Điều Kiện để Thành Đạo ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )
Tây nguyên năm 2012, Tuế Thứ Nhâm Thìn ngày 12 -14 tháng 9 ( tức ngày 26-28 tháng 10 năm 2012 )
Pháp hội 3 ngày tiếng anh, tại Phật Đường Vĩnh Khánh, Malaysia.
Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật rằng : Tu đạo chỉ cần có đủ A,B,C và 1,2,3 đơn giản nhất thì có thể thành đạo.
A là Nhân Duyên (Affinity with Human)
Tu đạo, bàn đạo trước tiên phải cùng chúng sanh kết thiện duyên, không có chúng sanh, chỉ có mỗi mình con ở đó đại từ đại bi có ích gì không ? Do đó, tu đạo thời kì Bạch Dương, chúng sanh chính là đạo trường, mỗi người đều tu đạo trong sự cư xử qua lại với những người khác, do đó muốn thành phật đạo, trước hết phải kết thiện duyên với chúng sanh. Do đó có đầy đủ nhân duyên rồi, con mới có thể tu luyện, độ hoá, thành đạo trong cõi hồng trần này ! Thế nhưng nếu như hôm nay con toàn là kết xuống những mối ác duyên với chúng sanh, vậy thì con đường tu đạo này của con có phải là đã chướng ngại rất nhiều rồi ? Do vậy các đồ nhi phải kết mối duyên tốt, chớ có kết những mối ác duyên đấy !
B là tâm Bồ Đề ( Bodhi Heart )
Mỗi một người đều phải phát cái tâm bồ đề, con có thể khiến cho cái tâm bồ đề này chẳng lắc lư dao động trong những trận mưa gió, con có thể khiến cho cái tâm bồ đề này thuỷ chung như một trong mọi sự thuận nghịch, vậy thì con đã thành công rồi. Mỗi người đều có phật tánh, bồ đề này vốn ở trong mẫu ruộng tâm của con, chỉ là các con đến cõi hồng trần trọc thế này mê muội mất rồi. Hôm nay con cầu đạo, tu đạo, bàn đạo thì con phải khôi phục lại cái tâm bồ đề này đấy, để cho cái tâm bồ đề này vĩnh trụ trong mẫu ruộng tâm, khôi phục lại sự quang minh sáng ngời của tự tánh, do đó tâm bồ đề có thể thường trụ, vậy thì con thành công rồi đấy !
C là sự từ bi ( Compassionate Heart )
Con phải có một cái tâm từ bi, trước hết phải không kết ác duyên với chúng sanh trong sáu nẻo. Hôm nay con nói con rất từ bi, con có tâm bồ đề, con muốn rộng độ chúng sanh, thế nhưng bản thân mình vẫn ăn thịt từng miếng từng miếng to vào miệng, vậy có xem là từ bi không đây ? Hãy nghĩ xem những chúng sanh này đáng thương biết bao đây ! Những chúng sanh sáu nẻo này chính là do luỹ kiếp đến nay có những tội lỗi sai trái của họ nên mới trở thành súc sanh đấy ! Do vậy các con phải mang cái tâm từ bi, chớ có sát sanh, chớ có dùng mạng của nó đổi lấy mạng của mình đấy, con dùng tánh mệnh của người khác để đổi lấy thọ mạng dài lâu của bản thân, đấy gọi là từ bi hay sao ? Sát sanh thì sẽ mạng ngắn, bởi vì con đang sát sanh hại mạng, oán khí của chúng là không thể làm lắng xuống đâu đấy; hãy nghĩ xem hôm nay nếu người khác dùng dao kề trên cổ của con, con có sợ hay không ? nên dùng tâm mình để so lấy tâm của người khác đấy !
Chúng ta hãy dùng căn cứ y học xem, khi một con động vật bị giết mổ, nó đã khởi lên cái tâm khiếp sợ, nó bèn phóng thích ra các độc tố. Những độc tố này ngưng kết ở trong huyết dịch của nó, tản phát ở bên trong biểu bì của nó; con đem nó giết rồi ăn vào, vậy thử hỏi những độc tố ấy lưu lại trên thân của ai đây ? Do đó vì sao mà hiện nay bệnh tật lại nhiều như vậy, đều là do sự lạm sát mà đến đấy. Vì sao mà hiện nay tai kiếp lại nhiều như vậy ? đều là do sát sanh mà đến đấy. Do vậy hãy mang tấm lòng từ bi nhiều vào, cùng là ẩm thực, con ăn rau xanh củ quả cũng vẫn có thể sống như nhau, do đó chớ có chấp trước những dục vọng của bụng miệng, hãy mang tâm từ bi nhiều vào.
