BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Quy Y Tịnh ( Tam Bảo và quy y Tự Tánh Tam Bảo )

Tác giả liangfulai on 2023-06-30 22:23:04
/Quy Y Tịnh  ( Tam Bảo và quy y Tự Tánh Tam Bảo )

Bảo thứ 3 : “ Hợp Đồng ”, “ Hợp Đồng ” là pháp bảo “ Quy Y Tịnh ”

 

“ Quy Y Tịnh ” nghĩa là từ trong tất cả mọi sự ô nhiễm quay đầu về nương tựa vào tự tánh tâm thanh tịnh.


Cái gì là “ Nhiễm ” ? chính là sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, tâm bị cảnh giới lay chuyển, đã khởi lên tam độc “ tham, sân, si ”, ngũ dục “ tài, sắc, danh, ăn, ngủ ” và những cảm nhận của sáu trần “ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ” thì chính là nhiễm. “ Cảm nhận ” là cái gì ? là cái tâm ý thức. Đơn giản mà nói thì cái tâm ý thức chính là nhiễm, không thanh tịnh thì là nhiễm ô.

 

Do vậy “ hợp đồng ” theo Quả địa để nói thì giống như “ đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh ” mà ngài Lục Tổ đã nói, người khai ngộ kiến tánh chắc chắn có thể thường bảo trì gìn giữ cái tâm thanh tịnh.

 

 

 

Từ những điều đã kể thuật lại ở trên thì có thể biết rằng Tam Bảo theo Quả địa để nói thì đã thành tựu bổn giác, bổn chánh, bổn tịnh của tự tánh. Do đó tam bảo tuy nói rằng có 3, thật ra là tuy 3 mà 1, tuy 1 mà 3, không ngoài cái bổn lai diện mục thanh tịnh.

 

Lại từ một quan điểm khác nữa để xiển thuật Tam Bảo. Lúc Ân Sư “ nhất chỉ trung ương hội ” ngay lúc ấy thâu nhiếp vọng tâm chớ chẳng có chỗ trụ; “ chẳng có chỗ trụ ” tức khế nhập bổn thể của “ Thiên mệnh chi vị tánh ” . Chỗ mà Minh Sư đã chỉ là bảo thứ nhất; sau đó dựa theo thể khởi dụng, “ mà sanh tâm ấy ” , “ suất tánh ” tức là bảo thứ hai; có thể đạt đến “ Vô Trụ sanh tâm ” , mỗi lời nói mỗi hành động và chân lí của tự tánh hoà hợp với nhau thì đã thành tựu bảo thứ ba.

 

 

 

 

Hợp đồng nơi Nhân địa tu hành, là đang nhắc nhở chúng ta thời thời khắc khắc chẳng mất đi sự thanh tịnh, phải thường bảo trì gìn giữ xích tử chi tâm cái tâm trẻ sơ sinh ). Do vậy nơi Nhân địa tu hành nhất định phải nghiêm giữ ngũ giới. “ Ngũ giới ” là cái cơ bản nhất, cũng quan trọng nhất trong số tất cả các giới hạnh. Thứ nhất, “ không sát sanh ”, không sát sanh thì giống với Nhân của Nho gia; thứ hai “ không trộm cắp ” , không trộm cắp thì là Nghĩa của Nho gia, chính là cái gọi là những tiền tài bất nghĩa thì không được lấy. Thứ ba, “ không tà dâm ”, không tà dâm chính là Lễ của Nho gia. Thứ tư, “ không vọng ngữ ” , không vọng ngữ chính là Tín của Nho gia, thứ năm “ không uống rượu ”, không uống rượu chính là Trí của Nho gia. Bởi vì sau khi uống rượu sẽ dẫn đến sự hôn trầm, đến mức loạn tánh.

 

Trong “ Ngũ giới ” này thì “ Không vọng ngữ ”, một hạng mà ở trong thập ác thì đã chiếm 4 thứ : “ ác khẩu, lưỡng thiệt, vọng ngữ, ỷ ngữ ” , do đó tu đạo có thể tu tốt cái miệng thì đã thành công trên một nửa rồi.

 

Đặc biệt là vào thời kì mạt pháp, những người phạm vào giới đại vọng ngữ đặc biệt nhiều, chính là các Tổ Sư giả nhiều như măng mọc um tùm rậm rạp sau cơn mưa vậy. Những Tổ Sư giả này mỗi người đều giống như các dũng sĩ vậy, tranh nhau địa bàn, tranh địa bàn ở đâu đây ? Đương nhiên là địa bàn của địa ngục rồi. Những kẻ cuồng vọng này nào biết rằng “ phạm giới đại vọng ngữ, quả báo nơi “ A Tỳ Địa Ngục ” ? Đấy cũng là trí tuệ khảo của kì thứ 3 mà hiện đang gặp phải. 

