BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Sự thù thắng của Di Lặc Tịnh Độ ( Phần 1 )

Tác giả liangfulai on 2022-05-02 19:10:49
/Sự thù thắng của Di Lặc Tịnh Độ ( Phần 1 )

Trong quyển Lí Thiên Du Kí, đức Di Lặc Tổ Sư từ bi rằng : “

 

Ta hiện đang ở tại cõi trời Dục Giới, những người không hiểu chuyện thì cho rằng Đâu Suất Tịnh Độ vẫn còn là chốn ô uế tham vọng, nào biết rằng cõi trời của ta là tại dục mà lìa dục, ở nơi tam giới mà lìa tam giới, tuy hiển hiện cõi dục giới, nhưng thực ra lại tàng tịnh độ; tuy chưa tu thiền định, nhưng có thể lên cõi nước hoa sen thanh tịnh; tuy chưa đoạn phiền não nhưng có thể ở cõi nước an lạc.


Từ huấn của Ân Sư Tế Công Hoạt Phật

 

Tế Công Hoạt Phật giáng – Trung Hoa Dân Quốc ngày 19 tháng 3 năm thứ 86 ( 1997 )

Tịnh độ thập phương mỗi cái có sự thù thắng của nó. Di Lặc tịnh độ thì lại là thù thắng nhất trong những cái thù thắng, phương tiện nhất trong các phương tiện, bởi vì Di Lặc tịnh độ là Nhất Sinh Bổ Phật Xứ, những vị bồ tát trước khi thành phật đều trú sanh ở tịnh độ này. Trước khi Thế Tôn vẫn chưa thành phật quả chánh đẳng chánh giác cũng là trú sanh ở trong cõi tịnh độ này, do vậy mà Di Lặc tịnh độ gọi là Sanh Bổ Phật Xứ; trí tuệ như Thế Tôn còn là như vậy, chúng sanh cầu sanh nơi tịnh độ này sao có thể không gọi là thù thắng nhất. Cầu sanh ở cõi tịnh độ này có thể mang nghiệp vãng sanh, chẳng cần gấp vội đoạn dứt căn chướng, sao có thể không gọi là phương tiện nhất.

Vào thời kì mạt pháp này, chúng sanh tu đạo sợ khổ, đoạn dục sợ có chỗ mất mát. Di Lặc tịnh độ chỉ cần khế dẫn chúng sanh phát tâm kết phật duyên tức có thể vãng sanh, thật sự là một phúc âm lớn của thời mạt pháp, chúng sanh sao có thể không gắng nắm bắt lấy. Di Lặc tịnh độ được kiến lập trong cõi trời Dục Giới, tiện lợi cho chúng sanh cầu sanh, mà trong cõi Di Lặc tịnh độ thì nội viện, ngoại viện mỗi cái đều có sự thù thắng của nó. Các vị cao tăng đại đức cầu sanh cõi tịnh độ này từ trước đến nay không tính đếm xuể.

 

Nam Hải Quán Thế Âm Bồ Tát giáng – Trung Hoa Dân Quốc ngày 19 tháng 3 năm thứ 86.

 

Di Lặc Bồ Tát là do Thế Tôn lúc còn trụ thế đích thân thụ chứng, phó chúc dặn dò độ hết những chúng sanh còn lại cùng thành chánh giác, cũng là vị Phật vị lai mà chúng sanh theo quy y sau khi Thế Tôn diệt độ, do vậy mà chúng sanh đều có thể chánh tín quy y, không những bởi vì lúc Thế Tôn còn trụ thế đích thân khai thị chánh tín vô nghi của ba quyển kinh Di Lặc, càng là vì đại bi đại nguyện của Di Lặc Bồ Tát Phật vị lai tại cõi trời Dục giới kiến lập Di Lặc tịnh độ để tiếp dẫn chúng sanh được thấy phật nghe pháp, vĩnh bất thối đọa, càng bởi vì Di Lặc tịnh độ cách cõi Diêm Phù Đề mà chúng sanh ở là gần nhất, vả lại pháp môn Di Lặc do được Thế Tôn dặn dò phó chúc để độ những chúng sanh còn lại, do vậy mà càng là thù thắng, càng là tiện lợi. Bởi vì pháp môn Di Lặc trước tiên khế dẫn phật duyên của chúng sanh, chỉ cần nỗ lực nghiêm túc chấp hành lục sự, thậm chí đơn giản dễ dàng hơn – lễ phật, niệm phật tức có thể khế dẫn, được sự nhiếp nạp của biển nguyện vô biên.

Vào thời kì mạt pháp, xã hội thực dụng hiện nay lòng người chẳng còn thuần thiện như xưa, căn khí bị che lấp thì pháp môn Di Lặc chính là ứng thời ứng vận đem lại sự lợi lạc cho chúng sanh, không nghiêm khắc như những pháp môn khác. Cho dù bất luận đại thừa, tiểu thừa các tông mạch pháp luân xoay chuyển, mỗi cái đều độ những người hữu duyên, thế nhưng pháp môn Di Lặc đều hoàn toàn phù hợp với chúng sanh của tất cả các loại căn khí khác nhau, chính là chỗ tiện lợi thù thắng của nó.

 

Di Lặc tịnh độ là pháp môn dễ dàng, 

nhanh chóng thành tựu nhất

 

Các cõi tịnh độ phật quốc thông thường đều là sau khi các vị phật thành phật mới thị hiện, ví dụ như thế giới cực lạc của A Di Đà Phật hiện tại, Dược Sư Lưu Li Quang Như Lai tịnh độ, nhân gian tịnh độ khi bồ tát Di Lặc thành phật đời vị lai. Chỉ có “ Đâu Suất tịnh độ ” là đặc biệt nhất, nó chỉ vào trước khvị phật tương lai của bản địa sắp hạ sanh thành phật mới xuất hiện. Những vị bồ tát trước khi sắp hạ sanh thành phật thì trong kinh phật đặc biệt gọi là “ Nhất sanh bổ xứ bồ tát ”, ý nghĩa là “ vị bồ tát sau khi trải qua sự hạ sanh nhân gian lần cuối cùng thì lập tức thành phật ”, cũng có thể trực tiếp nói là “ vị bồ tát sắp ứng cử vào phật vị ”.

