Nội Thánh Ngoại Vương ( Nam Hải Cổ Phật từ huấn )
Các Hiền Sĩ phải chăng hài lòng thoả mãn với tất cả những gì mà mình hiện đang có ? Muốn hài lòng thoả mãn, an trụ với hiện trạng của bản thân thì nhất định cần phải làm được tới chỗ chẳng tham, tri túc ( biết đủ ).
Tâm của con người có thể không tham, tri túc, thì tự nhiên có thể hài lòng thoả mãn, an trụ trong hiện trạng của bản thân; bởi vì tâm của con người chẳng tham, tri túc thì những vọng niệm, vọng tâm, cái tâm có chỗ mong cầu bèn có thể an định xuống, sẽ chẳng trôi nổi, xao động bất an, vạn duyên cũng đều có thể buông xuống. Con người có thể vạn duyên buông xuống thì tự nhiên đối với người, việc, vật nào đó bèn sẽ chẳng đau khổ chấp trước, chẳng còn khăng khăng cố chấp chẳng biết biến thông. Muốn khiến cho tâm mình chẳng chấp trước, chẳng đau khổ, chẳng khăng khăng cố chấp ở trên người, việc, vật nào đó thì nhất định cần phải cậy nhờ vào sức công đức để tịnh hoá, xoay chuyển, do đó mà bất kể là tất cả mọi thứ mà các Hiền Sĩ hiện đang có là nhiều hay ít, là tốt hay xấu, thì đều phải dùng cái tâm bình thường để đối đãi. Nếu cái gặp phải là tốt, là hoàn cảnh môi trường người, việc, vật thuận thì phải biết trân trọng, duy trì. Nếu gặp phải những môi trường hoàn cảnh người, việc, vật là nghịch, là cái không thuận, thì phải biết đi tịnh hoá, xoay chuyển, cải thiện.
Phải làm thế nào để khiến bản thân gặp được những hoàn cảnh, người, việc, vật thuận, tốt có thể trân trọng, tiếp tục duy trì xuống đây ? đối với những hoàn cảnh, người, việc, vật không thuận, nghịch thì lại phải làm thế nào tịnh hoá, xoay chuyển, cải thiện đây ?
Muốn trân trọng những cái tốt, cái thuận, hy vọng những cái tốt, cái thuận có thể tiếp tục duy trì xuống, và muốn xoay chuyển, tịnh hoá, cải tạo, cải thiện những hoàn cảnh, người, việc, vật không thuận, nghịch, thì nhất định cần phải trân trọng cái nhân duyên gặp được Thiên Đạo, và trân trọng cơ duyên có thể hành tu bàn đạo. Bởi vì biết trân trọng nhân duyên gặp được Thiên Đạo, biết trân trọng cơ duyên có thể hành tu bàn đạo, thì sẽ đi sâu vào tham thảo chân lí, hiểu rõ chân lí, như thế thì có thể hiểu rõ rằng tất cả những sự gặp phải của đời người là tốt hay là xấu, là thuận hay là nghịch đều là đến từ sự tạo tác luỹ kiếp của bản thân mình; bởi vì con hiểu rõ cái đạo lí này, do đó bất kể là cái mà gặp phải là nghịch cảnh hay là thuận cảnh thì đều sẽ đối mặt một cách vô cùng cảm ân. Cũng bởi vì tâm đã sanh khởi sự cảm ân, do đó đối với những hoàn cảnh, người, việc, vật thuận, tốt mà hiện đang có bèn sẽ càng thêm trân trọng, duy trì giữ gìn, Có cái tâm cảm ân thì có thể thực hành, hành thâm và nắm bắt lấy pháp môn mà ông trời đã khai xá thời kì Bạch Dương mạt hậu – tài thí, pháp thí, vô uý thí; sẽ nương nhờ vào tác dụng, công năng của tam thí này để tịnh hoá, xoay chuyển, cải tạo, cải thiện những nghịch cảnh mà bản thân mình đã gặp phải, những việc khốn khó, chẳng thuận lòng, chẳng như ý.
Người biết trân trọng nhân duyên gặp được Thiên Đạo, trân trọng cơ duyên hành tu bàn đạo, thì có thể toàn tâm chuyên chú tâm ý vào đạo để tu hành.
Người biết thật tu thì nhất định có trình độ đạt đến sự rõ lí, do đó đối với những nghịch cảnh, những chuyện không thuận lòng thì có thể chuyển hoá niệm đầu, sửa chữa lại tâm thái, nhận thấy rằng nghịch cảnh, những chuyện không thuận lòng đối với mình cũng là một thứ tôi luyện, một loại tạo tựu, một thứ tăng thượng duyên, trái lại còn khiến cho bản thân có thể có sức mạnh kiên cường hơn, dũng cảm hơn, do đó có thể đối mặt, tiếp nhận một cách vô cùng thản nhiên.
