Nhìn sự phân biệt giữa người “ cầu đạo ” và người “ cầu phước ”
Nhìn sự phân biệt giữa
người “ cầu đạo ” và người “ cầu phước ”
( Trích hồi thứ 11 trong Linh Sơn Cầu Đạo Kí )
Tế Công Hoạt Phật giáng, Dân Quốc năm thứ 75 ngày mồng 4 tháng giêng, Tuế Thứ năm Ất Sửu, ngày 24 tháng 11.
Thơ rằng : cầu đạo, bái thần chia hai lớp. Mấy ai triệt ngộ cổ huyền quan. Thắp nhang lễ bái sanh hổ thẹn. Ngạo mãn vĩnh tiêu bỏ lo nghĩ.
( 求道拜神分兩班。幾人悟徹古玄關。
焚香禮拜生慚愧。傲慢永消俗慮刪。)
Tế Phật : Những người lễ lạy Thần càng lúc càng nhiều, đấy là nguyên nhân gì đây ? Những người tự xưng là “ người nhất định thắng trời ” có khi vì thân thể, sự nghiệp, tình yêu mà lại biểu hiện ra một thứ cảm giác bất lực chẳng biết làm thế nào, do vậy chỉ còn cách khẩn thỉnh sự chỉ giáo nơi Thần Minh mà thôi, do đó mà các miếu đường hỏi bệnh, hỏi sự nghiệp, hỏi nhân quả vẫn cứ là tấp nập đông đúc. Người đời đều cảm thấy rất linh, Thần Phật đã bảo rõ ràng với con các loại tình huống, thế nhưng tuy rằng đã trả lời một cách chính xác, nhưng lại là giải quyết không xong vấn đề, bệnh vẫn cứ bệnh, cảnh không thuận vẫn cứ như cũ, thế là bèn lại bắt đầu quở trách Thần không linh.
Dương Sinh : Thần Phật nếu đã biết những khổ nạn của nhân loại, vì sao lại chẳng cách nào giải quyết vậy ? Phải chăng là Tiên Phật vô năng ( chẳng có tài cán năng lực ) ?
Tế Phật : Ha ha ! “ Vô linh ” ( chẳng linh ) và “ Vô Năng ” là khác nhau đấy. Thần Phật thì là “ rất linh ”, thế nhưng không nhất định “ rất năng ” , cho nên mới có rất nhiều người cầu không được sự “ phù hộ ” của Thần Phật !
Dương Sinh : Điều này nói thế nào đây ?
Tế Phật : Bởi vì người đời phước đức cạn mỏng, cho nên tai kiếp nhiều, mà lúc họ đang cầu Thần Phật lại chẳng biết phát thiện nguyện, chỉ 3 nén nhang thì muốn cầu được “ vạn sự như ý ”, do vậy mà chẳng cách nào thành công, điều này cũng giống như con muốn nhờ người khác tìm việc thay con, người khác tuy rằng muốn giúp đỡ con, thế nhưng con lại chẳng có phần tài năng và tư cách học lực này thì bạn bè cũng chẳng giúp được. Thần Phật vốn dĩ từ bi, đều muốn cứu khổ cứu nạn, khiến cho người đời chẳng có tai chẳng có bệnh, thế nhưng người đời bình thường tạo tội, ác niệm chẳng ngưng, nguồn gốc nguyên nhân tai bệnh chẳng đoạn dứt thì Thần Phật cho dù là muốn giúp con nhất thời thì cũng giống như “ chặt cỏ chẳng trừ gốc, gió xuân thổi lại mọc ”, vốn dĩ chẳng có giúp ích được gì cho sự việc. Do đó nói : “ kẻ ngu cầu phước chẳng cầu đạo, người trí cầu đạo không cầu phước ”. Con nếu như chẳng biết cầu đạo tu đức, mà cứ mãi cầu phước, phước sẽ chẳng đến, cho dù là phước đến thì cũng là mang tính ngắn tạm. Phước như chum nước, dùng xong bèn hết, do đó nói “ tu đạo chẳng có lúc tận, cầu phước có ngày sẽ hết ”, do đó cầu đạo có thừa, phước báo tự đến. Người đời tuyệt đối chớ có không tu đạo đức mà tham cầu phước báo, điều này cũng giống như mượn tiền người ta để cất trữ, hoặc vay tiền ngân hàng để hưởng thụ, hậu quả của nó là điều tệ hại không thể ngờ được.
