Giữa Thánh và Phàm ( Lời của thầy )
Đời người vốn dĩ nên có mục tiêu, có lí tưởng, có một nơi kí thác gửi gắm tinh thần. Có những sự việc quan trọng này phải đợi các con đi thực hiện, do vậy các đồ nhi tuyệt đối chớ có sợ áp lực, chớ có sợ hỗn loạn. Con người ! Có áp lực thì mới có thể sinh tồn; nếu như trên địa cầu chẳng có áp lực thì các con đã bay lên rồi, đúng không ?
Điều này biểu thị rằng áp lực là tốt đấy. Đồ nhi ơi ! Chớ có sợ giữa thánh và phàm có rất nhiều việc, rất nhiều áp lực ! Các đồ nhi phải bình tâm tịnh khí, phải hợp với công phu tu đạo ấy, đem sự việc làm tốt từng cái một, chỉnh đốn tốt từng cái một,vậy chính là thánh phàm kiêm tu, chớ chẳng phải nói rằng mình là người phàm, mình đến phật đường giúp đỡ thì gọi là thánh phàm kiêm tu. Việc phàm và việc thánh đều có thể làm rất tốt như nhau, có thể xử lí rất viên mãn thì là thánh phàm kiêm tu. Có thể thánh phàm kiêm tu thì càng có thể thể hội những khốn khổ của cuộc sống, càng có thể phát huy ra cái tâm từ bi này, càng có thể hiểu được vì sao phải tế thế cứu nhân, bởi vì con đã đem đạo sinh hoạt hóa rồi. Đồ nhi ơi ! Tu đạo chính là phải cầu sự tiến bộ, đúng không ? Đồ nhi đi đến bước đường này, bị vây khốn rồi, chẳng biết làm sao mà vui nổi, cũng chẳng biết giữa thánh và phàm nên lấy, xả như thế nào, nên cân nhắc nặng nhẹ thế nào, cảm thấy rằng làm tốt việc phàm thì đã rất tốt rồi, thế nhưng người ta lại cảm thấy rằng con quá ít khi đến phật đường; mà thường đi đến phật đường thì những người trong nhà lại không vui, tự bản thân mình cảm thấy giống như chẳng phải là đang tu đạo, nên làm sao đây ? Vì sao lại nói là thánh phàm kiêm tu vậy ? Tại phàm, con có trách nhiệm của con, khi tận trách nhiệm của mình, phải chăng tâm chẳng cam, tình chẳng nguyện ? Những người thân nhất dễ dàng chống đối với các con, phải không ? Những người thân nhất vì sao dễ dàng chống đối các con nhất vậy ? Lẽ nào họ hận con nhất sao ? Vậy thì là vì cái gì ? Bởi vì quan tâm đến con đấy ! Thế nhưng, cớ sao lại trở nên như thế ? Bởi vì con có chỗ yêu cầu, đòi hỏi đối với họ, phải không ? Thật ra mọi người đều là vì để tốt cho đối phương, chỉ là trên quan niệm chẳng thể đàm luận, lời nói chẳng rõ, thế nhưng dụng ý đều không phải là như thế, đúng không ? Đồ nhi có vui vẻ không ? Có lẽ có người chẳng biết vui vẻ là cái gì ? Nay thật chẳng dễ gì đã cầu đạo rồi, biết được đạo rất tốt, có một chút chút vui vẻ ấy, thế nhưng chẳng cách nào, các con là người, phải đối mặt với đời người của mình, phải đối mặt với con đường của mình, vẫn là sẽ có những lúc rất không vui, bởi vì con đã đem thánh và phàm phân quá rõ ràng rồi, đem phật đường và gia đình cũng đã phân quá rõ ràng rồi, nói cái gì “ đạo trong ngày thường ”, thế nhưng ngày thường của các con đều chẳng phải là đạo; các con đều chẳng có đem đạo dẫn nhập vào cuộc sống. Đạo phải dẫn nhập vào cuộc sống như thế nào đây ? Có phải là đến phật đường thì mới đoan đoan chánh chánh, đường đường hoàng hoàng ? ( Không phải ) Có phải là đến phật đường mới cẩn cẩn thận thận ? ( Không phải ) Đến phật đường học tập phật quy lễ tiết là học tập kính Lão tôn Hiền, thừa thượng khải hạ, trật tự rõ ràng, cung cung kính kính; thế nhưng các con ở nhà trong cuộc sống bình thường có phải cũng là như vậy ? Có tôn kính người khác như thế không ? Rời khỏi phật đường thì đã khác rồi, biến thành tự làm theo ý mình thích, phải không ? Đồ nhi ơi ! các con phải làm việc, phải sự nghiệp, phải sinh hoạt, thầy đây chẳng phải là bảo các con buông xuống cuộc sống sinh hoạt của các con, cũng chẳng phải là bảo các con chớ có đi làm, chớ có kiếm tiền, chẳng cần phải duy trì cuộc sống gia đình; thầy chỉ là bảo các con từ trong sự bận rộn mà dành ra một chút thời gian. Con kiếm nhiều tiền rồi thì từ từ sẽ trầm mê ở sự hưởng thụ vật chất, đi theo nó rồi. Con người, đặc biệt là người tu đạo, chớ có thường xuyên cho bản thân mình có cảm giác thoải mái; cái cảm giác thoải mái này hễ lên một cái thì trong vô hình sẽ từ từ thâm nhập thấm sâu vào con; con càng là muốn thoải mái dễ chịu thì cái tâm bổn lai, cái tâm giác ngộ ấy của con bèn chẳng còn rồi. Các con đều là có