Con người có lúc sẽ gặp phải nghịch cảnh, những chuyện không thuận lòng, chẳng như ý, có một phần là có liên quan với nhân quả mà mình luỹ kiếp đã tạo xuống; có một phần là do gia nghiệp, tổ nghiệp, nghiệp mới của kiếp này quấy nhiễu ràng buộc; có một phần thì là có liên quan với tâm thái, quan niệm và cả hành vi của Hiền Sĩ phải chăng hợp với đạo đức. Hiền Sĩ đến phật đường tiếp nhận phật quang phổ chiếu, sau khi nghe đạo lí rồi thì phải biết sửa chữa cải tiến, điều chỉnh những tâm thái, tâm niệm, quan niệm không tốt, bất chánh của bản thân, để bản thân có thể có tâm thái tốt, lành mạnh, tu sửa lại những thiếu sót của bản thân, những khuyết điểm không viên mãn, cải thiện những hành vi không hợp với đạo đức luân lí của bản thân, như thế sẽ có thể giảm thiểu những chuyện gặp phải nghịch cảnh, những chuyện không thuận lòng, không như ý.
Tâm thái của con người nếu lệch rồi, không ngay chánh rồi, thì sẽ sẽ mang lại cho bản thân một số những việc không tốt, không thuận lòng, không như ý, thậm chí sẽ dẫn đến sự giáng lâm của những tai hoạ, tai kiếp. Tâm thái của con người nếu như không ngay chánh, tà rồi, lệch rồi, chẳng hợp với luân lí đạo đức, thì sẽ tản phát ra một luồng từ trường bất chánh, tiêu cực. Con người hễ tản phát ra từ trường bất chánh, tiêu cực, thì sẽ vẫy tới ( dẫn tới ) những linh có từ trường tiêu cực như nhau giữa trời đất, hoặc những Duyên Nhơn Nhân Quả gần bên mình đến hưởng ứng trợ giúp tăng trưởng, khiến cho luồng từ trường bất chánh, tiêu cực này của bản thân các con trở nên càng lúc càng lớn mạnh, thậm chí khiến cho tự bản thân bất tri bất giác mà đi vào tà đạo, đi vào con đường sai trái, tạo xuống càng nhiều những tội lỗi và nhân quả, do đó các Hiền Sĩ đến phật đường nghe đạo lí phải rõ lí, phải đem đạo lí tu nơi tâm, điều chỉnh tâm thái của bản thân, đoan chánh tâm tư của bản thân, đem đạo lí triệt để hành ra bên ngoài.
Hiền Sĩ nếu có thể đem đạo lí, chân lí hành ra bên ngoài, làm ra bên ngoài, tu nơi tâm, dần dần trên thân sẽ tản phát ra một luồng từ trường chánh khí, hướng đến ánh sáng, bởi vì Đạo là thuần chánh chẳng ác, chẳng tà, Hiền Sĩ nương dựa theo đạo mà tu, mà hành, mà làm thì tự nhiên bèn sẽ tản phát ra một luồng hạo nhiên chánh khí. Con người dựa theo đạo mà tu, mà hành thì cái mà anh ta làm, cái mà anh ta nghĩ cũng đều là thuần chánh cả, tự nhiên trên người sẽ tản phát ra một luồng chánh khí, dương khí. Trên thân người có thể tản phát ra chánh khí, dương khí, thiện khí thì có thể cảm triệu ( vời đến ) Tiên Phật và các linh chánh, linh thiện giữa đất trời, hoặc những Nguyên Nhơn trợ đạo đến tương trợ hộ trì. Do đó tâm thái của con người chánh tà, tốt xấu rất quan trọng; nên biết rằng tâm thái của một người là ngay chánh hay tà lệch đều sẽ ảnh hưởng, dẫn đến hành vi của mình là hành thiện, làm ác hoặc làm tà.
Các Hiền Sĩ nghe đạo lý ngoài chuyện hiểu ra thì còn phải thực tế mà làm; hiểu rồi có thực tế mà làm thì mới càng lúc càng tiến bộ, tâm cảnh mới càng lúc càng nâng cao, hành vi cũng sẽ càng lúc càng hướng thiện, thu hoạch cũng bèn sẽ càng nhiều. Đạo lí có thể hiểu, có làm thực tế thì mới xứng gọi là người thật tu thật sự.
