Sự thù thắng của nhất quán chơn truyền
Sự thù thắng của nhất quán chơn truyền
1. Một chỉ của Minh Sư : minh thiện phục sơ, phân biệt nhận ra rõ ràng cái chơn và cái vọng.
Sách Trung Dung rằng : “ Thiên mệnh chi vị tánh, suất tánh chi vị đạo ” ( tạm dịch : Thượng Đế ban tặng bẩm phú cho con người cái gọi là bản tánh, hành động theo bản tánh gọi là chánh đạo, tu dưỡng đào tạo nhân tài dựa trên chánh đạo gọi là giáo hóa ”. Cầu đạo tức là thông qua một chỉ của Thiên Mệnh Minh Sư chỉ ra tự tánh thuần thiện quang minh, tìm về lại cái thiên lí lương tâm, lại căn cứ dựa theo cái lương tâm này để rửa sạch sẽ tâm trí, trừ bỏ những tạp niệm, hành đạo cứu thế. Cái thiện tánh này là giác tánh vốn dĩ quang minh, chẳng phải là cái “ thiện ” dưới cái nhị nguyên luận của thế giới thiện ác ( Nhị nguyên luận : phương pháp thuyết minh dùng khái niệm hai cái đối lập để diễn giải những hiện tượng của vũ trụ ”, nó có hai loại đặc tính “ nội tại ” và “ siêu vượt ”.
“ Siêu vượt ” chỉ sự vượt hơn thiện ác nhị nguyên, lại bao hàm hai cái này. Sự phán đoán thiện ác của người đời đều là sản vật do ý thức tạo ra. Đạo đức kinh của Lão Tử lại viết rằng :
“ Thiên hạ giai tri mĩ vi mĩ, tư ác dĩ ! giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ ! (Tạm dịch : ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu, ai cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác ”. Đấy tức là chỉ lúc thiên hạ tán dương cái đẹp thì đồng thời là hiển lộ ra “ cái không đẹp ”, do đó có cái quan niệm nhị nguyên : “ đẹp / xấu ” ; tương tự như thế, sự xuất hiện của thiện và ác cũng là như vậy, hai thứ này đều là “ vọng ”, còn cái thiện của bổn tánh tức siêu vượt hai thứ này, ấy là cái “ siêu vượt ” của “ tuyệt đối ”, vả lại sở dĩ thế gian có quan niệm nhị nguyên thiện ác đều hoàn toàn là do sự huyễn hóa vô minh của bổn tánh mà sanh; con người có cảm nhận về cái đẹp, sự phán đoán đạo đức, do đó cũng sản sanh sự xét đoán đánh giá cái xấu và tội ác, do vậy bổn tánh cũng “ bao hàm ” hai thứ này.
Ngoài ra, bổn tánh lại có đặc tính “ nội tại ”, ấy là chẳng cần nhờ vào cái bên ngoài, nó vĩnh viễn ở bên trong cái tâm linh của chúng sanh. Do đó Khổng Tử rằng : “ ngã dục nhân, tu nhân chí hỹ ” ( Tạm dịch : chỉ cần ta muốn đạt đến điều nhân thì điều nhân sẽ đến, nội tâm của ta nghĩ đến điều nhân thì điều nhân sẽ đến ), bởi vì “ nhân ” vẫn cứ tồn tại ở giác tánh bên trong của chúng ta, đấy chính là cái ý nghĩa thật mà Tông chỉ của đạo đã nói : “ khôi phục cái tự nhiên của bổn tánh ”.
“ Khôi phục ” , nghĩa là nó vốn dĩ đã tồn tại, chẳng tăng chẳng giảm, chỉ là lấy ra, đánh thức ( khiến cho giác tỉnh ) , do đó nói là “ khôi phục ”. “ Tự nhiên ” là chỉ bổn tánh vốn dĩ là thuần thiện, linh diệu, có tất cả vạn đức chúng thiện, do đó hành đạo, hành thiện chẳng phải là giáo hóa, mà là việc của giác tánh nội tại nên làm.
Phật Đà trong “ Kinh Lăng Nghiêm ” đã từ bi khai thị với A Nan rằng : “Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, đủ thứ điên đảo tạo thành giống nghiệp, kết tụ nghiệp nhân thành quả luân hồi. Những người tu hành chẳng thành được vô thượng bồ đề lại thành ra bậc thanh văn, duyên giác, và các thứ ngoại đạo, các Trời, và ma vương, ma quyến, đều là vì không biết HAI THỨ CĂN BẢN, tu tập sai loạn, y như đòi nấu cát thành cơm, thì cho dù trải qua ngàn muôn kiếp cũng chẳng đắc đạo ”.
Hai thứ căn bản này, một là chơn bổn, hai là vọng bổn. “ Vọng bổn ” là căn bản sanh tử của chúng sanh từ vô thủy đến nay, sai lầm đem cái tâm phan duyên hư vọng ngộ nhận cho là tự tánh. “ Chơn bổn ” là cái tâm thể thanh tịnh thành tựu bồ đề niết bàn. Chúng sanh do đánh mất cái tâm thể này mà uổng chịu luân hồi. Ngay sau đó, Phật mười lần hiển kiến ( bày rõ ) cho A Nan. “ Kiến ” nghĩa là chơn kiến, chơn tâm. Đấy chính là thất xứ trưng tâm ( tức bảy chỗ hỏi tâm của đức Phật ) nổi tiếng của “ Kinh Lăng Nghiêm ” ( cũng có người cho rằng nên gọi là thất phiên phá xứ ), thập phiên hiển kiến ”.
Cái gì là vọng tâm ? tường tận mà nói, phàm là cái tâm dùng để thảo luận, tưởng tượng, tư duy, nghiên cứu, phân tích mà các hoạt động, học tập dùng đến trong cuộc sống hằng ngày thì đều là vọng tâm, chấp trước. “ Chơn tâm ” lại là cái gì ? cái chơn tâm mà phật pháp đã nói có chỗ khác với cái chơn tâm mà bình thường hay nói. Cái chơn tâm, chơn tình, chơn ý mà bình thường hay nói thì ở trong phật pháp vẫn là vọng tâm, tuy là vọng tâm nhưng vẫn có thể được xem là thiện tâm. Do vậy có thể biết rằng vọng tâm có thiện ( chỗ tâm thiện ) có ác ( chỗ tâm phiền não ). Nếu có thể buông xuống sự chấp trước, đối đãi thiện, ác, như Lục Tổ đã nói : “ chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, thiện ác đều chẳng suy lường, tự nhiên được vào tâm thể thanh tịnh. ” và cũng duy chỉ có buông xuống cái vọng tâm thì chơn tâm mới được hiển hiện. Chơn tâm chính là lí thể, tự tánh, phật tánh, chơn như, tâm thể thanh tịnh. “ Chơn tâm hiển hiện ra trước mắt ” chính là minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ rồi.
Mạnh Tử chủ trương rằng tánh thiện, chắc chắn là cái thiện siêu vượt thiện ác, do đó gọi là thuần thiện, cái chỉ đến chính là “ chơn tâm ”. Do đó Đại Đức nói : “ chỉ cần cầu trừ vọng, đâu cần tìm kiếm thêm cái chơn thật ”. Tu hành nên dốc hết tâm sức vào việc trừ vọng, vọng hết tình không, chơn tâm tức hiện. “ Chơn tâm ” có thể dùng mặt trời để ví von, “ vọng tâm ” như đám mây đen trong không trung. Lúc mây đen phủ dày đặc, muốn nhìn thấy mặt trời đâu dễ dàng gì; mây đen một khi đã tan hết thì mặt trời lập tức hiển hiện, chính là cái gọi là “ xua mây thấy mặt trời ”. Chẳng phải là Phật cũng nói rằng “ nếu chẳng có vọng tưởng, chấp trước, vô sư trí, tự nhiên trí tức thời hiện ra ngay trước mắt ” đó sao ? đấy chính là cái gọi là “ trừ vọng hiển chơn ”, “ phá mê khai ngộ ” .
Lục Tổ sau khi đắc pháp nơi Hoàng Mai, Ngũ Tổ dặn dò “ mi nên nhanh chóng đi, e rằng có người hại ông ! ”. Do đó Lục Tổ liền rời khỏi Đông Thiền Tự, hướng về phía nam mà đi. Các Sư huynh đệ sau khi biết được tin tức Huệ Năng đã đắc pháp thì có vài trăm người đuổi theo, muốn đoạt y bát về. Có một người xuất gia, tục họ Trần, tên là Huệ Minh, đã từng làm qua chức tứ phẩm tướng quân, do thể lực của ông vượt trội hơn người nên đuổi kịp Lục Tổ sớm hơn những người khác. Lục Tổ nhìn thấy sắp bị đuổi kịp rồi, do đó bèn đặt y bát lên trên tảng đá, ẩn mình trong đám cỏ. Trần Huệ Minh nhìn thấy y bát thì mừng rỡ vạn phần, nhưng khi ông ta nhấc mà y bát chẳng nhúc nhích, do đó bèn hô to rằng : “ hành giả ! hành giả ! tôi vì pháp mà đến, không vì y mà đến ! ”. Huệ Năng nghe rồi, từ trong lùm cỏ đi ra, ngồi trên tảng đá. Huệ Minh nhìn thấy Lục Tổ rồi bèn hành lễ nói rằng : “ mong Hành giả vì tôi mà thuyết pháp ”. Lục Tổ nói : “ ông đã vì pháp mà đến đây thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết ”. Hai người tĩnh mặc rất lâu, Lục Tổ mới nói với Huệ Minh rằng : “ chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh ? ”. Huệ Minh ngay đó đại ngộ. Lục Tổ trước khi vì Huệ Minh thuyết pháp đã dặn Huệ Minh : “ ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm ” nghĩa là phải vạn duyên buông xuống, buông xuống tất cả những tà tư vọng kiến, buông xuống tất cả những vọng tưởng chấp trước, không được có một tí vọng niệm. Cho nên, “ ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm ” chính là “ trừ vọng ”; tiếp theo Lục Tổ lúc vì Huệ Minh khai thị thiện ác hai bên đều chẳng suy lường chính là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Huệ Minh ông đây, tức là “ hiển chơn ”. Do vậy mà Trần Huệ Minh ngay lúc ấy đại triệt đại ngộ.
