Tây Phương Tịnh Độ
Ngài Lý Bỉnh Nam nói : " Một vạn người niệm Phật, thật sự vãng sanh chỉ có vài, ba người ". Vì sao số người vãng sanh quá ít như vậy ?
Vì không phát tâm bồ đề, nên tâm không thanh tịnh.
Bởi tâm không thanh tịnh nên còn thị phi, nhân ngã, tham, sân, si, mạn, nghi. Những thứ này không tương ứng với thế giới Cực Lạc một chút nào.
Tây phương Cực Lạc là nơi tụ hội của chư thượng thiện nhân, tức là chỗ của những người thiện lành bậc nhất. Cho dù chúng ta niệm Phật rất siêng năng đến đâu, hoặc một ngày có thể niệm đến trăm ngàn lần, nhưng tâm của chúng ta không thiện, làm sao có thể lên Tây phương ở cùng chỗ của các bậc thượng thiện nhân? Do đó phát bồ đề tâm quan trọng hơn cả việc nhất tâm chuyên niệm là như vậy. Người thật sự phát bồ đề tâm, khi lâm chung một niệm hoặc mười (10) niệm, quyết định sẽ được vãng sanh. Vì sao ? Vì họ đã là thượng thiện nhân rồi, đầy đủ phước đức rồi, chỉ cần chợt khởi tâm muốn vãng sanh là được ngay. ( Trích lời của Pháp Sư Tịnh Không )
Phàm phu thì vãng sanh sống ở Phàm Thánh đồng cư độ ( thổ ).
Hàng nhị thừa vãng sanh sống ở phương tiện hữu dư độ ( thổ ) .
Nếu minh tâm kiến tánh, ngộ được vô sanh đốn pháp thì sống ở Thật báo trang nghiêm độ ( thổ ). Thường tịch quang tịnh độ ( thổ )
Loại thứ nhất là ngũ thừa cộng thổ (cõi đất chung của Ngũ Thừa), cũng gọi là cõi phàm Thánh đồng cư. Cái gọi là“ Ngũ Thừa „ là bao gồm Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Trời, Người ; Ngũ thừa cộng thổ là lãnh thổ của phàm nhân và thánh nhân cùng ở.
Ví dụ trong thế giới ta bà mà chúng ta đang ở là do nghiệp báo của phàm phu mà sinh ra, nhưng ở đó vẫn có các vị Phật, Bồ Tát thừa nguyện vãng lai độ hóa chúng sinh. Trên Ngũ Thừa cộng thổ có Đâu Suất Tịnh Độ (Tushita) là thế giới trang nghiêm vi diệu, nơi đó Di Lặc Bồ Tát thường trụ, ngài thường vì các bậc thánh thần và chúng sinh mà thuyết pháp, sau này cùng xuống nhân gian thành Phật.
Loại thứ hai là Tam Thừa cộng độ, còn gọi là phương tiện hữu dư độ,“ Tam Thừa „ là bao gồm Phật, Bồ Tát, Thanh Văn. Tam Thừa cộng độ là lãnh thổ chỉ có Thánh Hiền ở, không có Phàm phu.
Vì Thanh Văn mới chỉ là giác ngộ cho mình, còn chưa phải là cứu cánh, cho nên còn gọi là“ phương tiện hữu dư độ.
Loại thứ ba là Đại Thừa bất cộng độ còn có thể chia ra Thực Báo Trang Nghiêm Độ và Thường Tịch Quang Tịnh Độ.
Thực Báo Trang Nghiêm Độ là lãnh thổ thanh tịnh và là nơi cư trú của các bậc từ đại sĩ pháp nhân trở lên. Khi đã lên được hàng Bồ Tát là đã phá trừ được vô minh, có thể phát tâm từ bi, phổ độ chúng sinh, rộng tích công đức.
Thường Tịch Quang Tịnh độ là nơi pháp tánh của chư Phật thường trụ.
Tịch là bất sinh bất diệt, là bể đại tịch diệt tĩnh lặng thường hằng là đức giải thoát
Quang là ánh sáng chói lọi tinh thông soi sáng rộng khắp, là đức Bát Nhã, thường là ánh sáng tĩnh lặng không biến đổi là đức pháp thân vĩnh cữu thường hằng.
Thường Tịch Quang Tịnh Độ chính là bí tàng của ba đức đó. Đến đây mới là cảnh giới của sự cứu cánh viên mãn .
Trong trung ấm văn giáo cứu độ đại pháp đã đề cập đến cõi Tịnh Độ của Phật Đà Tây phương, Đông Phương Dược Sư Tịnh Độ, Nam Phương Bảo Sinh Tịnh Độ và Phương Bắc Thành Tựu Tịnh Độ đều thuộc vào cõi Đại Thừa Bất Cộng Độ.
Số lượt xem : 1242