Nước có thể làm sạch, bài tiết ra những độc tố của bên trong cơ thể các con. Nước là sự làm sạch hữu hình, làm sạch cái nhục thân hữu hình, bài ra những độc tố trong cơ thể hữu hình. Đạo lí là ánh sáng và nhiệt vô hình, có thể làm sạch, bài tiết ra những độc tố của tâm linh các con. Sức công đức có thể làm sạch những độc tố trên linh tánh của các con. Những độc tố trên linh tánh của các con là những gì ? Tham, sân, si và nghiệp thức.
Hiền Sĩ đến phật đường nghe đạo lí, tu đạo, mục đích chủ yếu là gì ? Hy vọng có thể cải tạo vận mệnh của bản thân, có thể bước lên một con đường giải thoát. Hiền Sĩ muốn cải tạo vận mệnh, muốn khiến bản thân giẫm lên con đường giải thoát, thì nhất định cần phải chiếu theo sự trợ tu mạt pháp mà ông trời đã giáng xuống lần cuối, tuân hành làm theo pháp môn hành công liễu nguyện, liễu nghiệp, gầy dựng công đức mà ông trời đã ban cho các con. Nếu có thể thuận theo mạt pháp mà tu, tuân theo pháp môn mà ông trời đã khai xá vào thời mạt hậu, hành công, liễu nguyện, tiêu nghiệp, gầy dựng công đức, thì đã là đặt chân bước lên con đường giải thoát rồi, dần dần vận mệnh cũng sẽ đắc được sự chuyển biến tốt. Do đó, muốn để bản thân mình đặt chân bước lên con đường giải thoát, muốn thay đổi vận mệnh của bản thân, thì phải thật tế mà bỏ ra tâm sức, hành động, làm ra bên ngoài một cách thật tế, hành ra bên ngoài; Hành có chia ra làm : hành ở bên trong và hành ở bên ngoài.
Hành ở bên trong nghĩa là phải tu nội đức. Vì sao mà phải tu nội đức ? Muốn ngay chánh cái thân thì nhất định trước hết phải ngay chánh cái tâm ấy, muốn đem đạo đức hành nơi thân, hành ở bên ngoài, thì nhất định cần phải hành ở bên trong trước, do vậy mà tu nội đức chính là đem đạo đức hành ở nơi tâm. Vì sao mà phải đem đạo đức hành ở nơi tâm ? Tự tánh của con người vốn dĩ đã bao hàm Ngũ Thường chi đức, thế nhưng bởi vì những tập tánh, bẩm khí, nghiệp thức mà các con luỹ kiếp đã nhiễm đã đem cái đức Ngũ Thường của Tiên Thiên nhấn chìm, che lấp giấu mất đi, do đó mà kiếp này nhất định trước hết cần phải nương nhờ vào những đạo lí bên ngoài đã hiểu được để tu cái tâm ấy, dần dần khôi phục lại cái đức Ngũ Thường Tiên Thiên.
Muốn đem đạo đức hành nơi tâm, nhất định cần phải hiếu học; hiếu học nghĩa là phải đi hiểu một cách sâu vào, hiểu rõ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, hiếu, tiết, lễ, nghĩa … những đạo lí cơ bản này, sau khi hiểu rõ những đạo lí này rồi thì lại chấp hành ở tâm.
Có thể đem đạo lí chấp hành nơi tâm thì có thể khiêm tốn hạ mình.
Người có thể khiêm tốn hạ mình thì biết hồi quang phản chiếu.
Người biết hồi quang phản chiếu thì sẽ kiểm thảo những chuyện đúng sai trong tự tâm, tự thân của mình.
Biết phản tỉnh, kiểm thảo những ý niệm mà tự tâm mình đã phát là đúng hay sai, là thiện hay ác, thì dần dần bèn biết ngưng vọng niệm, vọng tâm, ác tâm.
Người biết ngưng vọng tâm, vọng niệm, ác tâm, ác niệm thì dần dần có thể tồn chánh tâm chánh niệm, thiện tâm thiện niệm, và có thể giữ vững thiện đạo mà hành.
Người có thể giữ vững thiện đạo mà hành thì dần dần lương tri, lương năng bèn có thể khôi phục lại sự sáng tỏ.
Lương tri, lương năng của con người có thể khôi phục lại sự sáng tỏ, thì từ bi đại ái bèn có thể bộc lộ hiển hiện ra bên ngoài.
