Tri mệnh lập mệnh và lập chí lập phẩm
1. Lời nói đầu :
Mệnh là gốc rễ căn bản của con người. Có thể tu dưỡng gốc rễ cho thật tốt, mệnh do ta lập chẳng do trời.
Tiên Phật từ bi huấn thị rằng : “ so với việc hết sức tin tưởng vào việc xem bói đoán mệnh, sẵn sàng chấp nhận số mệnh thì chẳng thà tích cực tri mệnh, dũng cảm lập mệnh. ”
Lập chí lập phẩm cũng là điều mà con người nhất định cần phải có, chí chẳng lập thì việc khó thành; phẩm không lập thì người chẳng kính. Do vậy chúng ta nhất định phải lập đại chí, vả lại có thể siêng tu phẩm đức mới có thể trở thành người đệ nhất đẳng, gánh vác việc đệ nhất đẳng.
Những người tu đạo thời cổ đại đều vì tánh mệnh của bản thân mình mà khắp nơi tìm kiếm Minh Sư để chỉ điểm cho con đường của cánh cửa sanh tử, thế nhưng rất ít người thành đạo. Vì sao vậy ? bởi vì thiên thời chưa đến, Minh Sư khó gặp, không tìm được con đường thích hợp ( tìm chẳng được cửa lớn mà vào ) thì chẳng cách nào tri mệnh, càng chẳng biết làm thế nào lập mệnh, mà những tu sĩ của các giáo phái thời hiện đại cũng vậy.
Hiện nay Hoàng Thiên khai ân, Thiên Mệnh Minh Sư ứng vận giáng thế, chân đạo phổ truyền, những người hữu duyên đều có thể được nghe đại pháp tối thượng thừa, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật, những người chân tu đều có thể “ minh tâm kiến tánh ”, “ minh tâm chính là tri mệnh ”, “ kiến tánh chính là lập mệnh ”. Nếu chỉ có tri mệnh mà không lập mệnh, ví như dùng rổ ( thúng ) tre múc nước, phí sức mà chẳng có hiệu quả, uổng cả một đời, như vào núi bảo bối mà trở về tay không, thật sự đáng tiếc.
Trung Dung rằng : “ thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo ” ( tạm dịch : thượng đế ban tặng bẩm phú cho con người gọi là tính, hành động theo bản tính gọi là chính đạo ). Thiên mệnh là sứ mệnh, cũng là chức trách. Sau khi tri ( biết ) mệnh có thể an thân lập mệnh thì có thể thành Thánh thành Phật, nếu không thì rơi vào luân hồi trong tứ sanh lục đạo không ngừng. Hai việc này đều do bản thân mình làm chủ.
2. Sự hình thành của mệnh :
Kinh nhân quả 3 đời nói rằng : “ Tất cả nam nữ ở thế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô tận đều là quả báo do nhân duyên từ đời trước ”. Chúng sanh đều phải gánh chịu những di sản vô hình mà kiếp quá khứ đã lưu truyền xuống. Mỗi người đều là người thừa kế của nghiệp mà bản thân mình đã tạo; chính là do có yếu tố của nghiệp lực, cho nên sản sinh sự khác biệt của bần tiện phú quý, mọi thứ tự mình làm vẫn phải tự mình chịu lấy, địa ngục chịu khổ oán ai đây ? chớ bảo nghiệp báo nhân quả không ai thấy, xa ở con cháu gần tại thân. Đấy là vận mệnh mang tính lặn không thể kháng cự.
Phàm là nghiệp báo nhân quả của kiếp này, những đặc tính thói quen, hành vi mà kiếp này gia tăng thêm cũng sẽ trở thành vận mệnh của kiếp này và bẩm tính của kiếp sau. Tâm niệm ( tâm nghiệp ) → lời nói ( khẩu nghiệp ) → hành vi ( thân nghiệp ) → thói quen → cá tính ( tính cách ) → vận mệnh. Đấy là sự hình thành vận mệnh nhìn thấy được mang tính trội.