2. Nghi thức cầu đạo : trừ vọng hiển chơn, siêu phàm nhập thánh.
Từ những ví dụ trên, càng khiến cho chúng ta nghĩ đến lúc Thế Tôn triệt ngộ chơn tướng nhân sanh vũ trụ đã kinh ngạc nói rằng : “ Kì tai ! Kì Tai ! Tất cả chúng sinh đều có trí tuệ, đức tướng của Như Lai, nhưng vì vọng tưởng chấp trước nên không thể chứng đắc; nếu không có vọng tưởng chấp trước thì vô sư trí tự nhiên trí tức thời hiển hiện ra trước mắt. ”, chứng minh rằng nếu muốn chứng đắc phật tánh chơn thật thì trước hết cần phải trừ vọng là điều chẳng có gì đáng nghi ngờ. Vọng chẳng trừ thì cái chơn thật tức chẳng cách nào hiển lộ. Thiên Đạo sở dĩ tôn quý chính là ở chỗ toàn bộ nghi thức cầu đạo chính là quá trình “ trừ vọng hiển chơn ”. Bây giờ chúng ta hãy cùng hồi tưởng lại tình huống lúc cầu đạo thì sẽ hiểu rõ hàm nghĩa bên trong của nghi thức cầu đạo.
A. Thiên chân thâu viên quải Thánh Hiệu.
Còn nhớ lúc mới đến Phật đường cầu đạo, dưới sự dẫn dắt bảo lãnh của Dẫn Bảo Sư, chúng ta đến chỗ đăng kí số để làm thủ tục đăng kí lấy số. Điều khiến cho người ta nghĩ mãi chẳng hiểu chính là : vì sao chẳng dùng những từ như báo tên, đăng kí, chú sách …mà lại cứ phải dùng từ “ đăng kí lấy số ” mà chỉ có ở bệnh viện mới dùng đến ? lẽ nào chúng ta đã bệnh rồi chăng ? Chính xác là như vậy. Chúng ta đã bệnh rồi, vả lại còn bệnh đến nỗi rất nghiêm trọng. “ Kinh Lăng Nghiêm ”, “ Kinh Viên Giác ” đều nói : “ Tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật ”. Chúng ta vốn dĩ là Phật, nay lại trở thành chúng sanh rồi, đấy chẳng phải là đã bệnh đến rất nghiêm trọng rồi sao ? Thế nhưng số mà chúng ta đăng kí lấy chẳng phải là số bình thường, mà là “ Thánh hiệu ” ( số của Thánh ), là số của siêu phàm nhập thánh, cũng có nghĩa là đến Phật đường để đăng kí lấy số cầu đạo, là khẩn cầu Sư Tôn, Sư Mẫu hai vị Minh Sư của đương đại vì chúng ta mà chỉ điểm, truyền thụ phương pháp “ ràng buộc thân tâm, viên minh giác tánh ”, để khôi phục lại cái bổn lai diện mục ngây thơ chẳng tà, giống như “ Di Lặc chơn kinh ” đã nói : “ Thiên Chân thâu viên quải thánh hiệu ”, toàn bộ nghi thức cầu đạo chính là để đạt thành cái mục đích này mà thiết kế ra.
B. Lễ kính Chư Phật, ( chân ) thành nhất vô vọng ( vô vọng : chẳng có vọng niệm )
Thông thường sau khi đăng kí lấy số sẽ sắp xếp sự khai thị đơn giản, rồi mới tiến hành nghi thức cầu đạo chính thức. Nghi thức bắt đầu một cái, điều tiến hành trước hết chính là hiến cúng. “ Hiến cúng ” là hiến lên những thức ăn chay thanh khiết để biểu đạt sự thành kính của chúng ta đối với Tiên Phật, nhưng điều quan trọng hơn là mượn nhờ nghi lễ hiến cúng chỉnh tề, trang nghiêm, long trọng để hàng phục cái tâm vọng tưởng của người cầu đạo. Bởi vì bất luận người cầu đạo do yếu tố , nguyên do gì đến cầu đạo đều khó tránh khỏi nghi hoặc, hiếu kì, tâm sanh vọng tưởng, mà cái tâm vọng tưởng là sự chướng ngại lớn nhất của việc khai ngộ kiến tánh. Mục đích lớn nhất của lễ hiến cúng là ở chỗ khiến cho tâm người nảy sanh sự thành kính, sau đó hàng phục cái vọng tâm của người cầu đạo.
C. Chư Thiên Tiên Phật hộ pháp đàn
Sau khi hiến cúng thì ngay sau đó chính là “ thỉnh đàn ”. “ Thỉnh đàn ” là cung thỉnh Chư Thiên Tiên Phật, Vạn Tiên Bồ Tát đến hộ pháp đàn, vi diệu giống với việc Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn lúc đem y bát truyền cho Lục Tổ thì dùng cà sa che lại không cho ai thấy, phương pháp tuy khác nhau nhưng có cùng một hiệu quả. Có một quyển sách do loan đàn phê, trong sách nhắc đến việc có một vị Thiên Quan dẫn theo vị Loan sinh họ Trang ( gọi tắt là Trang Sinh ) đi du cõi trời. Trang Sinh từ cõi trời nhìn xuống nhân gian nhìn thấy một ngôi nhà của dân phát sáng lấp lánh, bất giác khiến anh ta kinh ngạc vô cùng. Do đó anh ta bèn hỏi vị Thiên Quan : “ cái ngôi nhà dân này sao lại lấp lánh sáng rực ? ” . Vị Thiên Quan trả lời rằng “ hiện tại là Bạch Dương kì, Tế Công Hoạt Phật lãnh mệnh đại khai phổ độ tam tào, ngôi nhà dân này có thiết lập Tiên Thiên Phật Đường, Tế Công Hoạt Phật hiện đang truyền đạo. ” . Trang sinh bèn hiếu kì hỏi rằng : “ chúng ta có thể đến gần một chút để xem cho rõ có được không ? ”. Vị Thiên Quan trả lời rất khẳng định rằng : “ không thể được, bởi vì lúc bàn đạo sẽ thỉnh đàn cung thỉnh Chư Thiên Tiên Phật, Vạn Tiên Bồ Tát hộ đàn, ngươi càng đến gần thì ánh sáng sẽ càng mạnh, sẽ chiếu đến nỗi mắt của con chẳng thể mở ra được, vốn dĩ chẳng cách nào tiếp cận được ”.
Quyển sách này do Loan Đàn không liên quan gì đến đạo trường xuất bản, nhưng đã chứng minh cái mà đạo trường đã nói : thỉnh đàn một cái thì Chư Thiên Tiên Phật, Vạn Tiên Bồ Tát cùng đến hộ pháp đàn chơn thật chẳng hư. Cho nên, mục đích của việc thỉnh đàn giống như lúc Ngũ Tổ truyền đạo cho Lục Tổ “ dùng cà sa che lại không cho ai thấy ” . Chẳng qua là hiện tại người cầu đạo không chỉ một vị, có lúc mười mấy vị, thậm chí hàng trăm vị, vốn dĩ không cách nào dùng cà sa che vây lại, huống hồ hiện nay đạo trường Thiên Đạo cũng chẳng có cà sa, dùng phương tiện thiện xảo bèn khẩn thỉnh Chư Thiên Tiên Phật, Vạn Tiên Bồ Tát đến hộ pháp đàn. Phật đường sau khi đã thỉnh đàn thì giống như thêm một lớp quang thể ( thể phát ra ánh sáng ) bảo hộ, hoàn toàn nhìn chẳng thấy tình hình vận hành và tình hình truyền pháp bên trong của phật đường, đấy cũng chính là chỗ thù thắng của Thiên Đạo. Còn Phật đường tức là môi giới tiếp dẫn chúng sanh trực tiếp thẳng lên Lí Thiên. Nếu Nhân gian là biển khổ thì Phật đường tức là pháp thuyền cứu độ đi lại giữa Thánh Phàm trời người.
D. Quỳ đọc thân thỉnh
Sau khi thỉnh đàn xong, ngay tiếp theo sau đó là “ quỳ đọc thân thỉnh ”. Nếu là những tiền hiền thường tham dự bàn đạo thì nhất định có thể cảm thụ được sự thù thắng của bài kệ “ quỳ đọc thân thỉnh ” này. 「末後一著昔未言, 明人在此訴一番, 愚夫識得還鄉道, 生來死去見當前」“ mạt hậu nhất trước tích vị ngôn, Minh nhân tại thử tố nhất phiên, ngu phu thức đắc hoàn hương đạo, sanh lai tử khứ kiến đương tiền ”. Bây giờ sẽ đem bài kệ 4 câu này giải thích đơn giản sơ lược.
「末後一著昔未言」Mạt hậu nhất trước tích vị ngôn:Toàn bộ cái nghi thức cầu đạo giống như Pháp Hoa thịnh hội, cái mà truyền chính là Phật thừa duy nhất, cũng chính là ý nghĩa của “ mạt hậu nhất trước ”, là chân lí trực tiếp khải phát tự tánh.
“tích vị ngôn” : là điều mà Chư Phật Bồ Tát, các đời Tổ Sư, Đại Đức quá khứ trước đây chưa từng nói qua. Lúc bấy giờ, khi Phật Thích Ca Mâu Ni giảng “ Kinh Pháp Hoa ”, phàm những ai được Phật thọ kí cho đều nhất định sẽ thành Phật, nhưng cũng chẳng cách nào giống như “ Ngu phu ” của hiện tại cũng có thể “ thức đắc hoàn hương đạo ” ( thức đắc hoàn hương đạo : biết được con đường trở về cố hương ) . Chúng ta chẳng có công chẳng có đức, nhưng lại có thể đắc thụ một chỉ của Minh Sư, quả thật là phải cảm tạ Thiên Ân Sư Đức.