Sự từ bi đại ái của cá nhân có thể bộc lộ hiển hiện ra thì sẽ động lòng thương xót chúng sanh, chẳng nỡ để chúng sanh bởi vì ngu muội mà trầm luân chịu khổ, chịu kiếp nạn trong biển khổ, thì có thể lại phát thiện tâm, thiện nguyện.
Người có thể phát thiện tâm, thiện nguyện thì nguyện vào trong biển khổ cứu bạt những nỗi khổ của chúng sanh, phổ độ chúng sanh.
Người nguyện phổ độ chúng sanh, có cái tâm nguyện này cứu bạt những nỗi khổ của chúng sanh, thì sẽ nỗ lực hành cái công Ngoại Vương, thân dân độ chúng, tham dự vào việc Thánh của trời đất - phổ độ Tam Tào.
Hành ra bên ngoài, tức là phải hành Ngoại Đức. Người muốn hành ngoại đức, nhất định trước hết cần phải hiểu rõ cái lí của thị phi đúng sai.
Một người mà hiểu rõ cái lí của những thị phi đúng sai, thì sẽ phản tỉnh, chú ý đến lời nói, hành vi, tâm niệm của bản thân phải chăng có phạm đến những tội lỗi sai trái.
Phát hiện, chú ý bản thân có những hành vi, lời nói không tốt, không đúng, kế đến bèn có thể cải tiến, tu sửa những hành vi, ý niệm không tốt của thân khẩu ý của bản thân.
Bởi vì biết phải tu sửa lại cho ngay đúng thân, khẩu, ý, do đó sẽ tuân theo chánh đạo, chánh lí, tuân theo những đạo đức luân lí, tam cang ngũ thường, tông chỉ của đạo mà hành.
Người có thể dựa theo tam cang ngũ thường, đạo đức luân lí, tông chỉ của đạo mà hành, thì có thể đem đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, thì có thể có những hành vi đạo đức, có thể bồi dưỡng ra nhân cách lành mạnh kiện toàn.
Người có nhân cách kiện toàn, có những hành vi đạo đức, thì có thể nhận được sự tôn trọng và yêu kính của những chúng sanh hữu hình, vô hình trong tam giới, sau đó thì có thể phát tâm lập nguyện.
Sau khi đã phát tâm lập nguyện, thì biết liễu cái hồng nguyện tiên thiên và nguyện lực hậu thiên của bản thân, và có thể biết tiêu nghiệp, liễu tiêu những tội lỗi sai trái, những nhân quả, nghiệp mới cũ, gia nghiệp, tổ nghiệp, cộng nghiệp mà bản thân mình kiếp này, luỹ kiếp đã tạo xuống.
Kế đến thì biết hành công, dựng lập công đức, xây dựng đài hoa sen Lí Thiên của mình, có thể vì thánh nghiệp, vì chúng sanh Tam Tào mà hy sinh, phụng hiến cho đến lúc chẳng con cái sắc thân, kế đến tu thành chánh quả, quay về lại bổn vị, hoàn thành hồng nguyện phổ độ Tam Tào, gặp gỡ lại Lão Mẫu, trở về trời phúc chỉ, phúc mệnh.
Những cái kể trên là tiến trình cơ bản của việc hành nội thánh ngoại vương.
Các Hiền Sĩ sau khi cầu đạo, nếu có thể dựa theo đạo mà thật tu, thật hành, thì có thể tiến dần tuần tự khiến cho bản thân càng lúc càng tiến bộ, chiếc thang trời cũng bèn có thể càng đạp càng lên cấp bậc, càng lúc càng lên cao, sẽ không loanh quanh giẫm chân tại chỗ, hoặc là lần mò chẳng được tiếp theo sau phải nên làm như thế nào, hành như thế nào, tu như thế nào.
Các Hiền Sĩ tu đạo, thì việc “ hành công ” và “ tiêu nghiệp ” cả hai thứ này đều phải cùng lúc song tiến, đặc biệt là vào những năm tai kiếp liên miên và những nhân quả, nghiệp lực, nghiệp cũ mới, gia nghiệp, tổ nghiệp, cộng nghiệp của cá nhân đòi báo cấp tốc, thì tốc độ của việc hành công liễu nguyện, tiêu nghiệp càng không thể thả chậm bước chân. Tuy rằng các Hiền Sĩ bình thường cũng có đang hành tam thí, cũng có phối hợp phật đường hành công liễu nguyện, tiêu nghiệp, thế nhưng những cái đã làm vẫn là vô cùng có hạn, bởi vì phần lớn mọi người vẫn là lấy phàm nghiệp làm trọng, do đó thường thường là cung chẳng ứng với cầu, chẳng cách nào để ông trời vì các con mà làm sự xoay chuyển trăm phần trăm được, do vậy vẫn phải cố gắng thêm nữa. Có năng lực hoặc có thời gian thì nhất định phải dựng lập công đức nhiều vào, sẽ tốt cho việc dự phòng giáng thấp những thương tổn tạo thành do lúc tai kiếp, tai hoạ giáng đến.