3. Tri mệnh
Khổng tử nói rằng : “ bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử ” ( dịch nghĩa : chẳng hiểu được vận mệnh thì chẳng có cách nào làm bậc quân tử ). Người chẳng biết thiên lý lương tâm của bản thân mình thì không thể thành tựu trở thành một người có tài đức được người khác tôn kính.
Trước hết chính là phải hiểu cái gì là mệnh ? chẳng biết mệnh thì chẳng thể tu mệnh, chẳng tu mệnh lại làm sao có thể lập mệnh ? Do vậy chúng ta nhất định phải tri mệnh, sau đó tiến đến lập mệnh.
Muốn biết mệnh, trước hết phải hiểu 3 loại mệnh :
a. Thiên mệnh : Sách Trung Dung viết rằng : “ thiên mệnh chi vị tánh ”. Ơn trên ban phú cho chúng ta tự tánh trong thân người, dùng để chi phối thân thể, làm chủ tể chi phối ngũ quan trăm sườn, lại còn gọi là “ thiên lí lương tâm ”, cũng chính là vị chủ nhân thật sự của chúng ta – linh tánh, lương tri lương năng, bổn tâm bổn tánh thiên nhiên của chúng ta. Lục Tổ rằng : “ ta có một vật, chẳng có đầu chẳng có đuôi, chẳng có danh chẳng có tự, chẳng có lưng chẳng có bề mặt, mọi người vẫn biết chăng ? ” Bạn biết chăng ? nó là thường mà bất biến ( thường chứ không thay đổi ).
b. Túc mệnh : mệnh của nghiệp báo nhân quả kiếp trước, có số của phúc, lộc, tài, thọ, tiện, bần, mỗi kiếp đều không giống nhau, là do tiền kiếp tạo sẵn; như kiếp này nên được hưởng thụ, hà tất xảo dụng tâm cơ. Nếu không biết bảo hộ túc mệnh, không biết tiết kiệm tiền tài, tùy ý phung phí vào những việc vô bổ làm tổn hao hết tài sản thì có tổn hại đến túc mệnh, thì sau này chẳng thể hưởng thụ. Nó là biến mà bất thường ( thay đổi chứ không thường )
c. Âm mệnh : khổ căn nghiệp lực do những đặc tính thói quen, sở thích, thói hư tật xấu, tính nóng nảy của kiếp này đã tạo thành. Nếu không biết liễu ( chấm dứt ) âm mệnh, mặc sức tùy ý mà làm, ăn chơi rượu chè cờ bạc trai gái, không việc xấu nào mà không làm, một khi không thuận theo ý mình sinh ra những âm khí như hận, oán, não, phiền, dẫn đến luân thường sai trái, phước thọ ngày càng giảm, thậm chí tội nghiệp nặng rồi, chết chẳng tự nhiên ( chết do gặp phải những sự nguy hại ngoài ý muốn, chẳng phải là sự tử vong tự nhiên ), chẳng có kết thúc tốt đẹp. Đấy chính là cái gọi là “ tự tạo nghiệp thì chẳng thể sống ”
Chúng ta 6 vạn năm một điểm chân linh tánh rơi vào hồng trần, sinh tử luân hồi không ngừng, mỗi người đã tự tập nhiễm những khí bẩm tính khác nhau ( khí bẩm tính : hận, oán, nộ, phiền, não ). Khi chúng ta ra đời, vận mệnh của mỗi người đều đã định sẵn, cho nên nói : “ sanh tử có định số, phú quý đều do trời ”, đấy đều là những nghiệp lực tự mình đã tạo xuống hình thành nên. Hành thiện trồng thiện nhân được thiện báo, hành ác gieo nhân ác được quả báo xấu, phúc họa chẳng có cửa, duy con người tự triệu mời đến. Tuy nhiên, vận mệnh có thể thay đổi, có thể kiến cơ chuyển vận, như làm nhiều âm đức ( phần đức hạnh tốt đẹp làm việc tốt mà không để cho người khác biết ) có thể thay đổi vận mệnh.
