Chỉ nam tu bàn ( Lời của Thầy )
Kiếp này, con nếu như đã đến rồi thì phải làm cho tốt, làm một cách xứng đáng, làm một cách thật đẹp mà trở về thì mới có thể gia công tiến quả.
Đồ nhi ơi, tu bàn đạo phải có dũng khí không ngừng hướng về phía trước, chớ chẳng phải là sự hứng thú nhất thời. Cái dũng thật sự là lớn mà cứng cỏi mạnh mẽ, vả lại có thể nhu mềm đấy. Các con đều là những người phất vẫy cờ, phải làm tấm gương mẫu mực của đại chúng, dẫn đạo chúng sanh vào chánh đạo, con đường đàng hoàng đúng đắn, điều này vốn không khó, thế nhưng xem con muốn làm hay không mà thôi. Nếu như con chẳng đem lá cờ ra, cho dù là gió có lớn đi nữa cũng chẳng tác dụng gì, chẳng có ích gì; khi con cầm cây cờ lên phất vẫy mới biết rằng thì ra trợ lực của gió là lớn như vậy. Tương tự, con nếu như có thể toàn tâm toàn ý đi bàn đạo thì mới hiểu rằng thì ra trời đất là to lớn như vậy, do đó mới nói, tu bàn đạo trước hết phải có đủ dũng khí. Tu bàn đạo cũng giống như tàu hỏa vậy, thời thời khắc khắc phải dặn dò nhắc nhở hối thúc bản thân mình tiến hướng về trước, phải có chí hướng xa lớn, ý chí kiên cường, phải gánh vác lâu dài nhiệm vụ trọng đại, phải trí dũng, thời thời khắc khắc khẳng định vai diễn của mình, sau đó con mới có thể giúp đỡ càng nhiều người, thành kỉ thành nhân, lợi mình lợi người.
Đồ nhi ơi, cái gì là tôn tiền đề hậu đây ? Có trước càng phải có sau, tông chỉ của tu đạo là “ kế thừa tuyệt học của các bậc thánh xưa, mở ra nền thái bình cho vạn đời ”, do vậy công tác tế thế cứu người không thể chỉ dựa vào một hai người. Phải có tấm lòng rộng mở và trí tuệ đi học tập noi theo những bậc hiền năng, bởi vì đạo muốn đời đời truyền thừa thì phải dựa vào những người có chí tiếp tục bàn xuống, từng đợt nhóm nhân tài phía sau đều phải tiếp tục cho tốt, đạo mạch mới có thể chảy xa lâu dài miên man bất tận, do đó mới nói rằng có tiền hiền cũng phải có các hậu học. Nay, cái gậy đạo mạch ở trên tay các con, thế nhưng thầy thấy các con đều lạc hậu rồi, tâm có thừa mà sức chẳng đủ, thậm chí ngay đến một chút cái tâm này cũng chẳng xả ra được đấy. Đồ nhi ơi, các con trên con đường tu đạo đã có điểm mù không ? hay là trong quá trình tu bàn đạo có những chỗ không viên mãn mới dẫn đến sự lạc hậu tụt lùi về sau đây ?
Tâm tánh của một người có thể nâng cao tiến bộ toàn ở chỗ không ngừng hồi quang phản chiếu, cũng duy chỉ có hồi quang phản chiếu mới có thể ngày mới lại thêm mới ( mỗi ngày truy cầu theo đuổi sự tiến bộ lại tiến bộ ). Mỗi người các con đều là những trụ cột kế thừa đạo vụ; nếu đã là nhân tài trụ cột, trước tiên phương hướng phải rõ ràng xác thật, càng phải rõ lí, rõ lí mới có thể giải thoát. Nay, các con đều đã tiến vào trường thi, nếu như thi đến thất điên bát đảo, đông ngã tây nghiêng, đấy là bởi vì nhận lí chẳng rõ. Con nếu như nhận lí thật rõ ràng thì sẽ không vì hai ba lời nói của người khác mà dao động mất