BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Những Lời từ bi của Giáo Hoá Bồ Tát

Tác giả liangfulai on 2023-07-05 09:50:02
/Những Lời từ bi của Giáo Hoá Bồ Tát

Một người tu bàn đạo, nếu như chẳng biết cảm ân, thì người ấy là người rất ích kỉ, anh ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, người như thế sẽ chẳng có chỗ thành tựu.


Một người thành công thì nội tâm lúc nào cũng tồn sự cảm ân, cũng rất biết trân trọng, vậy nên con phải biết rằng một người thành công nếu như chẳng biết cảm ân, vậy thì là sự thất bại sắp bắt đầu rồi đấy.

 

Mỗi một việc của Phật đường đều là cơ hội để cho con hành công liễu nguyện, do đó lúc con làm việc, con chớ có chỉ làm những việc mà con ưa thích, nhìn thấy những chỗ cần đến con thì con bèn hãy đi làm vậy, đấy chính là cơ hội hành công liễu nguyện. Vậy nên con muốn để cho mình liễu nghiệp liễu tội, vậy thì con phải hành công liễu nguyện cho thật nhiều. Con người chớ có đợi đến khi sanh bệnh rồi mới đến cầu xin, giữa lúc bình thường thì phải hành công lập đức thật nhiều rồi.

 

Hãy yêu cầu ở tự bản thân, đòi hỏi tự bản thân nhanh chóng đi hành công liễu nguyện, đòi hỏi tự bản thân nhanh chóng thay đổi sửa bỏ những tánh khí thói hư tật xấu, yêu cầu bản thân nói nhiều những lời tốt đẹp, yêu cầu bản thân làm nhiều những việc tốt, càng yêu cầu bản thân con có một cái tâm từ bi; rất nhiều việc con phải yêu cầu đòi hỏi ở bản thân, chớ có yêu cầu đòi hỏi ở người khác, chớ có mà cầu Phật, hãy yêu cầu bản thân con đã làm được bao nhiêu, đã bỏ ra bao nhiêu tâm sức, đã liễu nguyện được bao nhiêu, đã hành công được bao nhiêu. Do đó tu đạo là việc của tự bản thân, con hãy yêu cầu đòi hỏi ở tự bản thân, chớ có đợi đến lúc gặp chuyện mới ôm lấy chân Phật.

 

Khi con làm mỗi một sự việc, hy vọng con chớ có đem chữ “ khó ” đặt ở phía trước. Người tu đạo phải có dũng khí để khiêu chiến với những khó khăn thử thách.

 

Nếu đã là những việc mà trời muốn con phải làm, giao phó cho các con, thì xem coi các con có hợp tác với nhau hay không, giữa mọi người với nhau có sự đoàn kết hay không, có một phần dũng khí hay không, do đó những cái này đều là đang tôi luyện tạo tựu con, nâng cao tâm cảnh, hoả hầu của con, con chớ có mà sợ hãi, trái lại càng nên dốc hết tâm sức ra mà làm.

 

Chúng ta phải dùng đời người hữu hạn của chúng ta để làm sự hy sinh cống hiến cho cả xã hội, quốc gia, thế giới; thiên hạ đắm chìm thì dùng đạo để cứu rỗi, do đó mà Khổng Lão Phu Tử chu du liệt quốc, giảng luân lí, thuyết đạo đức, lại còn chịu đủ thứ những sự dày vò, ngài ấy vẫn chẳng thay đổi tâm chí, đối mặt với những khốn khó không còn lương thực, mấy thầy trò bị bỏ đói chỉ có thể húp nước cháo cầm hơi, thế nhưng ông vẫn điềm nhiên ngồi trước nhà gảy đàn ca hát; cái tâm của bậc Thánh nhân vĩnh viễn vì thiên địa lập tâm, vì nhân dân lập mệnh, vì vạn đời mà khai sáng nền thái bình, đấy là tinh thần mà chúng ta những người học tu giảng bàn đạo nên học tập.

 

 

Số lượt xem : 444