孟 子云︰「莫非命也,順受其正。是故,知命者,不立乎巖牆之下,盡其道而死者,正命也,桎梏死者,非正命也。」
Mạnh Tử viết : “ Mạc phi mạng giã. Thuận thọ kỳ chính. Thị cố, tri mạng giả, bất lập hồ nham tường chi hạ. Tận kỳ đạo nhi tử giả, chín giã. Trất cốc tử giả, phi chính mạng giã ”
( Tạm dịch : Mạnh Tử nói : “ không có thứ gì là không do mệnh trời ( quyết định ), thuận theo mệnh trời, sự chấp nhận là số mệnh thông thường; bởi vì người hiểu được mệnh trời sẽ không đứng ở gần bức tường sụp đổ. Dốc sức hành đạo mà chết, thì là số mệnh bình thường; phạm tội chịu phạt mà chết thì không phải số mệnh bình thường. ” )
Phúc họa cát hung của con người đều là thiên mệnh, chỉ cần thuận theo tiếp nhận thiên lý lương tâm thì là người tri mệnh, không làm những việc nguy hiểm không hợp với đạo lý, có thể vì sự nghiệp chính nghĩa mà chẳng sợ hy sinh, hy sinh cái tôi nhỏ để hoàn thành cái tôi lớn, mới là chính mệnh trời ban phú cho, nhưng phạm tội mà chết thì không phải là chính mệnh do trời định.
中庸云︰「君子素其位而行,不願乎其外。素富貴,行乎富貴;素貧賤,行乎貧賤;素夷狄,行乎夷狄;素患難,行乎患難。君子無入而不自得焉?」在上位,不陵下;在下位,不援上;正己而不求於人,則無怨。上不怨天, 下不尤人。故君子居易以俟命,小人行險以徼幸。子曰:「射有似乎君子。失諸正鵠,反求諸其身。」
Trung Dung rằng : “ Quân tử tố kỳ vị nhi hành, bất nguyện hồ kỳ ngoại. Tố phú quý, hành hồ phú quý. Tố bần tiện, hành hồ bần tiện. Tố di địch, hành hồ di địch. Tố hoạn nạn, hành hồ hoạn nạn. Quân tử vô nhập nhi bất tự đắc yên. Tại thượng vị, bất lăng hạ; tại hạ vị, bất viên thượng. Chính kỷ, nhi bất cầu ư nhân, tắc vô oán. Thượng bất oán thiên, hạ bất vưu nhân. Cố quân tử cư dị, dĩ sĩ mệnh. Tiểu nhân hành hiểm dĩ kiểu hãnh. Tử viết: «Xạ hữu tự hồ quân tử: thất chư chính hộc, phản cầu chư kỳ thân ”
( Tạm dịch nghĩa : Bậc quân tử có đức thì hành sự dựa trên địa vị của mình, không tham cầu những thứ không phải của mình. Khi phú quý, hành sự phải phù hợp với sự phú quý; khi bần tiện, hành sự phải phù hợp với sự bần tiện; khi ở những nơi xa xôi thì hành sự phải phù hợp với tình hình ở những nơi xa xôi đó; khi gặp hoạn nạn thì hành sự phải phù hợp với lúc hoạn nạn. Bậc quân tử bất luận là ở địa vị nào đều cảm thấy ung dung tự tại. Ở vị trí trên thì không ức hiếp người dưới; ở vị trí thấp thì không nên xu nịnh người trên. Chỉ yêu cầu bản thân đoan chánh mà không yêu cầu người khác, như vậy thì không có gì phải oán trách, không oán giận vận mệnh của mình đối với người trên, không trách móc đối với người dưới. Cho nên bậc quân tử vui vẻ với tình cảnh hiện tại để chờ đợi thời cơ, kẻ tiểu nhân thì lại muốn lấy mạo hiểm để đổi lấy vận may. Khổng Tử nói : “ nguyên tắc bắn cung cũng giống như đạo lý làm người của bậc quân tử, nếu như bắn không trúng bia thì phải tìm nguyên ở chính bản thân mình. ” )
Thân phận gì thì làm việc gì, chớ có tâm tồn vọng niệm.
