Khảo nghiệm do tâm sanh diệt ( Lời của Thầy )
Mục đích của khảo nghiệm
◎Cái gì là khảo ? Trời chẳng nguyện ý khảo chúng sanh, là do chúng sanh có tội nên mới dựa vào sự khảo nghiệm để thăm dò thử xem các con có phải là thật tâm ! Nếu như khảo nghiệm chẳng thể khảo động tâm của các con, chẳng thể khiến cho các con khởi tâm động niệm, chịu sự đau khổ, vậy thì ông trời chẳng cần phát giấy thi đề thi làm gì, đấy cũng chẳng gọi là khảo nghiệm.
◎Muốn khiến các con trở thành những người có trí tuệ, có sự gánh vác thì ông trời nhất định phải cắm cho vững gốc rễ của con, cắm cho vững tâm tánh của con, xem coi có phải là có thể nhận lý thật tu, gánh vác sứ mệnh dài hơn hay không. Nếu như ngay cả một chút gió thổi cỏ động ( những biến hóa động tĩnh nhỏ ) đều gánh vác chẳng nổi, lòng tin bèn dao động, vậy thì ông trời làm sao mà đem cái sứ mệnh thiêng liêng thần thánh này, đem tánh mệnh của chúng sanh giao phó trên tay của đồ nhi đây ?
◎Không chỉ là mệnh của bản thân mình bảo quý, trân quý, mệnh của chúng sanh cũng là rất trân quý. Đấy cũng là chỗ mà thầy buồn bã, đau lòng chẳng thể yên tâm. Vì sao thầy buồn vậy ? Buồn vì đồ nhi chẳng thể nhận lí thật tu, chẳng thể kiên giữ cái thiên tâm để làm việc, chẳng thể bàn đạo trên dưới hòa hợp, vậy thì những người đến sau lại làm thế nào có thể lưu lại trên đạo trường tạo phúc vì chúng sanh ?
Yêu cầu đòi hỏi người khác chính là một thứ trừng phạt
◎Hạnh phúc ở đâu vậy ? Hạnh phúc ở trong tay của bản thân ? Có lúc các đồ nhi chớ có nóng vội muốn thay đổi người khác. Thầy đưa ra ví dụ : các con đều bảo rằng Quan Thánh Đế Quân rất dữ tợn, ngài ấy không trang nghiêm thì phật quy làm sao hộ trì đây ? Đấy là dữ tợn chăng ? ngài ấy là vì để hộ pháp, duy trì kỉ cương này nên mới hiện ra tướng trang nghiêm. Cùng là đạo lý ấy, thương yêu càng sâu thì đối đãi càng nghiêm khắc; có lúc các con sẽ cảm thấy rằng : “ người này là cha mẹ của tôi, con cái của tôi, anh chị em của tôi, chồng tôi, vợ tôi, bạn tôi,… ” cái gì cũng đều là “ của tôi ”, bởi vì con chấp trước ở “ của tôi ”, do đó mà đã có một sự yêu cầu đòi hỏi nhất định đối với họ.
◎Các con sau khi nghe xong đạo lý, cảm thấy rằng đạo thật sự là quá tốt rồi, do vậy bèn nóng vội bảo với người khác; tuy rằng dụng tâm của các con là tốt, thế nhưng họ không thể trong chốc lát thì tâm ý tương thông với con được. Con yêu cầu họ nhanh chóng thay đổi, người đau khổ sẽ là bản thân con. Các con không ngừng yêu cầu họ thay đổi, bản thân mình sẽ biến thành rất đau khổ, bởi vì họ chẳng cách nào thay đổi nhanh như vậy, do đó họ bèn kháng lại, ngăn cản con ! “ cậu đi nhanh như vậy, tôi chẳng cách nào theo kịp cậu, chỉ còn cách bảo cậu ngừng một cái ”, chính là cái đạo lý này. Do vậy chớ có nóng vội kêu người khác thay đổi. Trước tiên, phải thay đổi bản thân mình trước, biết sửa tánh nóng, bỏ thói hư tật xấu; những thói hư tật xấu lớn các đồ nhi đều có thể sửa bỏ, chỉ còn sót lại một chút sự không viên mãn tiếp xúc qua lại với người, vẫn còn sót lại khuyết điểm nho nhỏ ấy chẳng cách nào sửa bỏ được. Những cái lớn thì các đồ nhi đều đã có dũng khí đi sửa bỏ rồi, những cái nhỏ thì còn sợ cái gì ? Vẫn là có thể đem nó sửa bỏ đi được, chẳng phải hay sao ?
Các đồ nhi thời thời khắc khắc đều phải bảo với bản thân mình rằng : “ mình là người tu đạo ! ” những việc gì là không thể làm, các con đều sẽ nhắc nhở lấy bản thân, thế nhưng có lúc các con vẫn muốn sủng ái bản thân mình một cái, thả lỏng bản thân một cái, “ chẳng sao đâu ! thỉnh thoảng làm một cái thôi ! mình vẫn chưa có tu được tốt vậy đâu ”, khoan dung đối với bản thân, nhưng lại yêu cầu đòi hỏi rất cao đối với người khác. Đồ nhi ơi ! các con cứ là hay yêu cầu người khác nhất định phải đạt đến mức độ tiêu chuẩn của con, đạt đến yêu cầu đòi hỏi của con, họ nếu như không làm theo những việc mà con muốn làm thì con cảm thấy rằng họ không tốt, phải không ? Đồ nhi ơi, vậy là sai đấy. Nếu như cứ khăng khăng yêu cầu người khác thay đổi thì đối với bản thân đấy là một thứ trừng phạt; người khác đạt chẳng đến yêu cầu của con thì các con sẽ cảm thấy đau khổ, điều này đồng nghĩa với việc trừng phạt bản thân. Nhìn thấy sự việc chẳng thuận lợi, không viên mãn thì các đồ nhi chẳng vui, nhìn thấy người khác không tốt, bản thân mình cũng chẳng vui, vậy chẳng phải là đem cái không tốt của người khác để trừng phạt bản thân mình đấy sao ?