「明人在此訴一番」Minh nhân tại thử tố nhất phiên:” Minh nhân ” là người hiểu rõ chân lí, người mà ở đây chỉ đến là Sư Tôn Tế Công Hoạt Phật, Sư Mẫu Nguyệt Tuệ Bồ Tát, tại đây vì đại chúng mà tường thuật giải thích rõ một lần, để mọi người biết có đạo có thể cầu, sanh tử có thể liễu, liễu kiếp trở về lại cố hương.
「愚夫識得還鄉道」Ngu phu thức đắc hoàn hương đạo:「Ngu」chẳng phải là ngu dốt. Trong số các đạo thân, có không ít những phần tử tri thức cao, học vấn cao là Thạc Sĩ, Tiến Sĩ , sao lại có thể ngu ngốc đây ? Đạt Ma Tổ Sư nói rằng : “ chấp hữu ( có ), chấp vô ( chẳng có ) đều là ngu ”, thử hỏi có vị Tiến Sĩ , người quyền quý nào mà không chấp trước ? Phàm phu thì chấp trước “ hữu ( có )”, hàng Nhị Thừa thì chấp trước 「空 Không」, đều là ngu phu.
“ Bát Thức quy củ tụng ” rằng : “ kẻ ngu khó phân biệt được thức và căn ”. “ Kẻ ngu ” ở đây là chỉ A La Hán. A La Hán là bậc thánh của tiểu thừa, vẫn là ngu phu. Phàm phu của thế gian có ai có thể siêu vượt cảnh giới của A La Hán đây ?
“ Hoàn hương đạo ” ( con đường trở về cố hương ) là có thể liễu thoát nỗi khổ của lục đạo luân hồi, một con đường chánh để chứng đắc niềm vui Niết Bàn Tịch Diệt. Cái mà Thầy truyền cho chính là đại đạo khang trang liễu thoát sanh tử, miễn được việc lang thang trong lục đạo luân hồi, trở về cố hương gặp lại mẹ ( Lão mẫu của tự tánh ). Cho nên, Ân Sư mới nói 「各個皆得還鄉道,保你無恙萬八年。」( các cá giai đắc hoàn hương đạo, bảo nễ vô dạng vạn bát niên )
「生來死去見當前」sanh lai tử khứ kiến đương tiền :Sau khi đắc thụ “ hoàn hương đạo ” ( một chỉ của Minh Sư ) này, nhất định có thể liễu phân đoạn sanh tử ( sanh tử trong tam giới ), trừ phi là phản đạo bại đức. Do vậy, phàm là đạo thân của ta, lúc công quả viên mãn hoàn hương thì nhục thể ( thân xác ) đều có tướng mạo tốt đẹp mềm mại như sợi bông.
「見當前」Kiến đương tiền : có hai lớp nghĩa : một là chỉ ngay lúc ấy liễu sanh tử; hai là chỉ đời này nhất định liễu sanh tử.
E. Thiên bảng ghi danh, địa phủ rút tên.
Sau khi quỳ đọc thân thỉnh, tiếp theo là “ đọc biểu, đốt biểu ”.
“ Đọc biểu ” là Minh Sư một đời – Sư Tôn, Sư Mẫu biểu tấu Thượng Đế rằng có chúng sanh đột phá trần duyên, khẩn thỉnh Thượng Đế ban cho con đường sáng rõ.
“ Đốt biểu ” đối với người cầu đạo mà nói , là “ thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên ” ở trên sự tướng.
Có một vị điểm truyền sư tới nước ngoài khai hoang xiển đạo. Có một lần lúc bàn đạo, có vị đạo thân dắt theo một người bạn đến Phật đường, muốn độ cô ấy cầu đạo. Thế nhưng người bạn đó lại biểu rõ là tạm thời không cầu đạo, vả lại hy vọng có thể quan sát nhìn thấy toàn bộ nghi thức cầu đạo. Điểm truyền sư từ bi bèn đáp ứng, nhưng có một yêu cầu là chỉ có thể nhìn xem ở phía sau, không thể đến phía trước để xem. Cô ấy tuy chẳng hài lòng, nhưng vẫn có thể chấp nhận. Lúc thắp Phật đèn rồi, thỉnh phật giá rồi, đang lúc chuẩn bị bắt đầu tiến hành nghi thức truyền đạo thì đột nhiên xuất hiện kì tích : cô ấy đột nhiên bày tỏ là muốn cầu đạo, được sự đồng ý của điểm truyền sư, do đó nhân viên văn thư lập tức giúp cô ta ghi danh, điền viết biểu văn, và rồi hoàn thành nghi thức cầu đạo. Điểm truyền sư quả không hổ là người có nhiều kinh nghiệm, trong lòng đã biết đấy nhất định là do có hiển hóa, do đó trước khi giảng tam bảo, đưa ra ba vấn đề để thỉnh giáo cô ấy.
Thứ nhất, “ vì sao lúc mới đến đã biểu thị rõ ràng là tạm thời không cầu đạo, vì sao mà sau đó lại thay đổi 1800 , kiên quyết bày tỏ là muốn cầu đạo ? ”. Lúc này cô ấy mới nói rõ là cô ấy có nhãn thông, có thể nhìn thấy quỷ thần, vả lại bày tỏ rằng cô ta đã đi khắp các chùa lớn của các nước Đông Nam Á, nếu nhìn từ bên ngoài, cố ấy nói rằng cái phật đường này phải xem là nhỏ nhất. Nhưng điều mà cô ta kinh ngạc là từ bên ngoài phật đường, cô ta đã nhìn thấy cả ngôi nhà đều sáng chói lấp lánh, sáng đến chói mắt, đấy là điều mà những ngôi chùa bình thường đều chẳng có. Tuy là như vậy, cô ấy vẫn chẳng an tâm, bởi vì chẳng thể xác định là chánh hay tà. Mãi cho đến lúc thắp phật đèn rồi, nhìn thấy Chư Thiên Tiên Phật lần lượt giáng lâm đến Phật đường hộ pháp đàn, lúc này cô ấy mới tin chắc là chánh đạo, do đó yêu cầu muốn cầu đạo.
Điểm truyền sư liền tiếp theo đó đưa ra vấn đề thứ hai : “ lúc đốt biểu thì cô nhìn thấy cái gì ? ”, nào ngờ cô ta nói rằng biểu văn chẳng có bị đốt, mà là do 3 vị Tiên Phật tiếp lấy mang đi rồi. Lời này mới thốt ra xong thì đồng thời những người cầu đạo do vậy mà bắt đầu tranh luận với cô ta, bởi vì tình hình mà họ nhìn thấy được là : biểu văn đã đốt rồi. Không sai, từ con mắt thịt của phàm thai mà nhìn thì biểu văn quả thật đã đốt rồi, nhưng tình hình thực tế là do Tam Quan Đại Đế tiếp nhận mang đi “ thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên ”, thoát ly khỏi sự chưởng quản của Thập Điện Diêm Quân.
Điểm Truyền Sư lại tiếp tục hỏi cô ta vấn đề thứ ba : “ lúc điểm đạo, cô lại nhìn thấy cái gì ? ”. cô ta nói cô ta nhìn thấy từ phật đèn ( đèn mẫu ) phát ra một luồng ánh sáng rất mạnh, theo cánh tay của Điểm Truyền Sư phóng thẳng vào chỗ của Minh Sư nhất chỉ. “ Kinh Thánh ” Mã Thái Phúc Âm chương thứ 3, tiết thứ 10 , Ông Gio-an ( John ) đã nói rằng : “Tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh linh và lửa”. Các vị Tiền Hiền đều biết rằng Cơ Đốc Giáo trước mắt đều là dùng “ nước ” để làm lễ rửa tội, chưa từng thấy có “ Thánh linh và lửa ”, mà lúc truyền đạo thì điểm truyền sư từ ngọn đèn mẫu thắp sáng và tiếp dẫn phật quang đến từ Lí Thiên, lại mượn từ Thánh linh của Thầy đã phó thác, tay của Điểm Truyền Sư điểm mở ra cánh cửa linh tánh của chúng ta, như thế có thể biết những lời tiên đoán của Kinh Thánh tại đây đắc được ấn chứng tốt nhất.
F. Cầu nối liên hệ tịnh độ và nhân gian
Sau khi đốt biểu, tiếp liền sau đó là Dẫn Bảo Sư sẽ lập nguyện. Dẫn Bảo Sư là một chiếc cầu nối giữa nhân gian và Đâu Suất tịnh độ, nếu như không có sự phát tâm dẫn độ của Dẫn Bảo Sư thì chúng ta chẳng cách nào cầu đạo. Ngày nay đạo vụ có thể hoằng triển như vậy, đạo trường lớn như vậy chính là vì có vô số các đạo thân phát tâm độ người, đảm nhiệm Dẫn Bảo Sư. Dẫn Bảo Sư dẫn chứng rằng thân gia của chúng ta trong sạch, phẩm hạnh đoan chánh; Bảo sư bảo chứng với chúng ta rằng đạo chơn, lí chơn, thiên mệnh chơn.
G. Kính ( quỳ ) nghe lễ chúc.
Đấy là những lời mà một đời Minh Sư dặn dò phó thác đối với chúng ta trước khi đem đạo truyền cho chúng ta, cũng là phần quan trọng nhất trong toàn bộ nghi thức. Trong sự kính nghe “ lễ chúc ” đã hoàn thành việc truyền thụ tâm pháp, ý nghĩa của quá trình ấy giống với 《Luận ngữ‧Nghiêu Viết Thiên 》: 「咨!爾舜,天之曆數在爾躬,允執其中,四海困窮,天祿永終。」。( Nghiêu Viết : Tư ! Nhĩ Thuấn, Thiên chi lịch số tại nhĩ cung. Doãn chấp kỳ trung. Tứ hải khốn cùng. Thiên lộc vĩnh chung. ) Tạm dịch : “ Vua Nghiêu nói : “ tốt quá ! Này cậu Thuấn. Mệnh trời sẽ đặt lên vai cậu, để cậu kế vị ngai vàng. Nếu thiên hạ đều nghèo đói, ngôi vị của ngươi cũng sẽ kết thúc. ”. Lúc Nghiêu đem thiên mệnh truyền cho Thuấn cũng yêu cầu Thuấn giữ vững thiên tâm, tự mà biết cẩn thận hành sự cho hoàn thiện thỏa đáng, bằng không, hủy đạo bại đức tức ngôi vị sẽ kết thúc, Thượng Đế sẽ thu hồi thiên mệnh. Vào thời kì thượng cổ trước đây, đạo giáng tại quân vương, chỉ có quân vương mới có thể đắc đạo. Hiện nay là thời kì Bạch Dương, đạo tại thứ dân, người người đều có thể cầu đạo, càng phải nên trân trọng mới có thể liễu nguyện hoàn hương. Cả thiên “ Lễ Chúc ” có 3 trọng điểm :
1. Thuật lại nguyên nhân mà đại đạo phổ truyền.
2. Lập nguyện phải liễu nguyện, nguyện liễu rồi hoàn hương.
3. Một chỉ của Minh Sư là diệu pháp vô thượng.
Trọng điểm thứ ( 1 ) và ( 2) ở đây không tường thuật chi tiết thêm, chỉ trình bày chi tiết thêm ở trọng điểm thứ ( 3 ) : Một chỉ của Minh Sư là diệu pháp vô thượng.