Tục rằng : “ làm hòa thượng một ngày, gõ chuông một ngày ”. Làm hòa thượng là thân phận và chức nghiệp, gõ chuông là chức vụ và trách nhiệm. Nếu đã làm hòa thượng thì phải gõ chuông, thì nhất định phải thành khẩn thành kính, vậy thì là tận tụy với công việc, đấy là tri mệnh.
Lại rằng : “ trời sanh ta tất có chỗ dụng ”, “ một ngọn cỏ một giọt sương ”. Bất kể người, việc, vật đều có sự phân biệt lớn nhỏ, nặng nhẹ. Thế nhưng đại tài thì gánh vác nhiệm vụ lớn, tiểu tài thì gánh vác nhiệm vụ nhỏ, mọi người phân công hợp tác, mỗi người tận hết chức trách bổn phận của mình, vậy thì xem là thành công, đấy cũng là tri mệnh.
4. Lập mệnh
Sau khi tri mệnh muốn không hối hận thì trước hết lập mệnh tu bản thân, phải biết rằng phàm việc gì cũng đều có nguyên nhân của nó, không cần phải ngưỡng mộ hay đố kị người khác.
孟子云︰「盡其心者, 知其性也。知其性, 則知天矣。存其心, 養其性, 所以事天也。天壽不貳, 修身以俟之, 所以立命也。」
Mạnh Tử viết : “ Tận kỳ tâm giả, tri kỳ tánh giã. Tri kỳ tánh, tắc tri thiên hỹ. Tồn kỳ tâm, dưỡng kỳ tánh, sở dĩ sự thiên giã. Yểu thọ bất nhị, tu hân dĩ sĩ chi, sở dĩ lập Mạng giã. ”
Tạm dịch nghĩa :
Mạnh Tử nói : “ dốc hết lòng thiện của mình, chính là đã giác ngộ được bản tính của mình. Giác ngộ được bản tính của mình chính là đã hiểu được mệnh trời. Giữ gìn lòng thiện, giữ gìn bản tính của mình, lấy đó để đối đãi với mệnh trời. Bất luận là tuổi thọ dài hay ngắn đều không thay đổi thái độ, chỉ tu thân dưỡng tính chờ đợi vào mệnh trời, đấy chính là cách để xác lập vận mệnh thông thường. ”
Mệnh là bổn phận của con người, giữ lấy bổn phận chính là đã xác lập mệnh trời.
Con người nếu có thể dựa theo bổn phận hành sự thì hợp với đạo của trời. Nếu chẳng tận hết trách nhiệm, tận hết sức, thích hư vinh, làm việc giả, hữu danh vô thật thì là lập không được mệnh, chẳng những lãng phí tinh lực chẳng có chút thu hoạch, trái lại còn gánh lấy tội.