Tế Phật : Dương Sinh hãy lên Đài Sen, chúng ta sắp bắt đầu tiến hành việc phỏng đạo soạn sách rồi.
Dương Sinh : Con đã ngồi vững đài sen rồi, chẳng biết hôm nay phải đi về đâu đây ?
Tế Phật : Hôm nay chúng ta đi về một ngôi chùa miếu nọ ở nam bộ, nhìn xem tình hình các tín đồ lễ lạy thần một cách thành khẩn nhiệt tình…
Dương Sinh : Cưỡi lên đài sen, loáng một cái đã đến một nơi miếu nọ, nhìn thấy đám đông những người lễ lạy thần tụ tập đông nghẹt, ngoài cửa còn đậu mấy chục chiếc xe du lịch, họ đến để dâng hương đó sao ?
Tế Phật : Đấy là những thiện nam tín nữ của đoàn dâng hương, họ đến đây là để dâng hương lễ bái thần thánh. Dương Sinh con hãy chú ý họ đốt nhang hướng về phía Thần Minh khẩn cầu những gì ?
Dương Sinh : Người nhiều như thế, làm sao mà nghe rõ được ?
Tế Phật : Thầy đây rửa tai cho con vậy !
Dương Sinh : Ân Sư từ hồ lô đổ ra một ly nước, dùng một loại dụng cụ đổ nước hút nước rót đổ vào hai tai của đệ tử, liền tức khắc hai tai đều nghe chẳng thấy âm thanh, giống như lúc bơi lội tai bị nước vào vậy, khó chịu cực kì … Ân Sư à ! Như thế con nghe không thấy âm thanh rồi.
Tế Phật : Chẳng có âm thanh hơn có âm thanh đấy ! Đợi rửa sạch bụi bặm, tự nhiên bèn có thể tai nghe tám phương, nếu không thì Thần Phật gặp phải nhiều chúng sanh như thế, làm sao mà ứng phó được đây ? Ngoại cảnh càng ồn ào hỗn loạn, con càng phải tĩnh lặng, nếu không thì tai linh cũng sẽ mất đi thính lực … Bây giờ thì cảm thấy như thế nào ?
Dương Sinh : Nước trong tai đã chảy ra bên ngoài rồi, bây giờ thì thật sự rất rõ ràng nghe thấy tiếng khẩn cầu thì thầm trong miệng của các thiện nam tín nữ rồi…
Tế Phật : Con nghe thấy những gì ?
Dương Sinh : Có cầu phù hộ bình an, cầu hoá giải tai ách, cầu việc làm ăn thuận lợi, cầu con cái năm tới thi đậu đại học .. mỗi người đều có các yêu cầu, chẳng biết là Thần Phật làm thế nào giúp đỡ họ đây ?
Tế Phật : Thần Phật từ bi, đều muốn giúp đỡ họ, khiến cho họ mỗi người đều “ chí nguyện được như ý ”, thế nhưng lại bởi vì Tổ đức, và đức hạnh của bản thân người đời ấy không đủ, Thần Phật muốn ban phước, họ lại cứ chẳng có phước tiêu thụ. Những người mà phước đức chẳng đủ, giống như một cái chum nước có lỗ rò rỉ vậy, Thần Phật tuy rằng là ban phước cho con, bởi vì chum rò rỉ mất nước, do đó con cũng chẳng đắc được, do đó muốn cầu phước, nên biết “ tích đức là việc hàng đầu, phước báo bèn ở đằng sau ”.
Dương Sinh : Thế nhưng đệ tử đã từng nhìn thấy rất nhiều những người tu đạo, họ thành tâm cung kính hy sinh phụng hiến, thế nhưng vẫn chịu tai kiếp, bệnh tật liên miên, đấy là do nguyên nhân gì vậy ?
