Điển phạm của Đạo Tôn Đức Quý
Hạ Tiền Nhân Thịnh Trân ( Đức Huệ Bồ Tát )
Dân quốc năm thứ 30 ( 1941 ), tại Thiên Tân có một vị Đường quả phụ, chồng họ Đường, bản thân họ Hạ. Chồng của bà để lại một di sản lớn, hoàn cảnh vô cùng tốt, mỗi ngày ăn uống hưởng thụ, hút khói nha phiến, thường không đến trưa thì không dậy khỏi giường. Thế nhưng, cô Tiền Nhân họ Hạ này có tấm lòng tốt, thích bố thí, thường làm những việc tốt, việc cứu tế.
Có một vị Trương Lão Tiền Nhân Vũ Thành cũng ở Thiên Tân, đã nói rằng : “ ai có thể độ được vị Đường quả phụ này thì công đức vô lượng. Bà ấy là một người tốt ”. Có một vị Khâu Tiền Nhân nói rằng : “ hậu học đi độ bà ấy vậy ! ”, Trương Lão Tiền Nhân nói : “ hoàn cảnh của cậu không tốt, cô độ không nổi bà ấy đâu ”. Khâu Tiền Nhân nói rằng : “ con cầu Lão Mẫu từ bi, con có thể độ được bà ấy ”, kết quả là ông ấy đã độ bà ấy. Khâu Tiền Nhân trước tiên độ con trai của bà ấy là Đường tiên sinh cầu đạo, sau đó thì đã độ được bà quả phụ này cầu đạo. Sau khi cầu đạo, nghe xong tam bảo thì bà nhanh chóng nói rằng : “ Tôi từ ngày mai trở đi bắt đầu cai khói nha phiến ”.
Y dược hiện đại phát triển, muốn cai khói nha phiến có thể tiêm thuốc trợ giúp, ngày xưa chẳng có, cai thuốc nha phiến rất khó. Kết quả là thời gian 20 ngày nửa sống nửa chết, cơn nghiện nha phiến đến rồi thì lăn lộn trên đất, nước mắt nước mũi cùng chảy ròng ròng, rất đau khổ, người làm công của bà nói rằng : “ phu nhân à, hút một miếng được rồi ! bà quá đau khổ rồi đấy ”, chuẩn bị xong cho bà phải hút một miếng, bà nói rằng : “ tuyệt đối không hút ”, bèn như thế vừa đau khổ vừa nhẫn nại, hai mươi ngày trôi qua rồi, khói cũng đã cai rồi. Sau khi đã cai xong khói nha phiến, bà bèn nhanh chóng đến phật đường nói với Điểm Truyền Sư rằng : “ tôi muốn thanh khẩu trường chay ”, vội nhanh chóng lập nguyện thanh khẩu; sau khi lập nguyện xong, lại đi nghe lớp nghiên cứu, nghe được một tuần lễ rồi thì lập nguyện xả thân bàn đạo, do đó bà từ lúc cầu đạo đến lúc lập nguyện một tháng trời, cũng chẳng có mở pháp hội. Sau khi phát nguyện, không phải giống như chúng ta sau khi phát nguyện rồi chờ đợi thời cơ, bà vội nhanh chóng nói với con trai rằng “ con tự mình đi nghĩ cách, di sản của tổ tiên chúng ta để lại, mẹ muốn quyên ra ngoài, đem toàn bộ trạch viện lớn ( nhà có sân trong ) và tất cả gia sản đều quyên cho đạo trường ”. Bà muốn xả thân bàn đạo. Kết quả là vị Tiền Nhân họ Hạ này đã đến Cáp Nhĩ Tân ở phía đông bắc Trung Quốc đi khai hoang. Vốn dĩ là một người hưởng thụ như thế, đạo thân đưa một ít tiền cho bà thuê một ngôi nhà nhỏ, một ngôi nhà cũ rách, an tọa một phật đường, bà ấy bèn sống ở đó, ở đó mà độ người. Từ sáng đến tối, bà đều ngồi trên chiếc ghế dài bằng gỗ để giảng nói đạo lí, vả lại eo lưng đều là giữ thẳng, dựng nên một tấm gương điển hình như thế, các đạo thân nơi đó đã bị bà làm cho cảm động, là một người kiên cường như thế.