孟子曰:“有天爵者,有人爵者。仁义忠信,乐善不倦,此天爵也;公卿大夫,此人爵也。古之人修其天爵,而人爵从之。今之人修其天爵,以要人爵。既得人爵,而弃其天爵,则惑之甚者也,终亦必亡而已矣”(《孟子·告子上》)孟子云︰「修其天爵,而人爵從之」。
Mạnh Tử rằng : “ Hữu thiên tước giả, hữu nhơn tước giả. Nhân, nghĩa, trung, tín, lạc thiên bất nguyện, thử thiên tước giả. Công, Khanh đại phu, thử nhơn tước giã. Cổ chi nhơn tu kỳ thiên tước, nhi nhơn tước tùng chi. Kim chi nhơn tu kỳ thiên tước, dĩ yêu nhơn tước, ký đắc nhơn tước, nhi khí ky thiên tước, tắc hoặc hi thậm giả giã. Chung diệc tất vong nhi dĩ hỹ. ”
Tạm dịch nghĩa :
Mạnh Tử nói : “ Có thiên tước, có nhân tước. Nhân, nghĩa, trung, tín, hiếu thiện không biết mệt mỏi, đó chính là thiên tước. Người xưa tu dưỡng thiên tước, mà nhân tước thì đến cùng thiên tước. Người ngày nay tu dưỡng thiên tước, dùng nó để thu lấy nhân tước, một khi có được nhân tước thì lại làm mất đi thiên tước của mình, điều đó quả thật là quá hồ đồ, rốt cuộc nhân tước nhất định cũng sẽ mất đi. ”
Thế nhưng con người một khi đắc được nhân tước thì lại chẳng tu thiên tước, bởi vì đã có sự hưởng thụ, danh lợi, thì khó mà lại tu đạo tiếp. Tu đức tánh là trưởng thiên mệnh ( trưởng : phát triển làm tăng ); học tập kĩ thuật, tích lũy nhiều tiền tài là phát triển làm tăng túc mệnh. Người thiện dụng túc mệnh thường tri túc ( biết thỏa mãn hài lòng với những cái mình đã và đang có ), do biết thí xả nên có thể tiêu âm mệnh. Người không thiện dụng túc mệnh thì phát triển làm tăng âm mệnh. Chỉ có phát triển làm tăng thiên mệnh nhất định có thể tiêu âm mệnh, do hành công lập đức có thể tiêu oán giải nghiệp. Thế nhưng những người hiện nay chỉ biết dụng âm mệnh, trọng túc mệnh, chẳng biết trưởng thiên mệnh lại làm sao có thể lập mệnh ?
Lập mệnh quan trọng đầu tiên là tu thân, trừ bỏ đi những tập tính, thay đổi bẩm tính, làm viên mãn thiên tính, cũng có nghĩa là phải sáng tạo vận mệnh, trừ âm mệnh, ngưng túc mệnh mà tăng trưởng thiên mệnh. Không thể làm mất đi những bẩm tính, nộ, hận, oán, phiền, não cực dễ phát sinh sẽ giống như bị quỷ mê vậy, cho nên bảo rằng “ ngũ quỷ ” quậy đến nhà bất an, chúng còn gọi là “ ngũ độc ” khiến cho người ta mắc bệnh mà tử vong, cái gốc rễ của chúng rất sâu, chẳng dễ nhổ trừ. Con người nếu hàng phục chẳng nổi chúng thì khó mà lập mệnh. Nếu con người có thể chấm dứt âm mệnh, tự nhiên tăng trưởng túc mệnh, sau đó có thể tiến đến ngưng túc mệnh thì có thể tăng trưởng thiên mệnh. Ba thứ mệnh đều do tâm tạo, tồn tâm gì thì tạo vận mệnh nấy. Do vậy có câu nói rằng : “ Thánh hiền tiên phật đều chẳng có âm mệnh, còn lại những người khác thì đều có ”
Có thể biết rằng tập tính là do vật dục đeo bám trói buộc; bẩm tính là những phiền não của nhân gian, chúng đều là những chướng ngại của việc tu thân dưỡng tánh.
Thường nói rằng chẳng có đức thì chẳng chuyển kiếp làm người, chẳng có nghiệp cũng chẳng chuyển kiếp làm người. Kinh sách viết rằng : “ hành thập thiện mới đắc được thân người ”, lại nói rằng “ mang nghiệp vãng sanh ”; nếu đã có được thân người thì nên bố đức sáng tạo thánh nghiệp.
Đổi thập ác ( sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham dục, sân hận, ngu si ) thành thập thiện.
