Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật ) ( phần 3 - 4 )
Phần thứ ba :
Đại thừa chánh tông
Phân giải :
Thanh Vân Bồ Tát là tiểu thừa, Duyên Giác Bồ Tát là trung thừa. Nay nói Đại Thừa, là nói pháp của Bồ Tát Đại Thừa. Thanh Văn ngộ pháp Tứ Đế, Duyên Giác ngộ pháp thập nhị nhân duyên, Đại Thừa Bố Tát ngộ pháp Lục Độ Vạn Hạnh. Tông môn phái biệt rất nhiều. Nay nói chánh tông, chính là pháp vô cùng sâu của Bát Nhã. Bát Nhã là mẹ của Chư Phật, là pháp tối thượng thừa, cho nên nói là chánh tông.
Nguyên Văn
Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Chư Bồ Tát Ma Ha Tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn.
Nghĩa của từ
Ma Ha gọi là quảng đại. Ma Ha Tát là vị có đại giác tánh trong các Bồ Tát.
Vô dư, gọi là chẳng lưu lại một chút vọng tướng sanh diệt. Niết Bàn chính là giác tánh, vốn dĩ vô sanh vô diệt. Vô Dư Niết Bàn nghĩa là Đại Niết Bàn.
Diệt chính là diệt vọng tướng này. Độ chính là khôi phục giác tánh này. Dùng trí tuệ quang minh để diệt tất cả si ám chính là ý diệt độ này. ( Ví như trị bệnh về mắt của người, thông qua Bác Sĩ trị liệu khỏi, mắt khôi phục quang minh. Bác sĩ là trị bệnh của anh ta, chứ chẳng có cho thêm anh ta ánh sáng. Cho nên, có thể biết, sáng là mắt vốn có. Chướng ế là mắt vốn dĩ chẳng có. Do vốn dĩ không có, cho nên có thể diệt, do vốn dĩ có, cho nên khả độ ( khôi phục lại ).
Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả. Tại sao vậy? Này, Tu-Bồ-Đề! Nếu vị Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời chẳng phải là Bồ-tát.
Tướng : hình tích. Chấp chước hình tích, tâm chẳng hư không, gọi là tướng.
Ngã tướng : phàm tự yêu bản thân, suốt ngày theo đuổi tranh danh đoạt lợi, vì một thân mình mà mưu tính, lại vì con cháu mà mưu tính, đều là ngã tướng.
Nhân tướng : Phàm phân biệt mày tao, thái độ đối đãi người dựa vào việc xem tiền bạc thế lực của đối phương nhiều hay ít mà quyết định quan hệ thân sơ, cao thấp, không ngừng leo trèo. Nhìn thấy sự yếu đuối của người khác, chán ghét không ngừng. Đố kị những gì người khác có, keo kiệt với những thỉnh cầu của người khác đều là nhân tướng.
Chúng sanh tướng : Phàm sắc, thọ, tưởng, hành, tham, sân, si, ái, đều là chúng sanh tướng.
Thọ Giả tướng : Phàm đốt nhang cầu nguyện. Vì cầu phước điền của hiện tại mà nấu đan luyện thuốc, hy vọng trường sanh bất lão, đấy đều là thọ giả tướng.
Khái luận :
Phần này nói về phương pháp hàng phục tâm. Phật Như Lai muốn tiếp phần trước, đem cái mà Tu Bồ Đề hỏi, gồm hai sự việc rằng nên trụ như thế nào, hàng phục tâm như thế nào để giải thích tỉ mỉ. Nhưng mà chỉ nói hàng phục chứ không nói trụ, bởi vì hàng phục như thế này tức là trụ như thế này, nghĩa là có thể hàng phục tâm vọng niệm, trụ tức là ở trong cái tâm đó. Cho nên Phật Như Lai nói người tu hành có tâm vọng niệm rồi thì chẳng thể thường trụ tâm Bồ đề. Nhưng mà muốn tâm Bồ Đề thường trụ thì phải ly tướng ( rời khỏi tướng ) . Muốn ly tướng thì phải phân biệt tất cả các tướng trong hoàn cảnh ( môi trường ). Phần này tuy nói phương pháp hàng phục tâm, nhưng lại nặng về phân biệt tất cả tướng và phải rời tứ tướng Nhân, Ngã, Chúng sanh, Thọ giả. Lại nữa, phần này chẳng nói Thiện Nam tử, thiện nữ nhân mà nói Chư Bồ Tát Ma Ha Tát, là bởi vì Bồ Tát là những đệ tử đã thành đạo, tâm thể quảng đại ( rộng lớn ), nói rõ chỉ dẫn Bồ Tát phương pháp hàng phục tâm rồi, những thiện nam tín nữ cũng đương nhiên dựa theo phương pháp hàng phục tâm đã chỉ dẫn, có thể hàng phục tâm, thì cũng có thể thường trụ tâm Bồ Đề rồi.