◎Sinh mệnh là phải hưởng thụ đấy, hưởng thụ cái gì ? chẳng phải là hưởng thụ vật dục, mà là hưởng thụ sự tiêu dao ưu nhàn, chẳng chịu sự câu thúc gò bó bên ngoài, kiểu hưởng thụ không bị thế tục trói buộc, vậy thì là tự tại nhất rồi. Nếu như con quá để tâm chú ý đến mọi thứ của thế tục, nhất định muốn yêu cầu có thể đạt đến mức độ tiêu chuẩn như thế nào đó trên mặt vật dục, nhất định muốn yêu cầu người khác đạt đến tiêu chuẩn gì đó ! Đồ nhi à, các con đối với người khác một khi đã có sự hạn chế này rồi thì sinh mệnh phải bắt đầu vất vả cay đắng rồi, bởi vì tâm của các con đã bị trói buộc rồi, xiềng xích của danh lợi chính là đến như thế đó !
◎Khi con có chỗ yêu cầu đòi hỏi đối với người khác thì sẽ trở thành gánh nặng của bản thân, do vậy chẳng thà yêu cầu đối với bản thân chẳng phải là còn tốt hơn sao ? Mình hy vọng con của mình tốt, thế nhưng nó cái gì cũng đều không đạt đến tiêu chuẩn của mình, làm sao đây ? Có người mắng con cái, có người thì là yêu cầu bản thân : “ Mình là một người mẹ, mình nên tận trách nhiệm, mình nên làm thế nào để cho con cái tốt hơn ”. Đấy là lập trường khác nhau, quan niệm khác nhau. Có người nói rằng : “ cha mẹ của tôi chẳng hiểu tôi ”, vậy con đã hiểu cha mẹ của con chưa ? Cùng là đạo lý ấy, người vợ của mình rốt cuộc là người bạn Đạo của mình, hay là người bạn Khảo của mình đây ? rốt cuộc là người bạn cùng nhau tu đạo, hay là người bạn khảo lẫn nhau đây ? Con xem và đối đãi với họ như thế nào thì họ sẽ là như thế ấy, tất cả thảy đều ở bản thân con.
◎Các con bảo rằng đi ra ngoài khai hoang là để tịnh hóa nhân tâm, vậy thì các con lại làm thế nào biết được tâm người tốt hay là xấu ? Một người nếu như không làm chuyện xấu thì con làm sao biết được anh ta là người xấu ? Nếu như chưa đến thời khắc then chốt quan trọng của lợi ích thì không biết được cái tâm của người này tốt hay không tốt. Những người bình thường khi gặp lúc then chốt quan trọng của lợi ích đều sẽ khởi Nhân Tâm đấy, đấy chính là nguyên nhân vì sao mà Đạo phải phổ truyền. Ôi, con người, hễ một khi gặp lúc hoàn cảnh bên ngoài có lợi cho mình thì một cái tâm sẽ đột nhiên biến thành xấu ! Thế nhưng con người cũng có một mặt tốt, cũng chính vì con người có một mặt tốt cho nên ông trời mới khai ân giáng đạo.
◎Các con đều bảo rằng tịnh hóa nhân tâm là việc mà các con nên làm, thế nhưng làm lâu rồi thì các con lại nói : “ vì sao đều là mình đang làm ? vì sao người khác đều chẳng làm ? ”. Vấn đề này rốt cuộc xuất phát từ đâu ? Bởi vì con hiểu, còn người khác không hiểu. Con làm là đang tạo tựu bản thân con đấy ! Việc mà mọi người đều nên làm, con đi làm rồi, đấy là căn bản, đến cuối cùng con trái lại muốn đi so đó tính toán việc vì sao người khác không làm, đấy chính là đánh mất đi cái căn bản gốc rễ; gốc ngọn đã đảo ngược rồi, chúng sanh mê muội cũng là vì như thế.
◎Hôm nay con đã biết cái gốc rễ căn bản thì phải thật tốt mà lập sẵn chí hướng; cái nên làm thì đi làm, nếu như người khác chẳng làm, con cũng chớ có đi quản người ta; khi người ta giành làm với mình, con cũng chớ có quản, con chỉ quản lấy bản thân mình, việc mình phải làm thì tốt rồi, đấy là điều căn bản, đấy là chí hướng của con. Do đó chớ có sợ bất cứ khó khăn gì, chớ có sợ bất cứ những khảo nghiệm gì. Có người nào tu bàn đạo chẳng gặp qua khảo nghiệm ? Nếu đã lập chí hướng rồi thì phải lâu dài, tiếp tục nỗ lực trong nghịch cảnh, thật tốt mà đi cảm nhận ân đức của ơn trên đấy !
◎ Cũng là đạo lý ấy, các đồ nhi đều biết rằng người phàm làm việc khó tránh khỏi sẽ có những chỗ không viên mãn. Bình thường chúng ta chớ có nói người này làm việc như thế nào, người kia làm việc như thế nào, những cái này đều là đạo lý biết rõ rồi, vì sao vẫn còn phải đem ra để nói, tạo khẩu nghiệp đây ? Các đồ nhi phải tu lấy bản thân, muốn cơ hội hành công liễu nguyện đều đã rất khó được rồi, sao lại còn tạo tội vậy ? Một người thật sự có trí tuệ chỉ có không ngừng hướng về phía trước mà đi, chẳng ngừng mà làm ! Còn các con có phải là đã biết rằng phải làm gì rồi ? Các con bèn có công phu nhàn hạ đi ngó đông ngó tây ! Bàn đạo lâu rồi thì thói hư tật xấu bèn ra ở chỗ này ! Các con đều tự ngỡ rằng hình như đã rất biết cách làm rồi, sau đó bắt đầu ngó đông ngó tây, cái mà nhòm ngó đều là những cái không đúng của người khác, đều chẳng có quay đầu nhìn xem những cái mà mình đã làm có khiếm khuyết hay không !