Trong toàn bộ nghi thức thì “ điểm huyền ” là công việc cốt lõi nhất. Nghi thức tiến hành đến đây thì Thượng Chấp Lễ lại nhắc nhở người cầu đạo : “ bình tâm tĩnh khí, mắt nhìn phật đèn ”. Toàn bộ nghi thức cũng chỉ có câu nói này nói lặp lại hai lần. Vì sao vậy ? Bởi vì câu nói này là then chốt sở tại của việc có thể khai ngộ hay không. Chúng sanh sở dĩ không thể đốn ngộ tự tánh chính là vì vọng niệm quá nhiều, nếu kì vọng khai ngộ tự tánh thì nhất định phải như “ Lục Tổ Đàn Kinh ” đã nói : “ ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm ”. Lúc bấy giờ khi Trần Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ, vọng niệm trong lòng của ông ta tuyệt đối không thua kém chúng ta, nhưng khi ông ta nhấc chẳng nổi y bát, biểu rõ với Lục Tổ rằng : Hành giả ! tôi vì pháp mà đến, không vì y mà đến ”. Do vậy Huệ Năng nói : “ nếu ông đã vì pháp mà đến, có thể ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm. ”. Lục Tổ đợi Trần Huệ Minh sau khi vạn duyên đều buông xuống mới vì ông ta mà thuyết pháp, Trần Đại Minh quả thật đại ngộ ngay dưới lời nói ấy. Cho nên “ bình tâm tĩnh khí, mắt nhìn phật đèn ” chính là hy vọng người cầu đạo có thể buông xuống vạn duyên, giống với mục đích “ ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm ”. Nếu như không thể buông xuống vạn duyên mà kì vọng khai ngộ thì là chuyện không thể được. Từ nghi thức khai ngộ cho đến “ hồng thệ đại nguyện vĩnh bất năng hoàn ” là quá trình “ trừ vọng ”; từ “ đương tiền tức thị chân dương quan ” trở đi tức là tiến vào giai đoạn “ hiển chơn ”
「當前」“ Đương tiền ” nghĩa là hiển hiện ngay trước mắt, hiển hiện ngay trước mắt tức là “ chân dương quan ”.
“ Chân ” nghĩa là không giả, chân thật chẳng hư dối.
“ Dương ” chẳng phải là cái dương đối với cái âm mà nói, mà là cái dương siêu vượt qua âm dương, cho nên nói : “ chân dương ”, cũng gọi là “ thuần dương ”. Ngay trước mắt chính là khế nhập then chốt của chân dương.
“ Chân thủy ” là tánh thủy; “ chân hỏa ” là tánh hỏa. “ Kinh Lăng Nghiêm ” nói rằng : “ tánh thủy là chân không, tánh không là chân thủy, bản nhiên thanh tịnh, toàn khắp pháp giới ” ; “tánh hỏa là chân không, tánh không là chân hỏa, bản nhiên thanh tịnh, toàn khắp pháp giới ”, cho nên “ chân thủy, chân hỏa ” chính là chỉ bổn tánh chơn như, lương tâm bổn tánh.
「已俱全」Dĩ câu toàn có nghĩa là vốn dĩ có đầy đủ.
「真水真火已俱全」 “ Chân thủy chân hỏa dĩ câu toàn ” giống với ý của “ đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ ” mà Lục Tổ đã nói lúc khai ngộ kiến tánh.
“ Nay ta chỉ dẫn cho các con một con đường lớn ( đại đạo ) quang minh, ngọn đèn sáng của Lão Mẫu chiếu rọi soi sáng ở “ trước mắt ” của chúng ta; do 『瞳神』“ đồng thần ” chủ tể hai mắt phát hiện, ngay lúc ấy chính là ( 當下即是 ), đấy là một con đường lớn quang minh cực kì rộng lớn siêu vượt trần tục. ”. Ở đâu vậy ? “ chẳng gặp được Minh Sư thì chớ mà dốc hết sức suy đoán ” , do vậy mới cần Ân Sư “ Minh Nhân ” ( người hiểu rõ ) , “ tại thử tố nhất phiên ” ( tại đây nói cho nghe một lần ) . Trong bài kệ truyền đạo của Hoạt Phật Ân Sư, điều đáng để chúng ta chú ý nhất là câu này “ 「二目瞳神來發現」“ Nhị mục đồng thần lai phát hiện ”, đặc biệt là từ “ đồng thần ” này. Câu này giống như lần thứ nhất của mười lần hiển hiện trong “ Kinh Lăng Nghiêm ”, chỉ thị rõ 「如是見性,是心非眼」“ như thị kiến tánh, thị tâm phi nhãn ” ( tạm dịch : sự thấy là tâm, chẳng phải mắt. ) . Cái có thể thấy là tâm, chẳng phải là mắt. Nếu như là mắt thì thầy đã nói thẳng toạc ra「兩個眼睛來發現」“ Lưỡng cá nhãn tình lai phát hiện ” ( tạm dịch : hai con mắt phát hiện ) thì được rồi , hà tất dùng 「瞳神」 “ đồng thần ” chi vậy ? bởi vì bản thân con mắt không thể nhìn thấy, nếu như mắt quả thật có thể nhìn thấy, vậy thì những người vừa mới qua đời, mắt của họ vẫn còn tốt vậy, vì sao lại chẳng thể nhìn thấy ? thế nhưng nếu đem giác mạc của những người đó cấy ghép đến trên thân của người có bệnh về mắt thì lại có thể khiến cho họ nhìn thấy trở lại ánh sáng ? cùng là một cơ quan bộ phận, trên thân của người sống có thể nhìn thấy tất cả mọi hình ảnh, trên thân của người chết lại chẳng khởi được một chút tác dụng. Cho nên, “ cái có thể thấy là tâm, chẳng phải là mắt ”, mắt chỉ là công cụ mà thôi. Cũng ví như lúc lên tiết học về sinh vật, dùng kính hiển vi để quan sát những vật chất nhỏ li ti, rốt cuộc là mắt đang xem hay là kính hiển vi đang xem ? dựa vào sinh lí học mà mà nói, chẳng cần phải nghi ngờ gì đương nhiên là mắt đang xem, kính hiển vi chỉ là có công năng hiển sắc mà thôi ! càng suy thêm một bước nữa, cùng là đạo lí đó, con người tuy nhờ vào mắt nhìn thấy tất cả các cảnh tượng, thật ra cái có thể thấy là tâm chứ chẳng phải là mắt, mắt chỉ là có công năng hiển sắc mà thôi. Do vậy, bản thân mắt và kính hiển vi đều chẳng có công năng nhìn thấy, chúng nó chỉ là công cụ hiển sắc mà thôi !
「瞳神」” Đồng thần ” là vị chủ tể thật của chúng ta, mắt là công cụ của vị chủ tể thật. Bởi vì cái chơn tâm của chúng sanh phàm phu bị che lấp rồi, chỉ có thể dùng nhục nhãn ( mắt thịt ) ( lượng nhìn thấy ít nhất ) để xem. Nếu như cái chơn tâm của chúng sanh phàm phu chưa bị che lấp, thì giống như Phật vậy, tất cả mọi cảnh giới đều liễu liễu phân minh ( thấy hiểu rõ ràng ) , cho dù thế giới nơi khác đang mưa mấy giọt cũng đều biết thảy. Những ngôi chùa mà có cực nhiều các tín đồ đến dâng hương triều bái, cùng lúc có hàng nghìn hàng vạn các tín đồ thắp nhang quỳ bái, trong lòng thầm cầu phật, bồ tát phù hộ. Phật, Bồ Tát làm sao có thể cùng lúc hiểu rõ nguyện vọng của mỗi người đây ? Thật ra, Phật, Bồ Tát đối với những khởi tâm động niệm của chúng ta đều vô cùng hiểu rõ, bởi vì tâm của mỗi người chẳng có cái nào chẳng hiển hiện rõ trong cái chơn tâm của Phật, Bồ Tát. Phật, Bồ Tát vốn dĩ chẳng cần dùng mắt để xem, càng chẳng cần dùng tai để nghe, mỗi một tâm niệm của chúng sanh không có cái nào là chẳng rõ. Kế đến nữa, cái nên nghiên cứu rõ tường tận là “ nhãn tiền ” ( trước mắt ). Cái từ này có hai ý nghĩa :
Một là “ hiện tiền ” ( hiện ngay trước mắt ), chính là cái gọi là “ xa tận chân trời, gần ngay trước mắt ”, cũng chính là chỉ cảnh giới của cự ly gần đối với mắt.
