BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Vui vẻ liễu nguyện

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 10:13:06
/Vui vẻ liễu nguyện

   1.Lời nói đầu

“ Lời điểm đạo ” nói rằng : “ con nếu lập nguyện mà chẳng liễu, khó mà về cố hương ”. Đây là một đoạn lời dặn dò của Điểm Truyền Sư đối với những người mới cầu đạo sau khi lập nguyện lúc cầu đạo.


    Mỗi người đều hy vọng có thể rời khổ được vui, sống một cách tự tại chẳng có phiền não như Tiên Phật vậy, do đó mới đến cầu đạo, tu đạo. Thế nhưng chúng sanh không biết đã trải qua biết bao nhiêu lần luân hồi, sinh tử giữa sáu nẻo, càng không biết rằng đã tích lũy biết bao nhiêu tội nghiệp; nếu chẳng phải là các tội lỗi đều đã tiêu tận hết, công đức viên mãn thì làm thế nào mà chứng bồ đề an trụ nơi cực lạc thánh vực ?

 

Điều hối tiếc lớn nhất của đời người chính là “ tâm nguyện chưa liễu ”. Thuận Trị Hoàng Đế đời nhà thanh nói một cách cảm khái than thở rằng : “ khi đến thì hồ đồ, lúc đi thì mê muội, Không ( trống rỗng ) tại nhân gian đi một phen  ”. Lương Khải Siêu nói rằng : “ chí chưa báo đáp, chí chưa báo đáp, thử hỏi chí của người khi nào báo đáp ? chí cũng vô tận lượng, báo đáp cũng vô tận thời ( chẳng có lúc kết thúc ) . “ Minh nhật ca ” ( bài ca ngày mai ) có lời viết rằng : “ sáng trông nước bên đông chảy, chiều nhìn mặt trời lặn về tây, đời tôi cứ đợi ngày mai, vạn sự thành trễ nải ”. Nếu không nắm bắt cái thân hữu dụng để hành công liễu nguyện phục vụ quần chúng, đấy sẽ là niềm hối tiếc lớn nhất của đời này.

 

 

2. Ý nghĩa của việc liễu nguyện

 

“ Nguyện ” là chí hướng và động lực. Dựa vào hình dạng của chữ “ Nguyện ”  愿để giải thích thì là cái tâm bổn lai ( vốn có ) : nguyên tâm  ; dựa vào vô hình mà giải nghĩa thì là phật tánh thanh tịnhĐơn giản mà nói thì “ liễu nguyện ” chính là quá trình hoàn thành sứ mệnh của bản thân. Hàm ý của nó đại khái có hai tầng ý nghĩa như sau :

 

Đối với bản thân mà nói :

a. Có thể tích đức tiêu nghiệp của lũy kiếp : những nhân ác nghiệp chướng mà kiếp quá khứ vô thỉ kiếp đã tạo là cái mà kiếp này hoặc kiếp sau phải chịu. Chúng ta nên hành thiện tích đức trong kiếp này để hồi hướng cho các oan thân trái chủ lũy kiếp; hy vọng chuyển ác nghiệp thành thiện nghiệp, hóa ác duyên thành thiện duyên, một mặt giảm thiểu những chướng ngại tu đạo kiếp này, mặt khác liễu kết ( kết thúc ) những vướng mắc đeo bám của những oan nghiệt kiếp sau.

 

b. Có thể hàng phục 3 nghiệp trong tâm : vào lúc đang hành công liễu nguyện có khả năng sẽ gặp phải những khiêu khích của tam độc trong tâm : Tam độc này che lấp mất đi phật tánh của tất cả mọi người. Chúng ta từ vô thỉ đến nay, nguyên nhân sở dĩ chúng ta vẫn chưa thành phật chính là do có 3 loại phiền não này. Tam độc đầu độc con người đến mức say sinh mộng tử, cứ hôn trầm mơ màng hồ đồ sống qua ngày giống như say rượu hay đang nằm mơ vậy, rốt cuộc cứ mãi không thể phản bổn hoàn nguyên, khôi phục lại chơn diện mục thanh tịnh vốn có.