Nhất tâm liễu nguyện, ở đâu mà có khảo nghiệm ?
◎Đồ nhi ơi ! Chớ có quên những thề ước của bản thân mình đấy ! Đã từng các đồ nhi đều có tâm, đều có cái nguyện này đi tận tâm sức của mình, tuyệt đối chớ có vì sự không viên mãn trên mặt nhân sự, vì có sự bất mãn đối với người khác mà quên mất đi phần thề ước này, từ bỏ cái nguyện này, điều này đối với bản thân mà nói thì là rất không công bằng đấy. Vì sao mà không công bằng vậy ? Bởi vì con sẽ hủy diệt tiêu tan con đường Đạo của bản thân đấy.
◎Con đường tu đạo là phải cứ mãi đi tiếp, ít nhiều cũng sẽ có vất vả gian khổ, khảo nghiệm, không có sự vất vả gian khổ thì làm thế nào tạo tựu mọi người được đây ? chẳng có khảo nghiệm làm sao mà thành chơn thành thánh ? Không có những gian nan trắc trở thì làm sao mà thể hội được sự bảo quý của Đạo ? Tục ngữ rằng : “ việc tốt mài nhiều ” đấy ! Sóng to gió lớn con có trải nghiệm qua chưa ? các con đã trải qua những kinh nghiệm tích lũy trong xã hội, trong đời người đồ nhi đã từng thăng trầm chìm nổi, lên lên xuống xuống; những cái này chẳng có gì đáng buồn cả; đấy chỉ là bàn đạp cho việc tu đạo của các con mà thôi. Khi các con đã nhìn thấu được đời người, hiểu được đời người chính là như thế thì các con đã có một nền tảng cơ sở rồi. Bất kể tương lai sau này thế nào, chớ có quên rằng phải thật tốt mà tu đạo, thật tốt mà quản thúc kiềm chế lấy bản thân, không thể rời khỏi tam cang ngũ thường, tam tòng tứ đức. Chỉ có bảo với bản thân mình như vậy “ nhân đạo lập, thiên đạo thành ”, hiểu không ? Một đời người chẳng được xem là dài, mắt nhắm một cái thì mấy mươi năm đã qua đi rồi, cái này chẳng xem là lâu là dài, thật sự lâu dài là cái gì đây ? “ trường tồn với Đạo ”, đấy mới là sự lâu dài thật sự. Đồ nhi ơi ! Các con muốn đi được lâu dài như vậy không ?
◎Khi đồ nhi muốn lùi bước thì nhất định phải ngẫm nghĩ một cái, sự quyết định này của con có quan hệ lớn biết bao ! Một mình con mê thì vạn người sẽ đọa. Hãy nghĩ xem cửu huyền thất tổ của các con, các con muốn trở thành một người bất hiếu chăng ? Con muốn khiến cho cửu huyền thất tổ của con ở bên ngoài vì các con mà thở dài rơi lệ chăng ? Lại còn có những oan thân trái chủ lũy kiếp đến nay của con cũng triêm chẳng được quang, thứ đau khổ ấy các con có thể hiểu được không ? Chẳng biết được, các con đều là tự tư tự lợi đấy ! ngỡ rằng đi con đường đạo trường là vì bản thân, phải vậy không ? Các con nếu như chẳng thật sự sửa đổi đổi mới bản thân, đến lúc có những sai sót sự cố gì ngoài ý muốn, không thể oán trời trách người đấy !
◎Đường phải đi thì mới đạt đến đích, con đường gập gềnh phải dựa vào bản thân đi làm phẳng, con đường gồ ghề phải bản thân mình đi ứng biến; khảo nghiệm đến cũng là bản thân đi mài luyện. Việc khốn khó là muốn nghiệm trí tuệ của con. Đồ nhi à ! chớ có lại ngưng dừng nữa được không ? Hãy nhất tâm liễu nguyện đi vậy !
◎Các đồ nhi ơi ! Con đường tu bàn đạo này phải thầy trò chúng ta tay nắm lấy tay, tâm liền tâm cùng nhau. Ông trời sẽ giáng tai, giáng kiếp, giáng nạn; sự ập đến của những kiếp số này chẳng phải là nói vào năm nào đó thì nhất định sẽ giáng những kiếp số gì, mà là ở sự ảnh hưởng của tâm niệm thiện ác của chúng sanh. Do đó, muốn cứu vãn tai nạn, kiếp số chớ có đến sớm như vậy thì phải phát tâm nguyện thiện. Khi các con đã phát tâm nguyện thiện rồi, mỗi một người đều có thể đồng tâm đồng đức, nhất tâm nhất ý đi độ hóa chúng sanh thì sẽ có thiện khí xung thiên rồi, cũng sẽ triệu cảm Chư Phật hộ đạo ! Trái lại, nếu như ác khí xông thiên thì sẽ triệu cảm sự ập đến của kiếp nạn. Do đó, các con muốn đi cứu tai, cứu nạn, cứu kiếp như thế nào đây ? bèn hãy từ bản thân mà bắt đầu vậy ! nhất tâm nhất ý tu đạo, bàn đạo, độ hóa chúng sanh, mãi cho đến chết mới thôi, thì khí thiện của con đã xông lên trời rồi ! Kiếp số cũng sẽ giáng trễ một chút, thậm chí đã hóa giải mất rồi. Do đó các đồ nhi chớ có trách ông trời giáng tai giáng kiếp.