cái đạo tâm của con. Trí tuệ chẳng phải là sự thông minh, không nhất định đọc sách nhiều thì tương đối khá ư là có trí tuệ. Trí tuệ phải tích lũy từ kinh nghiệm, từ trong sự tu hành kiên nhẫn, khiêm tốn hạ mình mà có. Đồ nhi ơi, hãy vận dụng trí tuệ của con để đi con đường tu bàn, con đường sau này ai cũng chẳng cách nào nắm bắt được, cái có thể nắm bắt chỉ có hiện tại, do đó phải có phương hướng và trí tuệ đúng đắn thì mới không hồ đồ cả đời, lãng phí mất sinh mệnh của con. Bất tại kì vị bất mưu kì chính ( Không gánh giữ chức vụ nào thì đừng bàn hỏi về những việc trong phạm vi của chức vụ ấy ). Các con nếu đã ở trên vị trí này, đã gánh lấy cái thiên chức độ hóa chúng sanh thì phải cẩn thận kiên giữ cương vị thay trời bàn đạo. Sinh mệnh vô thường đấy ! Các đồ nhi phải làm thế nào nắm bắt mỗi phút mỗi giây từ trong cái vô thường mới là biểu hiện của chơn trí tuệ. Chịu một chút khảo nghiệm chẳng sao, hãy dũng cảm tiến về phía trước. Thầy đây tuy có tâm nhưng lại khổ chẳng có nhục thể, cái thánh nghiệp này phải dựa vào các đồ nhi yêu dấu cùng nhau đến gánh vác đấy ! Đồ nhi ơi, các con giảng bài phải lấy tư tưởng nho gia làm chính, hiện nay những đạo lí mà giảng sư các con nói đều đã biến chất rồi, đều thích giảng nói về thiền sư, pháp sư. Hiện nay thời kì bạch dương nho gia ứng vận, cái mà giảng nói là hiếu thuận với cha mẹ, huynh hữu đệ cung ( anh em hòa mục thân ái tôn kính lẫn nhau ), tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ, chớ chẳng phải là giảng nói về tham thiền đả tọa, chẳng phải là đến chùa miếu để gõ tụng niệm xướng, mà là phải kết buộc chặt gốc rễ từ lương tri bổn tánh của chúng ta; chúng ta chỉ là mượn nhờ vào kinh điển để ấn chứng cho một chỉ điểm này của Minh Sư, biết không ?
Các con bất luận là mở miệng hay là khép miệng, đều phải nói những lời có ích cho người khác, những lời mà có ích đối với sự trưởng thành tâm tánh của người thì chúng ta mới đi nói. Ví dụ như nói, vì sao phải trì chay ? Vì sao phải tiêu oan khiên, phải hành công lập đức ? trì chay chính là muốn tiêu đi những oan khiên của lũy kiếp; ẩn ác dương thiện là muốn tiêu cái nghiệt của ác khẩu lưỡng thiệt; còn vì sao phải in ấn sách khuyến thiện, là muốn tiêu diệt những ác nghiệt gian đạo tà tri. Muốn thành toàn đạo thân có thể tiêu oan nghiệt không phải là chuyện dễ dàng gì cho lắm, do đó mới phải cung cấp các loại phương pháp để giúp các đạo thân tiêu trừ oan nghiệt, chớ chẳng phải là nói những oan nghiệt của lũy kiếp đến nay tiêu không hết chẳng sao đâu, con vẫn không ngớt tạo xuống những khẩu nghiệp, những cái nên nói, cái chẳng nên nói đều tùy tiện nói tuột ra hết, đấy chẳng phải là trên tội thêm tội đó sao ? Do đó nói, chỉ cần những lời nói có ích có sự trợ giúp đối với người khác thì đều nên nói càng nhiều càng tốt, phàm là những lời nói sẽ làm tổn thương người khác thì một câu cũng chẳng nên nói.