Vị trí của “ Đâu Suất Tịnh Độ ” chính là ở trong tầng trời thứ 4 phía trên địa cầu, cùng thuộc “ Dục giới ” với địa cầu, là do các vị thiên tử của cung trời Đâu Suất vì những vị “ Bồ Tát bổ xứ phật vị lai ” mà kiến lập, để phân biệt với cõi trời Đâu Suất ban đầu của cõi Dục giới; “ Đâu Suất Tịnh Độ ” còn gọi là “ Đâu Suất Nội Viện ”. 

Tam Giới như nhà lửa, ngoại trừ Đâu Suất Thiên Nội Viện ra, còn lại đều là ở trong sinh tử luân hồi. ( Tam giới tổng cộng 28 cõi thiên, Dục Giới 6 cõi thiên, Sắc giới phân làm Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ thiền tổng cộng 18 cõi thiên, Vô Sắc Giới 4 cõi thiên. )

Kinh “ Phật thuyết quán kinh Di Lặc Bồ Tát thượng sanh Đâu Suất Đà Thiên ” rằng : “Lúc bấy giờ trên trời Đâu-suất có 500 vạn ức thiên tử và ai nấy đều tu Bố Thí Ba-la-mật sâu xa. Vì để cúng dường cho bậc Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ-Tát, họ dùng phước lực của trời mà tạo lập cung điện. ”

 

Đâu Suất Nội Viện thường có âm nhạc diễn nói hạnh Bất Thối Chuyển Địa Pháp Luân, các pháp đại từ đại bi, các pháp ba la mật, vô lượng pháp lành để làm lợi ích, khuyến tấn và hỗ trợ Bồ-đề tâm của người tu hành; có vị phật tương lai thường trú hoằng pháp, ngày đêm sáu thời, ngài sẽ luôn giảng về hạnh Bất Thối Chuyển Địa Pháp Luân. Trải qua một thời gian, ngài giáo hóa thành tựu 500 ức thiên tử và khiến họ không còn thối chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nơi đây cũng chẳng có tam tai bát nạn, môi trường giống với cõi tịnh độ của chư Phật, do đó còn gọi là “ Đâu Suất Tịnh Độ ”. Cảnh sắc nơi đó dựa theo sự miêu thuật lại của kinh “ Phật Thuyết Quán Di Lặc Bồ Tát thượng sanh Đâu Suất Thiên ” thì như lời phật nói : "Cõi trời Đâu-suất này là nơi phước đức thù thắng vi diệu, quả báo ứng hiện do nhân tu Thập Thiện. Dù cho Ta trụ thế suốt một tiểu kiếp để rộng nói về quả báo ứng hiện của Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ-Tát và những người tu Mười Điều Lành thì cũng không thể nói hết. Nay Ta vì các ông nên giảng giải sơ lược như thế ". Để bạt độ những nỗi bi khổ của chúng sanh cõi nhân gian vào thời mạt pháp, tránh cho chúng sanh càng rơi càng sâu, do vậy ngài Di Lặc Bồ Tát mới dùng nguyện lực đại từ đại bi để phổ nhiếp những phật tử có duyên vãng sanh Đâu Suất Tịnh Độ để bảo vệ gìn giữ Phật căn của họ bất thoái chuyển.

 

Trong quá khứ, Phật Ca Diếp, Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi hạ sanh thành phật cũng đều là ở Đâu Suất Tịnh Độ làm sự chuẩn bị lần cuối; còn vị Phật tương lai ( Bổ Xứ Bổ Tát ) là Bồ Tát Di Lặc, do Bồ Tát Di Lặc cũng dựa theo lệ thường, thường trú ở Đâu Suất Nội Viện, do đó Đâu Suất Tịnh Độ hiện tại cũng có thể gọi là “ Di Lặc tịnh độ ”, do Bồ Tát Di Lặc kì vọng chúng sanh có thể càng sớm phát tâm học đạo, mau chóng tham gia vào các hạng liệt của hạnh Bồ tát, cùng khai sáng nhân gian tịnh độ. Thế nhưng dù sao thì hiện nay cách thời điểm Di Lặc Bồ Tát hạ sanh nhân gian thành phật mở hội Long Hoa vẫn còn xa, chắc chắn không phải là một đời một kiếp mà có thể thành tựu, trong khoảng thời gian này, tâm bồ đề của những chúng sanh có tâm học đạo làm thế nào mới có thể sau khi chuyển kiếp vẫn không thối chuyển, cho đến mỗi ngày đều có sự tiến bộ đây ? Bồ Tát Di Lặc vì để giải quyết vấn đề này, đặc biệt vì mọi người mà thiết lập “ pháp môn Di Lặc tịnh độ ” này để thuận ứng với tình hìnhChỉ cần những chúng sanh nào có thể phù hợp “ tiêu chuẩn vãng sanh Đâu Suất Tịnh Độ ”, lúc lâm chung đều có thể được sự tiếp dẫn của Bồ Tát Di Lặc mà vãng sanh Di Lặc tịnh độ Đâu Suất Nội Viện, tiếp tục trưởng thành dưới sự giáo hóa của ngài, không dẫn đến tình trạng bởi vì sau khi chuyển kiếp mà quên mất đi nhân duyên học phật mà trầm luân xuống dưới.

 

Bồ Tát Di Lặc vì để đạt đến mục tiêu phổ độ tất cả mọi chúng sanh, chỉ cần có người có thể “ tồn tâm tốt ” muốn học phật, Di Lặc Bồ Tát bèn hy vọng hạt giống bồ đề này có thể đời đời kiếp kiếp không ngừng trưởng thành trong mẫu ruộng tâm của vị chúng sanh này, do đó đã định ra “ tiêu chuẩn vãng sanh Đâu Suất Tịnh Độ ” vô cùng đơn giản bình dị thực tế. Theo sự giới thiệu của “ Kinh Di Lặc thượng sanh ” thì đại khái là tồn tâm tốt, thành tâm quy y, có thể gìn giữ bổn phận, ưa thích việc bố thí hành thiện, phát nguyện vãng sanh thì có thể thuận lợi vãng sanh Di Lặc tịnh độ. Đương nhiên, nếu có thể càng tinh tiến tu hành thì thành tựu tự nhiên sẽ càng lớn. Những điều kiện vãng sanh khác thì có thể tham khảo quyển “ Phật “Phật Thuyết Kinh Quán Di-lặc Bồ-Tát Thượng Sanh Đâu-suất-đà Thiên”.