Tế Phật : Nếu đã tu phước đức mà chưa có phước báo, nguyên nhân của nó gồm có 3 cái :
1. Một là nghiệp chướng của những kiếp trước chưa diệt hoặc Tổ Tiên vẫn còn có tội dư thừa chưa hết.
2. Hai là tuy rằng thân ở nơi cửa Thánh, thế nhưng tâm vẫn chưa buông xả được, cố chấp chẳng thông, phiền não chẳng đoạn dứt, hoặc tâm cống cao ngã mạn chẳng biết khiêm tốn hạ mình, chẳng thể thường sanh cái tâm sám hối.
3. Ba là tuy rằng hành thiện, thế nhưng trụ tướng bố thí, đòi hỏi công đức, hoặc vào nhầm tả đạo bàng môn, xa lìa chánh đạo… đều chẳng cách nào được sự giải thoát chân chính thật sự.
Dương Sinh : Thì ra là vậy, muốn có được công đức vô lượng, nên hành vô tướng bố thí; muốn cầu tai kiếp chẳng sanh, cần phải tâm niệm đoan chánh; muốn chẳng có bệnh tật tai ương, thì cậy nhờ vào Tổ đức che chở và tự thân tu trì.
Tế Phật : Ông trời chẳng phụ người khổ tâm, chỉ cần chí hướng nơi đạo của con chẳng thoái, sau khi mùa đông đã qua đi, mùa xuân rốt cuộc lại sẽ đến. Chúng ta lại đổi một nơi khác để phỏng đạo vậy !
Dương Sinh : Vâng, cưỡi lên đài sen, lướt nhanh như gió, đã đến một nơi phật đường, bên trong im lặng như tờ, đang sắp ban tiến hành nghi thức quy y, có mười mấy người đang quỳ ở trước Phật, đang tiếp nhận sự khai thị đấy !
Tế Phật : Đúng vậy ! Đấy là pháp môn ứng vận, nghi thức cầu đạo của những nhân sĩ tu đạo tại gia, trang nghiêm mà long trọng.
Dương Sinh : tu đạo tại gia thì thành quả thế nào ?
Tế Phật : Tu đạo tại gia, tự lực cánh sinh, đã có “ Công Đức tự túc ”, nếu có thể chẳng dính líu vào ngũ độc “ tửu sắc tài khí thuốc lá ”, thì ngũ thể thanh tịnh, thậm chí phát tâm bàn đạo độ người, làm vị “ Pháp Sư đội tóc ”, giảng kinh hoằng đạo, trì chay bố thí, công đức ấy chẳng thua kém với những người xuất gia. Ông trời vì để phổ hoá chúng sanh, giáng đạo độ người, khiến cho người người đều có thể cầu đạo tu đức, thể ngộ diện mục phật tổ, nguồn gốc vô cực, do vậy mà có thể quy căn phục mệnh, phản bổn hoàn nguyên nơi Linh Sơn Thánh Vực.
Dương Sinh : Thời khắc này một vị trưởng giả đang chấm một chấm trước trán của các Thiện Tín là dụng ý gì ?
Tế Phật : Đấy là vì chúng sanh “ thọ kí ”.
Dương Sinh : vì sao mà chẳng có dùng nhang đốt Sẹo Giới vậy ?
Tế Phật : Đấy là “ Tâm Ấn ”, do vậy chẳng để lại vết sẹo, người có thể ngộ được “ nhất chỉ thiền ” có thể hoắc nhiên đại ngộ, tâm ý lãnh hội lộ ra vẻ mỉm cười mà đi; người không ngộ thì tuy rằng để lại kí hiệu, vẫn như phàm phu té ngã bị thương để lại sẹo mà thôi.
Dương Sinh : Nhất chỉ thiền tuy rằng có ích lợi, thế nhưng người đốn ngộ thì rốt cuộc có bao nhiêu người đây ?