Về mặt dưỡng tâm dưỡng tánh thì phải đạm bạc, ít dục vọng ham muốn, phải thanh tịnh, phải có ý chí lâu dài kiên định. Còn về mặt dưỡng tuệ thì sao ? Phải làm thế nào mới có thể nâng cao trí tuệ của con đây ? phải học tập nhiều vào, đi thực hành, phải đọc rộng; ngoài những điều này ra, lại còn phải y theo pháp tu hành. Đối với người khác có sự trợ giúp, có ích lợi cho họ thì phải nhanh chóng mà đi làm, đi thành toàn. Ngay cái lúc đang thành toàn người khác, đồng thời cũng phải thành toàn bản thân, thực hành nhiều, như thế thì con đối với người khác, đối với song thân đều viên mãn rồi, con đối với người khác đều có thể trung thành giữ tín rồi, tiếp theo bước nữa, về mặt làm việc thì sao ? Con hãy ngẫm nghĩ xem con dùng thái độ gì để làm việc đây ? con có từng nghĩ qua chứ ? thấy lợi ích mà chẳng làm tổn hại đến đại nghĩa đấy ! Lúc này con vẫn phải có cái tâm “ đương nhân bất nhượng ” ( làm điều nhân thì chẳng nhường một ai – gặp phải những chuyện nên làm thì chủ động gánh vác lấy chớ chẳng đẩy nhường ) , dũng cảm bỏ ra tâm sức, vả lại làm đến mức chẳng có oán trách chẳng có hối hận. Chẳng có oán là điều có thể làm được tới, thế nhưng chẳng có hối hận thì không hẳn có thể đâu. Các con đạo lí đều nói giảng rất dễ dàng, thế nhưng khi người ta oán trách con một câu, thì công phu tu hành của con ở đâu mất rồi ? Sắc mặt của con, nội tâm của con bèn nổi gợn sóng rồi sao ? Đồ nhi ơi, phải nhậm lao nhậm oán ( làm việc nhiệt tình phụ trách, chẳng khước từ lao khổ, chẳng sợ nghi kị oán hận ), trong ngoài nhất trí đấy, chớ chẳng phải là nói đến mức hoa trời rơi tứ tung, trong ngoài chẳng nhất trí, vậy chẳng phải là đã uổng phí việc con đang tu đạo đó hay sao ?
Tu đạo, nếu như chẳng cách nào nếm khổ, chẳng cách nào đột phá những chướng ngại của tâm lí thì rất khó mà có cơ hội thành tựu. Các đồ nhi đều đã là những người thanh khẩu rồi, các con cũng đều là những người hậu tuyển ( người ứng cử ) của tiên phật rồi, càng phải làm được đến chơn công thật thiện, chớ chẳng phải là chân lí chẳng nghiên cứu thấu triệt, chỉ biết nhìn sự việc mơ hồ chẳng rõ, tin theo một cách mù quáng, đến lúc đó người khác thì đã trở về thiên đàng, còn con thì sao, lại trở về đến thiên lao. Đồ nhi ơi, giữa đồng tu các con với nhau nên khích lệ cổ vũ lẫn nhau, đúng không ? Giữa các đồng tu với nhau điều đáng sợ nhất chính là ảnh hưởng lẫn nhau, cùng tiến cùng lùi, vậy thì rất nguy hiểm rồi. Một trong số các con nếu chịu phải sự khảo nghiệm, những đồng tu khác, bạn đạo khác bèn cùng nhau lùi, đấy chính là ảnh hưởng lẫn nhau. Giữa các đồng tu với nhau phải khích lệ lẫn nhau, anh tụt lùi rồi tôi kéo anh, tôi tụt lùi rồi anh dắt tôi, nói với nhau rằng : “ làm ơn làm ơn, nhất định phải kéo tôi lên ”, như thế mới đúng.