 

Thật ra, chỉ cần chẳng khởi cái tâm tham vọng, chẳng hiếu kì, chẳng ngưỡng mộ thần thông; chỉ cần thật thà tu hành, tôn sư trọng đạo, tận tâm liễu nguyện, có thể như vậy thì bất cứ những tà ma ngoại đạo đối với bạn đều khởi lên chẳng nổi bất cứ tác dụng nào.

 

Chúng ta kiếp này có thể đắc được thân người, là do bởi trong kiếp quá khứ cẩn thận gìn giữ ngũ giới, do vậy việc giữ ngũ giới là đạo lí cơ bản nhất của làm người. Không giữ ngũ giới thì nhân cách khó thành, càng chẳng cần phải nói đến việc thành phật rồi. “ Tu Thiên Đạo  phải bắt đầu làm từ chỗ Nhân Đạo đạo làm người )  ”, ngày xưa khi Hàn Lão Tiền Nhân còn tại thế vẫn thường hay dạy bảo khuyến khích chúng ta như thế.

 

Tu đạo phải tuân thủ giới luật, ngũ giới nhất định phải tuân thủ nghiêm khắc. Nếu đã có những tội lỗi sai trái rồi, thì làm sao đây ? Tay ôm hợp đồng khấu đầu sám hối.

 

“ KINH ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM - Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền ” nói rằng : “ tôi từ vô thỉ kiếp về quá khứ, do lòng tham lam, giận dữ, ngu si khiến thân, khẩu, ý tạo vô lượng vô biên nghiệp ác. Nếu các nghiệp ác này mà có hình tướng thì khắp cõi hư không cũng chẳng thể đựng chứa hết được  ”

Sám hối là bài tập quan trọng của sự tu hành, do đó phải thường sám hối những ác nghiệp do thân, khẩu, ý đã tạo. Nghiệp chướng sám hối tận hết rồi, tự nhiên khôi phục tự tánh tâm thanh tịnh.

 

“ Đàn Kinh ” nói rằng : “ Tự tâm quy y TỊNH, tự tánh đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục đều chẳng nhiễm trước, gọi là CHÚNG TRUNG TÔN 

Hợp đồng biểu hiện ở trên sự tướng, chính là “ lục hoà kính ”. Liên quan đến “ Lục Hoà Kính ” , Trần Đại Cô ( Bất Hưu Tức Bồ Tát ) có sự kiến giải độc đáo của ngài, rất đáng để tham khảo.

 

Thứ nhất, kiến hoà đồng giải : “ cái gọi là kiến hoà đồng giải chính là thiết lập cộng thức ( sự hiểu biết, sự kiến giải chung ) ”. Một đạo trường nhất định phải có những kiến giải chung, ví dụ như đạo trường này của chúng ta là Pháp Môn Nhất Quán, quan trọng nhất chính là Minh Sư một chỉ và Tam Bảo. Hàn Lão Tiền Nhân thường khích lệ chúng ta rằng hội này là bàn đạo thành tựu, phải tu đạo trong sự bàn đạo. Bàn đạo chính là tu đạo, ở trong sự bàn đạo mà thành tựu sự tu trì của nội ngoại công, và vị Minh Sư bàn công việc phổ độ là Sư Tôn, Sư Mẫu, chính là cái gọi là “ Thiên Chân thâu viên quải thánh hiệu ”.

 

Do đó dựa theo “ lí ” mà nói thì “ nếu có thể “ độ ” tận nhân tâm một cách “ phổ ” biến ( phổ độ ) , chẳng phải chính là “ thâu ” buộc thân tâm, “ viên ” minh giác tánh rồi sao ?

Dựa theo “ Sự ” mà nói : Vì để thâu viên nên mới đại khai phổ độ, đại khai phổ độ là vì muốn bàn việc thâu viên. Do vậy, “ phổ độ chính là thâu viên ”, phổ độ và thâu viên là một chớ chẳng hai. Đạo trường chúng ta phải có cộng thức này.

Thế nhưng có một số người, gượng đem phổ độ thâu viên tách làm hai, khiến cho đạo trường sản sanh sự chia tách của kiến giải, đấy là hành vi phá hoại sự hoà hợp chúng, quả báo cũng là nơi A Tỳ Địa Ngục.