Bỏ bát tà ( tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mệnh, tà phương tiện, tà niệm, tà định ) , chuyển thành bát chánh đạo ( chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định ). Phải biết rằng nếu tâm có thập ác bát tà tức là rời thiên đường 10 vạn 8 nghìn dặm, tu bát chánh đạo này có thể chứng đắc quả A La Hán.
Vương Phụng Nghi nói rằng : “ không nói những lỗi lầm sai trái của người khác thì là tiêu âm mệnh, có thể nhẫn nhịn mới có thể tiêu âm mệnh, nếu có thể nhẫn chịu những sự lăng mạ sỉ nhục lớn thì có thể tiêu đi rất nhiều âm mệnh ”. Do đó, người học đạo thứ nhất phải thay đổi bổn tánh, thứ hai phải nghe dựa theo sự sắp đặt của vận mệnh. Hóa tánh rồi thì không nổi nóng, không nổi giận mới chịu thiệt thòi, chịu thiệt thòi chính là được lợi ích. Nghe dựa theo sự sắp đặt của vận mệnh chẳng oán người; chẳng oán trách người mới có thể chịu khổ, chịu khổ mới có thể hưởng phúc. Tục nói rằng : “ nếm được khổ trong khổ, mới là người trên người ”, “ muốn được hiển quý trước người khác, cần phải chịu được khổ sau lưng ”, phải biết nếm khổ chấm dứt khổ, hưởng thụ thì là tiêu phúc.
《菜根譚》有言:“天薄我以福,吾厚吾德以迓之;天勞我以形,吾逸吾心以補之;天扼我以遇,吾亨吾道以通之。天且奈我何哉!”
Thái Căn Đàm có nói rằng : “ Thiên bạc ngã dĩ phúc, ngô hậu ngô đức dĩ nhạ chi, thiên lao ngã dĩ hình, ngô dật ngô tâm dĩ bổ chi, thiên ách ngã dĩ ngộ, ngô hưởng ngô đạo dĩ thanh chi, thiên thả nại ngã hà tai ! ”
Tạm dịch nghĩa : Nếu như ông trời chẳng tăng thêm phúc phận của ta, thì ta làm việc thiện nhiều thêm bồi dưỡng phẩm đức để đối đãi với loại vận mệnh này; nếu như ông trời dùng lao khổ vất vả để làm mệt nhọc thân thể ta thì ta sẽ dùng tâm trạng an dật để bảo dưỡng cái thân thể mệt mỏi rã rời, nếu như ông trời dùng sự khốn cùng để dày vò ta thì ta sẽ khai thác mở ra con đường cầu sanh để đả thông tình cảnh khốn khó. Nếu như ta có thể làm được những điều này, ông trời còn làm gì được ta ?
Vận mệnh của mình thì tự mình nắm bắt lấy, ông trời có cách gì đối với ta ? đấy là người nhất định thắng trời ( thành công hay không là quyết định ở sự nỗ lực của con người, sức con người có thể khắc phục chướng ngại tự nhiên, cải tạo hoàn cảnh ). Còn nếu như bất kể là làm bất cứ việc gì đều bị đẩy đưa theo hoàn cảnh, trào lưu mà đi mà làm thì chẳng rời khỏi được sự luân hồi của thiện ác, cái đấy thì gọi là cái lí của trời nhất định thắng người.
Lấy ví dụ như Khâu Trường Xuân chân nhân, Viên Liễu Phàm Tiên Sinh tu tánh cải mệnh trong lịch sử. Liễu Phàm Tiên Sinh ra sức hành việc thiện, rộng làm công đức, tạo ra một tác phẩm về lập mệnh lưu truyền hậu thế. Thiên Tiên Trạng Nguyên Khâu Trường Xuân trong ( Thất Chân Sử truyền ) , Khâu Chân Nhân trong đời người của mình chịu qua 72 cơn đói lớn, và vô số lần những cơn đói nhỏ.