Gieo mầm chính là đem đạo truyền cho chúng sanh, để chúng sanh đều có thể đáp lên pháp thuyền, để chúng sanh có thể được nghe thấy phúc âm, muốn khiến chúng sanh cũng thành tựu quả vị thì trước tiên phải đem hạt giống gieo vãi ra ngoài, để mọi người đều có thể tu đạo giống như con vậy, do đó, cái đạo của đồng tu chính là có thể đem lại lợi ích cho chúng sanh, đồng thời cũng có thể đem lại lợi ích cho bản thân, đấy mới gọi là đồng tu đấy ! Bất kể ở trong đạo trường hay là ở trong xã hội, đều sẽ có quý nhân đến giúp đỡ cho các đồ nhi trưởng thành; phải biết rằng, con người là từng bước một thành công, chớ chẳng phải là chỉ dựa vào mỗi một mình thì có thể khai thiên tịch địa, có thể tự mình qua một đời. Khi người ta giúp đỡ cho con, con cũng phải ghi nhớ đền đáp cho người ta, tục ngữ có câu rằng : “ nhận của người cái ân như giọt nước, nên báo đáp bằng cả suối phun trào ”. Con người là một vòng quanh lẫn nhau đấy, giống như một quả bóng đàn hồi, sức mà con dùng lớn bao nhiêu thì sức mà nó đàn hồi trở lại sẽ lớn bấy nhiêu. Con làm tổn thương người khác thì người khác cũng làm tổn thương con; cho dù không phải là sự làm tổn hại trực tiếp, sự làm tổn thương gián tiếp lại càng lớn hơn. Do đó, các con chi bằng từ giờ trở đi hãy tồn tâm tốt, nói lời tốt, làm việc tốt, xem mỗi một người đều như quý nhân của con, vậy thì con thật sự sẽ có quý nhân xuất hiện rồi. Còn nữa, trước khi tồn tâm tốt, nói lời tốt, làm việc tốt thì trước tiên phải trừ bỏ đi những cái tâm không tốt, những lời nói không tốt, những việc làm không tốt, cũng chính là cái tâm gọi là tam độc : tham, sân, si; miệng có tứ ác : ác khẩu, lưỡng thiệt, vọng ngữ, ỷ ngữ. Thân có tam độc : cũng chính là sát, đạo, dâm. Thập ác nghiệp này là huyết nhục tâm, là gốc rễ của địa ngục, nhất định cần phải chặt đứt thì mới không dẫn đến đọa vào súc sanh đạo. Tiếp theo lại hành thập thiện : không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ, không tham dục, không sân si, không tà kiến, những cái này là công phu chánh kỉ. Không tạo ra cái nhân nữa, rộng kết thiện duyên, cũng có nghĩa là chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành ( không làm tất cả mọi việc ác, làm tất cả mọi điều thiện ) , cuối cùng cải thập ác thành thập thiện : ỷ ngữ cải thành chánh ngữ, vọng ngữ cải thành trung ngôn, ác khẩu cải thành thiện thoại khẩu, lưỡi phương tiện, tâm tham cải thành tâm bố thí, tâm sân cải thành tâm từ bi, tâm si cải thành tâm tự tại giải thoát, sát sanh cải thành tâm phóng sanh, thân trộm cắp cải thành thân cứu tế, thân dâm đổi thành thân thanh tịnh, như vậy mới là đức hạnh đẹp của người trưởng thành đức hạnh vẹn toàn. Tồn tâm tốt, nói lời tốt, làm việc tốt, tổng cộng 9 chữ nhưng lại bao hàm ý nghĩa sâu xa như vậy, có hàm nghĩa tiêu nhân liễu quả, có công phu trừ bỏ đi cái huyết nhục tâm, dẫn đạo nhân tâm, tồn cái đạo tâm, có gốc rễ của sự bình đẳng, kiến tánh. Thế nhưng điều quan trọng là có cách làm một cách tự nhiên, bình dị thật tế không tô điểm, làm một cách vững chắc, chẳng có sự hoa xảo trang điểm tô vẽ trên bề mặt, chẳng có sự kinh ngạc kì lạ, cái mà có chỉ là thiên ân sư đức, tổ sư hồng từ tuôn trào ra từ trong nội tâm sâu thẳm khi quay đầu đột ngột. Đồ nhi ơi, chúng ta phải mượn vào cái phật đường hữu hình này để tu luyện, vun bồi, dẫn dắt, đề bạt, quan tâm lẫn nhau; còn ở trong nhà cũng như vậy, nói chuyện chẳng thể vì quá ư là thân quen thuộc rồi thì tùy tiện, phải trân trọng mối duyên phận tiếp xúc qua lại, sống bên cạnh nhau này, tôn trọng lẫn nhau, nói chuyện phải hợp lí, phải khách sáo, biết không ?
Tận tâm tinh tiến
Một việc tốt đều phải trải qua sự ôn tập dụng tâm, lại cộng thêm sự mài luyện mới có thể làm ra những việc tốt đẹp được.
