BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Phóng thích vị Thượng Đế bên trong

Tác giả liangfulai on 2023-07-06 17:23:11
/Phóng thích vị Thượng Đế bên trong

Vân Cư Giới Thiền Sư ( 雲居戒禪師 ) nói rằng : “「玄關金鎖,百匝千重,陷虎迷獅」Huyền quan kim tỏa, bách táp thiên trùng, hãm hổ mê sư “

Huyền quan : cánh cửa thông đến nơi ở của Thượng Đế bên trong của tự bản thân mình.


Kim tỏa : Chúng sanh do sự vô minh của những vọng tưởng chấp trước làm che lấp mất đi bổn tánh, dẫn đến việc cánh cửa thông đến nơi ở của Thượng Đế bên trong của tự bản thân mình đã bị khóa chặt.

 

Làm thế nào để phóng thích vị Thượng Đế bên trong ? phải tìm thấy vị sứ giả mở chiếc khóa vàng đó. Vị sứ giả này là ai vậy ?

 

Cơ Đốc Giáo : Kinh Thánh Mã Thái Phúc Âm ( 3.11 )

 

Những lời mà Giăng Báp-tít nói với những người chịu phép báp-tem

(Matthew 3:11-12)

I indeed baptize you with water unto repentance, but who comes after me is mightier than I. Whose shoes I am not worthy to bear. He will baptize you with the Holy Spirit and with Fire.

His winnowing fan is in His hand, and He will thoroughly clean out His threshing floor, and gather His wheat into the barn; but He will burn up the chaff with unquenchable fire.”

(Ma-thi-ơ: 3:11-12)

 

Về phần ta, ta lấy nước mà làm phép báp-têm cho các ngươi ăn năn, song Đấng đến sau có quyền phép hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài. Ấy là Đấng sẽ làm phép báp-têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa.

Tay Ngài sẽ cầm nia ( quạt giê lúa ) mà giê thật sạch sân đập lúa của  mình, và thâu lúa mì vào kho; nhưng đốt trấu trong ngọn lửa chẳng hề tắt.”( dùng ngọn lửa bất diệt, không thể tắt )

 

Rốt cuộc vị đại năng dùng thánh linh và lửa để làm phép báp-têm cho các người là ai ? Trong số rất nhiều vị thiên sứ thiên nhơn thần Phật, chỉ có Hán Chung Li Đại Tiên và Tế Công Hoạt Phật là cầm cây quạt, thế nhưng vị cầm cây quạt giống với cái nia ( quạt giê lúa ) thì chỉ có Tế Công Hoạt Phật rồi. Ngài ấy chính là vị Đại năng có quyền phép mà Giăng Báp-tít đã nói, nay phụng thiên mệnh của Thượng Đế đến để bàn lí một đại sự nhân duyên của mạt hậu, mở ra cánh cửa sinh tử huyền quan cho chúng sanh, khiến chúng sanh có thể nhìn thấy vị Thượng Đế bên trong chính mình, quá trình này gọi là cầu đạo.

 

 

Vì Sao phải cầu đạo ?

 

Kinh Hoa Nghiêm rằng : “ tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai, chỉ do vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể chứng đắc 

Ý nghĩa : Chúng ta do có vọng tưởng chấp trước cho nên chẳng thành phật, có đủ thứ những vọng tưởng làm mê muội mất bổn tánh, càng nghiêm trọng là những vọng tưởng chấp trước khiến cho cho chúng ta không ngừng triển chuyển trong lục đạo luân hồi, đấy là điều đáng sợ nhất.

 

Vọng tưởng chấp trước là gì ? tức là tham, sân, si, ái, ngã mạn, đố kị, tâm độc hại, tâm sát…những tâm niệm không thanh tịnh. Chúng ta thường đều cứ hay sanh khởi những niệm đầu này, chẳng thể buông xuống, cho nên nói đấy là sự chấp trước.

 

Kinh Lăng Nghiêm nói rằng :

“ Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi. “

 

Kinh Viên Giác nói rằng :

Này thiện nam, tất cả chúng sanh từ vô thủy do có các thứ ân ái tham dục nên có luân hồi.”

 

Do đó chúng ta phải cầu đạo, cầu đạo mới biết Thượng Đế của bên trong tự bản thân chúng ta ở đâu, cũng đồng nghĩa với việc biết được nơi ở của đầu nguồn của mọi tâm niệm.

Thượng Đế của bên trong tự bản thân chúng ta có thể nói là đầu nguồn của mọi tâm niệm. Ngài Lục Tổ Huệ Năng nói rằng : 「真如即是念之體。」chơn như tức là cái thể của niệm ). Duy chỉ có tìm thấy gốc rễ căn bản nơi tồn tại mới có thể hướng về chỗ này hạ thủ quản lấy niệm đầu của chúng ta )

 

Hạ thủ như thế nào ?

 

Điều này thì phải “ tu đạo “, tức là thường thường phải hồi quang phản chiếu, hồi quang phản chiếu ở việc thủ huyền, tức là đem niệm đầu thường thu về chỗ của huyền quan điểm “0”, ý thủ huyền quan, mắt khép tám phân, mắt quán mũi, mũi quán tâm, lưỡi chống hàm trên, mỗi lần 10-15 phút, không giới hạn tư thế ngồi xếp bằng, trải qua một thời gian lâu rồi thì tự nhiên cảm giác thân tâm an tường vui vẻ, thể hội trí tuệ dần nảy sinh, giống như lời Tiên Phật đã nói : “ người nếu hồi quang ngưng ( tụ, kết ) chẳng tán tức là lúc phản bổn hoàn nguyên “

 

 

Số lượt xem : 560