BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Đạt Ma Môn Sinh Vấn Đáp Lục ( Trích từ Đạt Ma Chỉ Huyền Bảo Lục - hồi thứ 18 )

Tác giả liangfulai on 2023-05-24 18:05:13
/Đạt Ma Môn Sinh Vấn Đáp Lục  ( Trích từ Đạt Ma Chỉ Huyền Bảo Lục - hồi thứ 18 )

Đạt Ma Tổ Sư giáng    ngày 11 tháng 11 năm Quý Hợi


 

 

 

 

 

Đạt Ma từ bi rằng :

 

Thần Quang chẳng phải Thần Quang, ông ta giảng pháp thao thao bất tuyệt, cái mà ông ta điểm vẫn là “ nến trong gió ”, do đó nói : “ ánh sáng đèn cầy chẳng phải là Thần Quang ”. Những người bình thường giảng kinh thuyết pháp ngàn vạn quyển, kinh sách đều đã xem khắp cả rồi, hỏi ông ta Đạo là gì ? Vạn pháp quy nhất là gì ? ông tạ lại cứ “ câm miệng không lời ”, do đó cái mà Thần Quang nói là pháp trên giấy, nếu hỏi tâm pháp, hoặc hỏi Thần Quang là ai, thì ông ta lại ngẩn người ra một hồi lâu.

 

Người đời mỗi ngày đều chỉ này điểm nọ, chuyên đào bới những sai trái của người khác, có ai tìm chỗ sai của chính bản thân ? Phật chính là sinh ra từ trong chỗ nhận sai đấy. Người đời tâm ngoài cầu pháp, khẩu đầu thiền ngàn vạn bài có ích gì ? Chẳng khổ một chữ “ Hành ”, do đó nói : “ người chú giải Kinh Kim Cang không nhất định có thể thành Phật, người hành Kinh Kim Cang chắc chắn có thể thành Phật ”.

 

 

 

 

 

Cái mà Đạt Ma điểm là “ Thần Quang ” – Ánh sáng của Nguyên Thần, phật quang bổn lai ( bổn lai : gốc nguyên bản ban đầu ), do đó mà khiển trách Thần Quang ngay mặt, dập tắt ngọn lửa nến của ông ta, muốn ông ta diệt tả bàng ngoại đạo, nhìn xem ta diện bích hồi quang ( diện bích : ngồi xoay mặt vào vách tường ) mới là Thần Quang chân chánh thật sự, tức là dạy ông ta tìm kiếm bản thân.

 

 

 

 

 

 

Nay một chỉ của Minh Sư, dựa vào tâm pháp thiền môn mà luận thì tên gọi là “ Nhất Chỉ Thiền ”, chính là dựa vào một chỉ điểm này, điểm đến thì ngưng ( chỉ điểm ra chỗ then chốt chớ chẳng cần đàm luận sâu vào ), bảo con tự ngộ, đốn ngộ con là ai ? Nếu người thọ nhận chỉ điểm mà vô cảm chẳng quan tâm, thậm chí chẳng hiểu cái “ diệu ” của nó, ngỡ rằng đang biểu diễn làm trò, thì một chỉ này đồng nghĩa với uổng phí tâm cơ rồi.

 

 

Trác Cẩm Huy hỏi : Người đời thường nói rằng “ lương tâm đạo đức một cân đáng giá bao nhiêu ? ”, không biết là Tổ Sư có cách nhìn như thế nào ?

 

 

 

 

 

Đạt Ma đáp : Đạo đức và lương tâm thì người đời đều cho rằng là thứ hàng rẻ tiền, do đó có người nói “ đạo đức lương tâm một cân đáng giá bao nhiêu ? ”. Loại mà không dùng tiền có thể mua được này, người đời đều vứt bỏ nó rồi. Thân thể của người đời là do cha mẹ sanh, đắc được có vẻ dễ dàng, thế nhưng lớn lên “ thành người ”, thì cha mẹ đã tốn biết bao nhiêu là tiền ? Người đời chưa từng tính toán giá trị của bản thân mình. Người xưa nói rằng : “ Chỉ một chữ “ người ” đáng ngàn vàng, ngàn vàng khó mua tâm Thánh Hiền ”. Ta nói rằng cái đạo đức lương tâm này là món bảo vật tuỳ thân “ vô giá ”, nó là thứ kim cang bất hoại, sinh ra vốn có, cũng là món bảo mà đời đời truyền nhau, là hạt giống bồ đề của Chư Phật Bồ Tát, người đời lại cứ thường hay xem thường mà vứt bỏ như giày rách. Có câu nói rằng : “ lương tâm một cái đã chết đi, một cái chưa chào đời ! ” lương tâm, lương tâm, ngươi ở đâu ? lang tâm, lang tâm ( lòng lang dạ sói ) ngươi ở đây ! Ôi người đời ! Ngươi là “ Người ” hay là “ sói ” vậy ?