Đồ nhi ơi, phàm việc gì đều phải dụng tâm, phàm việc gì đều phải bỏ ra tâm sức; chỉ có bỏ ra tâm sức và dụng tâm thì mới có chỗ đắc, có thu hoạch tốt được. Con chẳng nghiêm túc chuyên chú tâm ý tham dự vào, làm sao có thể dốc tận tâm tận sức đây ? Nếu như con dốc tận tâm tận sức thì chẳng còn trở ngại. Nếu như con chẳng cách nào nhất tâm bất nhị, cơ hội thành phật bèn nhỏ đi rồi. Bổ sung cho nhau chính là sức mạnh, hợp tác vô gián thì sức mạnh mới lớn. Mỗi người một cái tâm thì hiển hiện ra một cách lẻ tẻ tán loạn . Nếu như các đồ nhi đều có thể quay ngược trở về cái tâm của trẻ thơ, hiển hiện phật tánh của chính mình thì có thể giúp đỡ người khác bớt chịu chút khổ, do đó đồ nhi ơi, bước chân của con không thể chậm, tinh thần không thể uể oải biếng nhác, không thể dễ dàng bị một câu nói của người khác ảnh hưởng điều khiển được. Phải chơn nhân làm chủ, chớ có lại nghi hoặc này nọ, chợt làm chợt ngưng, nếu không thì con làm sao cứu độ chúng sanh đây ? Thầy đây hy vọng các con lại tích cực thêm nữa thì mới có thể vượt trội hơn những người đi trước, bởi vì thiên thời đã vô cùng khẩn cấp rồi, tai kiếp khắp nơi khiến người ta kinh hoảng khôn nguôi. Đồ nhi phải nhanh chóng đi hành công lập đức, liễu nguyện lực của bản thân mình đấy. Đồ nhi hễ một khi đã vào cánh cửa này thì phải noi theo tinh thần của bồ tát, lập chí, phát nguyện đi giúp đỡ chúng sanh, cứu rỗi càng nhiều người hơn nữa. Cho dù là thân xác con đã chẳng còn nữa, thế nhưng tinh thần của con vẫn tồn tại, sức mạnh của con vẫn tồn tại đấy, hiểu không ? Ôi con người, có thể khoan lượng thì mới có phước phận, có thể rộng rãi cởi mở hóa giải những ưu sầu và bất mãn trong tâm thì mới vui vẻ. Đồ nhi hễ một khi tu đạo thì phải tu vui vẻ, tu đến chẳng còn một chút những tạp dục vọng niệm, lập chí đem bản thân mình tu đến cảnh giới cao nhất, tốt nhất, viên mãn nhất mới thôi.
Việc bảo trì gìn giữ cái tâm sơ phát ban đầu là điều rất quan trọng. Các con tuy rằng có thiện niệm, thế nhưng phải kiên trì đến một hơi thở cuối cùng đấy ! Thầy đây hy vọng các đồ nhi tự lập tự cường, đột phá các chướng ngại, sớm ngày liễu đoạn dứt nghiệp chướng và vô minh; chỉ cần bất cứ lúc nào cũng yêu cầu đòi hỏi bản thân thì sẽ có trời đất mới. Thế nhưng, tuyệt đối chớ có thay đổi chí hướng; hễ một khi chí hướng chịu phải sự lung lay dao động rồi thì sẽ khởi tâm nghi hoặc, chẳng cách nào chuyên chú, lúc này thì nghiệp chướng sẽ đến quấy nhiễu con, làm phiền con, khiến con chẳng cách nào làm công việc cứu độ chúng sanh. Do đó mà thầy nói, chỉ cần các đồ nhi ôm lấy gìn giữ cái tâm sơ phát ban đầu, chỉ cần các đồ nhi có cái tâm chí thành, chẳng sợ người khó độ, việc khó làm, chỉ cần các đồ nhi có tâm, việc lưu truyền đạo vốn chẳng khó. Điều này chẳng phải là chỉ dựa vào miệng nói, mà còn là sự biểu hiện của hành động. Con phải làm đến mức cảm động ông trời, cảm động tất cả mọi người, thì đạo mới sẽ hiển lộ ra trên thân con đấy !
Đồ nhi ơi, phàm việc gì đều phải tận tâm tận lực, chớ có xem nhẹ bản thân, nói những lời tùy tiện khinh suất từ bỏ. Hãy dùng cái chơn tâm của con đi dẫn đạo chúng sanh, tuy rằng không hẳn mỗi phương pháp đều thích hợp với chúng sanh, có người thích sự mềm mỏng, có người thích sự cứng rắn ( có người thích tiếp nhận sự khuyên bảo dịu dàng chớ không chấp nhận sự cưỡng bức hoặc ngược lại ), thế nhưng con không thể bèn vì thế mà mất đi lòng tin đối với họ. Nếu như con đã dụng tâm rồi, họ hiện nay chẳng rõ lí, thế nhưng sau này nhất định sẽ cảm nhận được một phần sự từ ái ấy của con. Đồ nhi ơi, con phải thành toàn người khác, thế nhưng cũng chớ có thờ ơ sao lãng với bản thân, càng chớ có dễ dàng tùy tiện bèn nói từ nỏ, có được không ? Sinh mệnh vốn chẳng phải là đoạn diệt đâu, nó là một chuỗi liên tục chẳng dứt quan hệ cực kì mật thiết đấy, trong nhân có quả, trong quả có sự lưu truyền của nhân. Cái đã qua thì đã xong mất rồi, cái sắp đến thì có thể truy cầu theo đuổi. Tu đạo có thể đoạn quá khứ, sáng tạo tương lai, cải biến nhân sinh quan, do đó các đồ nhi tuyệt đối chớ có oán trời trách người. Con đường tu đạo vĩnh hằng theo thầy thấy : nhìn – phải nhìn được xa rộng, làm – phải làm được đến cùng. Vì sao nhìn phải nhìn được xa rộng ? Bởi vì con đường tu đạo khó tránh khỏi những gập ghềnh mấp mô, chẳng phải là 3 năm 5 năm, một ngày một đêm tức có thể tu thành, mà là phải trải qua những tháng ngày không ngừng hun đúc, sự lũy tích của những kinh nghiệm, sự dốc bỏ ra của tâm sức thì mới có thể có chỗ thành tựu. Do đó nói, tu đạo là một con đường dài xa, phải chẳng có oán, chẳng có hối tiếc; con nếu như đã khởi lên cái tâm chẳng vui thích thì khó mà đạt đến cuối cùng được.