Mắt nhìn thấy sắc trần thì tâm ý thức thứ sáu đồng thời khởi tác dụng, toàn là vọng tưởng phân biệt, đấy là tình hình “ sau khi mắt nhìn thấy rồi ”, nên là “ nhãn hậu ” chứ chẳng phải là “ nhãn tiền ”
Hai là “ trước khi mắt chưa nhìn xem ” . Căn trần chẳng tiếp xúc nhau thì thức chẳng phát sinh từ đâu, cho nên “ nhãn tiền ” ( trước mắt ) là chỉ “ trước khi tâm chưa động ”, tâm đầu, chính là cái gọi là “ đại đạo rõ ràng nơi tâm đầu ”. Tâm đầu chính là nguồn gốc của tâm, nguồn gốc của tâm chính là bổn tánh chơn như sáng tròn. Các Tổ Sự Đại Đức của thiền tông muốn người học ngộ được “có thể thấy là ai ? ”, “ người niệm phật là ai ? ” , nếu có thể ngộ đến “ đồng thần của trước mắt ” thì chẳng phải là nhãn thức nhìn thấy sắc trần, mà là “ kiến tánh ”, nhìn thấy ngọn đèn mẫu chiếu rọi soi sáng, ngay lúc ấy tức là một con đường lớn ( đại đạo ) khang trang trở về Lí Thiên. Nói triệt để một chút, “ ngay lúc ấy tức là Lí Thiên ”; như thế “ Tây thiên tuy xa ngay tức khắc đến ”, nếu như có thể chứng ngộ tự tánh như như bất động, lúc nào cũng “ thường trụ chơn tâm ” thì ở đâu chẳng phải là Vô Cực Lí Thiên ?
「一指中央會,萬八得超然」 “ Nhất chỉ trung ương hội, vạn bát đắc siêu nhiên ” . Ngay trong khoảnh khắc ấy của “ nhất chỉ trung ương hội ” của Minh Sư, tâm của người cầu đạo cũng theo đó mà thâu nhiếp trở về bên trong, ,「飛身來上岸」“ phi thân lai thượng ngạn ”
「飛身」Phi thân biểu thị cấp tốc,
「來上岸」lai thượng ngạn biểu thị thành tựu. “ phi thân lai thượng ngạn ” nghĩa là cấp tốc thành tựu.
「一指」“ một chỉ ” ngay lúc ấy , đem cái tâm tạp loạn thâu nhiếp trở về.
「中央會」“ trung ương hội ” là khế nhập nghĩa đế thứ nhất của trung đạo.
「一指」“ một chỉ ”,「中央會」“ trung ương hội ”,để tiện cho việc thuyết minh cho nên miễn cưỡng phân ra, sự thật thì “ một chỉ ” ngay lúc ấy tức “ trung ương hội ”, hai thứ chẳng thể tách rời. Một điều khác nữa nên biết là “ huyền quan khiếu ” là cánh cửa, cửa khiếu này là then chốt sở tại “ trừ vọng hiển chân ” khế nhập huyền diệu, tuyệt đối chẳng nên ngộ nhận rằng “ huyền quan khiếu ” chính là tâm. Một chỉ của Minh Sư là mượn nhờ huyền quan đốn trừ vọng tâm, khế nhập chơn tâm. Do vậy, một chỉ của Minh Sư ngay lúc ấy căn trần đốn đoạn ( đốn : đột nhiên, ngay lập tức , đoạn : đứt ) , khế nhập vô sanh. Một niệm thanh tịnh ấy chẳng khác gì Tây Phương tịnh độ, có thể biết rằng : một chỉ ngay lúc ấy tức “ hiển chơn ”, một chỉ ngay lúc ấy “ đến bờ bên kia ”.
“ Trung Dung ” rằng : “ hỷ nộ ai lạc chi vị phát, vị chi trung ” ( khi những hỷ bộ ái ố ở trong lòng chưa thể hiện ra ngoài thì gọi là Trung ). Một chỉ ngay lúc ấy tức trở về đến “ Trung ” của một niệm chưa phát.
“ Tâm tánh hợp nhất ” gọi là hội. Do vậy, “ một chỉ điểm ” tức là “ biết được bổn tâm của mình, nhìn thấy bổn tánh của tự mình ”. Ngay lúc ấy tương ứng với tâm thanh tịnh của tự tánh, do đó nói “ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật ”. Đấy chính là đạo lý “ một chỉ ngay lúc ấy thành Phật ”. Cái gọi là : “ nhất niệm tương ứng nhất niệm phật ”, nếu có thể tinh tiến tu trì “ niệm niệm tương ứng, niệm niệm phật ”, cho nên Hoạt Phật Ân Sư đặc biệt dặn dò thúc giục rằng sau khi cầu đạo nhất định phải 「終日煉神光」“ chung nhật luyện thần quang ”, niệm niệm quay trở về bổn xứ ( huyền quan khiếu ), hồi quang phản chiếu, tồn tâm dưỡng tánh, dưỡng cái nguyên thần này. Cho nên, toàn bộ quá trình bàn đạo chính là giống như một đợt Pháp Hoa thịnh hội, được Phật thọ kí, tương lai nhất định thành Phật, là pháp môn chẳng thể nghĩ bàn.
“ Phật thuyết kinh A Di Đà ” nói pháp môn niệm phật tịnh độ là “ pháp khó tin ”. Hiện tại “ nhất quán chân truyền ” của một chỉ liễu sanh tử càng khó tin hơn so với pháp môn niệm phật, là thực hiện của cái “ sáng nghe đạo tối chết cũng được ! ” mà Khổng Tử đã nói, nếu chẳng phải là có duyên gặp được thì sao có thể dễ dàng mà tin được ? quả thật là pháp khó tin trong cái khó tin.
「萬八得超然」” vạn bát đắc siêu nhiên ” là đang nhắc nhở chúng ta nhất định cần phải hồi quang phản chiếu, hàng phục vọng tâm. Duy chỉ có như vậy mới có thể chẳng trụ nơi tất cả mọi vật mà được siêu nhiên ( siêu thoát ), nếu không, tâm trụ nơi trần cảnh, tùy theo vật mà trôi, nhấp nhô lên xuống thì làm sao có thể siêu thoát ?
Điểm truyền sư trước khi vì chúng ta điểm đạo, Thượng Chấp Lễ lại nói : “ bình tâm tĩnh khí, mắt nhìn phật đèn, tĩnh đợi điểm huyền ”, như Lục Tổ trước khi vì Trần Huệ Minh thuyết pháp, hai người tĩnh mặc hồi lâu, muốn ông ta “ ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm ”. Huệ Năng rằng : “ chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh ? ”. Nhất định phải “ thiện ác đều chớ suy lường ”, buông xuống sự chấp trước của hai bên mới có thể khế nhập trung đạo, khôi phục bổn lai diện mục thanh tĩnh.
3. Đắc thụ chân truyền :
Cách vật ( thông hiểu nguyên lí của vạn sự vạn vật ), chí tri ( có cái nhìn thấu triệt ), thành ý ( ý niệm chân thành ), chánh tâm ( tâm tư đoan chánh ), thân tâm thanh tĩnh đắc thụ tam bảo tâm pháp, ngoài việc khiến cho chúng sanh quy nhân phản bổn ( quay về lại bổn tánh nhân từ ), giác tỉnh kiến tánh, còn là chân truyền điều phục thân tâm, an đốn thân tâm, cuối cùng dẫn đến sự thanh tịnh, cũng có nghĩa là nói tam bảo có thể khiến cho thân, tâm, linh của chúng sanh thanh tĩnh.
Bảo thứ nhất : Huyền quan khiếu, là cánh cửa khế nhập tự tánh linh minh, thông qua chỉ điểm của Minh Sư điểm ra chỗ phản bổn quy nhân ( quay về lại bổn tánh nhân từ ).
Bảo thứ hai : Khẩu quyết, nhờ vào việc tụng niệm phật hiệu của Phật Di Lặc để thâu nhiếp tâm niệm, biết rõ niệm niệm chẳng sanh chẳng trụ.
Bảo thứ ba : hợp đồng, cũng là thủ ấn, nhắc nhở các đệ tử Thiên Đạo từ Tí đến Hợi, nhị lục thời trung ( cả ngày ) giữ gìn sự trong sạch thuần khiết của thân mình, chẳng cùng những kẻ xấu làm những chuyện ô uế hư xấu, thường gìn giữ xích tử chi tâm ( cái tâm của trẻ sơ sinh ).
“ Đại Học ” là cái học của Nho môn, điều quan trọng của công phu tu thân quan trọng nhất là minh minh đức, tức là hiển rõ tự tánh vốn dĩ thuần thiện, mọi tu hành đều khởi đầu từ đây, cho đến thân thân, tân dân, ngưng nơi chí thiện.
Trong “ Thượng thư – Chu thư – Khang Cáo ” có ghi : “ hoằng dương tiết tháo đức hạnh quang minh ”.
“ Thượng thư – Thương thư – Thái giáp ” có ghi : “ phải ghi nhớ lấy cái sứ mệnh sáng láng mà trên cao đã ban cho ”
“ Thượng thư – Ngu thư – Đế điển ” có ghi : “ có thể hoằng dương đức tính cao vợi ”.
Những điều đó đều muốn nói phải phát huy đức tính tốt đẹp của mình. Tất cả đều là giải nghĩa, thuật lại cái tự tánh thuần thiện này, chẳng phải là do cái sáng ngời chói lọi bên ngoài mà quang minh, mà chính là bản thân của nó vốn dĩ quang minh, cho nên bước thứ nhất của tu hành là ở chỗ “ có thể hoằng dương đức tính cao vợi ”, tức có thể khôi phục tự tánh quang minh, nhưng “ phải ghi nhớ lấy cái sứ mệnh sáng lán mà trên cao đã ban ”, tức là nhấn mạnh rằng tự tánh vốn dĩ gốc là từ trên trời, mà “ có thể hoằng dương đức tính cao vợi ” là nhấn mạnh lại cái vốn dĩ viên mãn quang minh của bản thân tự tánh, và cái công phu này cuối cùng cần phải dựa vào tự bản thân mình giác tỉnh, cho nên Thầy Tế Công Hoạt Phật sau khi chỉ điểm cánh cửa của linh tánh, nhập môn ( vào cửa ) thì vẫn cần phải các đệ tử tự giác tự tu, điều này cực kì là rõ ràng.
Nếu trần duyên của chúng sanh quá nặng, căn khí quá đần thì lại cần thông qua công phu Cách vật ( thông hiểu nguyên lí của vạn sự vạn vật ), chí tri ( có cái nhìn thấu triệt ), thành ý ( ý niệm chân thành ), chánh tâm ( tâm tư đoan chánh ).