Từ đấy có thể biết, tánh tuy do ông trời ban phú, mệnh thật ra do tự bản thân mình lập, chúng ta chỉ cần tu đạo lập đức, làm nhiều việc thiện, ngoài việc có thể liễu âm mệnh, ngưng túc mệnh, tự nhiên có thể tăng trưởng thiên mệnh mà đạt đến địa vị của Thánh Hiền Tiên Phật; thiên mệnh là chí cao vô thượng, cũng là sự thực hiện của thiên tánh; thiên tánh tốt thì thiên mệnh nhất định lớn. Bẩm tánh và túc mệnh liên quan với nhau, tập tính và âm mệnh liên quan với nhau.
Do con người một khi rơi vào hậu thiên bèn bị kiềm chế bên trong khí số, bị sự chi phối của khí số mới có sự thiên lệch của bẩm tính, cho nên bất luận là phú quý bần tiện, cùng thông thọ yểu, hung cát phước họa đều là do sự chi phối xúi giục của bẩm tính và túc mệnh. Con người có thân thể thì có dục niệm; dục niệm là căn nguyên gốc rễ của âm mệnh; trừ bỏ đi tập tính ( tính tình và thói quen xấu đã được dưỡng thành trong một thời gian dài trong một điều kiện tự nhiên hoặc hoàn cảnh xã hội nào đó ) thì âm mệnh tự nhiên tiêu diệt; thay đổi bẩm tính rồi thì không chịu sự chi phối của oán, hận, phiền, não, nộ, lại có thể giữ bổn phận, tận luân thường, làm tất cả các việc thiện, tu đạo lập đức thì thiên mệnh cũng đã tăng trưởng.
Chúng ta đem tâm sức đặt trên việc truy cầu công danh, học thức, tài năng, kĩ thuật và tài phú là trưởng dưỡng túc mệnh; túc mệnh lớn tạo nghiệp lực thêm, sau đó phước báo theo sự hưởng thụ mà tiêu dần, là những phước báo hữu lậu.
Người tu đạo nhìn thấy tội nghiệp phước tánh vốn Không, chẳng chấp nhiễm, cho nên phải lập lấy thiên mệnh, thiên mệnh và âm mệnh tăng thêm và giảm thiểu lẫn nhau, túc mệnh phải biết ngưng, nếu không thì nhà lớn nghiệp lớn chỉ tăng thêm gánh nặng.
Thầy rằng : “ Hãy dùng cái tâm tích lũy tiền tài để tích lũy học vấn, dùng cái niệm cầu công danh để cầu đạo đức, dùng cái tâm yêu thương vợ con đi yêu phụ mẫu, dùng kế sách bảo vệ tước vị đi bảo vệ quốc gia, ra cái này vào cái kia mà siêu phàm nhập thánh ! ”
Lại nói rằng : “ Thân đứng ngồi ngay ngắn đàng hoàng như đang đối diện với phật thánh thì thân nghiệp tịnh. Miệng chẳng có tạp ngôn dứt hết mọi sự đùa giỡn thì khẩu nghiệp tịnh. Ý chẳng tán loạn, ngưng nghỉ mọi duyên thì tâm nghiệp tịnh. ” Phải biết rằng thân đi theo tâm, tâm dựa theo thiên tánh mà hành thì có thể thăng tứ quý ( tiên phật thánh thần ); tánh theo tâm đi , tâm theo thân hành tức rơi vào ngũ bàn.
Lúc nào cũng phải hồi quang phản chiếu, giảng đạo đức, thuyết nhân nghĩa, làm viên mãn thiên tánh, khiến cho tâm tánh sáng chói viên mãn, đấy là trưởng dưỡng thiên mệnh, gần gũi lương thiện, phổ trồng thiện căn.