Con chẳng tu chẳng bàn là việc của bản thân, đối với người khác có ảnh hưởng gì đây ? Người khác sẽ chẳng thế nào cả. Con nói xem, con đường tu đạo này làm thế nào mới tương đối tốt đây ? Con đường này đã có các tiền bối vì các con mà lát sẵn rồi, hiện giờ chỉ xem coi con làm thế nào đi khai thác phát triển ? Có một số người chỉ có thể xoay trở mình trong phạm vi lớn nhỏ của ô vuông này, có một số người thì lại có thể khai thác đến rộng lớn vô hạn, điều này thì phải xem con dụng tâm đến mức nào rồi. Tuổi đạo lâu rồi thì càng phải tiếp tục tu, tiếp tục bàn. Con chẳng có tiếp tục tu bàn, làm sao mà có thể lâu dài được ? Cũng giống như rượu vậy, thời gian cất rượu càng lâu thì càng thơm nồng, thơm nồng là do thời gian lũy tích mà ra đấy, lại phối hợp với không gian và sự vận hành của mọi người thì mới trở thành rượu tốt được. Đồ nhi ơi, con đường tu bàn này là rộng lớn đấy, chớ có tự giới hạn mình, được không ? Do dù là khảo nghiệm trùng trùng, chỉ cần các đồ nhin kiên định lòng tin, nhận lí thật tu, những trở ngại, tai nạn, sự dày vò có lớn thêm đi chăng nữa, khảo nghiệm vẫn có thể vượt qua được. Đồ nhi nếu như chân thành bất biến, thầy đây nhất định giúp đỡ đồ nhi vượt qua được ải, thế nhưng, đồ nhi nếu như thay lòng mất chí rồi, thì cho dù thầy đây muốn cứu vãn đồ nhi yêu dấu cũng khó đấy. Hy vọng rằng các đồ nhi hãy thật tốt mà ngẫm nghĩ, con đường tu đạo này tuyệt đối chớ có uổng đi, tuyệt đối chớ có cố công mà thất bại trong gang tấc đấy ( sự việc chẳng thể kiên trì đến cùng, chỉ xém thiếu bước cuối cùng mà sự việc sắp thành công lại trở nên thất bại ) !
Tu đạo sẽ có những trắc trở khốn khó, nghiêm khắc mà nói đều là cái cớ của các con, chẳng có ải khó nào mà vượt qua chẳng nổi, ải sinh tử đều có thể vượt qua rồi, lại còn những ải khác vượt qua chẳng nổi hay sao ? Đấy chẳng qua cái tâm của con đã xảy ra vấn đề. Đồ nhi ơi, lập nguyện phải thủy chung đầu cuối như nhất, chớ có sợ khó mà rút lui, nếu không thì đáng tiếc đấy. Ải ải khó qua ải ải qua, đồ nhi ơi, chớ có sợ, ơn trên sẽ an bài quý nhân ở bên cạnh con đúng lúc hợp thời. Các con xem, những người khai hoang xả bàn này, họ chính là có một phần niềm tin kiên định mới có thể từ chẳng có đến có, thành tựu đạo trường của hôm nay. Trong âm thầm vô hình trung tự có sự sắp đặt an bài của ý trời, đồ nhi chỉ cần gìn giữ duy trì sự thành tâm kính ý, nhất định có thể hoàn thành thánh nghiệp bạch dương này. Ông trời xưa nay luôn đều là trợ hóa cho những thiên sứ có tâm nguyện; mạt hậu rồi, Lão Mẫu chẳng phải là nói “ có tâm bàn, con sẽ thành ” đó sao. Con nếu như chẳng thể bàn, cũng phải giữ lấy nguyện của con vậy. Đạo giáng bình dân bá tánh, người người có cơ hội, thế nhưng có thể thành tựu hay không thì xem coi sự nỗ lực của cá nhân mỗi người rồi.