Trước hết, cách vật, chí tri là phản tỉnh quan sát những : “ thân ái ”, “ tiện ác ”, “ kính sợ ”, “ cảm thông thương hại ” , “ kiêu ngạo chểnh mảng với người khác ”, đủ thứ tình cảm che lấp bổn tánh; chúng sanh vẫn là hữu tình, tất sẽ bị tình cảm che lấp, do đó nhờ vào công phu cách vật để hiện ra cái hiểu biết linh minh, cái nhìn thấu triệt, dụng công như thế thì vẫn là “ tri bổn ”, hiểu biết rõ căn bản của tự tánh.
Nếu căn khí của chúng sanh quá đần thì có thể thông qua cái công phu thành ý ( ý niệm chân thành ), cộng thêm tự giác, đặc biệt là lúc “ thận độc ”. “ Thận độc ” không phải chỉ là chỉ lúc tự mình ở một mình, mà là cẩn thận ý niệm của bản thân mình, phải quán chiếu những khởi tâm động niệm của bản thân, đừng có tự lừa dối mình, phải biết rõ những ý niệm nào là vọng, những cái nào là sai thì nên nhanh chóng khóa chặt cái tâm như con khỉ, chặn lại cái ý như con ngựa.
( Chú thích : Tâm viên là cái Tâm như con khỉ, ý nói cái Tâm lúc nào cũng nhảy nhót như con khỉ, hết tưởng việc nầy lại tưởng việc khác, không lúc nào lặng yên. Do đó, người tu cần phải định cái Tâm, kềm giữ không cho dao động, tư tưởng không không. Ý mã là cái ý nghĩ như con ngựa, lúc nào cũng muốn chạy đi, chạy theo ngoại cảnh, không chịu đứng yên. ).
Cái công phu “ cách vật chí tri ” và “ thành ý ” này đều là an đốn “ tâm địa ”, khiến cho nó thanh tịnh. Nếu chúng sanh quá ngu muội, tập khí thô nặng ( tập khí : những thói xấu đã nuôi dưỡng lâu ) thì có thể bắt đầu từ việc kiểm điểm tâm mình, tức là cái gọi là “ tu thân tại chánh kì tâm ”. Khi thân có chỗ “ nổi giận oán hận ”, “ sợ hãi ”, “ háo lạc ”, “ ưu sầu hoạn nạn ”, thậm chí lúc tâm tư tâm thần chẳng tập trung, khi xuất hiện loại cử chỉ hoảng loạn của “ thất tâm ” này thì càng nên đoan chánh cử chỉ, lại thêm phản tỉnh, từ xưa các Thánh Nhân tu hành đều đồng thời quan tâm đến những thói hư tật xấu của các chúng sanh. Nhất quán chân truyền chú ý quan tâm lo lắng đến sự thanh tịnh toàn diện của thân, tâm, linh.
4. Công quả viên mãn : phản hương phục mệnh, siêu sanh liễu tử
Nhất quán chơn truyền tự giác giác tha, phẩm hạnh đạo nghĩa của bồ tát, noi theo Khổng Lão Phu Tử cần cù phấn đấu yêu thích học tập, chẳng bao giờ cảm thấy mãn nguyện đầy đủ với học vấn mình đang có, nhẫn nại chỉ dạy cho người khác mà chẳng biết mệt, phổ truyền phúc âm ( phúc âm : những giáo nghĩa ngôn luận có ích cho công chúng ), quảng độ hữu tình, như vậy mới có thể gọi là công quả viên mãn.
Cái gì gọi là “ công ” ? Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “bình đẳng là công” tức là hiểu rõ chúng sanh bình đẳng, đều có phật tánh bình đẳng của Như Lai, do đó đều có thể thành phật. Cái gì là “quả ”. Có “ nhân ” mới có quả, chúng sanh sở dĩ cuối cùng thành phật quả là do đều có thiện nhân, tức vốn có phật tánh, thân tâm thanh tịnh, thường hành phật sự, đương nhiên sẽ kết thiện quả. Linh tánh của chúng sanh đến từ Lí Thiên, tự nên đạt bổn hoàn nguyên, quy căn nhận mẫu, thế này cũng hợp với ý của đạo hiếu của nho gia đã nói : “ thân thể tóc da nhận được từ bố mẹ, chẳng dám hủy hoại làm tổn thương ”, mà chúng sanh xuống đến phàm trần chẳng phải toàn bộ là do mê vọng, còn là vì để cứu vãn những phật tử mê muội, do đó mà đến nhân gian ; sau khi được nghe Thiên Đạo, thường quảng độ hữu tình, đấy tức là phục mệnh. Ngoài việc khôi phục thiên mệnh của bản thân còn hoàn thành sứ mệnh của mình, và Lí Thiên chẳng xa xôi, ngay tức khắc thì đến, tức là thiên lí ( lương tâm ) của tự tánh của chúng sanh, do đó trở về Lí Thiên tức là trở về lương tâm của tự tánh, mà tự tánh chẳng sanh chẳng diệt, an nhiên trường tồn, nếu đã chẳng có sanh diệt, tự nhiên chẳng có sanh tử, do đó có thể siêu sanh liễu tử.
Muốn siêu sanh liễu tử, trước hết nhất định cần phải biết nguyên nhân tạo thành sanh tử. Nguyên nhân tạo thành sanh tử là gì vậy ? chính là “ những vọng tưởng vô minh”, còn phương pháp siêu sanh liễu tử chính là “ trực tâm ”, “chân tâm”. “ trực tâm ”,“chân tâm” là “ tâm thanh tịnh ”, cũng chính là “vô niệm”. “vô niệm” chẳng phải là không có niệm đầu. “Lục Tổ Đàn Kinh” rằng : “ VÔ là VÔ nhị tướng ( chẳng có pháp đối đãi ) ; NIỆM là NIỆM chơn như bổn tánh ”. Nếu quả thật có thể đạt đến cảnh giới VÔ NIỆM, tức chẳng khác gì với Phật.
“Lục Tổ Đàn Kinh” lại nói rằng : “Thiện tri thức, kẻ ngộ pháp VÔ NIỆM thông đạt vạn pháp, ngộ pháp VÔ NIỆM thấy được cảnh giới chư Phật, ngộ pháp VÔ NIỆM được đến địa vị Phật ”. Nếu đã “ tự tánh có thể hàm vạn pháp, vạn pháp ở bên trong tự tánh ” thì lại vì sao mà chúng ta chẳng thể thông đạt vô ngại ? vì sao chẳng thể liễu liễu phân minh ( rõ ràng ) ? vì sao không thể trong ngoài hiểu rõ vậy ? bởi vì có quá nhiều vọng tưởng, dẫn đến việc chẳng cách nào hiểu rõ nơi tâm. Một khi trừ vọng hiển chân, tức có thể “ thấy được cảnh giới chư Phật, được đến địa vị Phật ”.
“ Kinh Lăng Nghiêm ” nói rằng : “ tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, sanh tử liên tục, tất cả đều chỉ vì chẳng biết thường trụ chơn tâm, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi ”. “ Chơn tâm ” chính là tự tánh, do chẳng thể thường trụ tự tánh thanh tự, vọng niệm vô minh chẳng dứt, chính là cái gọi là “ nhất niệm đầu, nhất luân hồi ”. Do vậy đời đời kiếp kiếp thường ở trong luân hồi. Còn thập phương Chư Phật Như Lai lại làm thế nào liễu sanh tử đây ? “ Kinh Lăng Nghiêm ” lại nói rằng : “ Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm ”. Phương pháp mà mười phương Như Lai lìa khỏi sanh tử chính là “thường trụ trực tâm” thanh tịnh mà thôi, đấy cũng là căn cứ lí luận của việc vì sao mà Một Chỉ liễu sanh tử. Do vậy, phàm các đệ tử Bạch Dương được Minh Sư chỉ điểm thì ở một chỉ ngay lúc ấy, tức đã siêu sanh liễu tử. Cho nên thầy nói : “ nay con được một chỉ, phiêu phiêu nơi thiên đường, chẳng có sanh và tử ” nhưng cũng chớ có quên lời dặn dò thúc giục của Ân Sư : “ Nếu con lập nguyện mà chẳng liễu ( chẳng hoàn thành nguyện ), khó mà về cố hương ”.
Do vậy, chúng ta đắc thụ một chỉ ngay lúc ấy, sau một niệm thanh tịnh, ngay lập tức “ xúc ý tức tà thiên ( thiên kiến ), lạc nhập đệ nhị kiến, sanh tử chuyển, uổng phí Minh Sư tâm pháp truyền ” (「觸意即邪偏,落入第二見,生死轉,枉費明師心法 傳。」Do vậy, Ân Sư đặc biệt dặn dò nhất định phải “ chung nhật luyện thần quang ”. Phàm các đệ tử thiên đạo của chúng ta thì nên có lòng tin sâu đối với một chỉ siêu sanh, 「各個皆得還鄉道」“ các cá giai đắc hoàn hương đạo ” ( mỗi người đều đắc được con đường trở về cô hương ), Phật tuyệt đối chẳng nói vọng ngôn. “Kinh Di Lặc thượng sanh” nói rằng :
“ Các đại chúng này nếu ai được nghe danh hiệu của Di-lặc Bồ-Tát Ma-ha-tát, mà hoan hỷ cung kính, lễ bái, những người này lúc mạng chung ( sau khi chết ), chỉ trong khoảng khảy móng tay liền được vãng sanh ” . Nếu như đối với sự thật của một chỉ liễu sanh tử mà vẫn chưa tin, xem một đoạn kinh văn này của “Kinh Di Lặc thượng sanh” chắc có thể tăng cường thêm một chút lòng tin cho các vị. Lúc hôm cầu đạo, chúng ta đã được nghe Thánh hiệu của “Di Lặc”, những vị Tiền Hiền mà có thể thường trở về phật đường để liễu nguyện chắc sẽ sanh lòng tin đối với đạo mà sanh tâm “ hoan hỷ ”, chỉ cần trở về phật đường, lễ tham giá từ giá là không tránh được, hành lễ thì điều quan trọng nhất là tâm tồn “cung kính”. Như thế này thì những điều kiện tối thiểu nhất để vãng sanh Di Lặc tịnh độ : nghe Thánh hiệu Di Lặc, hoan hỷ, cung kính lễ bái đều viên mãn đầy đủ.