gia đình, sự tu dưỡng của bản thân mình lại thế nào đây ? Cho dù là con tu được rất tốt, thế nhưng một nửa ấy còn lại của con thì sao ? Con cái của con thì sao ? Người nhà của con lại thành toàn được như thế nào rồi đây ? Các con đều bảo người ta tề gia, tu đạo phải thành toàn những người trong nhà, vậy thầy muốn hỏi con, bản thân các con thì sao ? Các con phải thật tốt mà dụng tâm nhiều một chút trên những sự việc xung quanh gần bên mình, dụng tâm nhiều một chút trên những việc nhìn thấy được, những thứ khác còn lại chẳng cần con lao tâm phí lực thì con thảy có thể yên tâm, chẳng cần phải bận tâm mù quáng, biết không ? Các con càng đa tâm thì sự việc sẽ càng nhiều. Thầy nói những lời này với con, tuy rằng nói giọng điệu đã nghiêm khắc một chút, có thể là các con cho rằng thầy đang quở trách các con, nhưng đấy là những việc thực tế đấy ! Đấy là những việc mà thầy đã biết được, nếu chẳng nhắc nhở các con một cái thì các con đều dần dần mơ hồ rồi. Độ hóa chúng sanh không nhất định là phải giống như một cái tổ ong chen chúc ồ ạt đi ra nước ngoài khai hoang mới là bàn đạo, mà là phải xem hoàn cảnh của con mà định. Con phải bên trong hoàn cảnh của mình làm viên mãn gia đình của con, đấy cũng là độ hóa chúng sinh. Thế nhưng có người lại không như vậy, thầy đây muốn các con đi làm viên mãn gia đình, hiếu thuận cha mẹ, đi cảm hóa những người nhà của con, để cho cha mẹ của con tiếp nhận cái đạo này. Nếu như con cứ đâm đầu vào việc phải xông ra ngoài đi khai hoang, như vậy thì không đúng rồi đấy ! Do đó, thầy muốn các con thật sự đi làm viên dung tứ phương, viên dung mọi thứ trên quan niệm, trên hành động, chứ không phải là việc gì cũng đều cứ mãi khăng khăng.
Vào cái thời kì mạt hậu này, bất kể là như thế nào, tuyệt đối không thể khai trai phá giới ! Nếu như lại khai trai phá giới, muốn sám hối bù đắp lại, e rằng đã khó càng thêm khó. Ai đến gánh vác cho các con đây ? Các đồ nhi phải ghi nhớ lấy, mỗi người đều sẽ trải qua một đoạn khảo nghiệm lớn như vậy, để cho các con vào thời khắc khẩn cấp, xem coi con muốn bảo vệ lấy tánh mạng hay là khai trai phá giới ? Điều này thì phải xem trí tuệ của các đồ nhi rồi; chỉ cần con có thể xông phá cái ải khó này, thầy dám nói rằng nhất định chẳng có vấn đề ! Đấy là ông trời đang khảo nghiệm trí tuệ của các con, lại còn lòng tin đối với đạo nữa đấy ! Các đồ nhi chỉ cần tiếp nhận mệnh lệnh đi làm thì được rồi; các con xem xem, những người làm quyết định ở phía trước trái lại còn rất vất vả đấy ! Các đồ nhi có phát hiện ra không ? Có một số người sẽ nói : “ Mình đều tiếp nhận mệnh lệnh của người khác, mình cũng muốn phát bố mệnh lệnh đấy ! ”, xin hỏi, ai đến tiếp nhận đây ? đã từng có qua cách nghĩ này chưa ? Nếu như con cho rằng bình thường ở nhà đã quen làm anh cả rồi, bây giờ đến phật đường phải làm đàn em, làm em út, hình như trở nên rất không quen, có cái tư tưởng như thế không ? Đồ nhi ơi ! các con phải học tập cái tâm khiêm tốn thì tu đạo mới càng tu càng vui vẻ đấy ! Đạo là rất tự nhiên đấy, chỉ cần các đồ nhi từ từ đi phát hiện thì các con sẽ cảm thấy áo diệu vô cùng đấy ! Nếu như trong phật đường chẳng có vấn đề gì về nhân sự rồi thì tự nhiên gia đình sẽ theo đó mà viên mãn. Trong gia đình và ở đạo trường đều phải nhất trí; ở phật đường rất thân thiết, rất tốt, rất hòa nhã với người khác, chớ có hễ về đến nhà thì bày cái mặt ra cho người nhà xem, cái gia đình như thế làm sao mà viên mãn ? Hiểu không ? Các con những người trẻ tuổi đây, thầy bảo với các con, cái gọi là “ Thân thể phát phu thụ chi phụ mẫu, bất cảm huỷ thương, hiếu chi thủy dã – thân thể, tóc và da đều là nhận được từ Bố Mẹ, cho nên không dám làm tổn thương, là sự khởi đầu của hiếu đạo" ! Đấy là cái hiếu có hình có tướng nhìn thấy được ! Trên phương diện khác mà nói, cha mẹ của các con sinh cho các con một cái thân thể tứ chi kiện toàn, ngũ quan đều tốt; con nếu như chẳng đến lập thân hành đạo thì là con bất hiếu, nghe có hiểu không ? Con phải nhìn và ngẫm nghĩ xem đấy ! Mắt của con, tai của con, miệng của con, chân của con, có phải là những việc mà mình đã làm đều đã hợp với đạo rồi ?
Số lượt xem : 608