Đồ nhi ơi, phàm việc gì có sự chuẩn bị trước thì có thể đắc được sự thành công, có chuẩn bị thì có cơ hội thành công, hãy nắm bắt mỗi một cơ hội ở trước mặt con, cơ hội nào đây ? cơ hội của giữa nguy cơ và chuyển cơ. Chẳng phải nói nguy hiểm chính là chuyển cơ sao ? Khốn cảnh chưa hẳn thật sự là khốn cảnh, người thông minh thật sự không chỉ tu luyện thành công cái dũng khí “ thái sơn sụp đổ phía trước mặt mà mặt chẳng đổi sắc ”, lại còn có thể nắm bắt thời cơ lập tức đưa ra sự quyết đoán nhanh chóng, kịp thời biết làm thế nào, đấy là việc mà lúc bình thường thì hạ công phu rồi đấy. Cái mà Di Lặc Lão Tổ Sư tu trì là 4 loại nguyện tâm, đó là từ tâm tam muội, đại bi, đại hỷ, đại xả mà ngài ấy đã tu lũy kiếp đến nay, bất luận việc gì ngài ấy đều nghĩ thay cho người khác. Các đồ nhi nếu như đã biết “ mọi thứ đều hạ phẩm, duy có tu đạo tốt ” thì nên hành bồ tát đạo một cách tích cực, khắp nơi đi khai hoang độ chúng, mượn nhờ vào những người, việc, vật trong quá trình khai hoang để mài luyện, để nâng cao tâm trí của bản thân. Khi con có chí hướng cực kì xa lớn, thì những gì đã hành đều là đại sự của thánh hiền hào kiệt rồi. Phải ghi nhớ lấy, lính nhỏ cũng có thể lập đại công rồi.
Khổ, phải khổ một cách có giá, bàn, phải bàn một cách có thành tích; tu, phải thật sự tu chính mình. Bên ngoài tuy rằng đen tối hắc ám, thế nhưng nội tâm của con phải quang minh sáng ngời; bên ngoài tuy rằng mưa, thế nhưng nội tâm con phải quang đãng. Hãy dùng chơn tâm của con để dẫn đạo hy vọng của con, thực hiện lí tưởng của con, vậy mới là việc cấp bách trước mắt phải làm của các con. Đồ nhi ơi, bất kể là con còn có thể sống bao lâu, đều phải trân trọng mỗi một cái ngay lúc ấy, hãy trân trọng lấy môi trường hoàn cảnh tốt như vậy, vĩnh viễn duy trì giữ lấy cái tâm học tập, cái tâm khiêm tốn, hãy buông xuống cái tâm cống cao, hãy khom cúi hạ mình xuống, buông xuống tất cả mọi thứ bên ngoài của con, sau đó tiến đến chí thiện bảo địa của con, hãy thật tốt mà qua một đời người của con.
Cuộc sống giống như quả bóng chày vậy, bất cứ lúc nào đều có thể thay đổi. Đồ nhi ơi, cuộc sống của con phải có kinh nghiệm và sự hàm dưỡng nội tại phong phú, mới có khả năng tiếp được quả bóng chày này. Do đó con lúc bình thường thì phải làm giàu học vấn, đọc sách nhiều, hễ một khi cơ hội xuất hiện bên mình con, phải giương to con mắt lên mới không lỡ mất cơ hội tốt. Học đạo, tu đạo, bàn đạo phải đạt đến chỗ nào cũng đều viên mãn quả thật chẳng dễ dàng. Các con trước tiên phải lập tốt mục tiêu đúng đắn, cũng giống như biển chỉ đường vậy, dựa theo biển chỉ đường này mà tiến về phía trước thì mới không lạc mất phương hướng. Đạo, là là mượn nhờ vào hình tượng hiển hiện đấy, thế nhưng cũng không được mê ở hình tướng, phải nhận lí đi tu; đạo, phải tu ở trong cuộc sống hằng ngày, chớ có hướng ra bên ngoài tìm. Đồ nhi chỉ cần hãy thật tốt mà thay đổi thói hư tật xấu, những tánh khí nóng nảy của bản thân, làm người tu đạo có sự hàm dưỡng thì là đúng rồi.
