Một vị Phật xuất thế, ngàn vị Phật ủng hộ
“Một vị Phật xuất thế, ngàn vị Phật ủng hộ”. Mọi người thấy Thích Ca Mâu Ni Phật đến quả địa cầu này thị hiện thành Phật độ chúng sanh, chư Phật Như Lai, Đẳng Giác Bồ Tát có duyên phận sâu đậm với Thích Ca Mâu Ni Phật thảy đều theo đến.
Thích Ca Mâu Ni Phật giáng sanh tại nước Ca Tỳ La Vệ, trong vương cung của đại vương Tịnh Phạn, những vị ấy mỗi vị tìm một chỗ, đều cùng giáng sanh, dùng đủ thứ thân phận bất đồng, có vị là thân phận Bồ Tát, có vị là thân phận Thanh Văn, có vị là thân phận Duyên Giác, có vị mang thân phận xuất gia, có vị mang thân phận tại gia, cũng có vị mang thân phận quốc vương, đại thần, đủ mọi thân phận khác biệt đến hộ trì Thích Ca Mâu Ni Phật.
Những học sinh này của đức Phật Thích Ca Mâu Ni có rất nhiều vị đều là những vị Cổ Phật lại đến để diễn tuồng· Ở trước bục thì có thầy, có học trò; đến sau bục thì nói không chừng học trò là thầy giáo, các thầy đều trở thành học trò. Làm học trò của Phật thì phải thường nêu ra các vấn đề để nghiên cứu, thảo luận. Những người thông thường chẳng có học vấn, chẳng có công phu thì chẳng nêu ra được vấn đề. Nhất định cần phải những người trong nghề thành tạo tinh thông mới có thể nêu ra được, vậy nên những vị này đều là các bậc cổ Phật, đại Bồ Tát lại đến giúp đỡ đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo hóa chúng sinh đấy.
Mọi người đến diễn một vở tuồng, Thích Ca Mâu Ni Phật đóng vai chánh, các vị kia đều đóng vai phụ, khiến cho vở tuồng được diễn viên mãn, biểu diễn sống động, hoạt bát, cốt là để giáo hóa chúng sanh. Ở đây, chúng ta thấy điều gì? Hòa hài, chẳng ghen ghét, chẳng tranh danh đoạt lợi. Ai làm người cầm đầu, lãnh đạo cũng được, cũng hoan hỷ, chúng ta phải học điều này. Mục tiêu và phương hướng chung chỉ có một, mong mỏi giúp cho những chúng sanh mê hoặc, còn chưa giác ngộ phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, nhắm tới mục tiêu này. Mục tiêu và phương hướng giống nhau, nên mọi người đều cùng đến. Mấy vị này thường được đức Phật nhắc tới trong kinh điển, lại còn là những vị cư sĩ tu hành chứng quả, cũng rất nổi tiếng tại Ấn Độ thuở ấy, hễ nhắc tới mọi người đều biết.
( Trích TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 96 __(((卍)))__)
Trên là nói về sân khấu, phim trường của thời kì hồng dương xuất gia tu sĩ ứng vận. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc thiên mệnh Minh Sư, vị giáo chủ, Phật Tổ đóng vai chính thời ấy.
Nay đạo vận chuyển sang thời kì Bạch Dương, nho gia ( tại gia cư sĩ ) ứng vận, Đức Phật Di Lặc là vị giáo chủ, Phật Tổ đóng vai chính thời nay cho đến cả tương lai về sau. Hai vị Thiên mệnh Minh Sư là Tế Công Hoạt Phật và Nguyệt Tuệ Bồ Tát cùng phò trợ cho đức Di Lặc quản chưởng đạo bàn, phổ độ Tam Tào, đại khai phổ độ, truyền đạo.