 

Đối với các đệ tử Bạch Dương thì chỉ cần cầu đạo, đắc đạo, thụ một chỉ điểm của Thiên Mệnh Minh Sư, nếu tu hành vẫn chưa thể triệt ngộ ( triệt ngộ : triệt để hiểu rõ ) “ vô tướng tịnh độ ” ( tự tánh tịnh độ ) , chưa đạt đến cảnh giới minh tâm kiến tánh, công quả viên mãn, chứng đắc quả vị để trở về cõi Vô Cực bên cạnh Lão Mẫu, nhưng có trì giới hành thiện thì cũng có cơ duyên thành tựu vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ.

 

Thiên Bảng ghi danh, địa phủ rút tên " trong pháp môn bạch dương cũng tức là lúc tuổi thọ ở đời chấm dứt thì chẳng rơi vào sáu nẻo luân hồi, có thể mang nghiệp vãng sanh Thiên Phật Viện ( Đâu Suất Tịnh Độ ), được các vị Đại Bồ Tát và ngài Di Lặc tiếp tục giáo hóa, có thể thường nghe hỏi phật pháp, chẳng cần lo lắng đọa lạc nữa. Trong quá trình thấy phật nghe pháp ấy, chuyển hóa căn tánh nhân thiên thành căn tánh xuất thế; hóa căn tánh nhị thừa thành căn tánh đại thừa, có thể đồng kiến đồng hành với chúng sanh, tuy người ở trong cõi Dục giới, nhưng không bị tham dục sắc tướng làm cho mê hoặc.

 

Đợi đến khi thời cơ chín muồi, sau khi nhân gian đã trở thành cõi nhân gian tịnh độ thì theo Phật Di Lặc cùng hạ sanh nhân gian, hành công liễu nguyện, đoạn phiền não, liễu tội nghiệp, thấy phật, nghe pháp, chứng quả ở Long Hoa Hội.

Đối với sự đơn giản của tiêu chuẩn vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ thì Thái Hư Đại Sư – người được tôn là một trong 4 vị đại cao tăng của thời kì đầu kiến lập Dân Quốc, đã từng lấy việc các trường đại học liên hợp tuyển sinh để làm sự ví von sinh động : “ Các cõi tịnh độ nơi khác rộng nhiếp những chúng sanh hữu tình của thập phương, còn cõi này ( Di Lặc Tịnh Độ ) thì chuyên độ hóa những chúng sanh của cõi Dục giới, như các khoa học thuật của đại học phổ thông là ứng với yêu cầu của học sinh mà làm, còn Tăng Học Viện là chuyên môn giáo dục các Tăng đồ. Tịnh Độ Di Lặc Nội Viện cũng là như vậy, là vì những chúng sanh hữu tình của cõi Diêm Phù Đề ( địa cầu ) này mà thiết lập, do đó mà điều kiện tuyển sinh tự nhiên vô cùng bình dị.

 

Sự thù thắng của Di Lặc tịnh độ hoàn toàn là do tâm từ bi độ chúng của Di lặc bồ tát dẫn đến. Ngài thà rằng chẳng ở Thường Tịch Quang tịnh độ, chẳng ở thế giới tịnh trí trang nghiêm, trái lại kiến lập tịnh độ trong Dục Giới, quảng độ những chúng sanh hữu tình. Đấy chính là vì những chúng sanh của Dục Giới trầm luân nơi biển dục quá sâu, nhất thời chẳng dễ siêu thoát. Nói đến tu hành, mọi người cứ là sợ khó khăn; nói đến li dục ( đoạn tuyệt rời bỏ những dục niệm như tham, dâm…), mọi người cứ cho rằng sẽ đánh mất tất cả. Di Lặc Bồ Tát chẳng hổ thẹn là một vị Thánh từ thị. Ngài dùng trí tuệ vô biên của ngài, dùng tâm bi mẫn hồi hướng cho những chúng sanh mạt pháp trên thế giới sa bà, cho mọi người một cái cơ hội dễ dàng được độ, đấy chính là đặc sắc lớn nhất của Di Lặc tịnh độ.

 

Bồ tát Di Lặc vì để khiến cho những người tu pháp môn này có lòng tin, nên những đệ tử Bạch Dương cầu đạo, đắc đạo, tu đạo vãng sanh tịnh độ thành công dưới sự gia bị của phật lực, di thể sắc thân của họ sẽ tự nhiên hiển hiện ra kiến chứng không thể nghĩ bàn : sau khi quy không thì “ thân mềm như bông ”, cho dù là để bên trong phòng ướp lạnh hay sau khi rã đông thì thân thể vẫn mềm mại, còn hiển hiện ra pháp tướng an lạc cát tường của sắc mặt hồng hào. Loại hiện tượng này hoàn toàn khác với sinh lí học mà y học đã nói : “ Hai tiếng sau khi chết thì toàn thân dần dần cứng đơ ”, còn ấn chứng của thân mềm như bông thì theo sự phổ truyền của đại đạo có thể nói là ở đâu cũng có; tỉ lệ đạt được vãng sanh so với những pháp môn khác thì khác xa biết bao, không thể không khiến cho người ta cảm thấy vạn phần cảm ân và tán thán đối với đại bi đại nguyện của Bồ Tát Di Lặc.