“Lời điểm đạo” nói rằng : “ nếu con lập nguyện mà chẳng thể liễu, khó mà về cố hương ”, nói cách khác, nếu có thể liễu nguyện, tất có thể về cố hương. Có một vị đạo thân trước lúc lâm chung, những người thân của anh ta đều vây quanh bên người anh ta, trong miệng anh ta đột nhiên thốt lên một câu : “ Thầy đã đến rồi, mọi người hãy nhanh chóng tiếp giá”. Đợi lúc mọi người tiếp giá xong đứng dậy thì vị đạo thân này đã đi theo Thầy Tế Công Hoạt Phật rồi. Những ví dụ tương tự quả thật quá nhiều rồi. Chúng ta nhất định cần phải tin chắc rằng, kiếp này chỉ cần có thể đắc thụ một chỉ của Minh Sư, đắc tam bảo, lúc mệnh chung nhất định vãng sanh Di Lặc tịnh độ, chỉ sợ các vị chẳng tin, lập nguyện mà chẳng liễu thì : “ nếu con lập nguyện mà chẳng thể liễu, khó mà về cố hương ”,
5. Tiên Phật phù hộ : tránh kiếp tị nạn, Thánh phàm như ý
a. Tránh kiếp tị nạn : Trong số các đạo thân, thường sẽ có những cảm ứng thù thắng của việc tránh kiếp tị nạn. Có một số đạo thân đã phát sinh kiếp nạn rồi, nhưng mức độ bị thương lại nhẹ đến không ngờ được, hoặc là hầu như chẳng bị thương tí nào, đủ thứ hiển hóa của việc thoát thân từ chỗ cực kì nguy hiểm, nhiều quá chẳng liệt kê hết được. Những hiển hóa này đều là những cái mà các đạo lý , quy luật bình thường chẳng cách nào giải thích được. Đấy đều là do được sự gia bị của Thiên Ân Sư Đức, sự cứu trợ từ bi của Tiên Phật, thậm chí là Thầy vì chúng ta mà gánh vác. Nhưng chúng ta nhất định cần phải hiểu rằng, việc Thầy gánh vác giùm chỉ là mang tính tạm thời, vẫn cần phải mỗi người tự mình hành công lập đức để trả lại những món nợ của lũy kiếp. Chúng ta càng phải hiểu rõ hơn rằng : sự phát sinh của kiếp nạn là do Nhân xấu ( Nhân trong Nhân quả ) trong đời quá khứ đã tạo ra mà có. Lý do sở dĩ tạo ra nhân xấu là do những tham, sân, si từ vô thủy đến nay, thông qua sự tạo tác của ba nghiệp thân, khẩu, ý mà đến. Nếu đã tạo ra ác nghiệp, tất nhiên sẽ có quả xấu, đấy là đạo lý của cái lẽ đương nhiên mà chẳng thể thay đổi giữa đất trời.
Thường nói rằng : “ Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả ”. Chúng sinh chẳng ai không hy vọng rằng cố gắng hết sức để không rơi vào nhân quả, nhưng “ Kinh Hoa Nghiêm ” rõ ràng bảo với chúng ra rằng : “ Giả sử bách thiên kiếp, sở tạo nghiệp bất vong; Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ ”. ( Tạm dịch là : Trải qua trăm ngàn kiếp, nghiệp tạo chẳng mất tiêu; Nhân duyên đầy đủ thời, quả báo mình lại chịu ). Do vậy, đối với quả báo thì nên cam nguyện mà tiếp nhận, như vậy mới gọi là bất muội nhân quả.
Cái mà Thầy truyền thụ cho chúng ta là phương pháp căn bản nhất của tránh kiếp tị nạn. Tuyệt đối chớ có chỉ nghĩ rằng lúc kiếp nạn đến mới hy vọng mượn nhờ vào thần lực của Tam Bảo để tránh kiếp tị nạn, bởi vì điều này là chỉ có ngẫu nhiên mới có thể, cưỡng cầu chẳng được đâu, vả lại chẳng phải là tuyệt đối, có lúc còn phải xem chủ nợ có chịu tiếp nhận sự điều đình hòa giải hay không, nếu không thì thầy cũng chẳng còn cách.
Có thể chẳng khởi vọng niệm thì tất nhiên an tường tự tại, được đại giải thoát, sau đó liễu sanh tử của lục đạo luân hồi, tránh được kiếp nạn lớn của lục đạo luân hồi, siêu phàm nhập Thánh, viên dung vô ngại.
b. Tiêu nghiệp chướng, thành tựu vô thượng bồ đề :
“ Kim Cang Kinh ” phần thứ 16 nói rằng : “ Như có trang nam tử, thiện nữ nhân nào thọ trì, đọc tụng kình này lại bị người khinh tiện ; thì những tội nghiệp đã gây ra trong đời trước, người ấy đáng lẽ sẽ phải đọa vào ác đạo, nhưng bởi trong đời nay, bị người khinh tiện, nên tội nghiệp đã gây ra trong đời trước đó, liền được tiêu diệt, người ấy sẽ đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ”. Ý nghĩa chủ yếu nhất của đoạn kinh văn này là ở chỗ “ thọ trì, đọc tụng kinh này sẽ đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ”, ý nghĩa là nói chỉ cần thọ trì, đọc tụng kinh này, nhất định có thể đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác.
“ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ” hoặc gọi là “ Vô thượng bồ đề ” – Phật. Nói thẳng toạc ra thì “ thọ trì, đọc tụng kinh kim cang sẽ đặng thành Phật ”. Kinh văn lại nói : “Phật pháp phi ( phi : chẳng phải là ) phật pháp” , tức văn tự phi văn tự. Văn tự là “ chỉ ”, mục đích ở chỗ nói rõ mục tiêu và phương pháp. Điều quan trọng là phải có thể do văn tự mà nâng khởi quán chiếu, mục tiêu cuối cùng nhất là phải chứng đắc “ thật tướng ” – Trăng. Do vậy, đọc tụng “ Kim Cang Kinh ” sẽ có thể phản vấn vấn tự tánh, sau đó tiến đến có thể chứng đắc kim cang kinh của tự tánh. Chúng ta đắc thụ một chỉ của Minh Sư, tức là chỉ thụ cái diệu pháp phản vấn chứng tánh. Thế nhưng, như “ Kim Cang Kinh ” phần thứ 16 đã nói rằng : tuy thọ trì đọc tụng kinh này, trong quá trình tu hành, “ nếu bị người khinh tiện ; thì những tội nghiệp đã gây ra trong đời trước, người ấy đáng lẽ sẽ phải đọa vào ác đạo, nhưng bởi trong đời nay, bị người khinh tiện, nên tội nghiệp đã gây ra trong đời trước đó, liền được tiêu diệt ”. Như đạo thân lúc cầu đạo đều có sự dẫn tiến của Dẫn Sư, chứng minh người ấy thân gia thanh bạch, phẩm hạnh đoan chánh. Còn các tiền hiền cũng bảo với chúng ta rằng, có thể đắc một chỉ điểm của Minh Sư, đều là những người mà kiếp trước có tu, thiện căn thâm hậu, rộng gieo trồng phước điền. Điều khiến cho người ta chẳng hiểu là lúc mở pháp hội lại vẫn có việc các oan nghiệt mượn khiếu đòi nợ phát sinh. Chẳng phải là căn cơ tốt mới có thể cầu đạo sao ? vì sao lại có oan nghiệt hiện ra trước mắt vậy ? Nếu hiểu rõ luật nhân quả thì sẽ chẳng khó khăn để hiểu nguyên do ở bên trong.
Luật nhân quả là nhân duyên chín muồi trước thì sẽ chịu báo trước ; nghiệp lực, niệm lực mạnh thì tất nhiên sẽ chín muồi trước. Chúng ta có thể đắc thụ một chỉ của Minh Sư là do cái nhân tốt đã gieo trồng xuống trong đời quá khứ, đời này thiện duyên chín muồi mà đắc được chỉ điểm của Minh Sư. Vấn đề là tuy đã đắc thụ chỉ điểm của Minh Sư rồi, vì sao vẫn bị người khinh tiện ? bởi vì cái nhân xấu cũng lần lượt đang chín muồi hiện ra trước mắt. Lúc hiện ra trước mắt chính là cảnh cáo, nhắc nhở chúng ta hết sức nhanh chóng mà cẩn thận tâm niệm của mình, phản vấn vấn tự tánh, “ chung nhật luyện thần quang ”. Nếu như cái nhân xấu dần dần chín muồi hiện ra trước mắt, lại có cái tâm tam độc trợ duyên, vậy thì hậu quả sẽ tệ đến mức chẳng dám nghĩ đến, sao có thể chẳng cẩn thận tâm niệm của mình ? Tu đạo có thể thay đổi vận mệnh là sự thật vô cùng chính xác. Nhưng nhất định phải hiểu cái nguyên lí thay đổi vận mệnh, nếu không tuy rằng tam thí ( tài thí, pháp thí, vô úy thí ) đều làm cùng lúc, vẫn là mọi chuyện chẳng thuận lợi, tâm oán trách bắt đầu khởi lên, lẽ nào chẳng phải là đáng thương sao ?
