BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Lời lẽ đáng sợ phải tu đức ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )

Tác giả liangfulai on 2023-06-14 11:16:46
/Lời lẽ đáng sợ phải tu đức  ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )

   1. Một cục tức này nuốt xuống trước

Đồ nhi phải nâng cao bản thân đến cảnh giới Bồ Tát sợ nhân. Nếu như đồ nhi chịu uỷ khuất rồi, vẫn có thể bao dung, nhẫn nại, khoan hồng, điều đấy tức biểu thị rằng đồ nhi có nội công, nội tu, nội đức, có thể đòi hỏi đồ nhi một cục tức này trước tiên phải nuốt xuống được.


 

2. Chớ có giăng lưới linh tánh của bản thân

Đồ nhi phải dùng cái bổn tánh ngây thơ trong sáng để đối mặt với mọi người, việc, vật của thế gian.Người tu đạo nên hoá phức tạp thành đơn giản, chớ có giống như con nhện giăng tơ vậy, cuối cùng cái mà giăng lấy e rằng lại là bản thân, điều càng đáng sợ chính là giăng lấy cái linh tánh của chính mình.

 

 

3. Phê bình người khác sẽ được ác báo

Thầy bảo với đồ nhi, chẳng có việc gì dễ dàng hơn so với việc phê bình người khác; hãy cố gắng hết sức chớ có phê bình người khác. Nếu như đồ nhi phê bình những người có hành đạo, hành thiện, hành công, hoặc là những người đang tu, thì những ác báo do tạo nghiệp này vẫn sẽ xuất hiện ở trên thân của đồ nhi đấy.

 

4. Làm đứt huệ mệnh người khác - tội nghiệt sâu nặng

Đến thời mạt thế rồi, rất nhiều những nhân quả đều là hiện đời báo đấy. Chớ có từ trong những lời nói của các con mà đi làm tổn thương gây hại cho nhân cách của người khác, làm cản trở chặt đứt huệ mệnh tu hành của người khác, những tội lỗi đã tạo xuống như thế không chỉ phải gánh một kiếp, một vạn tám trăm năm, mà thậm chí còn lâu hơn nữa.

 

5. Không tin những lời đồn thổi - lục căn tịnh

Những người có danh tướng, có danh vị không nhất định có sự thật tu, có thật công, có thật đức. Ở cái thế gian này, lời thật thì ít người nghe, lời đồn thổi lại nhiều người tin. Nếu như mỗi một người đều không truyền, không nghe, không tin những lời đồn thổi, thì trình hiện cảnh giới của thế giới đại đồng, người người đều được lục căn thanh tịnh rồi.

 

 

6. Tám gió chẳng động – chơn công phu

Cái gì gọi là “ tám gió ” ? Một là lợi được lợi, thịnh vượng, phát đạt ) , hai là suy ( sự nghiệp sa sút, suy hao, làm ăn xuống dốc ), ba là hủy ( hủy nhục, bị làm nhục, bị hạ thấp phẩm giá ), bốn là dự ( được tôn vinh, danh dự vẻ vang ), năm là xưng ( xưng tán, khen ngợi, những lời có cánh đưa chúng ta lên mây ), sáu là  ( chê bai, dè bỉu, cơ hiềm, dìm đạp mình xuống bùn nhơ ) , bảy là khổ, tám là lạc ( vui ) . Đồ nhi thích ngọn gió nào nhất ? Sợ ngọn gió nào nhất ? Trong việc hành tu bàn đạo, đồ nhi nhất định sẽ gặp phải tám ngọn gió này thổi; gặp tám ngọn gió thì một cái tâm lên lên xuống xuống. Thầy bảo các đồ nhi : gặp thuận cảnh chớ tham ái, gặp nghịch cảnh chớ lo âu tức giận. Bất kể là tám ngọn gió này thổi như thế nào, đồ nhi vẫn phải như như bất động.

 

7. Thị phi chẳng vào trong tâm mình

Đối với tất cả mọi thị phi, những lời huỷ dự, được mất mà mình nghe thấy thì thảy đều phải vào tai mà chẳng vào tâm; đối với chân lý, chánh pháp thì phải vừa vào tai lại vừa vào tâm.

 

8. Những chuyện mà tu hành không thể bàn luận

Những lời mà sẽ chuốc vời tai hoạ lên thân, những lời mà sẽ làm trở ngại, ngăn trở người khác tu hành, những lời ác ngôn ác ngữ thì chớ có mà bàn nói; thiên cơ cũng chớ nói xằng càn; những việc liên quan đến tôn giáo, đại sự chính trị thì chớ có nói ra miệng.

 

 

9. Tu hành phải biết cẩn thận lời nói

Thầy không đòi hỏi đồ nhi phải xuất khẩu thành văn, thế nhưngyêu cầu xuất khẩu chánh lý, chánh phápNói rồi thì nhất định cần phải làm được, lời nói có lý, thiện ngôn thiện ngữ, sự tu hành như vậy thì gọi là cẩn ngôn.

 

Số lượt xem : 396