 

Tóm lại, trong số các loại pháp môn tịnh độ mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giới thiệu, đối với những chúng sanh của thời kì mạt pháp mà nói thì “ Đâu Suật tịnh độ ” là dễ dàng thành tựu nhất, điều này có thể nói là điều mà giới phật giáo đã công nhận. Như thế giới tây phương cực lạc của A Di Đà Phật, tiêu chuẩn vãng sanh thấp nhất của cõi tịnh độ này là “ phát tâm bồ đề, chuyên ý niệm phật đến nhất tâm bất loạn, phát nguyện vãng sanh ”. Điều này đối với một vị xuất gia chuyên tâm tu hành thì có lẽ không quá khó khăn, thế nhưng nếu lấy đại chúng của xã hội công thương ngày nay mà nói, nếu phải phát tâm bồ đề, lại phải có định lực chuyên ý niệm phật nhất tâm bất loạn thì những người có thể tiếp nhận, có thể làm được đến cảnh giới đó, có thể thành tựu thì là có hạn rồi. Lại nữa đời người vô thường, khi nghiệp lực đưa đẩy, tai họa kiếp nạn ập xuống bất ngờ khiến cho chết bất đắc kì tử, chết bất ngờ, một câu niệm phật vẫn chưa kịp niệm, nói chi là niệm đến cảnh giới nhất tâm bất loạn. Lại như điều kiện thấp nhất của cõi tịnh độ của ngài Đông Phương Dược Sư Lưu Li Quang Phật là “ phát tâm bồ đề, hành bồ tát đạo xả mình vì người, phát nguyện vãng sanh ”, đối với những người hiện đại mà nói thì tự nhiên là càng không dễ dàng gì.

 

Sau khi vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ thì “ thấy phật nghe pháp được bất thối chuyển nơi vô thượng đạo ” tương đối nhanhMột trong những mục đích quan trọng nhất của việc vãng sanh tịnh độ phật quốc là : “ thấy phật nghe pháp được bất thối chuyển nơi vô thượng đạo ”. Thế nhưng chẳng phải là mỗi một cõi tịnh độ phật quốc đều là vừa mới trải qua sự vãng sanh thì có thể nhanh chóng thấy phật nghe pháp. Lấy cõi tây phương Di Đà Tịnh Độ mà trước mắt việc hoằng truyền đang khá rộng để làm ví dụ :

 

 Từ “ Kinh Quán Vô Lượng Thọ ” đi sâu vào tham thảo, ngoại trừ hàng thượng phẩm thượng sanh trong thời gian giây lát được vô lượng trăm ngàn môn đà la ni; những phẩm vị khác thì nhất định cần phải trải qua ao sen hoa sen, cải tạo một lần, thanh tịnh giống như hoa sen mới được ra. Thời gian cải tạo như sau :

 

Thượng phẩm trung sanh “ sanh Cực Lạc trong ao thất bửu. Ðài kim tử ấy như hoa sen lớn qua một đêm liền nở ”

Thượng phẩm hạ sanh : “vãng sanh Cực Lạc thế giới trong ao thất bửu. Qua một ngày một đêm, kim liên hoa mới nở. Qua bảy ngày mới được thấy Phật. ”

Trung phẩm trung sanh : “sanh trong ao báu Tây Phương Cực Lạc thế giới. Qua bảy ngày hoa sen mới nở. Hoa nở rồi, mở mắt chắp tay tán thán Thế Tôn, nghe pháp hoan hỉ được quả Tu Ðà Hoàn. Qua nửa kiếp thành bực A La Hán.

Trung phẩm hạ sanh : “ Qua bảy ngày, gặp Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí Bồ Tát, nghe pháp hoan hỉ được quả Tu Ðà Hoàn. Qua một tiểu kiếp thành A La Hán.”

Hạ phẩm thượng sanh : “sanh trong ao báu Cực Lạc thế giới. Qua bốn mươi chín ngày hoa sen mới nở. Ðương lúc hoa nở, Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát phóng đại quang minh đứng trước người ấy, vì người ấy nói thậm thâm thập nhị bộ kinh. Qua mười tiểu kiếp, đủ bá pháp minh môn, được nhập bậc Sơ Ðịa.

Hạ phẩm trung sanh : “sanh trong hoa sen nơi ao báu Cực Lạc thế giới. Qua sáu kiếp hoa sen mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng phạm âm thanh an úy người ấy, vì người ấy mà nói kinh điển Ðại Thừa thậm thâm. Nghe pháp rồi, người ấy liền phát tâm Vô Thượng Ðạo. ”

Hạ phẩm hạ sanh : “vãng sanh Cực Lạc thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói Thiệt Tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề.”

 

 

 

 

Từ đoạn kinh văn trích dẫn này thì chúng ta biết rằng sau khi vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, những người đạo hạnh chẳng đủ nhất định trước tiên cần phải tinh tiến tu trì trong ao thất bửu, đợi sau khi đoạn dứt các dục niệm, thanh tịnh giống như hoa sen mới được ra, do vậy mà có người thượng phẩm vãng sanh cần phải ở trong hoa sen một ngày đêm, có người trung phẩm vãng sanh cần phải tu 7 ngày ở trên hoa sen mới có thể hoa khai kiến phật nghe pháp, còn người hạ phẩm vãng sanh cần phải qua 49 ngày trong ao báu cực lạc thế giới, cho đến qua nhiều kiếp mới có thể xuất sanh trong hoa sen, vả lại sau khi xuất sanh vẫn không nhất định có thể nhanh chóng thấy phật được bất thối chuyển nơi vô thượng đạo. Do đó ở trong pháp môn của A Di Đà Phật Tịnh Độ, nếu không thể tu đắc thượng phẩm kim liên, sau khi vãng sanh có thể nhanh chóng hoa khai kiến phật, những phẩm vãng sanh khác thì phải chịu sanh ở trong ao báu hoa sen, chờ đợi trải qua một khoảng thời gian dài, thậm chí rất dài, dài đến chẳng thể nghĩ bàn để cải tạo nghiệp thức cho đến một bộ phận nghiệp thức thanh tịnh giống như hoa sen mới có đủ tư cách thật sự để vào thế giới Tây Phương Cực Lạc. Lại nữa, trong kinh A Di Đà nói rằng : “ không thể chỉ có một chút nhân duyên phúc đức thiện căn mà được sinh sang cõi nước Phật kia! Này Xá-lỵ-phất, nếu có thiện nam và thiện nữ nào, nghe được danh hiệu Phật A-di-đà, trì danh hiệu ấy một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, nhất tâm không loạn, khi thọ mệnh hết, người ấy sẽ được Phật A-di-đà, cùng các thánh chúng, hóa hiện ngay trước, khiến cho khi mất, tâm không điên đảo, liền được đưa sang cõi nước Cực Lạc của Phật Di-đà.” Do đó những chúng sanh cầu vãng sanh tây phương cực lạc, nhất định muốn chứng kiến Tây Phương, phải nhận biết bản thân mình trong một đời có bao nhiêu phần nỗ lực hạ công phu, và tương lai vãng sanh phải chăng là mình cũng có hy vọng.