Đạo và đạo trường là không giống nhau đấy. Đạo trường có lẽ sẽ có những khiếm khuyết, phân tranh, không viên mãn trên mặt nhân sự. Thế nhưng bản thân “ đạo ” chẳng có. Bởi vì đạo vốn chẳng có hình chẳng có tướng, ở đâu mà có sự phân tranh đây, ở đâu mà có sự đối đãi đây ? Các đồ nhi nếu như quả thật muốn tu hành thì phải nâng cao tâm cảnh của mình, nhận lí thật tu, hà tất chấp trước ở những việc không như ý của đạo trường đây ? Nếu như quả thật có những việc không như ý, đấy cũng là do người tu chẳng được tốt đấy. Đồ nhi ơi, khi con gặp phải sự việc, phải lí trí hành sự, tuyệt đối chớ có dễ dàng tùy tiện khởi lên cái tâm sân nộ, nếu không thì sẽ hủy hoại những cái mà trước đây con đã tu đấy. Các đồ nhi có thể cầu đạo chẳng dễ, tổ tiên của con cũng chờ đợi triêm quang của con. Con phải nghĩ xem, một mình con tu đạo, huyền tổ đợi con hành công, triêm quang của con, do đó con phải có cái tâm kiên định bất khuất không dao động, phải có lí trí, đồ nhi hiểu không ? Tu đạo chẳng nhận người tu, chỉ nhận theo lí mà hành; chúng ta chẳng cầu có công, chỉ cầu không có lỗi. Công đức vốn chẳng phải là làm cho người khác xem, cũng chẳng cần tính toán xem những gì đã làm có bao nhiêu công đức, con phải chăng là chơn công thật thiện thì lại là do ông trời định luận, đồ nhi chỉ cần duy trì gìn giữ lấy cái tâm vô vi, hành một cách vô vi, lập sẵn mục tiêu, nhận lí thật tu thì được rồi.
Người tu đạo hiện nay dễ dàng lòng tin chẳng đủ, bởi vì đều là xem biểu tượng mà tu đạo, hễ có nghịch cảnh thì chẳng tu rồi, hễ có sự không thuận tâm thì nói rằng không bàn đạo rồi. Đồ nhi ơi, nếu như phải đợi đến khi cái gì cũng đều tốt, đều thuận lợi mới đến tu đạo bàn đạo, vậy con tu cái đạo gì, bàn cái đạo gì đây ? Tu đạo là phải nhận lí, chẳng phải là trước tướng. Đồ nhi nói : “ Thầy ơi, con chỉ muốn bình an ”, xin hỏi, lúc này con có bình an không ? Ông trời bất cứ lúc nào đều đang âm thầm giúp đỡ các con, chúng ta sao có thể hễ gặp phải trở ngại thì xóa sạch, hoàn toàn phủ định sự giúp đỡ mà ông trời đã từng dành cho chúng ta đây ? Mọi người đều biết, tất cả mọi cái của cõi nhân gian đều là ngắn tạm cả, duy chỉ có một chơn chủ nhân ngồi ngay thẳng ở nơi đây, do đó phải mượn giả tu chơn, nhận lí thật tu.
Đời người là vất vả như vậy, bất kể con đến đâu, đều có những cái nghiệp phải liễu, trong có gia nghiệp, ngoài có sự nghiệp, mỗi ngày đều bị những nghiệp này quậy đến rất mệt mỏi. Do đó trở về phật đường thì trước tiên phải buông xuống, để cho vị chủ nhân của chính bản thân con nghỉ ngơi một lát, tịnh xuống một lát, đi cảm nhận phần hòa khí ấy giữa trời đất, con mới biết rằng tâm linh yên tĩnh thanh thản là một loại phước khí đấy !
Đồ nhi ơi, công việc chỉ làm một nửa thì sao mà thành công đây ? Nếu như con nửa chừng bỏ dang dở, làm việc có đầu mà chẳng cuối thì quá ư là đáng tiếc rồi. Tu đạo cũng là như vậy, lúc mới bắt đầu con có thể rất nhiệt tâm, thế nhưng đối với đạo lí thì lại nhận chẳng rõ, đường của con bèn sẽ đi lệch mất, sẽ rời đạo càng xa, như thế xem ra sự bắt đầu tốt chưa hẳn bèn có kết quả tốt. Thế nhưng điều quan trọng là phải thời thời khắc khắc phản tỉnh bản thân, tự mình tinh tiến, lại cộng thêm có mục tiêu, có chí hướng thì mới không dẫn đến sự xa vời mơ hồ không chắc chắn, uổng đi một chuyến.
Số lượt xem : 639