◎Các con có biết Lão Mẫu vì sao phải giáng tai, giáng kiếp không ? Đấy chẳng phải là điều mà Lão Mẫu muốn, đấy toàn là vấn đề của bản thân các con, là vấn đề của chúng sanh đấy ! Các con nếu như thiện khí xông thiên, một cái tâm này một khi đã phát ra thì nhất định có thể ảnh hưởng đến những bạn bè thân thích của con, một người ảnh hưởng một người, mãi cho đến khi khiến mỗi người đều rất lương thiện thì thế giới đại đồng đương nhiên chẳng bao lâu nữa thì có thể nhìn thấy rồi, đến lúc ấy vẫn còn có kiếp số hay sao ?
◎Đồ nhi ơi, các con có biết rằng vì sao mà những tai kiếp hiện nay nhiều như vậy không ? Bởi vì nhân tâm hiểm ác ! Nếu như nhân tâm đều chuyển biến rồi, mỗi người đều là tâm từ bi đang làm chủ, mỗi người đều là rất có đức hạnh, vậy thì vẫn còn tai nạn không ? Chỉ cần con tâm địa quang minh thì sợ cái gì ? Các con có phải là do kiếp số phải đến rồi nên mới nhanh chóng mà bàn, nhanh chóng mà tu ? Tai kiếp nếu như chẳng đến thì lẽ nào chẳng tu, chẳng bàn sao ?
◎ “ Đạo chẳng xa người, người tự xa Đạo ”, do đó tu đạo vẫn là ở bản thân. Thầy đây hy vọng các con đều tu đạo một cách vui vẻ. Đời người ít nhiều đều có những lúc không thuận lợi, việc bàn đạo cũng khó tránh sẽ có sự không thuận lợi. Nếu như tu bàn đạo thảy đều rất bình thuận, chẳng có những biến hóa, vậy thì cái Đạo này cũng thật sự là quá bình phàm rồi, một chút cũng chẳng tôn quý ! Nếu như việc gì cũng để cho con thuận lợi, vậy thì chẳng thà trực tiếp tuyển thẳng các con làm tiên phật, trực tiếp tuyển thẳng về trời thì được rồi, sao vẫn phải tu đạo, bàn đạo phiền phức như vậy ? Ông trời chẳng thiếu gì tiên phật, vả lại trở về trời có tư cách nhất định, nhất định là phải trải qua sóng to gió lớn, nhất định là những người phải có những thể ngộ này, có những sự hy sinh phụng hiến bỏ ra công sức này mới có tư cách làm tiên phật. Tiên Phật chính là tấm gương của con người mà ! Tiên Phật chính là làm cột mốc tinh thần, tấm gương mẫu mực cho những người đi sau, do đó sau này các con muốn làm tiên phật, hiện tại tuy rằng có lúc sẽ cảm thấy áp lực rất nặng, cứ mãi cho rằng bản thân mình làm chẳng được tốt, lẽ nào các con chính vì làm chẳng tốt thì không làm sao ? Lẽ nào bởi vì người khác cho con áp lực thì con chẳng làm sao ?
◎Các đồ nhi có khi bàn đạo lâu rồi sẽ cảm thấy loại sức mạnh, thứ tâm ấy trước đây của mình đều chẳng còn rồi, cảm thấy chẳng còn hơi sức tinh thần, chẳng biết nên làm thế nào, mê lạc mất phương hướng, làm sao đây ? cứ mãi chạy theo bước chân của người khác, nếu như người dẫn dắt lãnh đạo cũng đi mất rồi, lẽ nào bản thân con chẳng biết đi đường rồi sao ?
◎Đã từng có một người cứ mãi cho rằng bản thân mình chẳng có năng lực gì, đột nhiên có một ngày trong nhà bốc cháy rồi, anh ta nhảy một cái thì đã nhảy qua bức tường trong nhà rồi, kì lạ, bình thường nhảy thế nào cũng nhảy không qua được, mà lúc đó do quá khẩn cấp rồi, năng lực bị kích phát ra ngoài, do đó anh ta đã làm được rồi. Các đồ nhi tu bàn đạo phải có quan niệm vô cùng khẩn cấp, chẳng phải là con thì không xong, chứ không phải là dần dần để cho lửa lan tỏa rộng. Các đồ nhi càng phải biết một cách khẳng định cái mà mình phải làm là cái gì ? tâm nguyện mà mình muốn là gì ? sau đó tận hết tất cả tâm sức để đi đạt thành tâm nguyện của mình; nếu có thể làm được như vậy thì tâm nguyện sẽ có chuyện chẳng thể đạt thành hay sao ? Các con phải có cái tinh thần “ không tin rằng mình làm chẳng được, mình nhất định phải khắc phục đến cùng ”. Tu đạo cũng như vậy. Vì sao cái thói hư tật xấu này sửa bỏ chẳng được vậy ? “ Mặc kệ, mình nhất định phải thay đổi ”, như thế thì thành công rồi ! Khi con tận tâm tận sức đi làm thì con đã tận được chức trách của mình rồi, đấy chính là liễu nguyện.
◎Điều đáng sợ nhất là các đồ nhi đối với chí hướng của bản thân mình chẳng rõ ràng, mơ hồ rồi, chẳng có sức rồi, “ mình vì sao phải làm như thế ? người nhiều như vậy, chẳng cần mình, có người khác làm, mình thì chẳng làm đâu. ” Đồ nhi ơi ! Nếu như các con có thể hiểu rằng đấy là việc của bản thân mình, đấy là nhân duyên của mình, đấy là nguyện mà mình lập thì đã chẳng có bất cứ sự khốn khó gì rồi; cho dù là có sự khốn khó thì các đồ nhi càng phải đi đột phá, phải nghĩ tận hết mọi cách, tuyệt đối chớ có vì những trắc trở thất bại, sự việc tiến hành không thuận lợi mà không tu bàn đạo rồi.