 

Thế nhưng vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ, cho dù là chỉ có hạ phẩm vãng sanh vẫn có thể được Di Lặc Bồ Tát phóng hào quang để đón, lập tức đắc chứng “ bất thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo ”. Do vậy có thể chắc chắn nói rằng : Đâu Suất tịnh độ là cõi tịnh độ nhanh chóng chứng bồ đề. Trong “ Phật Thuyết Kinh Quán Di-lặc Bồ-Tát Thượng Sanh Đâu-suất-đà Thiên ”, phần kinh văn của hạ phẩm vãng sanh là như sau :

 

“ nếu có chúng sanh nào nghe được danh xưng đại bi của Bồ-Tát, rồi tạo lập hình tượng, cúng dường hương hoa, y phục, lọng lụa, tràng phan, lễ bái, nhất tâm tưởng nhớ, thì khi người này mạng chung, họ sẽ được Di-lặc Bồ-Tát phóng hào quang từ tướng ánh sáng nơi lông mày trắng của bậc đại nhân ở giữa đôi chân mày. Còn các vị thiên tử sẽ rải hoa mạn-đà-la để nghênh tiếp họ. Người ấy trong vụt thoáng liền đắc vãng sanh và sẽ gặp Đức Di-lặc. Sau đó, họ cúi đầu cung kính đảnh lễ. Lúc còn chưa kịp ngẩng đầu lên thì họ đã nghe được Pháp và liền đắc bất thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo. Vào đời vị lai, họ sẽ gặp Hằng Hà sa số chư Phật Như Lai."

Trên phương diện về tư cách vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ thì chỉ cần có thể quy y cầu đạo, phát nguyện vãng sanh, lượng sức mà làm, tự độ độ người thì chắc chắn có thể thành tựu. Còn muốn vãng sanh Di Đà Tịnh Độ thì ít nhất phải có : phát tâm bồ đề, phát nguyện vãng sanh và định lực niệm phật đến cảnh giới nhất tâm bất loạn. Điều này đối với những đại chúng bình thường không thể xuất gia lấy tu hành làm nghiệp thì là chẳng dễ dàng gì. Có thể thấy rằng người tu pháp môn Di Lặc tương đối là có thể bảo đảm vãng sanh tịnh độ hơn.

Người vãng sanh Di Đà Tịnh Độ cần phải hóa sanh trong hoa sen đợi một khoảng thời gian dài không thể nghĩ bàn mới có thể hoa khai kiến phật, còn vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ thì lại có thể ngay tức khắc thấy phật nghe pháp, được bất thối chuyển nơi vô thượng đạo, dưới sự chỉ đạo của Bồ Tát Di Lặc mà không ngừng tinh tiến đạo nghiệp. Lại do cõi trời Đâu Suất và địa cầu đều cùng ở Dục Giới, qua lại vô cùng dễ dàng, do vậy mà sau khi đạo nghiệp khá là tăng tiến thì có thể tùy nguyện của mình mà trở lại nhân gian, tiếp tục trợ giúp sự nghiệp phổ độ của nhân gian, cũng có thể kêu gọi bạn bè cùng chí hướng cùng nhau thừa nguyện mà hạ sanh, trực tiếp gánh vác thánh nghiệp phổ độ nhân gian. Nên biết rằng kinh phật có nói nhân gian hành hóa một ngày đêm hơn cả việc tu hành ở tịnh độ trăm năm. Như Kinh Vô Lượng Thọ Phật nói rằng : “ Các người ở cõi nầy vun trồng cội công đức lớn rộng, ban ơn bố thí, chớ phạm cấm giới, nhẫn nhục, tinh tiến, nhứt tâm và trí huệ, giáo hóa lẫn nhau, tu đức lập thiện, chánh tâm chánh ý, trai giới thanh tịnh một ngày một đêm còn hơn ở nước An Lạc làm lành cả trăm năm ”. Loại thời điểm và pháp môn thù thắng này không phải là những cõi tịnh độ nơi khác có thể sánh được. Mà dưới bổn nguyện của bản thân, sự gia bị của từ nguyện của ngài Di Lặc, sự hộ trì của nhân duyên đồng tu, sau khi đầu thai chuyển kiếp chẳng phải lo lắng sự thối chuyển.

 

Có người nói rằng : “ Tôi đến thế giới cực lạc trước, đợi sau khi thành tựu rồi, thừa nguyện lại đến độ các vị. ”

Sau khi vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc rồi, bạn ở thế giới ấy cần thời gian bao lâu để thành tựu ? Chúng ta chẳng nói nhiều, cho dù là bạn khấu đầu với ngài A Di Đà Phật xin nghỉ phép, lưu lại mấy ngày thì về thế giới Sa Bà, thì cõi nhân gian của thế giới sa bà đã trải qua mấy đại kiếp rồi. Với mấy đại kiếp của nhân gian, nếu là ở trong địa ngục, thì là đã vô lượng kiếp rồi. Những chúng sanh khổ nạn của thế giới sa bà này nếu như chờ đợi bạn quay trở về để cứu, thì phải đợi bao nhiêu kiếp đây ? Trong thời gian ngắn có thể gặp được bạn hay sao ? … Những người căn tánh Bồ Tát thì tuyệt đối sẽ chẳng vì bản thân mà tự cầu sự an lạc ! Như các ngài Di Lặc Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát … đại bi đại nguyện chẳng lìa thế giới sa bà, chẳng lìa 3 đường 6 nẻo, đời đời kiếp kiếp ở nơi đây cứu bạt những chúng sanh khổ nạn.

