đầy đủ rồi, nếu như có người lại còn muốn truyền cho bạn bất cứ một pháp nào khác thì đều là dư thừa cả.
Phàm các đệ tử Nhất Quán chúng ta, có thể dựa theo pháp mà tu trì, gần thì có thể khai ngộ kiến tánh, xa thì có thể thành tựu bồ đề vô thượng, tối thiểu cũng có thể siêu sanh liễu tử. Ân Sư nói rằng : “ 各個皆得還鄉道,保你無恙萬八年 ” “ các cá giai đắc hoàn hương đạo, bảo nễ vô dạng vạn bát niên ” ( mỗi người đều đắc được con đường trở về cố hương, bảo đảm con chẳng có lo âu vạn bát niên ), lại nói rằng : “ con nay được một chỉ, phiêu phiêu nơi thiên đường, chẳng có sanh và tử ”.
Do vậy, sau khi cầu đạo, “ lập nguyện liễu nguyện ” là điều quan trọng nhất, bởi vì “ con nếu như nguyện chẳng thể liễu, khó mà về cố hương ”, nói cách khác thì chỉ cần có thể liễu nguyện, chắc chắn có thể trở về cố hương, sự thù thắng của pháp môn này chính là ở chỗ này.
“ Giác, Chánh, Tịnh ” là tổng cương lĩnh của tất cả mọi pháp môn. Do vậy chúng ta có thể nói một cách khẳng định chắc chắn rằng :
Tam Bảo bao hàm ngàn kinh vạn điển, đã viên dung tất cả mọi pháp môn.
Tam Bảo là pháp bảo thành tựu “ Giác, Chánh, Tịnh ”, nên dựa theo pháp mà tu trì, phá trừ những vọng tưởng chấp trước.
Tam Bảo là pháp bảo siêu sanh liễu tử, nên lúc nào cũng hồi quang phản chiếu, “ tâm sanh diệt ” diệt.
Tam Bảo là pháp bảo thành tựu vô thượng bồ đề, được viên thành phật đạo.
Bất luận là lúc nào nơi nào, nên thường dùng tam bảo, chớ có quên mất tam bảo.
Mọi người phải có lòng tin vững chắc, cái mà thầy đã truyền và cái mà các đời Tổ Sư đã truyền là chẳng hai chẳng khác. Phàm là các đệ tử Nhất Quán – các tu sĩ Bạch Dương thì đều nên dựa theo tam bảo thầy đã truyền mà đi tu trì một cách thật thà, mỗi người tận hết tâm mình, mỗi người liễu cái nguyện của tự mình nơi đạo trường mà cá nhân mỗi người thuộc về, “ hưu thính tà nhân hồ thuyết thoại ” ( chớ nghe những kẻ tà tuỳ tiện nói những lời bừa bậy )
Cuối cùng, hậu học muốn nhắc nhở mọi người rằng các bậc Lão Tiền Nhân bối từng vị từng vị một đã đi rồi, các tổ sư giả càng lúc càng người này kiêu căng ngạo mạn hơn người nọ, mỗi người đều có một kiểu cách tà thuyết, hy vọng mọi người đều có thể nhận lí, tuyệt đối chớ có nhận người. Hy vọng những vị tiền hiền nếu như đã đi sai đường, đã nhận lầm người, đã rời khỏi đạo trường hãy nhanh chóng quay đầu trở lại, bây giờ quay đầu sám hối vẫn còn kịp. Tuyệt đối chớ có bởi vì sự hồ đồ nhất thời mà đã huỷ đi tuệ mệnh pháp thân của chính mình, đoạn dứt đi cơ hội ra lìa khỏi biển khổ sanh tử của Tổ Tiên, tạo thành nỗi hối tiếc thiên cổ, chính là cái gọi là “ Một bước sa chân ngàn thuở hận ” ( nghĩa rằng : hễ phạm sai lầm đoạ lạc bèn hối tiếc cả đời ) , cẩn thận đấy, cẩn thận đấy !
Pháp môn vi diệu vô thượng cực sâu mà “ trăm nghìn vạn kiếp khó gặp được ” do luỹ kiếp siêng tu những thiện căn, phước đức mà kiếp này mới có thể đắc thụ một chỉ của Minh Sư, càng nên trân trọng mối nhân duyên thù thắng này, nương dựa theo pháp mà tu trì, kì vọng kiếp này là kiếp cuối cùng, thân này là thân cuối cùng, sanh tử liễu, phật đạo thành.
Số lượt xem : 494