◎Tu đạo chính là phải bình tâm tịnh khí, chớ có mà cảm xúc không ổn định dễ dàng nổi giận, chớ có để cho những hoàn cảnh bên ngoài quấy nhiễu bản thân; chỉ cần làm cho vững chắc bước chân của mình, cho dù có lúc thân thể không thoải mái, điều quan trọng là chủ nhân của nó làm chủ, chớ có để cho những cảm giác của thân thể bên ngoài đến thay đổi chí hướng của mình. Vấn đề thì mọi người đều có, chỉ cần mở cái tâm của con ra, biết không ?
◎Các con đều là những người xung phong hãm trận ở phía trước, do đó phải thử dùng các loại phương pháp khác nhau, mãi cho đến cách cuối cùng nhất có thể khiến cho chúng sanh được ích lợi tối đa mới thôi. Các con vất vả nhất rồi, nhưng không thể sợ vất vả, không thể bởi vì vất vả thì buông tay. Lẽ nào đồ nhi của Tế Công sẽ vì bị trắc trở, bị đả kích thì từ bỏ tâm nguyện vốn có hay sao ? Các đồ nhi phải tiếp tục chống đỡ lấy, phải nghĩ cách; có một số người chỉ là vất vả chống đỡ mà chẳng nghĩ cách, do đó thường vì đạo vụ bàn chẳng được rộng mở mà cảm thấy rất vất vả, thầy phải nói rằng : “ các con chẳng có đang tu đạo đấy ! ” Cái gì gọi là có đang tu đạo ? nghĩa là ít nhất các con đã có nghĩ cách đang cải tiến rồi, cho dù bàn chẳng được rộng mở, lại có gì để buồn đây ? lẽ nào nhất định phải đạt đến thành tích như thế nào đó thì các con mới vỗ tay gọi là tốt hay sao ?
◎Nếu như các con đã là tận tâm tận sức, còn những chúng sanh ở đây cũng đã có một chút cải biến rồi, đấy mới là chuyện vui; Đạo có thể truyền đến bên này chính là việc đáng vui đáng chúc mừng. Các đồ nhi phải dùng rất nhiều thứ phương pháp mới có thể thành công, mà ai có thứ kinh nghiệm này đây ? chỉ cần dụng tâm thì có kinh nghiệm. Tu bàn đạo như thế này đời người mới có ý nghĩa, tuyệt đối chớ có vì sự khốn khó của cục thế nhất thời thì chán nản ngã lòng, biết không ?
Một niệm thì một kiếp, Vô niệm thì chẳng có kiếp
◎Đồ nhi ơi ! tu đạo tu tâm đấy ! Tâm của các con đã tu chưa ? Các con nếu như tâm đã tu rồi thì sẽ chẳng rơi vào thị phi, sẽ chẳng bị sự khảo nghiệm của thị phi.
◎Việc có nhân, tất có quả đấy ! Có muốn biết nguyên nhân hay không ? Nếu như con hiện tại chuốc lấy cái khảo thị phi chính là do các con trong kiếp quá khứ đã từng phá hoại qua sự hòa hợp Tăng, Đạo Trường. Đồ nhi ơi ! chuyện thị phi của cá nhân con là chuyện nhỏ, thế nhưng con đối với thị phi của đạo trường có thể thêm dầu vào lửa không ? Con chỉ có thể dùng một phần tâm bao dung khoan hồng để đối mặt với những thị phi của đạo trường, nếu không, đến cuối cùng là bản thân con đã hại chính mình, là bản thân con đã làm bế tắc chính mình, làm trở ngại chính mình, thậm chí ảnh hưởng đến cái quyết tâm muốn tu đạo này của con, có đúng không ? Vậy thì người chịu thiệt thòi là ai đây ? vẫn là bản thân mình, phải không ?
◎Các đồ nhi phải biết rằng, cái vũ trụ này là một bộ nhớ lớn, tất cả những khởi tâm động niệm của con người đều sẽ bị tồn trữ một cách tự động, bất kể là những cái mà con đã làm là thiện hay ác thì đều ghi vào trong đó. Sau khi tồn trữ vào trong đó rồi thì sẽ trở thành một cái Nhân, trở thành một cái nghiệp chủng, trở thành tài liệu của sự sinh tử đấy ! Đồ nhi ơi ! Các con muốn gieo trồng thiện nghiệp hay ác nghiệp ? Thầy đây hy vọng các con có thể đem cái đạo lý tu đạo này hóa thành một con đường thẳng, thật sự mà đi làm ra ngoài trong cuộc sống hằng ngày của con, được không ?
◎Mạt hậu rồi, mỗi một người tu hành nhất định cần phải noi theo “ lấy vô trụ làm bổn thể, lấy li tướng làm tông ” mà kim cang kinh đã nói. Vô trụ li tướng là tông chỉ cao nhất của việc tu hành. Làm tất cả mọi việc đều nên không có chỗ trụ mà sanh tâm ấy, duy chỉ có “ vô trụ ” thì đạo tâm mới có thể sinh, mới không chuốc lấy cảnh địa nguy hiểm.
◎Đồ nhi ơi ! Nếu như lúc mới bắt đầu là do vài người các con ở phía trước trợ giúp cho Điểm Truyền Sư, đương nhiên Điểm Truyền Sư của các con có việc gì cũng đều sẽ tìm con đi làm; sau khi trải qua một thời gian, những người cầu đạo cũng ngày càng nhiều rồi, trong số đó có người có năng lực có lẽ tốt hơn con, Điểm Truyền Sư có lúc cũng sẽ gọi những người mới đến bàn sự việc này; khi Điểm Truyền sư chẳng có gọi con làm việc thì trong tâm của con sẽ nghĩ thế nào ? Một cái tâm khác sẽ khởi lên, đúng không ? Chẳng có ai biết, chỉ có bản thân con biết. Đấy là cái tâm gì ? Đồ nhi ơi, các con có biết không ? Khi con nhìn thấy người này, con sẽ đối với người này như thế nào ? Trong tâm của con bèn chẳng tự tại đấy ! Do đó nói, từ sự việc này các con phải suy nghĩ, tâm của người có phải là quá dễ dàng dao động thay đổi thất thường rồi. Như thế cũng là sự vô minh đấy ! Các đồ nhi ơi, các con hãy nghĩ xem, nhiều sự vô minh như vậy đâu đâu cũng có, vả lại còn hiển hiện ra bất cứ lúc nào, làm sao đây ? thì phải dựa vào bản thân các con tự tu, tự mài giũa, từ từ nhờ vào sự mài giũa này mà đem cái tâm vô minh mài cho sạch sẽ.