Giảng nghĩa :
Phật bảo Tu Bồ Đề rằng: Chư Bồ Tát, Ma Ha Tát, nên dựa vào phương pháp mà ta nói dưới đây để hàng phục tâm vọng niệm mới có thể thường trụ tâm Bồ Đề. Phương pháp hàng phục tâm chính là phải li tứ tướng, nếu muốn li tướng thì nên phân biệt tất cả tướng. Nay ta đem tướng của chúng sanh, thống kê lại để nói có mười loại. Như noãn sanh ( loài đẻ trứng ), thai sanh ( loài mang thai đẻ con ), thấp sanh ( loài sống dưới nước ), hoá sanh, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng ( chỉ loài thần quỷ tinh linh ), vô tưởng ( chỉ loài tinh thần hoá thành thổ mộc kim thạch ), phi hữu tưởng ( chỉ loài như đông trùng hạ thảo ), phi vô tưởng. Vọng tâm của chúng sanh thuộc mười loại kể trên đều chẳng phải là chơn tâm của Bồ Tát. Như Lai ta phải diệt toàn bộ những nghiệp chướng đó, độ chúng siêu thoát luân hồi trong vòng lục đạo, bất sanh bất tử đi vào cõi thanh tịnh vô vi. Ta tuy nói diệt độ như vậy, nhưng mà tất cả vô số chúng sanh thật ra chẳng có chúng sanh được ta diệt độ. Đấy là vì lý do gì vậy ? Bởi vì chúng sanh và Bồ Tát đều cùng có cái tâm Bồ Đề này, nay diệt tâm vọng tưởng mà độ trở về ( khôi phục về ) sự thanh tịnh, thì ra chính là trả lại cái mà nó vốn có. Tự tánh tự độ, chẳng phải Như Lai ta độ. Phật lại nói : này Tu Bồ Đề ! Nếu họ có cái ý niệm rằng được ta diệt độ, thì tức là chấp chước tứ tướng – Nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả tướng, vẫn là chúng sanh trong tự tánh vẫn chưa diệt độ vô dư, tự nhiên không phải là Bồ Tát. Đạo lý này nghĩa là Bồ Tát chưa ngộ, vẫn là chúng sanh. Những Bồ Tát đã ngộ thì mới là Bồ Tát. Thật ra tự tánh tự độ, Như Lai ta chẳng có công với họ, nhưng họ cũng không được có cái ý niệm rằng được Như Lai ta diệt độ. Nếu tồn niệm đầu này, tức là chấp chước tứ tướng, thì không phải là Bồ Tát.
Phần Thứ Tư
Diệu Hạnh Vô Trụ
Phân giải :
Diệu hành là chẳng có cái có thể hành, chẳng có cái đã hành, chính là cái gọi là hành vô hành hành, tuy hành mà chẳng chấp ở hành. Thức thứ 7 chính là một chữ hành. Có cái đã hành thì không thể vô trụ, có chỗ trụ thì chẳng thể thanh tịnh bổn nhiên, phổ biến khắp pháp giới. Cho nên cái diệu lý hành mà vô hành này, trụ mà vô trụ này, chẳng phải là Bồ Tát cửu địa thập địa thì chẳng thể biết sự ảo diệu của nó. Do vậy tứ thiền tứ định đều không thể thoát li nỗi khổ của uẩn hành ( một trong ngũ uẩn ) này. Nay nói diệu hành vô trụ chính là nói bố thí không chấp tướng. Phàm là có tướng đều là hư vọng. Trụ tướng chính là trụ hư vọng, nếu không trụ tướng thì không vì vọng cảnh mà dao động. Không vì vọng cảnh mà dao động thì bất sanh bất diệt, thanh tịnh bổn nhiên chi thể, cái trụ của vô trụ này mới là diệu hành thật sự.
Nguyên Văn
Tu-Bồ-Đề! Lại nữa, vị Bồ-tát, đúng nơi pháp, phải nên không- có-chỗ trụ-trước mà hành ( làm việc ) bố-thí.
Bố thí : một trong lục độ của phật pháp. Chia làm 3 loại :
(1) : Tài thí (2) Pháp thí ( tinh tiến chẳng chán mệt, thiền định chẳng sai cơ, trí tuệ chẳng điên đảo, thuyết pháp ).
(3) : Vô uý thí : Phàm người trong sự khủng bố sợ hãi, ta làm trong khả năng có thể của mình, chẳng tránh gian nan muốn đi cứu họ, thì gọi là vô uý thí.
Nghĩa là không trụ-trước nơi hình sắc mà bố-thí, không trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà bố-thí.
Này, Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát phải nên bố-thí như thế, chẳng trụ-trước nơi tướng. Tại vì sao? Vì nếu vị Bồ-tát, không trụ-trước nơi tướng mà bố-thí, thời phước-đức nhiều không thể suy lường.
Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể suy-lường được cõi hư-không ở phương đông chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn, không thể suy-lường được."
"Tu-Bồ-Đề! Có thể suy-lường được cõi hư-không ở phương nam, tây, bắc, cõi hư-không ở bốn hướng cạnh, và cõi hư-không ở trên, dưới, chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không thể suy-lường được."
"Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát không trụ-trước nơi tướng mà bố-thí, thời phước-đức cũng lại như thế, không thể suy-lường được.
Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát chỉ phải nên đúng như lời Ta đã dạy đó mà trụ.
Khái luận :
Phần này nói về phương pháp trụ tâm. Vô sở trụ ( không- có-chỗ trụ-trước ). Nội bất trụ ngã, ngoại bất trụ nhân, trung bất trụ vật đã thí . Giống như Kính soi vật vậy, vật đến thì ứng, vật đi thì tịnh, phải li trần tướng của chúng sanh. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chính là lục trần. Vì sao mà trước tiên chỉ nói đến bố thí. Muốn không chấp tướng thì sao ? Bởi vì Phật Pháp vốn có lục độ, thứ nhất là bố thí, thứ nhì là trì giới, thứ ba là nhẫn nhục, thứ tứ là tinh tiến, thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ. Bố thí độ tham lam keo kiệt, trì giới độ tà dâm, nhẫn nhục độ sân hận, tinh tiến độ chểnh mảng lười biếng, thiền định độ tán loạn, trí tuệ độ ngu si. Việc tốt nhất trên thế gian là từ thiện, nên lấy bố thí làm đầu, cho nên bố thí, thật sự là một trong lục độ. Có tồn tâm này, đối với người có thể hành xả thí, đối với bản thân có thể giới tham lam keo kiệt. Nhưng mà, Bồ Tát hành bố thí phải không chấp tướng, bởi vì chấp tướng rồi thì rơi vào một tình cảnh có sự phân biệt so đo, mắt yêu thích sắc, tai thích âm thanh, mũi ngửi mùi thơm, lưỡi thích vị ngon, thân xúc dục, và pháp ( pháp tức là chỉ tâm mà nói ), vẫn là một chúng sanh của tự tánh, có sự tham trước này thì muội mất bổn giác của bồ Đề. Vì sao nói sắc trước tiên ? bởi vì sắc nghiệp của nhãn căn là nặng nhất. Phật Như Lai lại sợ người tu hành hậu thế, sinh tâm nghi ngờ, nói bố thí thì ra là vì cầu phước, nếu không trụ tướng, thì là không, làm sao có phước ? cho nên lại nói nếu Bồ Tát không trụ tướng bố thí thì phước đức đó càng lớn, nói tóm lại nghĩa chính là nói Bồ Tát bố thí tuy chuyên vì cầu phước đức, nhưng nếu tâm cầu phước đức chấp tướng, phước đức tuy có, nhưng không lớn. Nếu là li tướng, thì phước đức bèn không thể suy lường. Và nói cái phước đức không thể suy lường này giống như hư không thập phương vậy, lớn không thể suy lường. ( Từ đông nhìn đều là Tây, từ Nam nhìn đều là Bắc, từ trên nhìn đều là dưới, từ dưới nhìn đều là trên. Đông Tây Nam Bắc, là tên gọi mà người định, thật ra thì vô trung vô biên, nghĩa là lục căn vô thông, tứ hư vô ngại. )
Giảng nghĩa :
Phật lại nói : “ này Tu Bồ Đề ! Bồ Tát nơi pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác, nên bố thí không chấp tướng. Bố thí không chấp tướng chính là phải lục căn thanh tịnh, rời khỏi trần tướng của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ( tâm ) . ( Thí giả vọng thí - người bố thí quên việc mình thí, trong lòng không còn ý tưởng là ta bố thí ; Thụ giả vọng thụ - không còn ý tưởng người được bố thí là ai, và phải vọng sở thí chi vật - vật đem bố thí là tiền bạc hay bất cứ vật gì, mình cũng phải vứt bỏ quan niệm là có nó, là có sự bố thí. Thí không, thụ không, vật không như thế gọi là tam luân thể không.
Phật lại nói : Tu Bồ Đề ! Bồ tát nên bố thí không trụ tướng, là lý do gì vậy ? bởi vì bố thí chấp tướng là giới hạn ở chỗ có tướng, thật sự thì tướng của chúng sanh giống như một hạt bụi nhỏ, cho dù có được phước, nhưng chẳng thể lâu dài. Nếu bố thí không chấp tướng, có thể tam luân thể không thì vô tướng khả trụ ( chẳng có tướng có thể trụ ). Cái phước vô trụ tướng như thế này thì phước đức của nó chẳng thể suy lường được. Phật lại nói : này Tu Bồ Đề ! Ông nói xem cái hư không vô biên tế giống như Đông phương có thể đo lường được chăng ? Tu Bồ Đề đáp rằng : Bạch Đức Thế Tôn ! chẳng thể suy lường được. Phật lại nói : này Tu Bồ Đề ! Ông bảo phương Nam, Tây, Bắc cùng Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc hợp với trên dưới thành hư không của chín phương, cái vô biên tế như thế này có thể suy lường được chăng ? Tu Bồ Đề đáp rằng : Bạch Đức Thế Tôn ! chẳng thể suy lường được. Phật lại nói rằng : này Tu Bồ Đề ! vị Bồ Tát chỉ phải nên đúng như lời ta đã dạy đó mà thiện hộ niệm, hàng phục tâm như thế, thường trụ tâm như thế.
Số lượt xem : 636