Tế Phật : “ Mười người có ba ngộ, bảy người là phàm phu ”, thế nhưng nếu có thể từ việc giữ giới chẳng vi phạm đi ngược lại đạo đức mà làm, rộng hành bố thí, trợ người, chẳng làm những việc thẹn với lòng trái ngược với lương tâm, thay đổi tâm ý, hướng lên hướng thiện bỏ đi những tập tánh xấu, thì sự thụ kí vô hình này dần dần có thể sinh ánh sáng quang minh, còn việc có thể minh tâm chứng đạo thì chỉ là khác biệt nhanh chậm, cao thấp tự phân mà thôi. Bởi vì chúng sanh mạt pháp phật duyên thâm hậu, mà tình duyên cũng nặng, nếu như biết tu chẳng tuỳ ý làm bậy, thì như dòng chảy sạch trong cõi đời bẩn đục, ánh sáng ban mai trong mây mù, vẫn có thể xem là bậc chánh nhân quân tử, ông trời khen ngợi loại người này, xem là Phật chủng Tiên căn của mạt thế, giống như vật nhẹ thanh tất nổi trên bùn bẩn đục, đắc đạo chứng quả chẳng bao lâu sẽ thành hiện thực.
Dương Sinh : Cái này với pháp môn phương tiện niệm phật hoặc nói mang nghiệp vãng sanh phải chăng có chỗ tương đồng ?
Tế Phật : Phương tiện có nhiều cửa, với pháp môn niệm phật quả thật có chỗ tương đồng, thế nhưng nếu có thể rộng hành việc thiện, tịnh hoá thân tâm, thì cái công ấy hơn cả mang nghiệp vãng sanh.
Dương Sinh : Thì ra là vậy. Con thấy họ dường như chỉ có cái tâm cầu đạo, chớ chẳng có cái niệm cầu phước báo, khác với những thiện nam tín nữ bình thường.
Tế Phật : đúng vậy, những Thiện Tín ở phật đường tràn đầy đạo tâm thiện tánh, cái mà họ theo đuổi là nơi đi của tương lai sau này, chẳng phải là sự thoả mãn đủ thứ những vinh hoa phú quý của thế gian, đấy cũng chính là sự khác biệt lớn nhất giữa “ cầu đạo ” và “ cầu phước ”, Dương Sinh, chúng ta chuẩn bị về Đường vậy !
Dương Sinh : Tuân mệnh ! cưỡi lên đài sen, ngồi cùng với thầy, niềm hoan hỷ vô hạn…
Dương Sinh : Ân Sư lúc nãy bàn luận tới “ pháp môn ứng vận tu hành dễ dàng ”, đệ tử thân là một thành viên của Loan Môn Giáo Hoá, cảm thấy Loan Môn cũng là pháp môn vô cùng tiện lợi của thời nay, chẳng biết cách nhìn của Ân Sư như thế nào ?
Tế Phật : Ha ha ! Loan Môn là miếu đường của Tam Giáo hợp tông, những năm gần đây soạn sách khuyên đời, truyền kinh ấn điển, nhiệt tình với công tác từ thiện xã hội, có thể nói là hành giả từ bi của hoằng pháp lợi sanh, gieo rắc hạt giống bồ đề vô số, phàm là người đời có thể quy y Loan Đường, nghiên cứu tâm pháp của Tam Giáo, rộng thí thiện hành, tẩy tâm tịnh tánh, sơ thì đắc chứng “ bồ tát đạo ”, bậc đại tu trì có nguyện lực lớn tất có thể đắc chứng quả vị Tiên Phật. Loan môn ứng vận độ đời, do đó Thánh Thần Tiên Phật tam giới luôn nhiều lần giáng Huy Loan viết sách khai thị, độ người rất nhiều, trên thượng giới đã có rất nhiều các tu sĩ Loan Môn chứng đạo.
Dương Sinh : vậy thì nên nói “ từng con đường lớn thông thiên đường ” ?
Tế Phật : Đúng thế. Nhân duyên khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, tâm mỗi người hướng đến khác nhau, do đó ông trời rộng mở các thứ pháp môn, chỉ cần chơn tâm hướng đạo, chẳng có thiên kiến, tà hành, thì mỗi người có thành tựu của mỗi người, cuối cùng tất khác đường đồng quy ( phương pháp dùng đến tuy khác nhau, nhưng kết quả đắc được thì lại như nhau )
Dương Sinh : thế nhưng trước mắt thì các tôn giáo thường có những ngôn từ thuỷ hoả bất dung, bài xích lẫn nhau, tự xem mình cao, phê bình các giáo phái khác là ngoại đạo, cấp thấp … điều này nên giải thích như thế nào ?