◎Làm thế nào để cho cái tâm tán loạn này của con có thể thanh thanh tịnh tịnh, hiện ra cái tâm từ bi, tâm trí tuệ, chẳng có một chút Nhân Tâm đối đãi đây ? Các con nếu như Nhân tâm động quá nhiều thì nhất định sẽ sống rất đau khổ, sống chẳng được tự tại. Do đó nói, phải đem cái tâm tự tư này, cái tâm chỉ yêu bản thân con hãy buông bỏ đi, đi yêu người đời, yêu chúng sanh thì con mới có biện pháp để xoay chuyển vận mệnh của mình, mà điều này chỉ cần tâm niệm chuyển biến một cái thì có thể rồi.
Lí niệm đúng đắn có thể hóa giải khảo nghiệm
◎Nếu như lí niệm của mình không kiên định, đạo lý chẳng rõ, vẫn tu cái đạo tình cảm con người thì làm sao bảo đảm rằng con sẽ không bị ảnh hưởng ? Làm sao bảo đảm rằng con sẽ chẳng đi theo ? Theo lý mà nói, con đường mà mỗi người đi và con đường mà bồ tát đi là như nhau cả, cũng bàn sự việc như nhau ! Cùng là một trời đất, cùng là một chân lý mà các ngài ấy đã thành tựu rồi, lẽ nào các con thì chẳng thể thành tựu hay sao ? Hiện tại các con đã gieo trồng xuống cái nhân thiện này rồi, cái gọi là có nhân tất có quả, tuyệt đối sẽ không bỏ sót đấy ! Duy chỉ có tâm nguyện ban đầu chẳng đổi, lại thêm sự tu hành không ngừng của lũy kiếp, không ngừng thừa nguyện lại đến cứu kiếp cứu đời mới có thể khiến cho bản thân mình càng kiên định.
◎“Thà rằng người thiên hạ phụ mình, không thể mình phụ người thiên hạ ”. Đồ nhi ơi ! Chớ có quên cái tâm các con đã phát ban đầu, “ thường gìn giữ cái tâm sơ phát thì thành đạo có thừa ”, có còn nhớ không ? Tâm phát ra ban đầu là cái gì cũng đều không sợ, một đường xông thẳng về trước ! Thế nhưng chỉ sợ sau đó lâu rồi, các đồ nhi sẽ biến thành chấp trước ở sự đúng sai, ngại ở vai diễn, thân phận của mình, sau đó càng hình thành sự chướng ngại, có chướng ngại thì chẳng thể phát huy rồi. Vậy thì làm sao đây ? Các đồ nhi phải nghĩ như vậy : Khi người ta nói về những chỗ thiếu sót của chúng ta chính là đang cho chúng ta cơ hội trưởng thành, phải nghĩ cách để tự điều chỉnh bản thân mới đúng !
◎Đồ nhi có phải là các con mỗi người đều có lập trường của bản thân ? Thầy biết rằng thật ra các con đều vì tốt cho đối phương, thế nhưng sao lại chẳng nghĩ nghĩ xem các con vì sao lại cứ là xử lý không phù hợp vậy ? Vấn đề rốt cuộc là ra ở chỗ nào vậy ? Các con khi xử lý sự việc, có hay không đứng trên lập trường của người khác mà nghĩ ? Thế nhưng con lại nói : “ thầy ơi ! chúng con đứng trên lập trường của người khác mà nghĩ, thế nhưng người đó chẳng phải là người tu đạo, anh ta chẳng rõ lý, con làm sao mà đứng trên lập trường anh ta mà suy nghĩ, những cái mà anh ta nói đều là những lý lẽ sai ”. Lúc này các con làm thế nào đây ? Lẽ nào người đó làm không tốt thì con xung lên với anh ta ? Anh ta mắng con thì con sẽ mắng lại ? Người ta chẳng nhận lí thì con cũng chẳng nhận lí hay sao ? Đồ nhi ơi ! Nếu quả thật anh ta chẳng rõ lí thì chúng ta càng phải rõ lí hơn mới đúng : có lẽ chẳng phải là chúng ta nói vài câu thì anh ta có thể nghe hiểu rồi, khoảng cách thế hệ của chính giữa này có thể trước hết phải mở ra từ tâm của mình đấy ! Thật ra tu đạo là rất vui vẻ, là chẳng có phiền não gì cả, cớ sao các đồ nhi đều đem một số việc để tự tìm phiền não cho bản thân vậy ?
◎Nếu như một đạo trường bàn đạo bàn đến âm thịnh dương suy, âm khí xuất hiện nặng hơn dương khí thì con phải cẩn thận rồi ! Chúng ta tu đạo đang bồi dưỡng cái khí gì đây ? ( chánh khí ). Chánh khí là cái khí gì đây ? Có phải là cái khí thuần dương hay không ? Các con đã làm được chưa ? Các con thân là Điểm Truyền Sư phải nghĩ nghĩ xem cớ sao lại chiêu dẫn thu hút nhiều âm khí như vậy ? Có khi các con phải cẩn thận, cẩn thận đấy ! Tu đạo từ đầu đến cuối đều là việc của bản thân, do đó Hảo Hán làm việc thì phải Hảo Hán gánh chịu ! Nếu như con chẳng muốn làm Hảo Hán thì con sẽ thiếu mất cái thang thành Thánh thành Hiền, tiếp sau đó có thể chính là sự đọa lạc đấy.