 

Ghi chú :  Một ngày một đêm của Thế Giới Tây Phương Cực Lạc bằng với một kiếp của thế giới sa bà. Căn cứ trong kinh Hoa Nghiêm nói rằng : “ một ngày một đêm ở thế giới cực lạc thì ở thế giới sa bà này của chúng ta đã qua một đại kiếp  ” ( một đại kiếp là thời gian vô cùng lâu dài mà vũ trụ trải qua sự thành trụ hoại không ). Trong kinh “ Phật thuyết phật danh kinh ” Phật Đà nói rằng : “ Hiền kiếp thế giới sa bà này của ta, quốc độ của Phật Thích Ca Mâu Ni thì ở thế giới An Lạc là một ngày một đêm …”

Thế giới sa bà từ sanh đến diệt là một kiếp, gọi là “ Hiền Kiếp ”. Một kiếp chia làm 4 trung kiếp, tức là thành, trụ, hoại, không. Mỗi một trung kiếp có 20 tiểu kiếp.

 

Tại sao kinh phật  nói nhân gian hành hóa một ngày đêm hơn cả việc tu hành ở tịnh độ trăm năm ? Theo “ Kinh Vô Lượng Thọ Phật ” thì :

“ Quốc độ An Lạc của đức Vô Lượng Thọ Phật vô vi tự nhiên đều chứa những điều lành, không có tơ hào việc ác.

Ở cõi nầy làm lành mười ngày mười đêm hơn ở cõi khác làm lành ngàn năm. Tại sao vậy ?

Những cõi khác, người làm lành nhiều, người làm ác ít, phước đức tự nhiên, không có chỗ để tạo ác.

Chỉ ở thế gian nầy không có phước đức tự nhiên, nhiều người làm ác, cần khổ theo dục vọng, khi dối lẫn nhau, lao tâm khổ thân, uống đắng ăn độc, sự ác triền miên không bao giờ ngừng nghỉ. “

Trong “Phật Thuyết Kinh Quán Di-lặc Bồ-Tát Thượng Sanh Đâu-suất-đà Thiên”, Phật bảo ngài Ưu-ba-ly:


"Ông hãy lắng nghe! Vào đời vị lai, Di-lặc Bồ-Tát sẽ làm nơi quy y rộng lớn cho chúng sanh. Nếu có ai quy y Di-lặc Bồ-Tát, thời phải biết người này sẽ được bất thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo. Khi Di-lặc Bồ-Tát thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, thì những người thực hành như vậy, lúc họ thấy ánh hào quang của Phật thời sẽ liền được thọ ký.”

 

Trên phương diện hành Bồ Tát Đạo thì những người tu pháp môn Di Lặc tịnh độ nhất định có thể vào lúc Di Lặc Tổ Sư hạ sanh thành phật thì cùng với Di Lặc Tổ Sư lại độ thế giới sa bà, đại hành bồ tát đạo, cùng sáng lập nhân gian tịnh độ, nơi Long Hoa Hội sẽ được Phật thọ kí, nhất định thành phật. Những người vãng sanh cõi Di Đà tịnh độ, sau khi vãng sanh hóa sanh trong hoa sen, thì chủ yếu là dựa vào việc nghe kinh nghe pháp và cúng dường Phật thập phương làm việc tu hành chủ yếu, ít có người trực tiếp hành bồ tát đạo. Đương nhiên cũng có số ít người thừa nguyện lại đến cõi hồng trần. Lại dựa vào tình hình “ cùng là hạ phẩm vãng sanh ” mà so sánh với nhau thì khi người vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ theo Phật Di Lặc hạ sanh nhân gian, tại nhân gian hành đạo mở “ Long Hoa Tam Hội ” đại chuyển pháp luân, chứng đắc quả vịnhững người hạ phẩm vãng sanh Di Đà Tịnh Độ có thể vẫn ở trong hoa sen. Sự khác biệt của thời gian ấy thật sự là một trời một vực. Do đó nói rằng : những chúng sanh học phật của thế giới sa bà muốn chứng bồ đề, cho đến viên mãn bồ tát đạo thành phật vị lai, tốt nhất là cầu sanh Đâu Suất Tịnh Độ trước, sau này theo Bồ tát Di Lặc hạ sanh nhân gian. Tại nhân gian có 6 vạn năm, theo bên cạnh Phật Di Lặc thụ giáo, cùng ngài độ tận những chúng sanh còn lại của thế giới sa bà, rồi mới phát tâm vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, tham yết Phật A Di Đà và Chư Phật thập phương thế giới. Trong hiền kiếp của thế giới sa bà, phát bồ đề tâm thật sự, thực hành viên mãn bồ tát đạo, đấy lẽ nào chẳng phải là một con đường thành phật rất thông thuận, vừa nhanh vừa đúng đắn.

 

Từ thời Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng pháp đến nay, bất kể là tiểu thừa, đại thừa, mật tông : tại Ấn Độ hoặc Châu Á, mãi cho đến niên đại Tùy Đường, sự tín ngưỡng của nhà Phật ngoại trừ Phật Thích Ca Mâu Ni ra, thì sự phổ biến và hưng thịnh của tín ngưỡng Di Lặc gọi là xu hướng chung cũng không được xem là quá đáng.