 

1. Trừ tham : nhìn thấy những vật mà có thể dẫn động dục niệm là lúc hàng phục tham niệm.  Ở đạo trường tuân thủ phật quy lễ tiết “ tam thanh tứ chánh ” một cách cung kính cẩn thận; có thể tiền tài thanh thì chẳng tham tiền tài, có thể nam nữ thanh thì chẳng tham sắc, có thể thánh phàm thanh thì chẳng vật công dùng tư.

 

2. Trừ sân : nhìn thấy những việc mà có thể khiến người ta phẫn hận là lúc hàng phục sân tâm. Có thể tâm chánh thì viên dung nhân sự chẳng khởi tâm sân hận; có thể ngôn chánh thì ẩn ác dương thiện ( ẩn giấu những lỗi lầm của người khác, tuyên dương những hành vi từ thiện tốt đẹp của người khác ), quy quá tư thất, dương thiện công đường ( Khi người ta có lỗi lầm thì tốt nhất là gọi họ đến một mình để phê bình trong mật thất riêng tư, khi họ làm việc thiện, muốn biểu dương họ thì tốt nhất là tiến hành việc biểu dương ở những nơi công cộng ). Có thể thân chánh thì giữ mình như ngọc, chẳng đi trên những nẻo đường tà và tả đạo bàng môn, làm gương tốt cho các hậu học. Có thể hành chánh thì ảnh hưởng đạo thân, thiện hóa quần chúng, đồng thời tiên phật phù hộ. Nếu là người mà nghiệp chướng túc thế ( kiếp trước) nhẹ thì có thể tiêu tai tụ phước; nếu là người mà nghiệp chướng túc thế nặng nề thì có thể ác nghiệp giảm nhẹ.

 

3. Trừ si : hộ trì pháp hội là lúc hàng phục những si kiến. Ở đạo trường có thể lắng nghe đạo nghĩa mở mang trí tuệ rõ lí, có thể chuyển thức thành trí, có thể trừ đi vọng niệm, tồn chân thành, hàng phục những tà tư ngu kiến, trở thành chánh kiến chánh tư duy.

 

Đối với chúng sanh mà nói : liễu nguyện tức là bố thí; bố thí tức là cái gốc của vui vẻ.

 

1. Có thể hành tài thí : hoặc là trợ giúp xây dựng đạo trường, hoặc là trợ giúp in ấn những sách khuyến thiện, hoặc là tùy hỷ quyên tiền từ thiện để tế trợ cho những người nghèo khổ khốn khó, có thể trừ bỏ tâm tham.

 

2. Có thể hành vô úy thí : làm nhân viên tình nguyện của đạo trường, hoặc là dọn dẹp lau chùi sạch sẽ môi trường xung quanh, hoặc là chỉ huy giao thông, làm công quả nấu ăn dưới bếp, dâng khăn cho các đạo thân lau tay khi đến phật đường vào trước khi lễ phật … khiến cho các đồng tu được tiện lợi, khiến chúng sanh được lợi lạc, có thể khiến cho nội tâm khiêm hạ, bồi dưỡng đức hạnh, trừ đi cái tâm ngạo mạn.

 

3. Có thể hành pháp thí : Ở đạo trường hộ trì pháp hội tham ban nghiên cứu, một mặt có thể dọn dẹp sạch sẽ những vô minh, mặt khác có thể khuyến hóa người khác, khiến chúng sanh từ mê chuyển ngộ mà đến cầu đạo, tu đạo, bàn đạo để hóa giải phiền não, rời khổ được vui.

Con người có thể hoằng đạo, chẳng phải đạo hoằng người. Sự hoằng triển của đạo trường cũng phải dựa vào những nhân tài trụ cột trong đạo trường đến hộ trì và thúc đẩy.