Thời gian hơn 3 năm, chẳng cần nói bao nhiêu người đã cầu đạo, chỉ những người thanh khẩu không thôi thì đã có 5000 vị, đấy là điều thật sự thay đổi con người – thanh khẩu đấy ! Sau đó, có một hôm, bà nói với một vị Điểm Truyền Sư mà bà đã đề bạt sau đó rằng : “ ta muốn đi về rồi ”. Điểm Truyền Sư tưởng rằng bà trở về Thiên Tân, bèn nói rằng : “ Tiền Nhân ngài khi nào thì đi ? ”. Tiền Nhân nói rằng : “ còn chưa có xem ngày, con bảo các đạo thân đều quay về đây ”. Kết quả là đạo thân quay về, bà bèn vì mọi người mở hai ngày pháp hội; mở xong rồi bèn nói với mọi người rằng “ phải thật tốt mà tu đạo ”. Mở pháp hội xong, mọi người đi rồi, bà nói với vị Điểm Truyền Sư ấy rằng “ ta thật sự phải đi rồi, thầy đến tiếp dẫn ta rồi ! ”. Vị Điểm Truyền Sư này nghe thấy thế bèn hoảng hốt, thầy đến tiếp dẫn thì không phải là đi Thiên Tân rồi.
Điểm Truyền Sư nói : “ Tiền Nhân, ngài còn khỏe mà, cớ sao lại phải đi, thân thể còn tốt khỏe mà ! ”. Bà nói rằng : “ Phải đi rồi ! ”. Ngày thứ hai thì bà bị cảm, sau khi cảm thì không khỏe, mọi người quay về thăm bà, cùng nhau ăn cơm. Ăn xong cơm thì bà ngồi nói với mọi người rằng : “ Nhân duyên tam kì phổ độ trước nay chưa từng có này mọi người phải nắm bắt lấy, phải thật tốt mà tự độ độ người, thật tốt mà tu bàn, tạm biệt nhé ”, tay buông xuống thì bèn đi rồi.
Đấy là ngày mùa đông Dân Quốc năm thứ 33 ( 1944 ), bà đi rồi, lúc bấy giờ ở phía đông bắc trung quốc là thuộc sự cai trị của chính quyền Uông Tinh Vệ, gọi là ngụy “ Mãn Châu Quốc ”, là không qua lại với Quốc Dân Đảng. Bà mới quy không một cái thì tối hôm đó đã đến Tổng Đàn Thiên Tân đến đàn phê huấn, gọi là “ Đức Huệ Bồ Tát Hạ Thịnh Trân ”. Khâu Tiền Nhân nhìn đọc bài huấn, không đúng rồi ! Hạ Tiền Nhân đi khai hoang ở Cáp Nhĩ Tân, sao lại đến Đàn rồi, tưởng rằng là Tiên Phật muốn khảo người, do đó đem bài huấn văn cất đi, chẳng dám đem ra. Ngày xưa vào thời ấy chẳng có điện thoại thông tin liên lạc, nước Mãn Châu chẳng có thông tấn với Trung Ương, con người đều không thể qua lại, chẳng có tin tức.
Ghi chú : thông tấn nghĩa là thâu thập tin tức khắp nơi để cung ứng cho các báo quán.