 

Điều này có thể khảo chứng từ những sách ghi chép xưa của các học giả cận đại ( Hư Vân Hòa Thượng, Diễn Từ pháp sư, Thích Minh Độ …) , tình hình tạo tượng của các nơi Long Môn, Đôn Hoàng để đắc được ấn chứng. Trong Phật giáo, có rất nhiều, rất nhiều những vị đại đức thời cổ đại đều đã từng đến qua Di Lặc tịnh độ mà Di Lặc Thượng Sanh Kinh đã nói, ví dụ như vào thời đại Đông Tấn, Đạo An Đại Sư ( 312-385 )  – thầy của Sơ Tổ Huệ Viễn Đại Sư của tịnh độ tông đều từng vãng sanh Di Lặc tịnh độ, Huyền Trang Đại Sư và Khuy Cơ Đại Sư của triều đại nhà Đường cũng đều phát nguyện vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ, lắng nghe Di Lặc Bồ Tát thuyết pháp; Hư Vân Hòa Thượng của thời hiện đại, ông sống đến 120 tuổi, lúc ông 112 tuổi đã từng đến qua Di Lặc tịnh độ, ông đã từng làm chứng nói rằng lúc ấy đúng lúc Di Lặc Bồ Tát đang thuyết pháp, trong hàng thính chúng có hơn 10 vị mà ông quen biết, như Kim Sơn Quán Tâm Thiền SưPháp sư Dung Kính của núi thiên thai, Giang Tây Chí Thiện Pháp SưBảo Hoa Thánh Tâm Pháp Sư, đặc biệt ông nhìn thấy bên trong pháp hội, vị đảm nhiệm chức Duy Na là A Nan tôn giả. Trong Cao Tăng truyện nói đến sự việc các Tổ Sư Đại Đức vãng sanh Di Lặc tịnh độ quả thật là rất nhiều rất nhiều

 

Đáng tiếc là tư tưởng Di Lặc hạ sanh khai sáng nhân gian tịnh độ bị các chính khách dẫn dụng, đã dẫn đến “ tín ngưỡng Di Lặc ” biến thành đối tượng để đàn áp của những người nắm chính quyền. Lại cộng thêm sự hiểu sai, sự bóp méo, giải thích không chính xác của từng đời từng đời các đại sư tu Di Đà Tịnh Độ, dẫn đến pháp môn thù thắng như thế này một nghìn năm nay ngày càng suy thoái, thật sự chẳng phải là tâm ý ban đầu của Phật Đà.

 

Thật ra tại trung quốc, liên quan đến tư tưởng tịnh độ thì cực lạc tịnh độ và đâu suất tịnh độ là cùng truyền đến vào thời đại hậu Hán, cũng đồng thời phát triển trong tín ngưỡng của dân gian lúc bấy giờ. Tùy Đường cho đến nay, do có các Đại Sư như Huệ Viễn, Thiện Đạo nỗ lực hết sức đề xướng hoằng dương Cực Lạc Tịnh Độ, Cực Lạc Tịnh Độ mới thịnh hành hơn Đâu Suất Tịnh Độ. Lại do phiên dịch của kinh Di Đà nhiều, nên mọi người đều phát nguyện vãng sanh Tây Phương tịnh độ, cho nên về sau thì Di Lặc Tịnh Độ người ta đến cả danh từ đều rất ít nghe đến. Trước mắt, thậm chí có rất nhiều các tín đồ phật giáo căn bản chẳng hiểu còn có cái gì gọi là “ Đâu Suất Tịnh Độ ”. Còn tịnh độ mà bây giờ tu đa số là chỉ Tây Phương Tịnh Độ.

 

Nay điều đáng mừng là các đạo trường Bạch Dương ứng vận mà khởi, đại triển Di Lặc tông phong, lý tưởng tịnh hóa nhân gian được chính phủ các nước trên thế giới đều khẳng định. Hiện nay thông tin dữ liệu có được rất tiện lợi; sự bóp méo, giải thích không chính xác của những quyển “ Tịnh Độ Luận ”, “ Vãng sanh An Lạc tập ”, “ Tịnh Độ thập nghi luận ” của các Đại Sư Di Đà Tịnh Độ cũng chẳng biện mà tự rõ, chứng minh cái thuyết “ hậu 500 năm ” Bồ Tát Di Lặc gánh vác gia nghiệp Như Lai mà Phật Đà đã nói, có lẽ là trong âm thầm tự có ý trời mà con người chẳng cách nào dự đoán khống chế được vậy ( hậu 500 năm, tức sau 2500 năm sau khi Phật niết bàn ).

 

Khảo sát tình hình Nhất Quán Đạo ứng vận phổ truyền thì những người siêng tu hành Lục Sự Pháp ( tinh tấn, tu mọi công đức và uy nghi không khiếm khuyết, quét dọn chùa tháp sạch sẽ, dùng các loại hương thơm và hoa quý để cúng dường, tu hành các loại tam-muội, thâm nhập chánh thọ, và đọc tụng Kinh điển ) là đếm không xuể. Nay Đại Đạo đã phổ truyền đến thế giới vạn quốc cửu châu, ấn chứng cho phúc âm Di Lặc đã rộng phổ thiên hạ, đấy là sự thật không cần phải tranh luận.

Bổn ý của Phật Thích Ca Mâu Ni là nhất phật thừa, là để quảng hóa chúng sanh đạt bổn hoàn nguyên, tuy đã nói rất nhiều “ pháp tiểu thừa ”, pháp bất liễu nghĩa ( không trọn nghĩa – mới nói nửa chừng, chưa nói đến chỗ rốt ráo ), chẳng qua là phương tiện quyền thuyết ( Kinh Pháp Hoa ) (1). Khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn thì ngài đem những đệ tử chưa thành đạo giao phó hết cho vị Phật Đà kế nhiệm tiếp tục thành toàn, đấy là trách nhiệm cơ bản. Tuy ngài cũng đã giới thiệu đủ thứ cõi tịnh độ phật quốc, đấy chẳng qua là nhân tài thí giáo (2), sự khai thị cá biệt thích hợp với nhân duyên của một số người. Nếu cho rằng cõi phật nơi khác thích hợp đối với chúng sanh địa cầu hơn là cõi Đâu Suất Tịnh Độ, vậy thì thật sự là hiểu sai ý của phật, có thể nói là có chút bỏ gốc theo ngọn. Ví dụ như những học sinh mà một vị đạo sư chỉ dạy, năm học đã kết thúc rồi, nếu chẳng phải là tốt nghiệp thì tự nhiên vị đạo sư sẽ đem toàn bộ học sinh của mình giao cho vị đạo sư kế nhiệm tiếp tục dạy bảo dẫn dắt, đấy là lẽ thường tình. Một số ít các học sinh cảm thấy bản thân mình tương đối thích hợp với một vị thầy nào đó mà chuyển lớp học, đấy là tình trạng cá biệt. Sự nặng nhẹ gốc ngọn giữa chúng thì người có con mắt sáng tỏ tự nhiên là mới nhìn một cái đã hoàn toàn thấu rõ.