Mạnh Tử viết : “ quân tử hữu tam lạc, nhi vương thiên hạ bất dự tồn yên. Phụ mẫu câu tồn, huynh đệ vô cố, nhất lạc dã. Ngưỡng bất quý ư thiên, Phủ bất trạc ư nhân, nhị lạc dã. Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo dục chi, tam lạc dã. ”

 

Dịch nghĩa : Mạnh Tử nói : “ người quân tử có ba chuyện đáng để vui, trong đó không bao gồm việc thống trị thiên hạ vạn dân. Cha mẹ đều khỏe mạnh, anh em hòa thuận, không bệnh tật là chuyện vui thứ nhất. Ngẩng đầu không thẹn với trời, cúi đầu không thẹn với người, đấy là chuyện vui thứ hai; có được nhân tài ưu tú trong thiên hạ mà giáo dục họ, đấy là chuyện vui thứ ba.

 

Mạnh Tử vì sao muốn có được nhân tài ưu tú trong thiên hạ mà giáo dục vậy ? Bởi vì “  thiên hạ nịch, viện chi dĩ đạo ” ( thiên hạ chìm đắm, phải dùng đạo để cứu giúp ). Phải dùng thiên đạo để cứu rỗi người đời, không phải là một người có thể bàn được; sự hưng suy của đạo trường cũng chẳng phải là một người có thể hành được. Có thể thấy rằng việc tế thế lợi nhân phải đồng tu cộng bàn, muốn thay trời tuyên hóa cũng phải đồng tâm hiệp lực, người trời hợp nhất.

 

Thiên đạo do cứu kiếp mà giáng, do vậy mà không đúng thời thì không giáng, cũng là không gặp đúng người thì chẳng bàn. Do đó, “ Hoàng Mẫu giáng đạo buông kim tuyến, Minh Sư truyền pháp độ lương hiền; biển khổ mênh mông tựa đêm tối, thiên đạo minh đăng ra kiếp khổ ”. Những “ lương hiền ” mà Minh Sư truyền pháp độ cho chính là những “ lương tài ” ( nhân tài ) trong đạo; những lương tài này chính là các điểm truyền sư, giảng sư, bàn sự nhân tài, các vị đàn chủ đều là những hóa thân của Lão Mẫu, đều là những phân thân của Minh Sư, có thể thể hội được từ tâm của Hoàng Mẫu, có thể gánh vác âu lo, giúp giải quyết những khốn khó của Minh Sư, có thể thay trời hành đạo, có thể thay trời tuyên hóa.

 

Làm thế nào liễu nguyện làm lương tài ?

 

Phải hoan hỷ liễu nguyện làm lương tài của đạo, nghĩa là tâm tồn tâm hoan hỷ để liễu nguyện. Do đó then chốt quan trọng nhất chính là “ nguyện lực ”, mà nguyện lực đến từ chỗ rõ lí. Người rõ lí khi liễu nguyện thì nội tâm của họ là một thứ “ động lực ”; người không rõ lí khi liễu nguyện thì nội tâm của họ là một thứ “ áp lực ”. Bởi vì người rõ lí biết được ý nghĩa của việc liễu nguyện. Họ biết rằng một mặt có thể tích đức tiêu nghiệp của lũy kiếp, lại có thể hàng phục tam nghiệp trong tâm. Họ biết rằng liễu nguyện tức là bố thí; bố thí tức là gốc của niềm vui. Do đó liễu nguyện là một loại việc hoan hỷ, chớ chẳng phải là bị động miễn cưỡng, càng không phải là một thứ áp lực.

 

Làm lương tài trong đạo thì chẳng rời khỏi bốn việc “ học, tu, giảng, bàn ”. Học và tu là hộ trì cho đạo trường trong tâm của chính mình; giảng và bàn là hộ trì cho đạo trường ở ngoài thân. Thể dụng hợp nhất, nội tu ngoại vương, tịnh thì tự độ bản thân mình, động thì độ người khác, kỉ lập lập nhân ( tự mình làm tốt việc tu dưỡng lập thân xử thế thì cũng khiến cho người khác có thể làm tốt việc tu dưỡng lập thân xử thế, tự mình cầu được thông đạt thì cũng khiến cho người khác cầu đắc sự thông đạt ), chánh kỉ hóa nhân ( phải đoan chánh bản thân mình trước, lại còn phải khuyến hóa người khác cùng tồn thiện tâm, cùng đi làm việc thiện ) thì mới có thể trở thành những lương tài chân chính của đạo trường. Dưới đây sẽ thuyết minh sơ lược lấy việc học, tu, giảng, bàn làm phương hướng liễu nguyện :