Đạo trường Bạch Dương thời nay cũng giống như phim trường, có rất nhiều vai diễn : có nhân vật chính, nhân vật phụ, người đóng thế vai, vai chính diện, vai phản diện, vai thầy, vai trò, vai diễn viên quần chúng... mỗi người mỗi vai diễn chức trách.
Trong phim cuộc đời của đức Phật thì đức Phật Thích Ca đóng vai nhân vật chính. Các vai diễn phụ gồm các đệ tử xuất gia lẫn tại gia mà ngài tiếp xúc gặp gỡ. Tần suất xuất hiện hộ trì cho nhân vật chính càng nhiều, diễn càng sâu càng nhập vai, càng nhiều tài đức thì càng để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả khó phai. Mỗi vai diễn tốt xấu đều là do tự các nhân vật lựa chọn tùy thích, và đều chắc chắn sẽ để lại một giá trị bài học nhân sinh tu đạo và nhân quả đưa người xem tiến dần đến sự giác ngộ. Phàm hễ có đóng vai, dẫu là vai nhỏ nhặt nhất như vai diễn viên quần chúng chỉ xuất hiện đôi khi khiến cho người xem chẳng mấy ai quan tâm nhớ đến đi chăng nữa thì cũng đã có một sự đóng góp không nhỏ để tạo nên sự sống động như thật của bộ phim và sẽ được ban tổ chức trả cho một khoản cát-xê nhất định. Duy có người đứng xem ngoài cuộc, tức là các khán giả xem phim thì không được hưởng phần cát-xê cho bộ phim ấy mà thôi. Nói cách khác thì người có tham gia hộ trì, có đóng góp trong các vai diễn thì đều có phần công đức và phước báo tương ứng.
Thời kì Bạch dương, ban tổ chức phim là tập đoàn Thiên ân sư đức, tức là các đấng ơn trên ( Lão Mẫu, Chư Phật Chư Tổ, chư Bồ Tát ...) , nhân vật chính là Di Lặc Tổ Sư, Thiên Mệnh Minh Sư Tế Công Hoạt Phật và Nguyệt Tuệ Bồ Tát, diễn viên đóng thế vai cho các ngài là các vị Truyền Đạo Sư, các vai diễn phụ chính là các vị giảng sư, đàn chủ, phó đàn chủ, cho đến các vai diễn quần chúng. Khoảng thời gian học đạo là thời gian đang luyện trong trường sân khấu điện ảnh. Đi bàn đạo là thực tiễn nhập vai diễn qua các hành động việc làm thực tế trợ đạo, độ hoá thành toàn chúng sinh; tu đạo là những biểu hiện tâm trạng cảm xúc, những khởi tâm động niệm, cùng lời nói và các hành vi ứng xử giao tiếp. Đạo trường, phật đường cho đến tất cả mọi nơi đều là phim trường sân khấu. Tất cả hợp lại sẽ cấu thành một bộ phim " Tam Tào phổ độ " của thời kì Bạch Dương. Hồi thiên giao chỉ và Long Hoa Tam Hội sau này chính là buổi Review lại bộ phim đã đóng ấy, và rồi giải Oscar " đạo quả " cho các diễn viên nhập vai suất sắc nhất sẽ được trao tặng bởi ban tổ chức. Chúng ta đã chuẩn bị thật tốt các trình độ kiến thức kĩ năng diễn suất và tinh thần sức khoẻ, tâm thái để nhập vai diễn sâu cho bộ phim " Tam Tào Phổ Độ " " cuộc đời của Tự Tánh Phật " của tự thân mình tuy tại gia mà tâm xuất gia, xuất thế gian chưa ?
Từ câu chuyện cuộc đời của đức Phật, chúng ta có thể thấy được rằng tất cả những ai thường đến đạo trường Phật đường và diễn thật sâu thật tốt vai diễn của mình đều chắc chắn là những vị có lai lịch bất phàm, thừa nguyện lại đến để hộ trì thiên mệnh thời kì Bạch Dương này.
Số lượt xem : 547