◎Thầy vẫn là một câu nói ấy, muốn làm thì phải làm những việc đúng. Cũng là cuộc sống sinh hoạt của một ngày, sáng sớm ra khỏi giường, có người là vì độ chúng sanh, vì việc thiện mà bận rộn ! Có người ra khỏi giường một cái thì là vì tranh danh đoạt lợi đấy ! Các con hãy nghĩ xem, loại đời người nào trôi qua tương đối có ý nghĩa, có giá trị ? Các con tự mình hãy thật tốt mà ngẫm nghĩ xem, niệm đầu chớ có sai lệch đấy.
◎Nếu như có một ngày, đạo vụ đã phát sinh vấn đề rồi, các con có thể chủ động đưa ra để nói hay không ? có thể đàm luận giao lưu ý kiến với nhau hay không ? hay là chưa từng đàm luận với nhau qua ? Đạo vụ là phải cùng nhau vận hành, chẳng thể phân đấy ! Nếu như bốn người bốn thứ tâm thì sức mạnh lực lượng chẳng thể phát huy. Cái tâm như nhau mới có thể hướng cùng mục tiêu như nhau mà tiến, nếu không thì cậu sống ở đây, tôi sống ở kia, bình thường điện thoại nói chuyện, chẳng biết trong lòng cậu đang nghĩ gì, cũng chẳng biết tình hình của cậu, vậy phải phối hợp như thế nào ? Vì sao phải có một cái trung tâm ? Đấy là kinh nghiệm truyền thừa. Sự việc phải phân công chẳng có sai, thế nhưng tất cả những việc lớn thì con cũng đều phải có thể nắm bắt lấy, không phải nói mình chỉ phụ trách cái này thì chỉ lo quản cái này, như thế lâu rồi thì sẽ mệt mỏi lười biếng, sẽ cảm thấy rằng “ mình khổ tâm như vậy, sao đều chẳng nhìn thấy kết quả vậy ? ”. Tiền Bối của các con đến Đài Loan khai hoang đã mấy năm ? Còn các con thì lại đã bàn mấy năm ? Nếu như các con do vậy mà chán nản ngã lòng, muốn đổi người khác làm, vậy thì thật chẳng rõ lí rồi. Càng là không dễ phát huy thì càng cần đồ nhi các con dũng cảm đứng ra gánh vác; chí hướng của con là cứu độ chúng sanh, lẽ nào còn phải phân chúng sanh của nơi nào ?
◎Thầy hỏi các con, khảo nghiệm đến từ đâu vậy ? từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của các con đấy. Điều này nói thế nào đây ? Mắt của con nhìn thấy người khác làm không tốt thì con có thể đã đánh mất lòng tin với Đạo rồi, đúng không ? Tai của con nghe người khác nói những lời không tốt , hoặc bản thân mình đã nói một câu không tốt bị người khác chỉ trích rồi thì con có thể chẳng chịu ra để giúp đỡ rồi. Hôm nay tu đạo là việc của bản thân, bị sự khảo nghiệm mà chẳng ra giúp đỡ, tổn thất này là của ai đây ( bản thân ). Do đó phải nhận lí đấy ! Không rõ lí làm sao tu đạo ?
◎Mỗi một đạo trường do sự hộ trì của thiên mệnh, sự phát nguyện của chúng sanh mới có thể nhân tài lũ lượt xuất hiện; thế nhưng đạo trường càng lớn thì thị phi càng nhiều, cộng nghiệp ( nghiệp chung ) mà chúng sanh đã tập hợp cũng sẽ càng nặng.
◎Đối mặt với những vấn đề sắp phát sinh, các con nên tự cứu lấy mình và cứu lấy người khác như thế nào đây ? Sau khi đối mặt, nghìn môn vạn giáo liên tiếp xuất hiện, đang cùng lúc tranh đạo danh, trục Đạo lợi, các con nên xây dựng đồn lũy pháo đài tinh thần vững chắc nhất như thế nào đây ? Làm thế nào để thật sự nắm bắt lấy một đường kim tuyến này ? Các con nếu như vì tham công, khích lệ người khác cầu đạo lại từ đầu lẫn nữa, như vậy đúng đắn không ? Ngũ Giáo Thánh Nhân cũng đang cứu người cứu đời, con phải tùy duyên mà độ, không được cưỡng cầu, chớ có khích lệ người khác cầu đạo lại từ đầu lần nữa. Thiên mệnh chẳng có hiện tại và quá khứ, thiên mệnh chỉ có ẩn và hiện.
Vô oán vô Hối, khảo nghiệm chẳng khởi
◎Tu đạo phải là đánh chẳng lùi, mắng chẳng rớt ngã, thế nhưng các con đều là quá ư là an lạc, quá ư là thuận cảnh rồi ! Chỉ là gặp phải một chút sự công kích nhỏ, khảo nghiệm nhỏ, trắc trở nhỏ thì oán trời trách người, chẳng thể nhận mệnh. Cái gì gọi là nhận mệnh ? Nhận thức rằng một số những nghịch cảnh này mà con gặp phải là những nhân duyên do những tội lỗi sai trái đã phạm lũy kiếp đến nay tập hợp mà thành, chẳng phải là tu 3 ngày, 3 năm thì có thể kết liễu, có người tu cả đời cả kiếp đều chưa hẳn có thể liễu. Ôi, con người ! chẳng có nghiệp thì chẳng chuyển kiếp làm người, thế nhưng các con thì lại là nghiệp nặng đức mỏng.
◎Khi phối hợp với Tiền Hiền, Tiền Hiền có chỗ thiếu sót, bàn đạo chẳng thể thuận theo ý con thì trước tiên phải kiểm thảo bản thân con, thuận theo những nhân duyên này, trong tình huống hết cách rồi mới lại đắc được con đường sống, khổ ( đắng ) tận thì mới được cam lai ( ngọt đến ), chẳng phải là chịu một chút khổ nho nhỏ thì trách trời, trách đất, trách Tiền Hiền, giống như là mỗi một người đều có tội vậy.