Mưu danh nên mưu danh thiên hạ - danh tiếng tốt; mưu lợi nên mưu thiên hạ lời – đem lại lợi ích cho công chúng. Người tu đạo học đạo nên biết thiên mệnh, biết thiên thời, gánh vác thiên mệnh. Hôm nay chúng ta đều đã cầu đạo, được chân truyền của Minh Sư, đã khác với những người thế tục bình thường, phải có chí hướng to lớn vĩ đại, chẳng tiếp tục tham việc phàm lỡ việc thánh, quan tâm đến bổn tánh của mình, không nên chỉ vì nhất thời mà quên mất vạn kiếp.
5. Kết luận :
Chúng ta đã có may mắn đắc được tiên thiên đại đạo, đắc được một chỉ điểm của Minh Sư, có thể thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên, nhảy ra khỏi bên ngoài tam giới, chẳng ở trong ngũ hành. Tuy rằng chúng ta đã đắc được con đường thông thiên, thế nhưng hiện tại vẫn ở trong khí số của hậu thiên, cho nên đắc đạo nhất định phải tu đạo, không tu đạo thì làm thế nào phản bổn hoàn nguyên, an thân lập mệnh ? Bản thân mình chính là người lái điều khiển vận mệnh của mình, nhất định cần phải thông qua tu hành mới có thể cải biến được khí số.
Tri mệnh, lập mệnh đều ở chí; làm việc của thánh hiền tiên phật tức thành tựu danh của thánh hiền tiên phật; làm việc của phàm phu tục tử thì thành tựu danh của phàm phu tục tử, đấy là đạo lý tất nhiên.
Nhan Uyên nói : “ 舜何人也?予何人也?有為者亦若是 ” “ Thuấn Hà nhơn dã ? Dư hà nhơn dã ? Hữu vi giả diệc nhược thị. ( tạm dịch : Vua Thuấn là người như thế nào ? ta là người như thế nào ? người có bản lĩnh thì cũng có thể giống như ông ta )
Thánh Nhân rằng : “ làm những việc mà người khác chẳng thể làm được là việc hào kiệt; nhẫn nhịn những việc mà người khác không thể nhẫn nhịn là việc thánh hiền. ”
Lập chí lập phẩm trở thành người đệ nhất đẳng của nhân gian, làm việc đệ nhất đẳng của thiên hạ.
Chúng ta thân là đệ tử của Hoạt Phật Bồ Tát càng phải trân trọng lấy tiền đồ to lớn tốt đẹp của mình, lập xuống chí hướng kiên định, nối gót theo bước chân của tiền nhân đại đức hướng đến đại đạo của Thánh Hiền, kiên trì bền bỉ đến cùng, vậy mới không uổng phí kiếp này, thành Thánh thành Hiền đều ở bản thân mình tri mệnh rồi sau đó lập mệnh, càng có thể liễu mệnh mà thành tựu công quả viên mãn.
Có chí nguyện, lại có năng lực, còn phải nghiêm túc thiết thực mà làm, siêng năng không sợ vất vả khổ cực, nỗ lực mà đi làm. Thay đổi khuyết điểm của bản thân, sửa bỏ những thói quen không tốt của mình, cải tạo tính cách của bản thân; mang tấm lòng cứu thế, lúc nào cũng tăng thêm sự cảnh giác cẩn trọng, mỗi ngày thêm đổi mới tốt hơn, đã tốt lại càng muốn tốt hơn, lấy thân mình làm gương, khiến cho đại đạo của thượng thiên phát dương quang đại, khiến cho chúng sanh của thế giới đều triêm mưa pháp mà có sự phát triển hưng thịnh để đạt thế giới thái bình.
Cuối cùng xin dùng vài câu dưới đây để khích lệ khuyên bảo nhau rằng :
Người trí tuệ lợi dụng thời gian để tu bàn đạo
Người thông minh tranh thủ thời gian vì danh lợi
Người biếng lười chờ đợi thời gian đợi cơ hội
Người ngu xuẩn lãng phí thời gian tạo tội nghiệt
Các vị tiền hiền muốn làm loại người nào ?
Số lượt xem : 2057