 

a. Hành vi học :

 

 

Ngọc bất trác bất thành khí, Nhân bất học bất tri lí ( viên ngọc, đá quý... nếu không được mài giũa, đẽo gọt thì không thể làm cho nó thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó, không thành những sản phẩm trang sức đẹp, quý giá được; nếu con người không được học hành đầy đủ thì không biết đến những lí luận, hiểu biết... về mọi sự vật hiện tượng được ). “ Mạnh Tử ” , chương Đằng Văn Công rằng : “ nhân chi hữu đạo dã, bão thực noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận vu cầm thú, thánh nhân hữu ưu chi, sử khế vi tư đồ, giáo dĩ nhân luân ” ( làm người ai cũng có cái đạo lí mà mình cần phải theo. Chớ như đã được ăn no, ở yên, mặc ấm mà chẳng có giáo dục thì gần với loài chim loài thú rồi đó, cho nên bậc thánh nhân lấy làm lo lắng về việc ấy, giáo hóa cho mọi người cái đạo nhân luân : phụ tử hữu thân ( cha con có tình nghĩa ) , quân thần hữu nghĩa ( Vua, tôi có nghĩa; vua hiền tôi trung ) , Phu phụ hữu biệt (Vợ chồng có phân biệt, Chồng có nghĩa, vợ vâng phục)  trưởng ấu hữu tự ( lớn nhỏ có thứ tự ) , bằng hữu hữu tín ( bạn bè có thành tín ). Chúng sanh mạt pháp do luân hồi lũy kiếp, bổn tánh đã bị ngũ uẩn che lấp, chẳng thể khi sinh ra mà đã biết, duy chỉ có sau khi học mới biết, hoặc khi gặp khó khăn mới biết, mới có thể chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành. Những người tu bàn đạo, học nhưng sau đó biết chẳng đủ càng nên học rộng nghe nhiều, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển, thỉnh cầu những người có học vấn có đạo đức chỉnh sửa chỉ ra những chỗ sai của mình, không lấy việc học hỏi những người thân phận thấp hơn mình hay học vấn thiển lậu hơn mình cho là mất mặt, gần gũi nhiều với các thiện tri thức thì mới có thể dẫn đạo chúng sanh, khải phát hậu học.

 

b. Hành vi  tu 

 

Người quân tử tu đạo chí nơi Thánh hiền càng nên cẩn thận về lời nói và hành động. Trong “ Hiếu Kinh ”, chương Khanh Đại Phu có nói rằng : “ chẳng phải là pháp ngôn của tiên vương thì chẳng dám nói, không phải là đức hạnh của tiên vương thì chẳng dám hành ”; tu có hai nghĩa tu và hành, nghĩa là bên trong thì tu cái tâm, bên ngoài thì đoan chánh những hành vi của mình. Quân tử “ thận tâm vật ư ẩn vi, át ý ố ư động cơ ” ( người quân tử có tu dưỡng, có đạo đức nên cẩn thận tâm giữa lúc muốn động chưa động, khiến cho niệm đầu chẳng khởi, càng phải vào cái sát na mà tâm niệm phát động nhất định cần phải lập tức chế ngừng ngay, vậy mới miễn được cái nhân xấu bành trướng mở rộng, nước đổ ( vẩy ) đi rồi khó thu lại ). Tuy là vào những lúc ở một mình, chẳng lén lút làm những chuyện xấu trái với lương tâm trong phòng tối, như muôn nghìn đôi mắt đang đăm đăm nhìn, muôn nghìn cánh tay đang chỉ về mình vậy. Do đó, phi pháp chẳng nói, phi đạo không hành, miệng chẳng nói thẳng tuột tùy tiện, hành vi hợp với lễ nghi pháp độ, lấy “ lời ( nói )  khắp thiên hạ chẳng lỗi miệng, hành khắp thiên hạ chẳng oán ghét ” làm quy phạm nghiêm khắc để trói buộc bản thân.