Trải qua một tháng, Cáp Nhĩ Tân có đạo thân trở về đến Thiên Tân báo tang, Khâu Tiền Nhân nói rằng : “ quy không vào ngày nào ? ”, đem bài huấn văn ra so sánh kiểm nghiệm lại thì chính là đêm hôm đó, bên này quy không thì bên đó đã đến Đàn rồi, đây là một người chơn tu. Sau đó họ có người đi ra từ Cáp Nhĩ Tân, nói rằng lúc Hạ Tiền Nhân quy không, có đến mấy vạn người đi đưa tiễn, trên đường phố đều quỳ đầy cả. Lúc bấy giờ ngụy Mãn Châu Quốc trên thực tế là Nhật Bản quản chế. Chính phủ Nhật Bản cảm thấy rất kì lạ, một bà lão bình thường chết rồi, sao lại nhiều người đi đưa tiễn như vậy, trong đó chắc có vấn đề, thế nhưng điều tra cũng điều tra không ra rốt cuộc chuyện là thế nào, bèn cứ để mặc chuyện nó qua đi. Những đạo thân ấy quả thật cứ như là mẫu thân của mình qua đời vậy, đau buồn đến mức như thế. Trên thực tế, bà từ lúc cầu đạo cho đến lúc quy không chẳng có bao nhiêu năm, có thể thấy rằng bà là người chơn tu thật luyện.
Thịnh Tiền Nhân đại xả đại đắc
Lại có một vị là Thịnh Tiền Nhân Khảo Bân của Cáp Nhĩ Tân. Vị Tiền Nhân này vốn là người giàu có nhất của Cáp Nhĩ Tân, hoàn cảnh trong nhà rất tốt, đã mở 3 xưởng bột mì. Ông ấy trước đây tin phật giáo, ở trong phật giáo thì là bố thí, làm việc tốt, mọi người đều biết ông ta là một đại thiện nhơn. Sau đó cơ duyên chín muồi, Thiên Đạo truyền đến Cáp Nhĩ Tân, sau khi ông cầu đạo rồi, có một lần ông đi đến phật đường, Tiên Phật khai sa, vừa đúng lúc thầy đến Đàn từ bi nói rằng : “ đại xả đại đắc, chẳng xả chẳng đắc ”; ông ta nhìn thấy rồi, giống như chúng ta cũng thường hay nhìn thấy huấn văn “ đại xả đại đắc ” này. Ông quay về nhà bèn nói với đứa con gái rằng : “ chúng ta phải đại xả đại đắc ”. Ông bèn đem tất cả các xưởng bột mì đều bán sạch hết, bản thân mình chẳng để lại một xu, đem tiền toàn bộ đều đưa đến phật đường, giao cho Tiền Nhân của họ là Khâu Tiền Nhân.
Lúc bấy giờ Khâu Tiền Nhân ở Cáp Nhĩ Tân, mới nhìn thấy nhiều tiền như thế, không ổn rồi, cũng giống như chúng ta bây giờ nói bao nhiêu ức ( 1 ức là 1 trăm triệu ), chẳng biết nên làm thế nào, bèn đem tiền đến Thiên Tân giao cho Hồ Đạo Trưởng. Vị Thịnh Tiền Nhân này, lấy chúng ta hiện tại để nói thì nếu như có một người hành việc bố thí nhiều đến như thế thì nhất định là rất được kính mến quý trọng, đi đến đâu thì mọi người đều phụng làm thượng khách. Thế nhưng ông đến phật đường, Tiền Nhân của ông nói với ông rằng : “ con đến phật đường phải bắt đầu học từ chỗ dâng khăn ”. Ông bèn học dâng khăn ở cửa phật đường, bưng trà, những người đến đều là những công nhân của ông ta, ông ta vẫn y theo đó mà dâng khăn, bưng trà cho công nhân của ông.
Thịnh Tiền Nhân sau khi xả toàn bộ tài sản thì thường sống ở trong phật đường để phục vụ, làm việc siêng năng chẳng sợ cực khổ, đối đãi bình đẳng chẳng chút kì thị đối với các đạo thân mới, tự mình rót trà dâng khăn chiêu đãi thành toàn, thân thiết gần gũi khiến người ta cảm động; đạo vụ Cáp Nhĩ Tân do dó sự lãnh đạo của Thịnh Tiền Nhân mà bắt đầu hoằng triển một cách rộng lớn. Thịnh Tiền Nhân tuy rằng tận sức vì đạo, nếm hết thảy mọi gian lao vất vả, thế nhưng chưa từng có một lời oán trách. Ông có cái tâm từ bi và sự tu dưỡng tinh tiến, bất luận là nghe, nhìn, lời nói, hành động đều nghiêm túc cẩn thận, chẳng chút qua loa cẩu thả, có thể nói là đức cao vọng trọng, trở thành tấm gương sáng cho các hậu học.