 

Trong “ Đại thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán Kinh ” Phật nói rằng :

Di-lặc Bồ-Tát: Pháp-vương-tử,

Từ mới phát tâm không ăn thịt.

Bởi nhân-duyên ấy gọi “Từ-Thị”,

Vì muốn thành-thục các chúng-sinh.

 

Ở cõi thứ tư: Đâu-suất-thiên,

Trong Như-ý-điện bốn chín trùng.

Ngày đêm thường nói “bất-thoái-hạnh”,

Vô số phương-tiện độ Thiên, Nhân.

 

Nước tám công-đức ao Diệu-hoa,

Chúng-sinh có duyên đồng sinh đến.

Đệ-tử Tôi nay giao Di-Lặc,

Trong hội Long-Hoa được giải-thoát.

 

Các Thiện-nam-tử đời mạt-pháp,

Một nắm cơm ăn cho chúng-sinh.

Bởi thiện-căn ấy thấy Di-Lặc,

sẽ được đạo Bồ-đề cứu cánh ( rốt ráo )

 

Mong rằng những người tu hành có tâm có thể đứng trên lập trường khách quan, thể hội tâm nguyện ban đầu của Thế Tôn, trân trọng pháp môn thù thắng này, mang cái tâm bồ tát “ có đồ tốt thì đem chia sẻ với bạn tốt ”, đem cái pháp môn thù thắng này giới thiệu cho bạn bè thân thích, để chúng ta cùng nhau dưới sự dẫn dắt của ngài Phật Di Lặc khai sáng đời người hạnh phúc, xã hội hòa bình tốt lành, thực hiện nhân gian tịnh độ, phước tuệ tăng trưởng, bồ đề đạo thành.

 

Chú thích :

(1) Phương Tiện Quyền Thuyết

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết pháp có sự phân ra quyền thuyết và thực thuyết, đối với những người chẳng hiểu rõ lắm về phật pháp thì thường sẽ cho rằng trong phật pháp có rất nhiều những chỗ mà tự mâu thuẫn với nhau. Ví dụ như có lúc thì Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng địa ngục là có thật, có lúc thì lại nói rằng vạn pháp duy tâm, địa ngục là hư ảo. Mã Tổ Đạo Nhất của thiền tông có một ví dụ đối với quyền thuyết. Có người hỏi ông rằng : vì sao nói tức tâm tức phật. Thiền Sư nói rằng : để dỗ con nín khóc.

Quyền thuyết là giáo pháp căn cứ vào trình độ hiện tại của bạn để cho bạn những cái mà bạn có thể tiếp nhận. Loại giáo pháp này chẳng phải là Liễu Nghĩa ( đã nói trọn nghĩa, nói đến tận cùng ), thế nhưng có thể từng bước mà dẫn dắt bạn đi hướng đến Liễu Nghĩa. Lấy ví dụ, một đứa bé gái 5 hoặc 6 tuổi hỏi mẹ rằng, con là được sinh ra từ đâu ? Mẹ sẽ bảo với nó rằng nó từ trong khối đá mà vọt ra, hoặc là nhặt được ở trên đường. Đấy là quyền thuyết.

Nếu như cô bé này đã trưởng thành rồi, sắp kết hôn rồi, lại hỏi mẹ rằng : trẻ con là được sinh ra từ đâu ? Lúc này người mẹ chắc chắn sẽ không nói với cô rằng từ trong khối đá mà vọt ra, mà sẽ bảo với cô rất tường tận tình hình thật sự của nó. Đấy chính là thực thuyết.

 

Người thầy trong phật pháp sẽ căn cứ vào trình độ của bạn để quyết định cái mà bạn cần là quyền thuyết hay thực thuyết. Nếu như bạn chỉ có trình độ của 5, 6 tuổi, vậy thì thực thuyết chẳng có bất cứ lợi ích gì đối với bạn, đồng nghĩa với việc đem một tảng đá lớn đặt vào trong đầu của một đứa trẻ con, hậu quả chẳng khó tưởng tượng.

 

(2) Nhân tài thí giáo : căn cứ vào trình độ nhận thức, năng lực học tập và tố chất tự thân của những học sinh khác nhau mà người thầy sẽ chọn lựa phương pháp học tập thích hợp với đặc điểm của mỗi học sinh để có sự dạy học mang tính định hướng, phát huy điểm mạnh của học sinh, bù đắp những chỗ thiếu sót của học sinh, kích phát sự hứng thú của học sinh đối với việc học tập, xây dựng lòng tin học tập của học sinh, từ đấy mà thúc tiến sự phát triển toàn diện của học sinh.

 

 

Vì sao mà những người thành Phật của nhân gian cần phải ở cung trời Đâu Suất ?

Bởi vì cõi vô sắc giới đã nhập vô hình, không còn thân xác vật chất, mà chỉ tồn tại dưới dạng ý thức, không tịch liễu vô, chẳng thể thuyết pháp. Cõi sắc giới thì tuy có sắc thân, thế nhưng đi sâu vào thiền vị, khó mà lợi ích quảng đại chúng sanh. Vậy nên những người hạ sanh nhân gian thành Phật đều trước tiên cư trú ở cung trời Đâu Suất. Cõi Ðâu Suất là cảnh giới của các vị Trời thọ hưởng Quả phước nhất là Quả phước của Ba La Mật, các vị Bồ Tát trước khi thành Phật sanh lên đây để chờ cơ hội đầy đủ căn duyên liền tái sanh lần chót chứng Quả Phật Toàn Giác. Như Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi chưa thành Phật cũng là cư trú ở Đâu Suất Nội Viện, sau đó đã hạ sanh vào hơn 2000 năm về trước tại Nam Ấn Độ trở thành thái tử con của vua Tịnh Phạn, cuối cùng chứng đắc quả Phật dưới gốc cây bồ đề.

Số lượt xem : 1204