 

c. Hành vi giảng :

 

Sách Trung Dung nói rằng : “ thiên mệnh chi vị tánh, suất tánh chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo ” (Thượng Đế ban tặng bẩm phú cho con người cái gọi là bổn tánh, hành động theo bổn tánh gọi là chánh đạo, tu dưỡng đào tạo nhân tài dựa trên chính đạo gọi là giáo hóa ), chương đầu thì đã nói rõ ràng tu đạo là công tác phải giáo hóa; đạo trường trên thì gánh vác thiên mệnh để truyền đạo, dưới thì giáo hóa chúng sanh dựa vào các giáo nghĩa. Do vậy thay trời tuyên hóa nhất định cần phải thừa thượng khải hạ. Mạnh Tử rằng : “ thiên chi sanh thử dân dã, sử tiên tri giác hậu tri, sử tiên giác giác hậu giác dã ” ( ông trời sinh ra chúng dân, là muốn người biết trước giúp người biết sau giác ngộ, người giác ngộ trước giúp người giác ngộ sau giác ngộ )  . Việc “ tuyên giảng giáo hóa ” trên đạo trường càng là một khâu khẩn cấp quan trọng.

 

d. Hành vi bàn

 

Bàn nghĩa là bàn đạo. Nếu tu đạo chẳng bàn đạo, tức là tu mà chẳng hành. Dương Minh tiên sinh nói rằng : “biết khắp cả trời đất chẳng bằng cất bước đi đầu tiên ”, ngồi mà nói chẳng bằng đứng dậy mà hành ( làm ), bởi vì đường không đi thì không đến, việc chẳng làm thì chẳng thành.

 

Tu bàn là một thể hai mặt,biết là sự khởi đầu của hành, hành là sự thành của biết. Bàn đạo trong tu tâm, đồng thời cũng đang tu tâm trong lúc bàn đạo; mỗi một việc nơi đi, ở, ngồi, nằm đều hồi quang phản chiếu quan sát phát giác ra tự bản thân mình có lỗi hay không, ấn chứng cái “ công ” của nội tâm khiêm hạ, và cái “ đức ” của ngoài hành nơi lễ, do đó phải biết và hành hợp nhất mới là cụ thể của công đức.

 

3. Kết Luận :

 

Ý nghĩa chân thật của hoan hỷ liễu nguyện chính là “ thành giả, phi tự thành kỉ nhi kỉ dã. Sở dĩ thành vật dã. Thành kỉ, nhân dã. Thành vật, tri dã. Tánh chi đức dã, hợp ngoại nội chi đạo dã ” mà chương thứ 25 của sách Trung Dung đã nói ( nói đến công phu của thành thì chẳng phải là độc thiện kì thân – chỉ tu thân dưỡng tánh, bảo toàn bản thân, chẳng quan sự đời, tự mình thành công thì đủ rồi, mà còn phải kiêm thiện thiên hạ, rộng bố ân trạch khiến chúng sanh thiên hạ đều nhận được ân huệ ấy, để thành tựu tất cả mọi sự vật ). Thành tựu bản thân, đức nghiệp có chỗ thành tựu thì được xem là công phu của Nhân; thành tựu vạn vật, kiêm thiện thiên hạ là công phu ứng dụng của trí. Hai chữ Nhân và Trí này là mĩ đức trong bổn tánh.

 

Ý nghĩa thật của “ thành ” chính là tu tâm bàn đạo. Do vậy, ý nghĩa “ Trung Dung ” nói rằng : “ thành ” không phải chỉ là thành tựu bản thân mà thôi, mà còn có thể thành toàn chúng sanh.  Thành kỉ là sự từ bi của minh tâm kiến tánh; thành vật là trí tuệ của độ hóa chúng sanh. Do đó thành là tu tâm bàn đạo hợp nhất, thể dụng đồng thời đều có đủ, công phu tu hành công đức viên mãn.

Thân làm lương tài trong đạo trường nhất định cần phải biết và hành hợp nhất, dụng tâm học tu, nỗ lực giảng bàn. 

Số lượt xem : 557