Thông thường nói “ nhân quả ”, thật ra là nói ngắn gọn của “ nhân duyên quả báo ”. Nếu dựa vào nhân quả ba đời mà nói, “ nhân ” đã gieo trồng trong đời quá khứ là chẳng cách nào thay đổi được, nhưng mà từ Nhân dẫn đến việc thành Quả thì nhất định phải dựa vào sự thúc bách của trợ duyên mà gặp chịu báo ứng. Ví như một hạt giống ( nhân ), nếu chẳng có những trợ duyên như thổ nhưỡng, nước, ánh sáng mặt trời, không khí…thì vĩnh viễn là một hạt giống. Nếu nhân duyên đầy đủ, tất có thể sinh rễ, nảy mầm, mọc nhánh, nở hoa, kết quả. Nếu thêm vào việc giỏi vun trồng, trợ duyên càng mạnh, tất nhiên quả đếm không xuể. Nếu chẳng thật tốt vun trồng, chẳng chăm chỉ bón phân, khiến cho cỏ dại mọc rất nhiều ( ác duyên ), lại mong đợi quả to và nhiều thì cũng chỉ là không tưởng mà thôi ! Do vậy, có thể thay đổi vận mệnh hay không, quyết định ở “ duyên ”. Cái quan trọng nhất của của trợ duyên là tâm niệm, hành vi từ thiện tốt đẹp, hoàn cảnh môi trường. Trong đó, đặc biệt tâm niệm là quan trọng nhất. Nếu có thể tồn thiện niệm, tất nhiên sẽ có hành vi thiện, người như thế này còn lo anh ta đi đến những chỗ không tốt hay sao ? Từ đây có thể biết rằng, có thể thường tiếp cận phật đường ( môi trường ), học tập liễu nguyện, tiến hành cùng lúc nội ( tâm niệm ) ngoại ( hành vi từ thiện tốt đẹp ) công, vận mệnh sao lại không thay đổi được ? Nếu có thể tinh tiến chẳng ngừng thì đâu chỉ cải biến vận mệnh, nhất định có thể thành tựu Phật đạo.
Các tu sĩ Bạch Dương có duyên đắc thụ một chỉ của Minh Sư, một hạt giống thành phật trồng ở bên trong bát thức điền ( mảnh ruộng của thức thứ tám ). Những đệ tử Bạch Dương thật tu tưới phun nước thành tâm cung kính, phun tưới bón thứ phân cảm ân, biết hài lòng thỏa mãn, lại dùng cái xẻng của lòng nhiệt tình thành khẩn để dọn trừ sạch sẽ cái nhân tâm lạnh lùng, chuyên tâm cần mẫn bắt những con sâu bệnh của tam độc, nhẹ nhàng rửa đi những dơ bẩn của lục trần, khiến cho những đóa hoa bồ đề nở đầy màu rực rỡ. Trong tâm điền của pháp giới kết ra Phật quả trang nghiêm.
6. Đời người hạnh phúc mỹ mãn :
Nói đến siêu sanh liễu tử, thậm chí thành tựu vô thượng bồ đề, có lẽ có người cho rằng là chẳng thiết thực tế. Chuyện của vị lai thì chúng ta tạm thời chẳng bàn đến, bây giờ lại nói những cái tương đối thực tế hơn. Có thể thụ được một chỉ của Minh Sư, cầu đắc tam bảo, thật sự có thể dựa vào tam bảo tâm pháp mà tu trì, gìn giữ giới luật, dùng thái độ nghiêm khắc ràng buộc đối với bản thân, chẳng làm trái ngược lại với thiên lí lương tâm, không phạm giới thì nội tâm tự nhiên khoan khoái tươi tỉnh, tự tại, giải thoát. Có thể dựa theo pháp mà tu trì thì vọng tưởng, chấp trước tất nhiên ngày càng tiêu tan dần, đối với đủ thứ tình trạng của thế gian cũng có thể dùng thái độ bình tĩnh để đối mặt, xử lí ; cái niệm được, mất chẳng tồn nơi tâm, tuy ở trong chốn trần thế mà cảnh giới lục trần chẳng nhiễm chẳng tạp, đấy là sự thảnh thơi biết bao ! Có thể dựa vào pháp mà tu trì, tâm tồn niệm từ bi, chỗ nào cũng suy nghĩ vì chúng sanh, noi theo tâm nguyện của Bồ Tát “ chỉ hy vọng nguyện cho chúng sanh được rời khổ, chẳng vì bản thân cầu an lạc ”, kết quả là 「既已為人己愈有,既已與人己愈多。」“ kí dĩ vi nhân kỉ dũ hữu, kí dĩ dị nhân dự nhân kỉ dũ đa ” người mà có thể rộng bố tâm yêu thương thì được sự hồi báo của tình yêu thương càng nhiều. Người mà thường quan tâm đến người khác thì sự quan tâm nhận được càng nhiều hơn những gì mình đã bỏ ra. Thành tựu của hợp đồng nhất định phải có đức hạnh của khiêm tốn nhúng nhường, bao dung. Có thể khiêm tốn mới có thể bao dung tiếp nhận mọi thứ, có thể nhúng nhường mới có thể nhận được sự tôn kính nể phục của người khác, có thể bao dung mới có thể nhận được sự ái mộ kính mến. Có thể đem tam bảo ứng dụng trong cuộc sống thường ngày, tất có thể xử sự viên dung, quan hệ nhân sự hài hòa, cả nhà hài hòa vui vẻ, cuộc đời như thế sao lại không hạnh phúc mỹ mãn được ?
7. Kết luận “ Khai Kinh Kệ ” :
“ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
ngã kim kiến văn đắc thọ trì,
nguyện giải Như Lai chơn thật nghĩa ”
Muốn gặp phật nghe pháp đắc chơn đạo, nếu chẳng phải là có được thiện căn, phước đức thâm hậu thì không thể được. Nếu không, tuy trải qua vô lượng số kiếp, cũng vẫn khó mà gặp được Minh Sư. Nay chúng ta có thể gặp được Minh Sư, cầu được chơn đạo, có thể thấy trong kiếp quá khứ đã cần cù tu thiện căn, rộng gieo trồng phước đức mới có thể gặp được thời kì tốt Bạch Dương, chính là cái gọi là “ chơn đạo khó gặp nay đã gặp ”.
“ Kim Cang Kinh – phần thứ 6 ” nói rằng : “ Sau khi đức Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau, có người trì giới, tu phước, có thể sanh lòng tin nơi những câu trong bài này mà cho đó là thiệt. thời phải biết rằng người ấy chẳng phải chỉ vun trồng căn lành từ nơi một đức phật, hai đức phật, ba, bốn, năm đức phật, mà người đó đã vun trồng căn lành từ nơi vô lượng nghìn muôn đức phật rồi ”.
Chúng ta có thể đắc được một chỉ của Minh Sư, chẳng phải là một kiếp, hai kiếp tu mà có, mà là kết quả của việc cần cù tu thiện căn, phước đức trong vô lượng kiếp đến nay. Cũng chính vì thiện căn, phước đức đầy đủ, căn cơ thâm hậu mới có thể đắc thụ một chỉ của Minh Sư. Nên biết rằng con đường luân hồi khổ, lục đạo chẳng phải là nơi cư trú lâu dài, đây là cơ duyên cực tốt để liễu thoát sanh tử.
Có một bài kệ nói rằng : 百劫千生得此身 幾回出沒幾回尋 今生不向此身度 更待何時度此身」“ Bách kiếp thiên sanh đắc thử thân, kỉ hồi xuất một kỉ hồi tầm, kim sanh bất hướng thử thân độ, canh đãi hà thời độ thử thân ? ” ( Tạm dịch : trăm kiếp nghìn sanh đắc thân này, bao lần biến mất bao lần tìm, kiếp này chẳng hướng thân này độ, càng đợi khi nào độ thân này ? ”. Lời kệ này chúng ta nên ghi nhớ kĩ trong tâm. Nếu kiếp này chẳng tu, phải đợi lúc nào đây ? kiếp này chẳng tu, kiếp sau chưa chắc đắc được thân người; tuy đắc được thân người, chưa chắc có thể gặp được Minh Sư, tuy gặp được Minh Sư, chưa chắc có cơ hội cầu đạo. Cho nên, đoạn nhân duyên tốt, thời cơ tốt của kiếp này nên chộp lấy, chớ có để trôi qua một cách lãng phí. Ngay lập tức ôm lấy cái tâm cảm ân. Cảm ân Thiên ân, cảm ân Chư Phật Bồ Tát, Chư Thiên Thần Thánh; cảm ân Sư Đức, cảm ân Tiền Hiền Đại Đức. Cảm ân nhất định cần phải liễu nguyện, liễu duyên trong liễu nguyện, liễu kiếp hoàn cố hương. Như thế trong việc báo ân liễu nguyện mà thành tựu sự nghiệp của Bồ Tát tu kỉ độ nhân ( tu bản thân và độ người khác ), tự giác giác tha ( tự mình giác ngộ và giúp người khác giác ngộ ), cuối cùng mà chứng ngộ nghĩa chơn thật của Như Lai.
Minh sư truyền cho chúng ta Tam bảo tâm pháp là để chúng ta tự mình hàng phục những chúng sanh ( của việc khởi tâm động niệm ) ở bên trong của tự thân, là thiện pháp tu chơn tâm, rời vọng tâm, tu luyện thành tựu Tiên Chơn, chứng ngộ đạo quả bồ đề.
Tam bảo tâm pháp cũng là mật pháp của mật ngữ, mật ý, mật nhân để thành tựu Như Lai của tự tánh.
Trong việc tu trì phật pháp, chúng sanh chúng ta đây chẳng thể cùng một thể lí với Tiên Phật, chẳng cách nào phản quang nội tu, chẳng cách nào chiếu soi thấy Như Lai của tự tánh chính là bởi vì chúng sanh đã triêm nhiễm những tập tánh của hậu thiên, tâm sanh vọng niệm chấp trước, vọng sanh sự đối đãi phân biệt mà tạo thành. Chúng ta nếu có thể trừ bỏ đi những vọng niệm chấp trước, thiện cảm thiện ứng thì có thể hòa hợp với cảnh địa đối đãi bình đẳng của Tiên Chơn Bồ Tát, thị hiện cái bổn lai như như, cảnh giới tự tại vô ngại của “không từ nơi nào lại, mà cũng không đi về đâu.
( Chú thích : Kinh Hoa Nghiêm viết : Nước trong trăng hiện, trăng vốn chẳng đến, mây che trăng ẩn, trăng cũng chẳng đi. Như tâm tịnh ( sạch ) thấy Phật, chẳng phải là Phật đến, tâm bẩn chẳng thấy, cũng chẳng phải phật đi. Do tâm người tự có cấu tịnh ( bẩn, sạch ), phật vốn chẳng có đến và đi. )
Số lượt xem : 934