 

Trần Đại Cô nói rằng : “ ý kiến phải hoà nhau, cùng là một vấn đề nhưng do cá thể khác biệt nhau, những người khác nhau từ những lập trường hoặc góc độ khác nhau, đối với sự vật bèn sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau; nhìn thấy sự việc đều là tốt cả, ý kiến bèn sẽ hoà nhau, từ từ bèn sẽ đồng giải, có những cái không hợp thì đem nó tiêu diệt mất. ”

 

Thứ hai, giới hoà đồng tu : “ người tu đạo phải giữ giới luật, yêu cầu bản thân giữ giới luật, thì những người đi theo con tu đạo sẽ rất là nhiều; nếu chẳng giữ giới luật, người ta sẽ chẳng theo con cùng nhau tu đạo. Một người mà tam bất thanh ( Tam Thanh : tiền tài thanh, nam nữ thanh, thánh phàm thanh ) tứ bất chánh ( tâm chánh, thân chánh, ngôn chánh, hành chánh ) thì sẽ chẳng có những bạn đồng tu, mọi người đều sẽ rời xa con ”.

 

Thứ ba, thân hoà đồng trú : “ một người mà tu được tốt thì tâm, khẩu, ý đều rất hài hoà, nội tâm hài hoà, những cái biểu hiện ra ngoài đều hài hoà, ở cùng với bất cứ người nào đều có thể kết giao, cư xử qua lại tốt đẹp. Con tận hiếu đối với cha mẹ thì chính là thân hoà; tận nghĩa đối với anh chị em thì chính là thân hoà, đều đối tốt với tất cả mọi người, mọi người đều yêu thích con, tôn kính con, chẳng nỡ rời xa con, đấy gọi là “ thân hoà đồng trú ”, con bèn sẽ thành công.

 

Thứ tư, khẩu hoà vô tranh : “ người tu đạo chớ có so đo tính toán với người khác, chẳng thảo luận những tốt xấu, đúng sai; chuyện của tám trăm năm trước vẫn nói chẳng hết, loại người này chẳng có trình độ, khiến người khác căm ghét. “ Khẩu hoà ” phải có khẩu đức, chẳng nói những lời vô lễ, chẳng nói những điều quá khứ, chẳng so đó tính toán với bất kì ai thì sẽ chẳng có những tranh luận, chẳng có những lời nghe không hay ”.

 

Thứ năm, ý hoà đồng duyệt : “ những ý niệm của nội tâm đều là giúp đỡ người khác, hoà nhã, hài hoà với người khác, đi đến đâu cũng đều cho người ta niềm vui thích, bởi vì con vui vẻ, mọi người đều vui vẻ, cảm nhiễm lẫn nhau. Do đó chúng ta phải đãi người, tiếp vật, xử sự vô cùng linh hoạt  mà có nguyên tắc, chớ có cố chấp quan điểm ý kiến của bản thân, phải có thể “ kiến đạo thành đạo ” , chẳng phân biệt lẫn nhau, gặp nhau đều vui vui vẻ vẻ. Mỗi ngày đều kết duyên, nhìn thấy người vui vẻ thì là kết duyên, đấy gọi là ý hoà đồng duyệt ”, cũng có nghĩa là nói người tu đạo chúng ta phải thường gìn giữ ý niệm thanh tịnh, thường tồn tâm hoan hỷ, lúc nào cũng tràn đầy pháp hỷ.

 

Thứ sáu, lợi hoà đồng quân : “ Đạo trường chẳng có lợi để có thể đắc được, cái đã đắc được là cái lợi gì đây ? Cái mà chúng ta đắc được là những việc có lợi ích cho chúng sanh, do đó Thánh Nhân lấy những việc đem lại lợi ích cho thiên hạ làm trách nhiệm của mình, trăm lợi chẳng một hại, cái lợi của Thánh Nhân đều là lợi ích cho chúng sanh. Lấy việc làm lợi ích cho chúng sanh làm trách nhiệm của mình thì càng có chỗ ích lợi đối với bản thân, chẳng có chỗ hại, gọi là “ lợi hoà đồng quân ”. Mọi người tiếp xúc cư xử qua lại với nhau bình đẳng hoá bình quân, sự vận hành của mười tổ chỉ cần con chịu bỏ ra tâm sức thì sẽ có chỗ đắc được, đấy gọi là “ lợi hợp đồng quân ”.

 

Nếu như có thể làm được đến lục hoà kính thì mới có thể sáng tạo Di Lặc Gia Viên của nhất đạo đồng phong.

Số lượt xem : 295