Nay hy vọng các Hiền Sĩ có thể tương trợ cho những nghiệp chung của địa phương, cũng hy vọng các Hiền Sĩ có thể tương trợ cho những nhân quả cận thân, những Duyên Nhơn đòi gấp, lại còn Tổ Tiên, và những nghiệp chung mà tự bản thân luỹ kiếp, kiếp này đã tạo; hy vọng các Hiền Sĩ có thể tránh khỏi tất cả mọi tai nạn, kiếp nạn, có thể bảo vệ gìn giữ cái thân người khoẻ mạnh, kiện toàn, tiếp tục tham bàn việc Tam Tào phổ độ, hành tu bàn đạo. Những cộng nghiệp của chúng sanh mạt hậu đòi báo cấp tốc, càng đến mạt hậu thì càng hiển hiện rõ ràng hơn, nhất định phải đem công đức trải ra ở phía trước, thì ông trời mới có thể vì các con mà xoay chuyển, điều chỉnh được.
Hãy nhìn xem bài Huấn Chơn Thường trên tấm bảng đen, tất cả những vạn tượng vạn vật trên thế gian này, thời thời khắc khắc, từng phút từng giây đều không ngừng đang thay đổi biến hoá, bao gồm cả những tế bào của bên trong cái sắc thân này mà các con hiện đang có cũng đều không ngừng đang thay đổi biến hoá từng phút từng giây, lại còn những niệm đầu, tâm niệm của các con biến hoá càng nhanh hơn. Những vật mà sẽ biến hoá thay đổi thì chẳng phải là Chơn Thường, thứ mà sẽ thay đổi biến hoá gọi là Vô Thường, bởi vì nó bất cứ lúc nào cũng có khả năng lại thay đổi biến hoá hoặc biến mất chẳng thấy. Cái gì gọi là Chơn Thường ? Chơn thật chẳng giả, thời gian lâu dài vĩnh cửu chẳng thay đổi, gọi là Chơn Thường. Đạo là cái Chơn Thường, Chân Lí là Chơn Thường, bổn tánh của con là Chơn Thường; Đạo, Chân Lí, Bổn Tánh là thứ chẳng biến đổi, bất kể là trải qua bao nhiêu Nguyên Hội thì vẫn là chẳng biến đổi, cũng chưa từng tiêu diệt không thấy nữa, do đó là cái Chơn Thường. Hiền Sĩ tu đạo là phải tìm kiếm theo đuổi cái Chơn Thường mà hành, truy cầu Đại Đạo, Chân Lí bất biến mà hành, thì mới có thể khiến cho bản thân siêu vượt cái Vô Thường, siêu vượt Định Số, siêu vượt Kiếp Số, khiến bản thân chuyển tối thành sáng, chuyển nghịch thành thuận, hoá khổ thành vui, chuyển suy thành thịnh.
Hôm nay Trời, Người có thể cùng tề tụ một phật đường, các con với ta khá là có duyên, do đó Phật ta hôm nay cưỡi mây sắc đến Thánh Phật Đường gặp gỡ, tương tụ với các Hiền Sĩ. Có một số các hiền sĩ vẫn tồn cái tâm bán tín bán nghi, những nghiệp thức, sự chấp trước của chúng sanh chẳng có công đức thì là chẳng cách nào trừ bỏ đi được, thế nhưng ông trời, tiên phật vẫn là cho các hiền sĩ cơ hội, đợi các con phát tâm phát nguyện.
Hy vọng các Hiền Sĩ hãy trân trọng cái cơ duyên, nhân duyên mỗi lần Trời, Người cùng hội ngộ. Chúc các Hiền Sĩ có thể thuận lợi tránh khỏi những tai nạn, những kiếp sát, đều có thể tu bàn đạo một cách bình bình an an.
Hôm nay bởi vì thời gian có hạn, chẳng cách nào từng cái một đem những quả cúng ban cho các Hiền Sĩ, đợi lát nữa sau khi bế lớp rồi, mỗi người lấy một trái quả cúng, là cái đã được Phật ta gia trì qua đấy. Phật ta từ Mẫu giá, cưỡi mây sắc mà đi, các Hiền Sĩ hãy trân trọng, bảo trọng nhiều.
Số lượt xem : 485