Dân Quốc năm thứ 37 ( 1948 ) đại khảo đột khởi, Thịnh Tiền Nhân phụng lời kêu gọi của Trương Lão Tiền Nhân đến Thiên Tân. Dân Quốc năm thứ 38, Đảng Cộng Sản đã đến, đem các đạo thân của Cáp Nhĩ Tân bắt nhốt, hơn một vạn người, có một số các Tiền Nhân cũng ở trong số đó. Đảng Cộng Sản Trung Quốc bèn nói rằng “ đã chạy vuột mất một con cá lớn ”, ý tức là đã chạy mất một Thịnh Tiền Nhân, họ muốn bắt người này. Thịnh Tiền Nhân lúc bấy giờ sắp 70 tuổi rồi, người ở Thiên Tân. Ông nghe thấy việc này thì bi thống không ngừng, bèn bẩm cáo với Tiền Nhân của ông rằng : “ Tiền Nhân, con có một tâm nguyện vẫn còn chưa liễu ”. Tiền Nhân nói rằng : “ con có tâm nguyện gì vẫn chưa liễu ? ”, ông nói : “ con muốn quay về Cáp Nhĩ Tân ”. Tiền Nhân của ông nói rằng : “ không được, đã ra khỏi hố lửa thì không thể lại nhảy vào hố lửa, bởi vì đến đó chắc chắn chết chứ chẳng nghi ngờ gì nữa ”. Ông nói : “ con muốn đi cứu họ ra ngoài, có đến mấy vị Tiền Nhân ở trong đó, con muốn đi nói rằng chẳng liên quan gì đến họ, là việc của con ”, do đó ông bèn quỳ xuống để cầu. Tiền Nhân của ông vẫn là không đồng ý, sau đó ông mời đến vài vị Tiền Nhân giúp ông cầu xin, cầu đến mức Trương Lão Tiền Nhân chẳng còn cách gì nữa, nước mắt chảy xuống, gật đầu khóc mà nhận lời rằng : “ được thôi, con nếu đã muốn như vậy, thì hãy đi đi ! ”. Tiền Nhân nhận lời, vị Thịnh Tiền Nhân này bèn nhanh chóng đứng dậy, vui mừng khôn xiết, ông nói : “ tốt quá rồi, tốt quá rồi ! con tuổi tác lớn thế này rồi, là một người vô dụng, con vẫn còn có một cơ hội tốt như thế, đi hành một chút công ”.
Ngô Tiền Nhân của Hồng Kong nói rằng, hôm đó ông giúp Thịnh Tiền Nhân cầm hành lí, đưa tiễn ông đến trạm xe lửa Thiên Tân; Ngô Tiền Nhân gánh lấy hành lí ở phía sau, Thịnh Tiền Nhân đi ở phía trước. Ngô Tiền Nhân một mặt nhìn, một mặt khóc, một ông lão như thế, cả đời hy sinh vì đạo, đến cuối cùng vẫn phải tự mình đi nạp mạng, nên đã khóc rất buồn thảm. Thịnh Tiền Nhân quay đầu lại nhìn nói rằng : “ con thật ngốc, khóc cái gì, con lẽ ra phải vui thay cho ta, ta có một cơ hội tốt như thế có thể liễu nguyện ”. Sau khi lên xe lửa, Ngô Tiền Nhân đem hành lí giao cho Thịnh Tiền Nhân; Thịnh Tiền Nhân cầm lấy hành lí, bàn giao lại một câu nói với Ngô Tiền Nhân, ông nói rằng : “ chúng ta sau này bèn không thể gặp mặt, con tu đạo rồi, phải chú ý một chút, sống chết phải kéo cho ngang bằng, sống chết không kéo cho ngang bằng thì không thể tu đạo ! ”. Cái gì gọi là không kéo cho ngang bằng ? tham sống sợ chết gọi là không kéo cho ngang bằng, sống chết phải kéo cho bằng, cũng có nghĩa là xem nặng ngang như nhau. Kết quả, vị Thịnh Tiền Nhân này đi lên xe ngồi, vừa đến Cáp Nhĩ Tân thì đến chỗ tổng bộ của Đảng Cộng Sản đi đăng kí báo đến : “ các ông muốn bắt Thịnh Khảo Bân, tôi chính là Thịnh Khảo Bân, tôi đã về rồi. Thế nhưng tôi đến đầu án có một điều kiện, hơn một vạn người này chẳng có quan hệ gì với tôi, hãy đem họ thả hết, đều là việc của tôi thôi, một mình tôi gánh lấy ! ”, nghe nói là do vậy mà đã thả trên một nửa, có 3 vị Tiền Nhân vốn dĩ phải phán án tử hình, bởi vì Thịnh Tiền Nhân đều gánh lấy, 3 vị Tiền Nhân đó bèn được sửa đổi phán quyết, giảm án thành lao động cải tạo.