1 là ( nhất tâm bất nhị ) ( One Mind )
Con đối với con đường tu đạo này, bất luận là người khác nói những lời huỷ báng với con như thế nào, con đều thuỷ chung như nhất, trước sau như một một lòng tin tưởng, sự tu đạo một lòng chẳng hai, cứ đi tiếp nữa một cách thật thà, vững chắc nghiêm túc, thiết thực, vậy thì con có thể thành phật rồi.
2 là “ nhị lục thời trung ” ( Every Moment )
Con thời thời khắc khắc ôm ấp cái đạo tâm, thời thời khắc khắc những hành vi việc làm đều có đạo, đều chẳng rời trung đạo, vậy thì con muốn thành phật thì đã thành công một nửa rồi.
Đạo là phải thời thời khắc khắc ở trên người đấy, chẳng phải nói lúc vui thì trên thân mình mới có đạo, lúc không vui thì đạo trên thân mình một chút đều chẳng nhìn thấy.
Tu đạo không thể tâm trạng không tốt, cảm xúc không ổn định; con bực tức cáu kỉnh là đang cáu kỉnh với tuệ mệnh của chính mình đấy, do đó người tu đạo phải thật thà, một cái đạo tâm chớ có chợt lên chợt xuống, chợt nóng chợt lạnh đấy. Cũng giống như con nấu một nồi canh, chốc thì con cho nó lửa lớn, chốc thì con cho nó lửa nhỏ, vậy nồi canh này uống sẽ ngon không ? Do đó cùng là đạo lí đó, một cái đạo tâm lên lên xuống xuống, chợt nóng chợt lạnh, vậy thì chẳng thể nấu ( hầm ) ra mùi vị ngon rồi.
3 là “ tam bất rời ” ( Three NOT to be away ) : Tu đạo có thể tuân theo “ Tam Bất Rời ” là rất quan trọng đấy. Tâm của con người quá dễ phóng thả ra ngoài rồi, do đó cần một môi trường để quản thúc, ràng buộc con, do đó tu đạo chẳng rời phật đường chính là muốn để con nhờ vào việc quay về phật đường để thu tâm, về đến phật đường đem cái tâm tạp loạn này của con thâu trở về. Hãy nghĩ nghĩ xem việc quan trọng nhất của con ngay lúc ấy là việc gì ? Bởi vì con đường tu đạo quả thật là có quá nhiều những nghi hoặc rồi, có lúc ở trong xã hội, trong gia đình, vẫn cứ là có rất nhiều những lời đồn đại nhạo báng vô căn cứ, nghe thấy rồi bản thân mình nhất thời giải gỡ chẳng ra, do đó cần có các Tiền Hiền đến dìu kéo dẫn dắt con, do vậy tu đạo không rời Tiền Hiền, Dẫn Bảo Sư cũng là tiền hiền của con đấy; thời thời khắc khắc không rời khỏi Tiền Hiền thì có thể cởi gỡ ra rất nhiều những vấn đề chẳng cách nào lí giải.
Trong quá trình tu đạo phải không rời kinh điển, bởi vì kinh điển là kết tinh trí tuệ của các bậc Thánh khi xưa. Trí tuệ của các bậc Thánh xưa, con đường mà bậc Thánh xưa đã đi qua, trí tuệ mà các ngài đã để lại, con hôm nay đọc hiểu nó, lĩnh hội nó, vậy thì cái trí tuệ này bèn là của con rồi. Dù là trong quá trình tu đạo, hay là hành trình của đời người, khi con gặp phải những khốn khó, những vấn đề nan giải, hãy lật mở ra những kinh điển của các bậc Thánh xưa để so sánh đối chiếu với tình trạng hiện tại của mình, con bèn có thể giải gỡ ra rất nhiều những điểm nghi vấn, bèn có thể buông xuống rất nhiều những sự nghi hoặc, cũng có thể buông xuống rất nhiều những sự cằn nhằn, oán trách. Khi con cảm thấy hoàn cảnh của con rất tệ, con hãy đối chiếu đối chiếu với các bậc Thánh xưa; khi con so sánh đối chiếu đến con đường của các ngài Thánh xưa ấy cũng có những lúc khốn khó, thậm chí là những lúc còn tệ hơn cả mình, thì con có phải là bèn đã rất cảm ân rồi không ? Sau đó lại còn phải xem xem, khi Cổ Thánh Tiên Hiền gặp phải tình trạng đó, các ngài ấy đã đối mặt như thế nào đây ? Hãy hấp thu lấy trí tuệ của các bậc Thánh xưa để thành tựu bản thân, do vậy tu đạo chẳng rời kinh điển, điều này cũng rất quan trọng.
Số lượt xem : 683