 

Trác Cẩm hỏi : Khoa học hiện đại tuy rằng phát đạt, thế nhưng những sự ốm đau bệnh tật của nhân loại vẫn là có tăng chớ chẳng giảm, bệnh viện thì giống như lò giết mổ sống vậy, người đời cớ sao phải chịu những kiếp ách này ? Xin Tổ Sư từ bi khai thị một con đường sáng tỏ, khiến cho chúng sanh được thoát lìa những khổ thú.

 

Đạt Ma đáp rằng : Người đời hiện nay, các học sinh đi học đều muốn học ngành y, hỏi cậu ta vì sao ? Ha ha ! Từ bi cứu đời sao ? Hay là ( muốn ) tiền thuốc không trả giá ? Mấy ai muốn hành y cứu người ? Phần lớn đều muốn nương nhờ vào cái này để hốt một món tiền lớn, vậy nên người đời chớ có mà sinh bệnh, để tránh ngậm đắng nuốt cay ( có nỗi khổ mà nói không ra ), lại còn phải nén chịu sự tiêm chích, thậm chí là bị sửa chữa ( mổ xẻ ), lại còn phải tốn tiền, đấy chẳng phải là không đáng hay sao ? Bình thường thì thích đòi nợ trả nợ, lúc này chắc chắn là không trả giá được, không còn cách khác. Lúc bình thường thì dũng mãnh hoạt bát, bừng bừng sinh khí, lúc này thì như một con giun, ngoan ngoãn mà nghe lời, người đời vì sao lại phải chịu cái kiếp ách này ?

 

 

 

 

 

 

Ta nay bảo cho biết : đều bởi vì người đời đem đạo đức lương tâm vứt bỏ đi rồi. Có câu nói rằng : “ con người là dụng cụ của tâm ”, một cái tâm phát thối rồi thì chẳng ai dám hỏi, sớm muộn gì thì cũng sẽ bại hoại thân thể, Thần Thánh chẳng cách nào chữa trị, chỉ còn cách đưa gửi vào trong bệnh viện để bác sĩ đến giúp con “ sửa chữa ”. Do vậy mà kinh nói rằng “ tâm khởi vẫn là lúc bệnh sanh ”, thì là cái tâm của người đời đã bệnh trước rồi, một người mà mang cái tâm lí không lành mạnh, dối trá lừa lọc, muốn lừa đảo dối gạt người khác, muốn kiếm chút lời vụn vặt, muốn trộm hương đoạt sắc, muốn cao ngạo lăng nhục khinh người, muốn tửu lượng hơn người, muốn thức khuya suốt đêm, muốn … tất cả những cái này đều là cái nhân gây bệnh, “ trong nhàn kiểm điểm chuyện ngày thường, trong tịnh suy ngẫm việc đã làm : thường mang giữ sự nhất tâm hành chánh đạo thì tự nhiên trời đất chẳng phụ lòng ”. Nếu như người đời có thể gìn giữ tự thân thuần khiết trong sạch, tâm bình khí hoà, chẳng tạo những tư hại, công hại, thì bảo đảm có một thân thể khoẻ mạnh, tin rằng chẳng có người sanh bệnh, cũng chẳng có người muốn làm bác sĩ mở bệnh viện nữa rồi.

 

Liệu Nhân Quốc hỏi Đạt Ma : Cha mẹ quản giáo con cái, phải chăng phạm vào “ sân ” ?

 

 

 

 

Đạt Ma đáp rằng : Cha mẹ giáo dục con cái, nên dùng lòng yêu thương để “ cảm hoá ”, thế nhưng nếu con cái chẳng nghe lời, thì nên như sự thị hiện của Phật “ Nộ Mục Kim Cang Tướng ” ( tướng Kim Cang trừng to đôi mắt tỏ vẻ giận dữ ) để doạ nạt, đấy gọi là “ giáo hoá ”. Cái gọi là “ cảm hoá ” “ giáo hoá ” hai cái này hơi có sự khác biệt : Cảm hoá tức là dùng tấm lòng yêu thương tình cảm để làm cảm động đối phương; giáo hoá tức là dùng những cách nghiêm khắc, như trượng kiếm của Lữ Tổ, như Chư Phật cưỡi thú, như Quán Âm ngàn mắt ngàn tay, đều dùng vũ lực ( pháp lực ) để làm thuần phục kẻ ngỗ nghịch. Giáo dục con cái thì tuỳ tố chất mỗi đứa mà lựa chọn cách dạy thích hợp với đặc điểm của mỗi đứa, chọn cách mà dùng, tuỳ pháp thí giáo, cũng không thể trách phạt quá đáng; thế nhưng thị hiện loại tướng giận dữ này thì tác dụng ở chỗ doạ nạt ngăn cản những hành vi ngỗ nghịch, nhưng còn tự tâm mình thì không được tự loạn. Hãy nhớ kĩ “ nộ tướng ” ( tướng giận dữ ) có thể, thế nhưng “ nộ tâm ” thì không được.

 

 

Kim Cang Nộ Mục từ bi tâm

 

Số lượt xem : 663