Đảng Cộng Sản bắt ông đi diễu hành ở Cáp Nhĩ Tân, các đạo thân quỳ tiễn đầy trên đường, có người dùng tam bảo, có người thì khóc, có người thì khấu đầu, biết rằng vị Tiền Nhân này là người cực tốt. Thịnh Tiền Nhân sau đó nói ra lời này, ông nói rằng : “ cảm tạ mọi người đến tiễn tôi, chúng ta sau này gặp lại ở trên trời ! ”. Thịnh Tiền Nhân lại nói ra 8 chữ này : “ mọi người chớ có buồn, “ chém đầu xử bắn, cáo lão hoàn hương ” ”, rất thanh cao tuyệt tục, phi thường như thế, có phải không ? Câu nói này đã dẫn lên một bầu không khí chung. Đến Dân Quốc năm thứ 38 ( 1949 ), năm thứ 39, năm thứ 40, mãi đến năm thứ 45, đã xử bắn rất nhiều vị Điểm Truyền Sư. Những vị Điểm Truyền Sư này đều nói lời của ông rằng : “ chặt đầu xử bắn, cáo lão hoàn hương ”, ông là người đầu tiên nói câu nói này. Sau đó có người ra từ Cáp Nhĩ Tân nói rằng lúc Thịnh Tiền Nhân sắp bị xử bắn thì cuồng phong nổi lên, sét đánh mưa trút, Đảng Cộng Sản không tin vào chuyện quỷ thần, thế nhưng nhìn thấy việc này cũng có chút e sợ, do đó đã ngừng lại một chút. Sau đó công thẩm 3 lần, bảo các đạo thân đi đến đó để hỏi : “ Thịnh Khảo Bân này có phải là đáng giết ? có phải là có tội ? ”; chẳng có ai nói rằng có tội, mọi người đều quỳ xuống. Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhìn thấy thế không ổn, đã công thẩm 3 lần đều chẳng có một người nào giơ tay, do đó bèn đã phái một số cán bộ của Đảng Cộng Sản, đi vào bên trong đó, lại hỏi : “ có phải là đáng giết ? ”, trong đó bèn có người nói “ phải ”, như thế mới xử bắn. Khi xử bắn, cuồng phong nổi lên dữ dội, sấm chớp giao nhau, là có sự cảm ứng.
Phụ chú : Lúc bấy giờ, vị Thịnh Tiền Nhân này, và cả vị Hạ Tiền Nhân kia, khi họ đều đem gia sản quyên ra ngoài, có rất nhiều người đều khuyên họ, ngay đến Tiền Nhân của họ đều khuyên họ rằng : “ con phải để dành lại một chứ, chớ có toàn bộ đều đem ra hết ”. Họ một hào tiền đều chẳng để lại, toàn bộ đều quyên ra hết. Hạ Tiền Nhân, Thịnh Tiền Nhân đều nói rằng : “ con xả thân bàn đạo, cái thân này đều xả rồi, tiền tài những vật ở ngoài thân còn để lại làm chi ? ”. Cái tinh thần này, chẳng còn chút nghi ngờ gì nữa, đấy là đạo tôn đức quý.
Số lượt xem : 554