Tế Phật : Đấy là do cái tâm ích kỉ tác quái của nhân loại mà ra. Lấy đại vũ trụ mà nói, nhân loại, vật loại mỗi loại đều có quyền lợi sinh tồn của chúng; lấy tôn giáo mà nói thì các giáo đều lấy sự giáo hoá làm tông chỉ, có tính trang nghiêm của nó; ở một người hiến thân trong tôn giáo thì nên ôm ấp mang cái tâm nguyện mở bệnh viện cứu người, chỉ tồn cái tâm cứu người giải khổ, chẳng nên bởi vì chủng loại tín ngưỡng có sự khác biệt mà cho ra những sự đãi ngộ khác nhau, nếu không thì bèn đánh mất đi tính thần thánh và lập trường nhân đạo của nó. Đáng tiếc là các tôn giáo thời nay vì để lôi kéo các tín đồ, giành giật giáo bàn, chỉ có một con đường đả kích tôn giáo khác, như thế chẳng tôn trọng các tôn giáo khác, xuất ngôn hoặc soạn sách huỷ báng, đều tự tạo ra tội nghiệp nhân ác, chẳng những khó thành chánh quả, lại còn phải đoạ xuống địa ngục chịu báo. Người tu đạo điều quan trọng nhất là ba nghiệp “ thân khẩu ý “; ba nghiệp có khiếm khuyết, tâm tánh bất bình thì vẫn là phàm phu, người học phật tu đạo không thể không cẩn thận lời nói và hành động.
Dương Sinh : Ân Sư nói rất phải, vọng ngữ, ác ngôn là sự đại kị của người tu đạo. Còn nhớ 10 năm về trước, khi Ngu đồ và Ân Sư đang trứ tác “ Địa Ngục Du Kí ”, có một đêm trong giấc mơ của con, hồn con đến địa ngục, ở phía trước một ngọn núi, do sau khi gặp trận mưa, bùn núi cuồn cuộn mà trôi xuống, chẳng biết làm sao mà lại cứ từng miệng một rót vào trong miệng của con, tiếp đến lại một trận ói mửa kinh tởm, ói ra bùn đất bẩn, trong bùn đất còn hỗn tạp một số những thứ như những con nhện nhỏ, những sâu bọ độc hại đang bò, cảm thấy vô cùng kinh hãi đau khổ. Lúc bấy giờ con hỏi Địa Tạng Vương Bồ Tát vì sao mà con phải chịu hình phạt như vậy ? Địa Tạng Vương Bồ Tát trả lời rằng : “ Con bởi vì lúc nào đó phê bình ai đó ”. Con trả lời : “ Con là thiện ý mà thôi, vả lại anh ta cũng phạm sai lầm nên con mới phê bình ”. Địa Tạng Vương Bồ Tát nói rằng : “ người tu đạo cần phải tu khẩu đức, tuy rằng anh ta có chỗ sai, thế nhưng việc này với con chẳng liên quan, vả lại lúc con phê bình anh ta tâm khởi bất bình, đã có niệm ác, do đó nên chịu sự xử phạt này, để ấn chứng địa ngục chẳng phải là không có thật …” Con tỉnh mộng rồi bèn hoắc nhiên đại ngộ, do đó với một người trong giáo môn thì vọng ngữ, ỷ ngữ, ác ngữ là nguồn của tạo tội, nên cẩn thận đấy.
Tế Phật : Hãy ghi nhớ kĩ :
1.Kẻ nói chuyện thị phi, chính là người thị phi, sau lưng con nói người, đằng sau bị người nói.
2. Tịnh khẩu không được khởi tâm oán hận, tâm oán hận thì ác ngữ bèn sanh. Học đạo không được vọng huỷ người, huỷ người thì sẽ hại tự thân.
Dương Sinh : Cảm tạ Ân Sư ban cho những lời khuyên vàng ngọc để khai đạo chúng sanh.
Tế Phật : Thánh Đức Bảo Cung đã đến, hồn phách Dương Sinh trở vào lại thân thể.
Số lượt xem : 655