◎Tu đạo một chút gánh vác, gánh chịu cũng đều chẳng có, khi gặp phải lúc làm sai thì đùn đẩy hết sạch, chỉ hy vọng công đức đều để cho con chiếm lấy, chỉ hy vọng Tiền Hiền đều thuận theo ý con, nhân sự đều để cho con viên viên mãn mãn. Con liệu đã từng nghĩ qua, cái không tốt của Tiền Hiền, sự thiếu sót của Tiền Hiền đều là đang vun bồi con, tạo tựu con, để cho con càng có sự bao dung, độ lượng rộng lớn, để cho chức trách, sứ mệnh mà sau này con gánh vác càng lớn, để cho con sau này có thể càng đứng đầu bảng.
◎Con liệu đã từng nghĩ qua như vầy : Sự tạo tựu, hậu ái của ông trời, mượn hoàn cảnh, mượn thuận cảnh, mượn nghịch cảnh, mượn tất cả những sự không thuận lợi để khiến cho con càng trưởng thành, khỏe mạnh cứng cáp, mưa bạo gió cuồng có lớn chăng nữa đều sẽ chẳng thoái lùi.
◎Có khi các đồ nhi cũng sẽ có lúc chẳng biết nên làm thế nào. Các con đều rất có tâm muốn bàn đạo vụ cho tốt, muốn vận hành thật tốt, thế nhưng lại mê lạc mất phương hướng rồi, chẳng biết nên thúc đẩy như thế nào. Lẽ nào trên đời chỉ còn sót lại mỗi mình con ? Có hay không Tiền Hiền có thể hỏi ? có muốn thỉnh giáo hay không ? Nếu như con nói rằng “ Họ đều chẳng hiểu con ! ” Nếu các con muốn tự mình giả định như thế, vậy thì thầy đây cũng chẳng còn cách rồi. Con nói rằng : “ Mình ở cái quốc gia này vất vả như vậy, nó chẳng hiểu cái khổ của mình, chẳng hiểu được mình ”, nghĩ như thế thì tự mình sẽ càng khổ thêm nữa.
◎Thầy hỏi các vị đồ nhi đây, đi con đường tu bàn này có phải là sẽ chịu rất nhiều những sự hủy báng của bạn bè thân ? Gia đình, người nhà thường có rất nhiều sự không thấu hiểu lượng thứ, đúng không ? Thầy hỏi các con, tu đạo sẽ có loại vấn đề này, lẽ nào những gia đình bình thường thì sẽ không gặp chịu đủ thứ khảo nghiệm sao ? Có phải là vẫn sẽ cãi vã om sòm, cũng sẽ có bệnh tật vậy ? Thầy lại hỏi các con, có phải là bởi vì các con ở đạo trường tận tâm như vậy, trái lại khiến cho người nhà không thể thấu hiểu lượng thứ, cho rằng các con quá chấp mê rồi thì con chẳng tu chẳng bàn, phải không ? Các đồ nhi liệu có biết vì sao các con có một cái tâm chịu thật tốt mà tu, thật tốt mà bàn như thế không ? Nếu chẳng phải là đồ nhi lũy kiếp có tu, lại rất có duyên với phật như vậy thì đã chẳng cách nào vào được cửa phật này rồi đấy ! Đấy là căn cơ duyên phận của mọi người đấy !
◎Vào cái thời kì mạt hậu này, các đồ nhi tuyệt đối phải thận trọng nghiêm túc, phải kiên trì đến cùng, giữ cho đến một giây cuối cùng. Thầy đây biết rằng các con ở nhà đã chịu khổ, thế nhưng thân con đảm nhiệm chức vụ bàn sự nhân viên nho nhỏ, chẳng được người khác xem trọng, trong lòng không được có chỗ bất bình đấy. Hôm nay tu bàn đạo đều là phải tự nguyện, phải cam tâm tình nguyện mới có thể lâu dài, càng quan trọng hơn nữa là phải nhiệt tình phụ trách, chẳng từ chối những sự vất vả gian khổ, chẳng có ác cảm oán hận đấy !
◎Thầy đây một khắc cuối cùng này chỉ cầu các đồ nhi thời kì mạt hậu tuyệt đối phải giữ lấy cái tâm niệm này đấy ! Tế Công bên ngoài kia còn từ bi hơn thầy đối với các con, bởi vì ông ấy sẽ không để cho các con chịu khổ ! thế nhưng đồ nhi phải biết rằng, con đường tu đạo này chẳng phải là đơn giản như vậy, Thánh Hiền Tiên Phật các đời đến nay có phải là cũng đã trải qua đủ thứ những khổ nạn mới mài luyện thành tựu đấy ? Do đó các đồ nhi tuyệt đối phải nuốt được cái khổ này.
◎Nhận lí tu đạo, chẳng rời luân lí đạo đức căn bản.
Nhận lí tu đạo chẳng rời việc tự mình phản tỉnh sám hối.
Nhận lí tu đạo chẳng rời việc trừ hư danh, quay về sự mộc mạc.
Nhận lí tu đạo chẳng rời việc xem giàu nghèo với tâm bình đẳng.
Nhận lí tu đạo chẳng rời việc mượn tướng để rõ lí, phá tướng.
Nhận lí tu đạo chẳng rời đạo thống, nghiên cứu cội nguồn.
Nhận lí tu đạo chẳng rời việc uống nước nhớ nguồn chớ quên cội gốc.
Nhận lí tu đạo chẳng rời Kinh điển ngũ giáo.
Nhận lí tu đạo chẳng rời việc lấy Thiên Tâm làm trung tâm.
Nhận lí tu đạo chẳng rời dứt nhân tình tồn thiên lí.
Số lượt xem : 737